Trang

14 tháng 3, 2015

"Công chức cắp ô cũng là tội phạm tham nhũng"?

(Tin tức thời sự) - “Chúng ta thường nói 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, hay đến cơ quan nhưng không làm việc, đó cũng là tham nhũng”.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Tri Phương, Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao, tại hội thảo về chủ đề “Thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”, ngày 13/3.
Bên cạnh đó, ông Phương cũng chỉ ra thực tế tại Việt Nam hiện nay, loại tội phạm “ẩn” nhiều nhất là tội phạm tham nhũng, loại tội phạm này “ẩn” nên rất khó phát hiện được, lại không xử lý hình sự được, trong khi loại tội phạm này lại làm thất thoát rất lớn tài sản của Nhà nước.
Là người cũng nhiều trăn trở, tại cuộc tọa đàm “Mãi mãi theo Đảng”, ngày 21/1/2015, GS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương đã nói: “Tình trạng "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về" trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng là một cách tham nhũng. Tham nhũng không chỉ là tiền của, vật chất mà là tham nhũng thời gian. Lãng phí không chỉ của cải, vật chất mà lãng phí sức người, lãng phí thời gian. Nhiều sự lãng phí hữu hình thì dễ nhận thấy nhưng sự lãng phí vô hình mới là nan giải”.
Công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về được coi là tham nhũng
Công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về được coi là tham nhũng
Nhớ lại trước đó, tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức vào ngày 25/1/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra: “Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung, mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn.
Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào".
Mặt khác, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cũng phải công nhận, bộ máy hành chính của ta còn cồng kềnh, nhiều tầng, hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị mới theo hướng hiện đại, hiệu quả.
Đưa ra so sánh cụ thể, tổng dân số ở Mỹ hiện tại là 315 triệu người và số công chức quản lý bộ máy nhà nước là 2,1 triệu người. Ở VN ta dân số hiện tại ước chừng 88 triệu người và số công chức quản lý bộ máy nhà nước là 2,8 triệu người. Xét về dân số thì ta chưa bằng 1/3 dân số Mỹ, xét về địa lý thì rất nhỏ bé so với Mỹ (1/10). Như vậy có phải là chúng ta đang gặp vấn đề lớn về hiệu quả làm việc của nhân sự công chức?
Bên cạnh đó, ông Phúc cũng cho hay: "Đến nay chúng ta cũng đã thực hiện 5 đến 6 đợt tinh giản, nhưng lại không được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ nên dẫn tới hậu quả là bộ máy không kìm chế được mà cứ “phình” ra".
Thái Linh (Tổng hợp)

Đổi lấy danh hiệu 'lạc quan nhất', chúng ta mất gì?

BTTD: Khi gian dối đã thành thói quen.

 - Phải chăng chúng ta đã vô tình tự tước đi quyền được cảm thấy tổn thương, quyền được bày tỏ tổn thương trong một môi trường văn hoá “đóng cửa bảo nhau”, “chớ vạch áo cho người xem lưng”?
Nhân dịp bố mẹ chồng từ Mỹ qua thăm, tôi đưa các cụ đến một trung tâm mua sắm trên đường Đồng Khởi để mua mấy món quà cho bạn bè ở Mỹ. Đáp lại những cái mời mọc, thậm chí là giằng co, níu tay từ những người bán hàng nhiệt tình thái quá, mẹ chồng tôi cứ nhã nhặn khen đồ đẹp lắm, cảm ơn.
Những người bán hàng “nhiệt tình” đó cũng rất nhiệt tình “cắt cổ” hai cụ già Tây khi thấy các cụ hỏi đến món đồ nào, họ cũng thét giá trên trời. Họ lại còn nhấm nháy bảo tôi: em dụ mấy ông bà này mua giùm chị đi, rồi chị chia phần trăm đàng hoàng, làm ăn lâu dài mà em. Thì ra họ nhầm tôi là hướng dẫn viên du lịch đưa khách đi mua sắm. Và hình như, việc ăn chia thế này đã thành luật bất thành văn. Tôi lắc đầu, ngán ngẩm đáp: chị ơi, đây là bố mẹ chồng em đấy! Chị nói giá cho chuẩn, nếu không thì em đi ngay sang hàng khác! Giá cả mọi mặt hàng lập tức tự động giảm xuống còn 1/3 so với giá ban đầu.
Mẹ chồng tôi ngạc nhiên khi nghe giá mới từ miệng tôi bèn thắc mắc. Tôi cười giải thích với bà về việc những người bán hàng nhầm tôi là hướng dẫn viên du lịch và bày trò ăn chia. Nghe thế, bà hốt hoảng nắm lấy tay tôi hỏi: Ôi, con cảm thấy thế nào khi bị người ta nhìn nhầm là hướng dẫn viên du lịch?
Tôi lại cười trấn an bà rằng không sao hết. Chuyện đó quá nhỏ so với những việc tôi vẫn gặp hàng ngày, ví dụ như rất nhiều lần đưa con đi công viên chơi, mọi người cứ níu chân tôi lại chỉ để hỏi rằng: lương tôi làm ôsin cho bọn Tây có cao không? Nghe đến đó, mẹ chồng tôi trợn tròn mắt bất bình: bọn trẻ con giống con thế cơ mà, sao người ta có thể dám hỏi một câu hỏi sỗ sàng đến vậy?
Lần này, đến lượt mẹ chồng tôi làm tôi ngạc nhiên vì phản ứng của bà. Tôi nghĩ bụng: nếu ở Việt Nam mà cứ nhạy cảm và dễ tổn thương như bà thì rất mệt. Rồi tôi chợt nhận ra, tôi đã được dạy dỗ để thấy những câu hỏi như thế là bình thường - những câu hỏi bị cho là không thể chấp nhận được ở nơi đề cao quyền riêng tư cá nhân như nước Mỹ. Phương châm sống “dĩ hoà vi quý” của người Việt dường như buộc chúng ta phải chọn nhìn sự việc ở góc tươi sáng nhất, lờ đi những ngóc ngách tối tăm, ngay cả khi gốc của vấn đề nằm ở chính những góc tối ấy.
Người Việt, dĩ hòa vi quý, hướng dẫn viên du lịch, ôsin, Mỹ, chỉ số lạc quan
Ảnh minh họa
Có lẽ một phần cũng chính vì quan niệm xử lí tình huống như vậy mà theo một cuộc điều tra khảo sát vào năm 2014 của tổ chức nghiên cứu Pew Research trên 44 nước, Việt Nam được đánh giá là quốc gia lạc quan nhất. Năm 2012, Quỹ Kinh tế mới (NEF) - một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh cũng từng đưa ra báo cáo, Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI).
Tôi đã từng ngờ vực những khảo sát này, nhưng ngẫm lại, nếu mỗi cá nhân tham gia khảo sát là một người “dĩ hoà vi quý” như vẫn được dạy thì những chỉ số kia có lẽ hoàn toàn xác đáng. Song, để đổi lấy cái danh hiệu ấy, người Việt đã mất gì? Phải chăng chúng ta đã vô tình tự tước đi quyền được cảm thấy tổn thương, quyền được bày tỏ tổn thương trong một môi trường văn hoá “đóng cửa bảo nhau”, “chớ vạch áo cho người xem lưng”?. Đã kín tiếng thế rồi, nhưng hễ có việc gì xảy ra, lại nhắc nhủ nhau: thôi, “chín bỏ làm mười”, “một sự nhịn chín sự lành”… Từ đời các cụ đã vậy, đến đời nay, câu cửa miệng của thanh thiếu niên cũng là: “chuyện nhỏ như con thỏ”.
Dường như, để bảo tồn phương châm sống dĩ hoà vi quý, người Việt mình đã đề cao thái quá các sự vụ, các ràng buộc xã hội mà coi nhẹ yếu tố con người cá nhân. Mọi sự rồi sẽ êm nhờ sự nhẫn nhịn của người tham gia, nhưng mỗi cá nhân ấy có cảm thấy thanh thản bình yên không, nếu họ không được quyền tỏ bày cảm giác, không được quyền cảm thấy tổn thương chỉ để giữ hoà khí chung? Ngẫm cho cùng, chẳng phải con người mới là yếu tố đáng quan tâm hàng đầu trong mọi vấn đề sao.
Vẫn trong cuộc đi mua sắm, mẹ chồng tôi hỏi tôi: Tại sao những người bán hàng đó lại dám gợi ý con làm việc lừa dối người khác dễ dàng đến thế? Họ có biết con là ai đâu.
Lúc đó, tôi không có câu trả lời nào cho bà ngoài một cái cười trừ đặc trưng. Giờ nghĩ lại, câu trả lời nằm trong chính câu hỏi của bà. Vì họ không biết tôi là ai. Vì người Việt quan tâm đến sự vụ, các ràng buộc, quan hệ hơn là yếu tố cá nhân.
Nguyễn Thị Thanh Lưu

13 tháng 3, 2015

Các anh đã có nơi yên nghỉ

(TNO). Ngày này 27 năm trước, 14.3.1988, 64 chiến sĩ của QĐND VN đã ngã xuống để bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Từ bấy đến nay, xương máu các anh đã tan vào biển thẳm.


Mẹ Nguyễn Thị Hằng không cầm được nước mắt khi đứng bên viên đá đầu tiên khu tưởng niệm - Ảnh: Nguyễn Chung
Mẹ Nguyễn Thị Hằng không cầm được nước mắt khi đứng bên viên đá đầu tiên khu tưởng niệm
- Ảnh: Nguyễn Chung
Mấy chục năm qua, thân nhân các anh cũng như bao đồng đội được trở về và đồng bào cả nước luôn đau đáu một ước nguyện là làm sao để linh hồn những người lính ấy có một nơi để tìm về và chung tụ, nhân dân cả nước có một chỗ để hương khói và tri ân. Nhằm đáp ứng tâm nguyện ấy, hôm qua, 13.3, tại bán đảo Cam Ranh, Tổng LĐLĐ VN và UBND tỉnh Khánh Hòa đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma. Theo dự kiến, công trình thiêng liêng này sẽ được hoàn thành trong năm 2016.
Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa
Tháng 3.2014, tại Đà Nẵng, Tổng LĐLĐ VN đã tổ chức cuộc gặp gỡ, giao lưu với những quân nhân và thân nhân các chiến sĩ đã chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988. Cuộc gặp gỡ ấy đã góp phần khép lại những khoảng cách giữa người Việt với nhau do cuộc chiến tranh khốc liệt mấy mươi năm trước đó gây nên. Tất cả mọi người đều cùng hướng về một phía - phía của yêu thương, đoàn tụ, phía của sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng đất nước phồn vinh và bảo vệ đến cùng từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc. Sau buổi giao lưu thân thiện, chân tình và nồng ấm ấy, Tổng LĐLĐ đã phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa” nhằm kêu gọi cán bộ công nhân viên chức và đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài cùng những tấm lòng hảo tâm ở mọi nơi trên đất nước cùng chung tay góp sức để làm một việc gì đó thật sự có ý nghĩa nhằm giúp đỡ những gia đình các liệt sĩ, tử sĩ trong các trận hải chiến ấy còn đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
Sau một năm phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa”, số tiền do toàn dân đóng góp đã lên tới 104,23 tỉ đồng. Tấm lòng tình nghĩa ấy của đồng bào cả nước và các nhà hảo tâm đã được san sẻ cho nhiều hoàn cảnh, đối tượng mà “tôn chỉ” của chương trình hướng đến. Không chỉ là các thân nhân của liệt sĩ Gạc Ma được trao sổ tiết kiệm hoặc xây nhà tình nghĩa mà ngay cả thân nhân các tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa cũng được quỹ của chương trình giúp đỡ một phần. Số tiền tình nghĩa ấy cũng đã hỗ trợ cho nhiều ngư dân gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc gặp nạn trong quá trình hành nghề, có điều kiện để tiếp tục ra khơi. Các chiến sĩ hải quân và lực lượng kiểm ngư cũng được chương trình “tiếp sức” trong những ngày làm nhiệm vụ bảo vệ vùng lãnh hải vào tháng 5.2014 tại vùng biển Hoàng Sa... Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa” không dừng lại ở đó. Một khu tưởng niệm những anh linh của các liệt sĩ hy sinh trên biển Đông luôn thôi thúc những nhà quản lý.
Sưởi ấm những tấm lòng
Xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma đã tìm được sự đồng thuận của không chỉ thân nhân các liệt sĩ mà còn của đồng bào cả nước. Nhiều nhà khoa học, các kỹ sư, kiến trúc sư, các họa sĩ đã bỏ nhiều công sức để đóng góp những ý tưởng, phác họa mô hình khu tưởng niệm này mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào. Chủ tịch Tổng LLĐ VN khẳng định đây là công trình tưởng niệm của toàn dân tộc, vì vậy, sự chung tay của cả nước đã mang một ý nghĩa lớn lao hơn.
Nhìn thấy dòng chữ “Viên đá đầu tiên” trên tấm bia được ban tổ chức đặt nơi làm lễ khởi công, cựu binh từng tham gia trận hải chiến Gạc Ma 27 năm trước, anh Lê Hữu Thảo đến từ Hà Tĩnh, mắt ngân ngấn nước: “Tôi đợi giây phút này đã lâu lắm rồi. Mấy chục năm qua, tôi luôn nghĩ đến những đồng đội tôi đã nằm lại ở Gạc Ma mà không có một nấm mồ nào. Cha mẹ, vợ con các anh, mỗi ngày lễ, ngày giỗ, muốn đến thắp cho chồng, con họ nén nhang cũng không có chỗ. Và bây giờ, khu tưởng niệm này chính là “nghĩa trang liệt sĩ”, là nơi yên nghỉ của các anh. Tôi thấy ấm lòng về điều đó”. Mẹ Nguyễn Thị Hằng, mẹ liệt sĩ Hoàng Ánh Đông đến từ Quảng Trị nhìn thấy mô hình khu tưởng niệm mà như thể sắp gặp con mình ở một nghĩa trang liệt sĩ nào đó vậy. Mắt bà lúc nào cũng giàn giụa nước.
Còn một năm nữa, khu tưởng niệm mới nên hình nên dáng nhưng những gì mà nó đã và sẽ mang lại thì vô cùng lớn lao. Nó đã sưởi ấm được tấm lòng của những bà mẹ mong con, nó an ủi được những đồng đội có may mắn được trở về lành lặn nhưng luôn cảm thấy như mình có lỗi với người đã ngã xuống, nó đánh thức được tình yêu nước và lòng biết ơn của mỗi người dân Việt, nó đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân...
“Giờ này sang năm, khu tưởng niệm sẽ hoàn thành”, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN cho biết.
Sau khi tổ chức thi tuyển thiết kế công trình Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ban tổ chức đã chọn tác phẩm Hành trình khát vọng của nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM) và tượng đài của tác phẩm Những người nằm lại ở phía chân trời của tác giả Lý Thị Liễu (TP.HCM) để phối hợp thành một đồ án tổng thể. Tượng đài được xem là trái tim của khu tưởng niệm, bao gồm hình ảnh mặt trời phía sau lưng những chiến sĩ hải quân, nổi bật là hình ảnh người lính giữ vững ngọn cờ Tổ quốc trên đảo. Quần thể khu vực còn có khu tưởng niệm dành cho du khách, bảo tàng ngầm...
Trần Đăng - Nguyễn Chung

