Trang

24 tháng 4, 2014

'Cuộc chiến' khiêu khích, ép uống trên bàn nhậu


- BTTD: Sai lầm của  đa số người VN là lấy rượu, bia để chứng tỏ bản lãnh và sĩ diện.


Người nước ngoài thường chủ yếu cụng ly cho vui, uống được bao nhiêu thì uống, quan trọng nhất là ngồi hỏi thăm sức khỏe công việc chứ không thách đố như người Việt ta.
Từ lâu, bia rượu trở thành người bạn thân và tồn tại trong tiềm thức của người Việt, nó đi vào đời sống hàng ngày, trở thành thứ đồ uống rẻ tiền và dễ kiếm. Từ tầng lớp bình dân đến giới thượng lưu, từ nông thôn đến thành thị, các quán nhậu mọc lên như nấm.

Những tác hại của rượu không nói thì ai cũng biết. Uống rượu nhiều không những ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn giao thông, trật tự xã hội mà còn là nguyên nhân gây nên tệ nạn, bạo lực gia đình...
Quan niệm ''nam vô tửu như kỳ vô phong'' trở thành điều tiên quyết trong lòng nhiều đàn ông Việt. Những ai có ''tửu lượng cao'' thường được xem là có tính khí đàn ông và từng trải. Chính những tư tưởng này làm khó khăn trong việc khuyến khích mọi người hạn chế việc lạm dụng bia rượu.
Tôi từng giật mình khi đọc bài viết Người Việt uống 3 tỷ lít bia mỗi năm. Việt Nam được coi là cường quốc tiêu thụ bia nhiều nhất dù kinh tế đất nước còn nghèo. Bên cạnh đó, tôi thấy ''văn hóa bia rượu'' của người Việt ta quá khác xa so với người nước ngoài.

Người nước ngoài ít uống rượu hơn người Việt, bạn bè lâu không gặp nhau hoặc có công việc thì ngồi uống vài ly rượu hoặc một lon bia chứ không như người Việt ta. Chúng ta có thể uống bất cứ lúc nào, bất cứ lý do gì, đã vậy trong mỗi bàn nhậu thường phải hết cả két bia hoặc vài chai rượu.
Nhiều người thường hay ngồi túm năm tụm bảy, có khi đến cả mấy mâm, không những vậy, ngồi ''lai rai'' cả tiếng đồng hồ, thậm chí cả buổi. Trong khi đó, người nước ngoài chỉ uống với hai hoặc ba người thân thiết trong chốc lát, ăn uống xong đâu đấy rồi đi, lại làm việc bình thường, trong khi người Việt ta uống xong thường nằm say rượu trên giường, có khi cả ngày mới tỉnh.
iStock-000018387326Medium-1771-139772663
Người nước ngoài thường chủ yếu cụng ly cho vui chứ không thách đố, khiêu khích, ép uống như người Việt.
Người nước ngoài thường ăn gì xong mới uống, hoặc vừa ăn vừa uống để hạn chế ảnh hưởng của bia rượu đến sức khỏe. Trong khi người Việt uống xong mới ăn, ăn gì thì bị coi là ''đổ bê tông'', ''ăn gian''... Việc này làm cho người uống dễ say hơn, dễ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, gan...
Người nước ngoài thường chủ yếu cụng ly cho vui, uống được bao nhiêu thì uống, quan trọng nhất là ngồi hỏi thăm sức khỏe công việc chứ không thách đố, khiêu khích, ép uống như người Việt ta.

Chất lượng rượu cũng là điều đáng nói, rượu ngước ngoài thường được sản xuất công nghiệp. Rượu được lọc bỏ những chất độc hại, trong khi rượu Viêt Nam thường chỉ được làm thủ công, chất lượng rượu cũng không đảm bảo.

Khi bia rượu đã nằm trong tiềm thức của người Việt thì việc ngăn cấm lạm dụng bia rượu là điều không thể. Bởi uống rượu cũng có mặt tốt, nó giúp con người vui vẻ hơn trong cuộc sống, làm mọi người gắn kết với nhau, hiểu nhau hơn, thuận lợi trong công việc.
Có những chuyện chỉ có thể giải quyết trao đổi trên bàn rượu. Tuy nhiên, thiết nghĩ, người Việt chúng ta nên thay đổi thói quen uống rượu của mình, không uống vô tội vạ, biết cầm chừng, tránh lãng phí. Không nên uống rượu lai rai rồi về nằm say rượu cả ngày, ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần bỏ thói quen khiêu khích, ép uống trên bàn nhậu. Có như thế mới tạo ra nét "văn hóa bia rượu'' của người Việt không bị méo mó.
Phạm Thái Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét