Trang

9 tháng 4, 2016

Một đời gian nan

Bà Ba Sương lại khởi nghiệp

“Tôi muốn làm lại với một dự án nhỏ, vừa sức với mình. Còn khối óc bàn tay, tôi sẽ cùng nông dân đi tiếp. Tôi nhất định phải nhìn thấy nông dân giàu lên, trước khi tôi không còn sức để làm việc cùng họ”, bà Ba Sương nói.
1459913627-suong
Bà Ba Sương, còn sức còn làm, còn muốn thấy người nông dân giàu lên.
Cha Trần Ngọc Hoằng và con Trần Ngọc Sương đều là Anh hùng Lao động, tạo cơm no áo ấm cho hàng ngàn hộ dân nghèo.
Ở tuổi gần 70, nữ anh hùng Ba Sương bắt đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng sau những sóng gió cuộc đời do con người đưa lại…
Ngày 6/4, Công ty Cổ phần Nông trường Sông Hậu làm lễ động thổ Nhà máy đóng hộp rau, củ, quả Sông Hậu tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng, theo tiêu chuẩn quốc tế với công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Người hỗ trợ, tư vấn triển khai dự án không ai khác là bà Trần Ngọc Sương.
Các đối tác là Công ty USFI, Inc (liên doanh giữa Tập đoàn US Foods International – Hoa Kỳ và Tập đoàn Hyundai – Hàn Quốc) cam kết bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng của trái cây, rau, củ, quả của Việt Nam. Các đối tác đến từ Hoa Kỳ cũng chính là đối tác của bà Ba Sương trước đây.
Nông dân miền Tây, nhiều người biết nữ Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Ba Sương (sinh năm 1949) cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bình chọn là Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2002.
Cha của bà là ông Trần Ngọc Hoằng, người được xem là có công tổ chức khai hoang gần 7.000 ha đất ở vùng Hậu Giang – Cần Thơ.
Cả hai cha con lần lượt giữ chức giám đốc Nông trường sông Hậu, góp công lớn đưa Nông trường sông Hậu trở thành một trong những đơn vị kinh tế Nhà nước nổi bật ở thời kỳ đổi mới. Cha và con bà đều được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.
Bà Ba Sương là người vạch ra chiến lược để biến vùng đất hoang, ngập lụt thành trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lo được đời sống cho hàng chục ngàn nông dân tại đây.
Năm 2005, Thành ủy Cần Thơ ra chỉ đạo chuyển toàn bộ Nông trường sông Hậu sang đất công nghiệp, tác động trực tiếp tới đời sống của 3.000 nông dân nông trường nên bà Sương không đồng ý. Từ giữa năm 2006, Nông trường sông Hậu thường xuyên bị thanh tra.
Đến năm 2008, bà bị khởi tố về hành vi lập quỹ đen trái phép nhiều tỷ đồng và bị tuyên 8 năm tù cho tội danh này. Tuy nhiên, năm 2012, vụ án lập quỹ đen ở Nông trường sông Hậu bị đình chỉ điều tra.
Khi vụ án Nông trường sông Hậu bùng ra, với cáo trạng đanh thép, tội lỗi ngút trời, báo chí vào cuộc, dư luận cả nước mới biết “cha anh hùng, con anh hùng”, nhưng họ không có nhà riêng!
Bà Ba Sương, lãnh đạo một doanh nghiệp hùng mạnh, cho đến ngày ra tòa không có tài sản gì, gia đình riêng cũng không có.
Thậm chí, giải thưởng 10.000USD cho danh hiệu cao quý Người phụ nữ ấn tượng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bà cũng đem trao hết cho Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em Cần Thơ.
Cái gọi là “quỹ đen”, thực ra là một quỹ do cha bà lập ra từ những ngày đầu thành lập nông trường, để lo cho đời sống nông dân được tốt hơn.
Vụ án bị đình chỉ, sức khỏe bà Ba Sương hao kiệt đi nhiều. Nhưng bà vẫn quyết tâm khởi nghiệp trở lại.
“Dự án nhà máy đóng hộp rau củ quả, tôi đã bàn với đối tác bên Mỹ từ năm 2005. Lúc đó tôi còn khỏe lắm, tôi đã lên kế hoạch đóng hộp rau quả nhiệt đới, xuất khẩu cho các đơn vị cung ứng nhu yếu phẩm cho quân đội Mỹ cũng như các khách sạn hạng sang, các tàu du lịch. Rồi tôi gặp nạn, kế hoạch gián đoạn.
Giờ thì tôi yên tâm khi tiến sĩ Nguyễn Tấn Anh khởi động lại dự án. Những đối tác của tôi ngày xưa, giờ cũng quay về đây cùng tôi làm lại từ đầu. Người trẻ bây giờ giỏi lắm, tôi chỉ làm cố vấn chứ không tham gia sâu sẽ làm vướng chân con cháu” – bà Ba Sương nói.
Cố vấn cho một dự án lớn, nhưng bà Ba Sương nói, bà vẫn còn nặng nợ nông dân. Bà vẫn đang tự mình “khởi nghiệp” ở một dự án khác.
Cách đây 2 năm, bà và một số cộng sự thân tín đã mua lại một công ty chuyên về nông nghiệp phá sản ở Long Mỹ, Hậu Giang. Bà đặt tên công ty là Công ty TNHH Ba Sương – Long Mỹ.
“Công ty mà tôi đang nắm trong tay là một công ty nhỏ. Thiếu vốn, tôi muốn vay thêm ngân hàng vài tỷ đồng để công ty có thể hoạt động sớm hơn nhưng lại không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, vốn lớn nhất của tôi lúc này chính là những cộng sự, họ không vì tôi nghèo mà bỏ đi, mấy năm nay làm việc với tôi mà không có một đồng lương nào”, bà Sương nói.
Còn một thứ vốn vô hình, chính là những người nông dân lúc nào cũng tin tưởng bà Ba Sương.
“Tôi muốn làm lại với một dự án nhỏ, vừa sức với mình. Còn khối óc bàn tay, tôi sẽ cùng nông dân đi tiếp. Tôi nhất định phải nhìn thấy nông dân giàu lên, trước khi tôi không còn sức để làm việc cùng họ”, anh hùng Trần Ngọc Sương- lập nghiệp ở tuổi U70, đã nói như vậy.
Theo Dân Việt

8 tháng 4, 2016

"Chỉ cần 3 ngày là biến Việt Nam thành tỉnh của TQ"

Báo TQ xấc xược.

(GDVN) - Báo Trung Quốc tiếp tục giở giọng xuyên tạc cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và kinh tế hợp pháp trên Biển Đông của Việt Nam, đe dọa dùng vũ lực xâm lược.
Tờ “Tầm nhìn” (qianzhan) Thâm Quyến - Trung Quốc ngày 15 tháng 8 đăng bài viết sặc mùi “hỏa lực mồm”, kèm theo giọng điệu xấc xược cho rằng, từ khi Trung Quốc hạ đặt (phi pháp) giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 ở Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa) (thực chất là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam), Việt Nam đã bắt đầu cuộc chiến “tranh đoạt” (đấu tranh bảo vệ) chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc. Trước đó, Việt Nam “kín tiếng”, ít “gây phiền phức” cho Trung Quốc.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên Biển Đông vào tháng 3 năm 2013 (ảnh tư liệu minh họa)
Bài báo ngang ngược xuyên tạc, chỉ trích Việt Nam rằng, Chính phủ Việt Nam ngày càng “trắng trợn khiêu khích” trên Biển Đông, đổ lỗi cho Việt Nam từ “kín tiếng” đi tới “lưu manh”. 
Cho rằng, Việt Nam lần này “phản ứng lớn” là do có liên quan đến “người Việt chống Trung Quốc thâm căn cố đế”, ngoài ra còn do lo ngại Trung Quốc chiếm nốt các đảo đá, sức hút của tài nguyên Biển Đông và được “Mỹ hỗ trợ”.
Nhưng bài báo dẫn “truyền thông phương Tây” (không danh tính, không căn cứ) cho rằng, một khi Quân đội Trung Quốc tiến hành “phản kích” (xâm lược) toàn diện đối với Việt Nam thì không đến 3 ngày là có thể “nắm được” (cướp được) toàn bộ Việt Nam.
Theo bài báo, gần đây, Việt Nam liên tiếp “gây khó” cho Trung Quốc, ngoài lo ngại “lợi ích đã có” ở Biển Đông bị Trung Quốc “thu hồi” (cướp), một nguyên nhân rất quan trọng là “có Mỹ hỗ trợ” đằng sau. “Nhưng Việt Nam sẽ khó đạt được ý đồ do khoảng cách thực lực Trung-Việt…” – bài báo tuyên truyền.
Bài báo lo ngại, các hãng dầu khí lớn nhất thế giới của Mỹ và Anh như Exxon Mobil, BP hầu như đã chuẩn bị coi thường sự phản đối, cảnh báo của Trung Quốc, (báo này dùng từ) “câu kết” với Việt Nam, tiến hành hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở “vùng biển chủ quyền của Trung Quốc” (thực chất là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc vẽ bậy ra “đường lưỡi bò” để đòi ăn cướp biển đảo của Việt Nam và các nước).
Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ: Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn thả tàu đệm khí (ảnh tư liệu minh họa)
Bài báo dẫn lời một người phát ngôn của công ty BP ngày 22 tháng 7 năm 2013 nói tại London rằng, đối tác hợp tác của công ty này, công ty dầu khí quốc doanh Việt Nam đã bắt đầu trở lại hoạt động khoan thăm dò tại khu vực mà Trung Quốc cũng đòi hỏi chủ quyền (đòi hỏi này là bất hợp pháp). Khu vực này nằm ở giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển khoảng 370 km.