Mỹ điều thêm tàu chiến tới Nhật, đối phó Trung Quốc


Đăng Bởi  - 
My dieu them tau chien toi Nhat Ban

Hải quân Mỹ đang thực hiện kế hoạch xoay trục của mình, Mỹ điều thêm tàu chiến đến Nhật Bản và các tàu ngầm tấn công tới căn cứ Guam, mục tiêu là để trấn an các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đảm bảo hàng hải trong khu vực trước mối đe dọa từ Trung Quốc.

"Hải quân đã cập nhật chiến lược biển mới để đáp ứng cho những thay đổi trong an ninh toàn cầu, hướng đến một chiến lược mới và một môi trường tài chính thay đổi", ông Timothy Hawkins một phát ngôn viên binh chủng hải quân Mỹ cho báo giới biết.
Chiến lược biển mới, được gọi là "chiến lược hợp tác cho sức mạnh biển thế kỷ 21: để xoay trục ưu tiên", sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và toàn diện và được xây dựng dựa trên các mối lo ưu tiên mà hải quân Mỹ cần phải ngăn chặn, ông Hawkins giải thích.
"Nguyên tắc của chiến lược hàng hải của Mỹ vẫn chủ yếu giống hồi năm 2007. Nó ưu tiên các giá trị kinh tế lên hàng đầu và nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp tục bảo vệ an ninh hàng hải bằng mọi cách", ông Hawkins cho biết, một trong những tình huống cấp bách hiện nay khiến Mỹ điều thêm tàu chiến tới Nhật Bản.
Trong khi các quan chức của hải quân Mỹ chưa rõ liệu rằng chiến lược mới có quá đề cao khu vực Thái Bình Dương thì các quan chức tại Lầu Năm Góc cho rằng Mỹ đang phải đứng trước các thách thức khi càng ngày càng có nhiều hoạt động gây "tranh cãi" từ phía Trung Quốc cho an ninh trong khu vực.
Về việc tái cân bằng lực lượng ở Thái Bình Dương, ông Hawkins cho biết rằng hải quân Mỹ đã có kế hoạch gia tăng hiện diện của mình lên mức 60% quân lực Mỹ sẽ được dồn về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việc Mỹ gấp rút tái bố trí, gia tăng số lượng tàu chiến, tàu ngầm và tăng tuần tra biển tại châu Á - Thái Bình Dương là tín hiệu cho thấy sự lo lắng trước sự tăng trưởng quá mức của hải quân Trung Quốc. Cũng như lo lắng về tình hình tranh chấp, gây hấn  của Trung Quốc làm tình hình nóng lên có thể làm ảnh thương đến tuyến thương mại hàng hải và mất ổn định an ninh khu vực.
Thiên Hà (theo Business Insider)

Lại nói về thông tin trên báo chí


Đăng Bởi  - 
bao chi trong ky nguyen truyen thong so
Nhà báo Nguyễn Công Khế trong một lần trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam

Vai trò của báo chí trong kỷ nguyên truyền thông số bị thách thức giữa việc nói lên sự thật, truyền tải những thông tin có ích cho xã hội và áp lực câu view hàng ngày. Một Thế Giới xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn Công Khế về vấn đề này.

