Trang

15 tháng 7, 2017

Hãy giữ Sơn Trà là khu du lịch bảo tồn thiên nhiên!

Thiên nhiên cần hàng ngàng năn để tôn tạo nên Sơn Trà nhưng loài khỉ 2 chân chỉ cần 10 năm để phá hủy Sơn Trà.
Hãy ngăn chặn tội ác của loài khỉ 2 chân !
Cuộc tranh luận giữa 180 nhà khoa học, chính sách đã đi đến thống nhất về một bản kiến nghị không xây mới cơ sở lưu trú tại Sơn Trà.
VNEXPRESS.NET

13 tháng 7, 2017

CUỘC ĐỐI ĐẦU TÀN KHỐC

Nhiều người nhầm tưởng, chiến tranh VN 1955-1975 là Mỹ xâm lược VN. Không, cuộc chiến này còn lớn hơn thế, đó là CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ giữa hai ý thức hệ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN  và CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
Đầu năm 1954, cộng sản Việt Nam với sự trợ giúp của cộng sản Trung Quốc và hậu thuẫn của Liên xô, đã đánh bại thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ, khẳng định vị trí vững chắc của Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) ở Đông Dương, trực tiếp đe dọa Đông Nam Á.
Tháng 7/1954, Hiệp định Geneve về Việt Nam được ký kết. Miền Bắc Việt Nam với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc tiến hành xây dựng CNXH. Miền Nam Việt Nam được Mỹ và phe Tư Bản Chủ Nghĩa (CNTB) trợ giúp xây dựng chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chống cộng sản.
·        Ra đời Liên minh chống cộng sản ở Châu Á
Tháng 9/1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (Hiệp ước Manila) gồm 8 nước: Thái Lan, Philippines, Anh Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Pakistan, Pháp, Úc  được thành lập theo "Chủ thuyết Truman" nhằm át chế thế lực "cộng sản chủ nghĩa" tại châu Á, đồng thời phòng ngừa thế lực của Trung Quốc và Miền Bắc Việt Nam bành trướng sang Đông Nam Á, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ có một cơ sở pháp lý để tiến hành can thiệp quy mô lớn vào Chiến tranh Việt Nam.
Từ thời điểm này, lịch sử đã chọn Việt Nam làm chiến trường sinh tử để hai ý thức hệ TBCN và CSCN quyết đấu, gây ra CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ  trực diện quyết liệt, tàn bạo và nguy hiểm nhất lịch sử loài người. Cả hai phe đều dốc tiền của, phương tiện chiến tranh, vũ khí vào hai miền Nam Bắc Việt Nam, dùng người Việt làm chiến binh xung trận "Trung Quốc sẵn sàng đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng".
Giai đoạn 1954 - 1962
Cả hai Miền Nam- Bắc Việt Nam đều không đồng tình tiến hành tổng tuyển cử theo Hiệp định Genever, đổ lỗi cho nhau, tập kết lực lượng vũ trang về lãnh thổ của mình, tiến hành đấu tranh chính trị chống phá nhau. Miền Bắc tiến hành xây dựng CNXH. Tình hình Miền Nam diễn biến phức tạp, cộng sản tiến hành hoạt động bí mật củng cố lực lượng, đánh lẻ tiêu diệt các đối tượng chống cộng tích cực. Chính quyền VNCH mở các chiến dịch tìm diệt cộng sản, cao điểm là áp dụng luật "diệt cộng" 10/59. Từ năm 1960 Bắc Việt tiến hành đưa quân Nam tiến kết hợp với "Quân Giải phóng Miền Nam" của  "Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam" tiến hành phản công quân đội VNCH, chiến sự gia tăng ác liệt.
Tháng 11/1963 Cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện, chứng minh yếu điểm của phe TBCN ở Miền Nam Việt Nam.
Miền Bắc Việt Nam, với sự trợ giúp của hệ thống XHCN, đẩy cao chiến lược Nam tiến, tăng sức ép lên chiến trường Miền Nam, đánh bại quân lực Việt Nam Cộng hòa trong "Chiến tranh đặc biệt".
Tháng 9-1965, 20 vạn quân Mỹ và Liên minh trực tiếp tham chiến ở miền Nam VN cùng với nửa triệu quân Việt Nam cộng hòa, nhưng vẫn không làm chủ được chiến trường. Quân đội Bắc Việt và lực lượng "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam" ngày càng lớn mạnh với sự hỗ trợ toàn diện của Liên Xô, Trung Quốc và cả hệ thống XHCN, liên tiếp đánh bại các chiến lược quân sự của liên quân Mỹ ở Miền Nam và bẻ gẫy các chiến dịch không kích của Mỹ ở Miền Bắc Việt Nam.
Cuộc chiến đã lan rộng sang Lào và Campuchia khiến nội tình hai nước này phân hóa, một phần theo Mỹ, một phần theo cộng sản, một phần trung lập.
Thời kỳ 1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh (chiếm hơn 18% tổng số quân Mỹ lúc đó) cùng với vài ngàn quân đồng minh và khoảng 50 vạn quân Việt Nam Cộng hòa với các loại trang thiết bị quân sự, vũ khí hiện đại nhất (trừ vũ khí hạt nhân). Phe XHCN cũng trang bị tối đa cho quân đội Bắc Việt và huy động các chuyên gia quân sự hàng đầu của Liên Xô, Trung Quốc sang Việt Nam tham chiến. Miền Bắc Việt Nam phải tổng động viên, đưa vào Nam khoảng 1 triệu quân cùng khoảng 35 vạn "Quân giải phóng" và du kích Miền Nam tham chiến với liên quân Mỹ. Cục diện chiến trường vẫn do phe cộng sản chiếm ưu thế. Có chuyên gia quân sự phe Tư bản phải thốt lên: "Không nên đánh nhau với cộng sản vì càng đánh chúng càng mạnh".
Năm 1972 sau nhiều thất bại trên chiến trường trong đó có thất bại "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không" và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, Mỹ quyết định rút quân khỏi miền Nam Việt Nam bằng việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam v/v lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tuy nhiên cả hai miền Nam- Bắc Việt Nam đều không muốn ngưng chiến nên chiến tranh vẫn tiếp tục trên lãnh thổ miền Nam với ưu thế thuộc về phe cộng sản.
Ngày 30/4/1975 quân đội cộng sản Việt Nam đã đánh bại quân đội Việt Nam cộng Hòa, thống nhất đất nước Việt Nam, ra đời nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam.
Như vậy trên chiến trường, CNCS đã thắng CNTB. Cuộc chiến ở Việt Nam khiến cả hai phe mà chủ yếu là Mỹ và Việt Nam- Liên Xô bị thiệt hại nặng về kinh tế. Nhưng phe TBCN có nền tảng kinh tế phát triển hàng trăm năm nên vẫn đứng vững, phe CSCN với nền kinh tế chưa phát triển, thể chế kinh tế thiếu khoa học, đã bộ lộ sự suy yếu trầm trọng, gián tiếp đẩy Liên Xô và phe XHCN Đông Âu sụp đổ vào đầu thập niên 90.
Như vậy, trên toàn cục thì CNTB đã chiến thắng CNCS.
Và kẻ chiến bại thảm hại nhất chính là nhân dân Việt Nam.
Phạm Văn Hải