Nhưng, báo Trung Quốc dọa dẫm rằng, khác với thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, hiện nay thực lực quốc gia của Trung Quốc nhất là thực lực quân sự đã đủ để giúp họ “chiến thắng” các đối thủ khu vực, từ đó đoạt lấy (cướp lấy) chủ quyền Biển Đông, “chỉ cần Trung Quốc quyết tâm hành động, một khi Quân đội Trung Quốc hành động toàn diện thì Việt Nam e rằng không chịu nổi 3 ngày” và biến thành 1 tỉnh của Trung Quốc – “hỏa lực mồm” của Trung Quốc phun giọng cực kỳ hiếu chiến.
Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam: Bắt đầu từ vũ khí hải quân
BBC Anh đưa tin, ngày 16 tháng 8 tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey cho biết, trong thời gian tới, Mỹ sẽ thảo luận khả năng dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Việt-Mỹ tăng cường quan hệ quân sự
Tướng Martin Dempsey cho hay, dỡ bỏ lệnh cấm vấn vũ khí sẽ có lợi cho xây dựng lực lượng Hải quân Việt Nam. Ông nói: “Biển (hàng hải) là lĩnh vực quan tâm nhất hiện nay của chúng tôi, đề nghị của tôi là, nếu dỡ bỏ lệnh cấm vận thì cần bắt tay từ cái này”.
Năm 1995, quan hệ Việt-Mỹ bình thường hóa, nhưng, xuất phát từ một số vấn đề theo quan điểm Mỹ, Mỹ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Mỹ do Đại tướng Martin Dempsey dẫn đầu ngày 13 tháng 8 đã bắt đầu tiến hành chuyến thăm 4 ngày tới Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam kể từ năm 1971 đến nay, nhằm tăng cường hợp tác quân sự hai nước.
Nhưng, Đại tướng Martin Dempsey nhấn mạnh, ông hoàn toàn không để Việt Nam phải đưa ra lựa chọn giữa “làm bạn với Mỹ hay Trung Quốc”.
“Chúng tôi đã nói rõ, không thiên vị bất kỳ bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng chúng tôi quan tâm đến phương thức giải quyết vấn đề”.
Việt-Mỹ tăng cường quan hệ quân sự
Ông Dempsey còn bày tỏ thất vọng đối với việc Trung Quốc không chấp nhận đề nghị đóng băng hoạt động ở “vùng biển tranh chấp”.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN tổ chức tại Myanmar vào tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu đóng băng hoạt động có thể làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, bao gồm hành động chiếm đảo và đất đai.
Nhưng, Trung Quốc từ chối phương án do Mỹ đưa ra và chỉ trích phương án này sẽ “phá hoại những nỗ lực lâu dài đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN”.
Ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc “sẵn sàng lắng nghe” các sáng kiến thiện chí của các bên về vấn đề Biển Đông, nhưng những sáng kiến này cần “khách quan, công bằng và mang tính xây dựng”, chứ không phải là “tạo ra phức tạp và bất đồng mới, thậm chí có ý đồ khác”.
Tháng 5 năm 2014, Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 khoan thăm dò (trái phép) ở Biển Đông (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố, vị trí khoan thăm dò của giàn khoan Trung Quốc trên Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Việt Nam, gây ra căng thẳng quan hệ song phương, đối đầu tàu thuyền trên biển.
Việt-Mỹ tăng cường quan hệ quân sự
Các địa phương ở Việt Nam cũng đã nổ ra các cuộc biểu tình, tuần hành quy mô lớn phản đối hành động của Trung Quốc…
Ngày 15 tháng 7, Trung Quốc tuyên bố, giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đã “hoàn thành công tác khoan thăm dò có liên quan, chuyển về Hải Nam”.