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên truyền thông số với  các phương tiện kỹ thuật  thông tin hiện đại. Cách đây hơn hai mươi năm, khi báo Thanh Niên mới ra đời, một người bạn Việt kiều ở Đức nói chuyện với tôi về việc biên tập trên máy vi tính và hoàn chỉnh maquette trên máy toàn bộ một tờ báo để đưa ra nhà in luôn. Thật lúc đó chúng tôi không hình dung nổi tương lai của nghề báo, bởi vì các tờ báo ở trong nước lúc đó, có tờ còn typo tờ rơi.
Ngày nay, mở mạng internet ra, mỗi phút mỗi giây chúng ta biết tin tức xảy ra ở tận một nơi hẻo lánh nhất của thế giới chỉ bằng ipad hay điện thoại di động. Hàng triệu blog mọc lên với chỉ một người làm chủ một tờ báo. Hàng triệu facebook được lập ra không chỉ nói lên những tâm trạng, tâm sự của chủ facebook đó mà còn bàn tất cả chuyện bàn dân thiên hạ, từ chuyện của Tổng thống Nga Putin có bao nhiêu tiền đến chuyện cô người mẫu Ngọc Trinh ở Việt Nam tặng cho ai đó một đôi kính mắt đắt tiền.
Thế giới mạng đa dạng và phong phú đến chừng nào. Chúng ta tận dụng nó để hiểu về việc giữ gìn sức khỏe cho từng người, đến việc tra cứu bất kỳ tư liệu lịch sử nào mà không cần phải đến thư viện quốc gia ngồi lục lọi như trước đây.
Việc ai muốn kiểm soát những nguồn thông tin như vậy là vô cùng khó khăn và phức tạp. Có những nước phải lập tường lửa để ngăn một số nguồn tin mà nước đó cho là có hại cho quốc gia họ. Mỹ và Trung Quốc đều quan tâm đến lĩnh vực này về cả phương diện công nghệ lẫn phổ cập thông tin.
Có điều tôi muốn nói ở bài viết này là, tình hình báo chí ở Việt Nam ta, báo giấy đang ở tình trạng đi xuống, thì báo điện tử đang dần chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về việc đưa thông tin sớm mà tôi từng nói là đã trở thành báo phút hoặc báo giây chứ không còn là báo ngày nữa.
Thực tình mà nói, trên mặt báo điện tử ở Việt Nam hiện nay chúng ta đã quá sa đà vào khuynh hướng mà thế giới gọi là báo Lá cải. Tôi chưa bao giờ phủ nhận những khuynh hướng và chức năng giải trí của báo chí. Tuy nhiên, thế giới hàng ngày hàng giờ vẫn xảy ra không biết bao nhiêu sự kiện liên quan mật thiết đến vận mệnh của các quốc gia, số phận của từng con người, chiến tranh, hòa bình. Các cuộc tranh chấp biên giới trên đất liền và trên biển khốc liệt của những thế lực ỷ vào sức mạnh vật chất. Sự tàn phá môi trường sống diễn ra khắp nơi trên trái đất. Chính con người đã nhẫn tâm sản xuất ra bao nhiêu thứ hoa quả, thực phẩm độc để giết chết bao nhiêu sinh mạng lại không được các báo mạng của chúng ta ưu tiên cảnh báo hơn là việc đưa tin 1 cô người mẫu hạng hai, hạng ba nào đó có thân hình sexy kéo lên hay tụt xuống trên hay dưới rốn bộ nội y của mình.
Gần đây,  báo cáo của Hội đồng Doanh Nghiệp Trung Quốc Asean cho biết việc nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc năm qua không dưới 44 tỷ USD của năm 2014 chứ không phải như con số  gần 29 tỷ USD như chúng ta từng được thông tin. Sốt ruột và lo lắng lắm nhưng vai trò của báo chí chúng ta thì thế nào?
Nguyễn Công Khế

Đổi mới và sự 'chống đối'!

Cải cách thể chế kinh tế, cũng đòi hỏi nền tảng lý luận vững chãi, đầy minh triết, mang hơi thở sức sống của những tư tưởng và giá trị văn minh của thời đại, chứ không thể là những câu chữ xơ cứng, thể hiện tư duy áp đặt, duy ý chí cuả một thời … xa vắng