“đảng ta vỹ đại thật”

Thi hành kỷ luật nghiêm minh: Cảnh cáo, khai trừ đảng, chuyển công tác, cho về hưu, cách chức thời quá khứ… các đối tượng đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng 100.000.000.000.000 đồng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật với 7 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
VTC.VN|BỞI VTC NEWS

11 tháng 7, 2017

Chân dung tướng Mỹ xâm lược

MacArthur đến Nhật vơi đôi bàn tay đẫm máu người Nhật. Khi MacArthur rời Nhật về Mỹ, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật: Đại nguyên soái! MacArthur được người Nhật vinh danh là 1 trong 12 danh nhân nước Nhật mọi thời đại.
Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?
Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế người Nhật hận ông thấu xương.
Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.
Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.
Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.
Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con hẻm trong thành phố của Nhật rất chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau cũng khó để đi qua, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước. Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu mình là kẻ chiến thắng thì có làm được như thế không?
Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật thiết lập tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền bầu cử và ứng cử.
Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua. Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt để vì mình làm việc, thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.
Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận. Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành “Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.
Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.
Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là “quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”. Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.
Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.
Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”. Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.
Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang.
Hơn 10 năm sau, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.
Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu tặng đất đai của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”
Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Harry Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng và buộc tướng MacArthur phải về nước, sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện, từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn. Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!
Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur, tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.
Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”
Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần, nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.
Ảnh: Tướng MacArthur. Lễ tiếp nhận quân Nhật đầu hàng.

9 tháng 7, 2017

Văn hóa "vô văn hóa"

"Nhà thi đấu nghìn tỷ bỏ hoang giữa cánh đồng", "Tượng đài Đinh Tiên Hoàng hơn 1.500 tỉ đồng bị bỏ hoang", "Công trình Văn Miếu gần 80 tỷ đồng xây xong không biết thờ ai", "Xây khu tượng đài 1.400 tỷ: Không nên đặt vấn đề đắt rẻ”, "Vĩnh Phúc xây văn miếu gần 300 tỷ để thờ người TQ", "Hơn 600 nhà văn hóa bị bỏ hoang, chờ được giải cứu"...là tiêu đề các bài báo trên báo đảng, nhà nước về chủ đề "Văn hóa":
Đất nước ta đã bao giờ đẹp như thế này chưa? Thưa TBT Trọng!