Như một quy luật tất yếu, xã hội nào cũng luôn có sự vận động, mà sự kích thích phát triển chính là những cái mới nảy sinh giữa muôn vàn cái cũ. Cho dù khởi đầu nó nhỏ nhoi yếu ớt. Và cũng như một quy luật tất yếu, đối lập với cái mới, là cái cũ luôn có sức ì, trì trệ chống lại cái mới tươi non xuân sắc.
Sự chống đối, đối kháng đó, tiếc thay nhiều khi chính là cái già cỗi, xơ cứng trong tự thân tư duy, nhận thức con người.
Lý thuyết màu xám có tươi non?
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vào thời điểm ông Tony Blair cựu Thủ tướng nước Anh sang thăm VN những ngày gần đây, trao đổi và chia sẻ những vấn đề quan trọng của sự phát triển một quốc gia - cải cách thể chế kinh tế- thì trên mạng truyền thông, cũng liên tiếp thông tin về cuộc tọa đàm và gửi đi thông điệp cho XH, hứa hẹn “nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Hơn 30 năm đổi mới, từ cơ chế quản lý bao cấp sang kinh tế thị trường “có định hướng XHCN”, không thể phủ nhận diện mạo kinh tế đất nước, cùng chất lượng cuộc sống vật chất của người dân Việt có những thay đổi mạnh mẽ, đáng kể. Từ ăn no- mặc ấm, sang ăn ngon- mặc đẹp. Rồi XH giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Cho dù vẫn luôn có sự phân hóa giàu- nghèo sâu sắc, vẫn luôn có khoảng cách phát triển giữa đô thị- nông thôn- miền núi; thì phải nói rằng mỗi thay đổi trong đời sống, dù đã đạt hoặc chưa, đều đánh dấu từng nấc thang của sự phát triển thời cuộc mới.
Thực tiễn đó lại đặt trong bối cảnh, kinh tế thị trường nước Việt nảy nở vào lúc hệ thống XHCN khủng hoảng trầm trọng. Trong bối cảnh, lý luận về kinh tế thị trường của các nhà nghiên cứu, lý luận khai mở của nước Việt còn rất mỏng, gắn với đặc thù- cả nền tảng triết học lẫn lý luận luôn … bấy bớt. Sự phát triển thực tiễn, dù xanh tươi đến mấy cũng vẫn là “vừa mần vừa run”. Thậm chí ở mảng doanh nghiệp Nhà nước, xương sống nền kinh tế, cơ chế quản lý vẫn nặng tính bao cấp, xin- cho. Khuyết tật là không tránh khỏi.
Cái mới, cái cũ, sự chống đối, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, thời xa vắng, kinh tế thị trường, XHCN, Tony Blair
Sự hội nhập của đất nước với thế giới hiện đại buộc nước Việt phải hoàn thiện cả lý luận lẫn thể chế kinh tế của mình. Con đường cải cách thể chế kinh tế là con đường duy nhất đúng, để đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Tuy nhiên xây dựng nền tảng lý luận thế nào để cả XH tâm phục, khẩu phục là thách thức cực lớn của đời sống đầy những biến động, bởi có những cái hôm qua hay nay đã lại dở rồi.
Cũng tại một phiên họp về vấn đề kinh tế thị trường, người đứng đầu CP đã thẳng thắn: Tất cả phải đi vào kinh tế thị trường và đã là thị trường phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực. Và đã thị trường thì phải công khai, minhbạch, bình đẳng (VietNamNet, ngày 09/3).
Làm sao không phải là thách thức, khi mà Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật?(TTXVN, ngày 28/02).
Vậy thế nào là chủ đạo, và thế nào là bình đẳng? Liệu có thể tồn tại một nền kinh tế với môi trường cạnh tranh lành mạnh, mà vừa chủ đạo,lại vừa… bình đẳng?
Làm sao không phải là thách thức, nếu vẫn luôn có nhiều băn khoăn ngay chính những người có trách nhiệm: Không biết đến hết thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa?
Làm sao không phải là thách thức, ngay chính Bộ trưởng KH& ĐT đã từng day dứt, lật đi lật lại một câu hỏi không ít người từng đặt: Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình(XHCN)  đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà tìm?
Trước đó, năm 2013, cũng ông nhận xét: Chúng ta tuyên bố xây dựng kinh tế thị trường định hướng XNCN. Không sai, nhưng bây giờ phải rạch ròi, thị trường là thế nào và định hướng XHNC là thế nào? Đâu phải nó là một mô hình kinh tế thị trường riêng biệt so với thế giới. Bởi “kinh tế thị trường” là cái tinh hoa của nhân loại rồi, còn “định hướng XHCN ” là nói về vai trò của Nhà nước (TBKTSG, ngày 26/01) v.v.  và v..v..
Từng ấy những vấn đề của kinh tế thị trường nước Việt còn quá non trẻ và nhiều khiếm khuyết, giữa bao thành tựu của nhân loại, có nhiều quốc gia kinh tế thị trường đã trải qua 5-6 thế kỷ, với những giá trị kinh tế- văn hóa bất biến, vững chãi và được sàng lọc bởi những thăng trầm dâu bể. Điều đó, càng đòi hỏi phải có lý luận, bởi thực tiễn phát triển nếu không có lý luận, tư tưởng làm nền tảng, cũng sẽ giống như ngụ ngôn xa xưa Đẽo cày giữa đường
Rõ ràng, các nhà lý luận VN cần đưa ra được lý thuyết về mô hình kinh tế thị trường của VN tiệm cận với những giá trị văn minh nhân loại, phù hợp quy luật phát triển của thời đại, chứ không thể là sự minh họa, “ăn theo” các văn bản đến từng câu chữ. Cũng không thể đi tìm sự khác biệt- đặc thù đến mức ngụy biện, đồng nghĩa với tự loại mình ra khỏi cuộc chơi của nhân loại
Đó cũng không thuần túy là chuyện khái niệm, mà chính là sự giải quyết về… niềm tin.
Cái mới, cái cũ, sự chống đối, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, thời xa vắng, kinh tế thị trường, XHCN, Tony Blair
Ảnh: Lê Anh Dũng
Mặt khác, sự cải cách thể chế kinh tế, không chỉ đòi hỏi hoàn thiện lý luận, mà còn cần có con người, trong đó có đội ngũ xây dựng các chính sách phát triển đất nước. Con người vốn là nhân tố đóng vai trò quyết định, có sức mạnh lớn đến mức, Bộ trưởng KH& ĐT từng cho rằng 'Đổi mới không cần bao tỉ đô la mà cần con người'
Có điều, câu trả lời từ thực tiễn đời sống hiện tại lại khiến tâm lý người Việt bất an.
Bạn đọc sẽ nghĩ gì khi đọc thông tin, có tới 30% công chức làm việc kiểu có cô thì chợ cũng đông/ cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui?
Sẽ nghĩ gì khi đọc thông tin, chỉ trong vòng 10 tháng của năm 2014, có hơn 9.000 văn bản pháp luật có dấu hiệu vi hiến, trái luật được các bộ ngành, cơ quan địa phương kiểm tra phát hiện. Và đâu chỉ có 10 tháng của năm 2014? Còn những năm tháng trước đây?
Văn bản pháp luật là cơ sở để người dân, các cơ sở kinh doanh thực hiện theo những quy định của hiến pháp, pháp luật. Nhưng bản thân hàng nghìn văn bản có dấu hiệu vi hiến, trái luật, ốc không mang nổi mình ốc, lại đòi mang cọc cho rêu, thì người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ được gì? Hay hàng nghìn văn bản trái luật đó chỉ gây thiệt hại cho lợi ích của người dân, của cộng đồng.
Vì sao? Vì kém cỏi năng lực, hay còn vì những tính toán kiểu thợ may ăn vải, thợ giấy ăn hồ?
Và hiện tượng mỗi tháng có gần 1000 văn bản vi hiến được ban hành liệu có nói được gì về sự quan liêu, tắc trách và non kém ngay trong nghiệp vụ tư pháp? Từ chất lượng nguồn đào tạo, tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, nâng bậc, cho đến việc kiểm duyệt của cơ quan chức năng trước khi ban hành?
Chính vì thế, đã có ý kiến cần kỷ luật những quan chức có trách nhiệm nếu để “lọt” những văn bản vi hiến, trái pháp luật.
Quan trọng hơn, cải cách thể chế kinh tế không chỉ có xây dựng và hoàn thiện lý luận, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị các doanh nghiệp. Cùng lúc bản thân ngành GD- ngành hành chính, dịch vụ công, cũng phải được cải cách mạnh mẽ. Vì đó là ngành tạo ra đội ngũ tiếp nhận cải cách thể chế kinh tế. Thành hay bại một phần rất lớn là ở đội ngũ này.
Đó là tính tương hỗ, tương đồng của bước phát triển XH nước Việt thời hội nhập.
Chống đối – vì sao?
Đơn giản- vì đụng chạm lợi ích
Tại hội thảo “Vai trò kinh tế mới của DNNN” do Bộ KH& ĐT tổ chức, ông cựu Thủ tướng Anh Tony Blair có một nhận xét về vai trò nhà nước, thị trường- tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn kinh tế thị trường nhiều quốc gia, trong đó có nước Anh, mà ông từng làm Thủ tướng:
Nhà nước có tầm quan trọng chiến lược trong một số lĩnh vực, cần có để đảm bảo phúc lợi xã hội, lợi ích quốc gia, đặt ra khuôn khổ cho nền kinh tế. Nhưng nhà nước không giỏi điều hành các tổ chức kinh doanh, và không giỏi trong đổi mới, sáng tạo.
Thị trường thì ngược lại. Nó có những vấn đề, có thể bị khủng hoảng, nhưng thị trường lại giỏi trong vận hành và quản lý DN, và trong đổi mới, sáng tạo.
Cái mới, cái cũ, sự chống đối, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, thời xa vắng, kinh tế thị trường, XHCN, Tony Blair
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair: "Cải cách không ai phản đối là cải cách tồi". Ảnh: Phạm Hải
Quan trọng hơn, ông cựu TT nước Anh chia sẻ một hiện tượng phổ biến: Mọi cuộc cải cách đều khó khăn, càng gặp kháng cự, càng cho thấy cuộc cải cách đó là cải cách thực sự.
Đó là quy luật thường tình của đời sống nhân loại, của mọi quốc gia, mỗi quốc gia, không riêng gì ở nước Việt.
Bởi mỗi tổ chức có đặc thù và chức năng riêng của nó. Sự nhầm lẫn “vườn rau” sẽ khiến cho sự phát triển thành luẩn quẩn. Mặt khác, cái mới- cải cách bao giờ cũng đụng chạm tới cái cũ, đương nhiên gặp phải sự ngáng trở của cái cũ,  đó là lợi ích, thói trì trệ, ngại thay đổi, tâm lý cố hữu và dễ thỏa mãn của tư duy “văn minh lúa nước”. Chính đó mà tái cơ cấu kinh tế của nước Việt, dù mục đích đúng đắn, bỗng giống như người đẹp… ế chồng.
Cải cách không chỉ đòi hỏi có tư tưởng, có lý luận, có đội ngũ, mà nó còn đòi hỏi sự hiểu biết và nắm vững bản chất các mô hình kinh tế. Chính sự mù mờ thiếu lý luận, mà trong thực tiễn việc thực hiện cải cách nhiều khi trở thành hình thức,bình mới rượu cũ. Đây cũng là thực tế được Bộ trưởng KH và ĐT chỉ ra ngay tại hội thảo:
Trong 20 năm qua cải cách DNNN về số lượng là thành công nhưng tỷ trọng CPH trong DNNN còn thấp. Có những tập đoàn đã CPH nhưng 90% vốn vẫn của… nhà nước. Nếu coi CPH như vậy là xong thì các DN này có gì thay đổi đâu, vẫn nhân sự, quản trị cũ, nhà nước từ đầu đến chân… Trong khi, CPH là phải thay đổi quản trị dân chủ, có kiểm soát hơn. Rõ ràng hiệu quả CPH phải xem lại. Chưa kể, mới 5-10% đã được coi là CPH xong, được hoạt động như mô hình doanh nghiệp cổ phần, sẽ tạo kẽ hở trong quản lý, quyền cao lên mà kiểm soát thấp đi, rất nguy hiểm cho nền kinh tế.
Trước đó, tháng 7/2014, khi sang thăm và làm việc với VN, ông Jim Yong Kim, Chủ tịch WB đã dự đoán với cái nhìn của một chyên gia kinh tế tầm cỡ: “Khu vực tư nhân là chìa khóa tương lai tăng trưởng kinh tế VN” (Kinhtesaigon Online, ngày 17/7/2014)
Nhưng có lẽ đó cũng vẫn là thì tương lai, còn trong thì hiện tại, đến thời điểm này, kinh tế tư nhân của nước Việt vẫn… bên trời lận đận.
Báo VietNamNet, ngày 7/3 cho biết, tuy tỷ trọng đầu tư của khu vực DNNN chiếm trên 40% tổng số vốn đầu tư, nhưng tỷ trọng của khu vực này trong GDP chỉ chiếm 32%. Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tuy tỷ trọng vốn đầu tư chỉ khoảng 38% GDP, nhưng tỷ trọng giá trị gia tăng trong GDP lên đến 49%, riêng tỷ trọng đóng góp GDP của khu vực kinh tế cá thể chiếm đến 33%. Một thực tế buồn, khu vực kinh tế này tạo ra nhiều việc làm nhất, nhưng lại là khu vực kinh tế khó tiếp cận nguồn vốn nhất, và bị nhiều chèn ép. Trong khi khu vực kinh tế FDI và DNNN lại được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
Chính vì vậy, mà bản chất nền kinh tế Việt Nam không chỉ là nền kinh tế gia công mà còn rất manh mún. Bởi không một nước nào có thể phát triển nếu nền kinh tế dựa vào sản xuất gia công và cá thể nhỏ lẻ.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù đóng góp đáng kể cho XH, nhưng khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể cũng vẫn mang đầy đủ nhược điểm của tư duy và cung cách kinh doanh “mì ăn liền”, ít có nhân tố sáng tạo, cạnh tranh. Đến thời điểm này, khu vực DN tư nhân cũng bắt đầu có xu hướng teo nhỏ…
Như vậy, nếu nhìn vào năng lực sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế có thể thấy một sự bất bình đẳng kéo dài và không thể nói là vững mạnh:
Khu vực DNNN được đầu tư lớn, ưu đãi với nhiều chính sách đáng kể, nhưng đóng góp cho XH không tương xứng với sự đầu tư hệt kiểu y phục… không xứng kỳ đức.
Khu vực CPH các DNNN, đã tiến hành cải cách, tái cơ cấu kinh tế, vẫn không thật hiệu quả. Đến thời điểm này, còn hơn 430 DNNN phải CPH, thì lại làm vội vã, sợ trách nhiệm. Hai trạng thái trái ngược chỉ cho thấy động cơ vụ lợi.
Khu vực DN tư nhân, kinh tế cá thể trong một môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng, cho dù nỗ lực, tài năng, cũng khó có thể khẳng định được chính mình.
Rõ ràng, cải cách thể chế kinh tế là giải pháp tất yếu. Việc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực, không chỉ kích thích sức sáng tạo, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, mà còn là một giải pháp kinh tế hữu hiệu giảm bớt tệ nạn tham nhũng tiền chùa, do bản chất của DNNN vẫn là cơ chế ban phát xin- cho, mảnh đất mỡ màu của sâu mọt và lợi ích nhóm.
Nhưng cải cách thể chế kinh tế, cũng đòi hỏi nền tảng lý luận vững chãi, đầy minh triết, mang hơi thở sức sống của những tư tưởng và giá trị văn minh của thời đại, chứ không thể là những câu chữ xơ cứng, thể hiện tư duy áp đặt, duy ý chí của một thời … xa vắng.
  • Kỳ Duyên

Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Việt Nam

(Thời sự) - Câu chuyện mà chúng tôi muốn kể sau đây là bài học xương máu của hàng triệu người không chỉ nông dân, con buôn, tiểu thương… Việt Nam cũng như các nhà đầu tư trên thế giới. Bằng thủ đoạn quá thâm độc này, hàng triệu người đã bán hết gia tài, mạng sống của mình rồi sau đó lại phải nhảy lầu, thắt cổ tự vẫn, đầu độc cả gia đình và những kết cục đau lòng khác chỉ vì 4 chữ…
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Việt Nam
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Việt Nam
Từ những mặt hàng nông sản dị biệt đến những mặt hàng nông sản có chút giá trị nhưng lại có những biến động giá cả hết sức bất thường, khiến nhiều nông dân cũng như thương lái Việt Nam bỗng chốc rơi vào cảnh mất trắng tài sản. Vậy những mặt hàng dị biệt này được sử dụng làm gì? và ai là người được lợi từ những vụ mua bán bất thường này? Những câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Và sau đây chúng tôi xin mời quý độc giả xem qua các dữ kiện mà chúng tôi thu thập được sẽ hiểu rõ bản chất của thủ đoạn thâm độc này.
Hàng trăm ngàn nông dân chặt dừa tươi đem phơi khô bán cho thương lái Trung Quốc
Hàng trăm ngàn nông dân chặt dừa tươi đem phơi khô bán cho thương lái Trung Quốc
Từ đầu tháng 06/2013, giá dừa khô tại các tỉnh ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) liên tục tăng, từ 50.000 đồng/chục lên mức 90.000 – 95.000 đồng/chục. Tuy nhiên, dừa đang trong mùa treo nên nông dân Việt Nam không có dừa để bán. Tưởng như đây là niềm vui của người nông dân Việt Nam trồng dừa, nhưng đằng sau nó là hiểm họa vô cùng nguy hiểm…
Theo ông Anh Nguyễn Văn Út (xã Phú Lương, huyện Giồng Tôm) cho biết: “Sau một năm giá cả xuống tận đáy, bà con trồng dừa tụi tui điêu đứng hết. Nhưng cũng may sang năm 2013, kể từ tháng 06 trở lại đây, giá dừa khô nhích dần lên từ mức 50.000, 60.000 rồi đến 90.000 đồng/chục có lúc lên đến 100.000 đồng/chục như hiện nay”. Nhưng chỉ 2-3 tuần sau đó, giá dừa khô rớt thảm hại chỉ còn 15.000 đồng/chục. Một mặt hàng mà chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày đã giảm 8-9 lần, vậy nguyên nhân do đâu giá dừa khô lại được đẩy lên mức cao như thế? và lại rớt thảm hại đến như thế? (theo Dân Trí).
Tạm gác câu chuyện dừa khô ở đây, chúng tôi tiếp tục lần về quá khứ với những mặt hàng dị biệt khác.
Vào những ngày cuối năm 2012 đầu năm 2013, người dân cả nước đổ xô nhau đi bắt đỉa, nuôi đỉa đem bán cho một số đầu nậu ở TPHCM, miền Tây và một số tỉnh phía Bắc. Giá mỗi kg đĩa được thu mua từ 30.000 đến 50.000 đồng. Chỉ vỏn vẹ sau 3 tuần, giá thu mua đỉa đạt đỉnh điểm 1.000.000 đồng/kg. Tới lúc này, hàng trăm ngàn người trên khắp cả nước đổ xô đi mua đỉa bán lại kiếm lãi, thậm chí hàng trăm ngàn nông dân chặt phá ruộng đồng, những cây trồng sắp đến thời gian thu hoạch để đào ao nuôi đỉa.
Con đỉa: Nỗi ám ảnh của người dân trên khắp cả nước một thời
Con đỉa: Nỗi ám ảnh của người dân trên khắp cả nước một thời
Chúng tôi đến hỏi một người đang thu gom đỉa để làm gì? Người này bảo gom đỉa bán cho các thương lái để họ chuyển đi đâu đó làm thuốc, làm giấy và làm xúc xích. Họ chỉ thu mua những con đỉa to, còn những con nhỏ họ trả lại và bảo nuôi mập thêm chút nữa rồi hãy đem đến bán. Và sau 2-3 tuần, bất ngờ các thương lái bỏ đi không thu mua, con đỉa trở nên vô giá trị. Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh khóc dỡ chết dỡ, đem đổ cũng không được, giết cũng không xong, nhiều người đem vứt hàng trăm nghìn con đỉa ra đầy đồng khiến cuộc sống chính bản thân họ và những người xung quanh vô cùng khốn đốn. Bởi khi con đỉa chui được vào trong người, nó sẽ hút hết máu, ăn nội tạng, não bộ và dẫn đến cái chết không cách cứu chữa.
Vì sao thương lái ngoại mua đỉa giá cao ngất ngưởng?

Vì sao thương lái ngoại mua đỉa giá cao ngất ngưởng?

Mấy ngày nay, thông tin về một số nhóm người lao động ngoại tỉnh kéo nhau về xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội) bắt đỉa bán cho thương lái Trung Quốc với giá gần một triệu đồng/kg khiến dư...
Thêm một mặt hàng dị biệt khác được làm giá
Cũng vào những ngày cuối năm 2012 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ rộ lên chuyện một số thương lái nơi khác đến thu mua lá điều khô. Điển hình tại Bình Phước, TPHCM. Cây điều là thế mạnh tại vùng này, xuất hiện nhiều thương lái đến thu mua lá điều khô với mức giá 500 đồng/kg, có lúc lên đến 2.000 đồng/kg. Đây là một điều hết sức bất thường vì từ trước đến nay chẳng ai đi mua lá điều khô cả. Việc thu gom lá điều khô dẫn đến cảnh tận diệt cây trồng, nhiều người hái lá điều tươi đem phơi khô để bán hoặc phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất cây trồng mùa vụ năm sau và sức khỏe người dân xung quanh. Nhiều người cho rằng các thương lái thu mua lá điều khô đem đi làm thuốc chữ bệnh nan y.
Thương lái Trung Quốc đang thu gom lá điều khô từ người nông dân
Thương lái Trung Quốc đang thu gom lá điều khô từ người nông dân
Sự việc đau lòng lại tiếp diễn, bỗng dưng 2 tuần sau các thương lái đột ngột biến mất, hàng trăm kg lá điều ngô trở thành phế phẩm. Nhiều người ôm hận than khóc, vườn tược hoang tàn, chỉ còn lại những cây điều trơ trọi… vì lỡ phun hóa chất làm rụng lá nên phải chờ đến tận năm sau cây mới ra lá, quả trở lại…
Các thương lái ra rã tuyên truyền sẽ đem các mặt hàng này xuất khẩu ra nước ngoài nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi tại các cửa khẩu, tất cả các mặt hàng dị biệt trên chưa từng được xuất khẩu ra khỏi nước Việt Nam. Vậy chúng đang nằm ở đâu? là câu hỏi lớn được đặt ra tới lúc này.
Nhiều người cho rằng chúng được xuất khẩu chui, lậu qua các con đường buôn lậu nhỏ lẻ. Chúng tôi khá thận trọng đưa ra kết luận trên vì bởi lẽ một số mặt hàng không có mã hàng nên không nổi lên từ khai hải quan (có nghĩa là không thể hiện được bằng số liệu). Chính vì thế chúng tôi lại tiếp tục tìm đến các cửa khẩu khắp cả nước thăm dò, tìm hiểu xem các mặt hàng dị biết này có được liệt kê và chuyển lên các cửa khẩu hay không. Tuy nhiên ngay cả các thương lái Việt Nam ở các cửa khẩu, lái xe, người bốc vác… cho biết không có mặt hàng nào là dừa khô, đỉa, lá điều khô được thông quan, kể cả con đường chính thức và nhập lậu (theo VTV).
Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ
Đầu năm 2007 là thời điểm chứng khoán Trung Quốc bùng nổ, nhà nhà lao vào cổ phiếu, người người lao vào đầu tư, hàng loạt công ty nô nức lên sàn, thị trường chứng khoán được xem là cái mỏ béo bở để làm giàu… tất tần tật dành cho chứng khoán. Lúc thị trường thăng hoa cũng là lúc những mánh khóe gian lận xuất hiện. Một chiêu thức “giết người” cũ rích nhưng đã được áp dụng rất hoàn hảo đó là thao túng giá chứng khoán, bơm và đẩy. Bơm thông tin, bơm tiền gom vào vào cổ phiếu, đẩy giá chứng khoán lên cao thu hút các nhà đầu tư lao vào mua hàng. Rồi bất ngờ ồ ạt xả hàng ra kiếm lời khiến thị trường không kịp trở tay.
Giá cổ phiếu mất giá thê thảm, nhiều người lâm vào cảnh tán gia bại sản
Giá cổ phiếu mất giá thê thảm, nhiều người lâm vào cảnh tán gia bại sản
Kinh điển là công ty chứng khoán Trung Hoàng Tín ở Quảng Đông, chiến dịch bơm thông tin trị giá 7 triệu USD nhằm vào một số cổ phiếu nhất định. Số tiền khổng lồ này được chi ra nhằm vào các chương trình truyền hình để quảng cáo cho các cổ phiếu đó và mua khoảng 30 chuyên gia uy tín trên thị trường chứng khoán. Những lời khuyên, tư vấn từ các chuyên gia được các nhà đầu tư “nuốt chửng” mà không mảy may suy nghĩ, “lao đầu” vào đầu tư.
Trước khi thực hiện chiến dịch “bơm và đẩy” này thì giám đốc công ty chứng khoán ở Quảng Đông đã mở hơn 200 tài khoản ở các ngân hàng lớn nhỏ và hàng trăm tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm đẩy giá các cổ phiếu nhất định lên cao. Khi các nhà đầu tư đang say sưa ôm mớ cổ phiếu giá cao ấy thì bất ngờ công ty chứng khoán này ồ ạt xã hàng khiến người dân, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không kịp trở tay… Sự kiện này đã khiến hàng trăm ngàn người tán gia bại sản dẫn đến nhiều cái chết thương tâm. Theo thống kê tại thời điểm đó, công ty chứng khoán này đã “đút túi” hơn 70 triệu USD, một con số khổng lồ đem về cho công ty chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (theo VTV).
Rồi cũng đến lúc thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành tâm điểm và những thủ đoạn trên cũng sẽ tiếp diễn tại nhiều công ty chứng khoán. Không chỉ có những mặt hàng kể trên mà còn nhiều “thương vụ” béo bở khác như móng trâu, mèo, lá khoai lang… mà thực chất sau đó là một loạt những hệ lụy vô cùng đáng sợ đã và đang tiếp diễn tại Việt Nam.
Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua ốc bươu vàng làm gì?

Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua ốc bươu vàng làm gì?

Bao giờ đến lượt người ta ngưng mua ốc bươu vàng? Nhiều nông dân tham lợi đã ồ ạt phát triển thứ ốc tàn hại mùa màng, có sức lan tỏa mạnh mẽ và nhanh chóng cực kỳ mấy chục năm diệt không...
Qua những dữ kiện trên chắc hẵn quý độc giả đã rút ra được kết luận và bài học cho riêng mình. Chúng tôi không dám đưa ra lời khuyên cho bất cứ ai nhưng chúng tôi rất mong mọi người hãy cẩn trọng trước những mồi câu béo bở này. Đã có quá nhiều bài học xảy ra trên khắp cả nước, những người tán gia bại sản vì lao vào vòng xoáy làm giá và hy vọng sẽ không còn những người trắng tay chỉ qua một đêm vì “giấc mơ làm giàu”.
Lật tẩy trò “chơi bẩn” của thương lái Trung Quốc

Lật tẩy trò “chơi bẩn” của thương lái Trung Quốc

Dồn dập gom hàng với giá cao rồi đột nhiên ngưng mua, không ít thương lái Trung Quốc đã nhiều lần khiến nông dân Việt Nam phải ôm hận. Câu chuyện hàng trăm ngư dân huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam)...
Xử sự với lân bang như cha ông ta đã làm

Xử sự với lân bang như cha ông ta đã làm

Chiều dài lịch sử đất Việt là những chiến tích chống giặc ngoại xâm. Nhiều lần nước ta bị Bắc thuộc, nhưng rồi cũng giành được độc lập, tự chủ. Nhiều lần bị xâm lăng, nhưng rồi dân ta cũng đánh...
Không ai chơi bẩn và thủ đoạn bằng Trung Quốc?

Không ai chơi bẩn và thủ đoạn bằng Trung Quốc?

Sản xuất ra bộ phim cấp 3 đầy cảnh nóng, đến lúc “cao trào”, các nhà làm phim Trung Quốc cố tình lồng vào phía sau khuôn hình hai nhân vật chính đang ân ái với nhau là hình lãnh tụ và cờ của đất nước...
* Mời các bạn xem tiếp kỳ sau: Cơ chế làm giá của Thương lái Trung Quốc
CTV Lệ Sa
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi vềbanbientap@nguyentandung.org