Đông Bình

6 tháng 4, 2016

Người Hà Nội đang ăn bẩn độc, hít bụi, ngắm sông đen


(Sức khỏe) - Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, bụi có khả năng đi sâu vào phế nang phổi tăng cao, rau thịt nhiễm chất cấm tăng báo động.

Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) từ ngày 27/2 đến 2/3, giá trị bụi có đường kính động học  ≤10µm (MP10) và ≤2,5µm (PM2,5) tăng nhanh.
Đây là những loại bụi siêu nhỏ, có khả năng đi sâu vào phế nang phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Theo đó, giá trị PM10 trung bình ngày cao nhất là 160 µg/m3 vào ngày 29/2, vượt quy chuẩn cho phép một lần (150 µg/m3). Trong khi PM2,5 đều vượt giới hạn cho phép ở tất cả các ngày, trong đó thời điểm cao nhất cũng rơi vào 29/2 với giá trị là 89 µg/m3, vượt gần 2 lần quy chuẩn cho phép.
Nguoi Ha Noi dang an ban doc, hit bui, ngam song den
Diễn biến nồng độ PM10 và PM2,5 trung bình 24h từ ngày 27/2 đến ngày 2/3. Ảnh: Trung tâm quan trắc môi trường.
Bên cạnh đó, Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cũng khá cao, dao động trong tuần là từ 122 đến 178. Theo thang đánh giá với tác động sức khỏe con người, nếu chỉ số AQI ở mức 51-200 thì nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài; AQI trên 300, mọi người nên ở trong nhà.
Lý giải của Trung tâm quan trắc môi trường cho biết, hai thông số trên thường cao vào giờ cao điểm khi có mật độ phương tiện giao thông cao. Tại các đô thị, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm bụi cao là các hoạt động giao thông, hoặc từ các hoạt động sản xuất công nghiệp xung quanh. Thời tiết tại Hà Nội khá hanh khô, độ ẩm không khí trung bình khoảng 74% và có thời điểm chỉ 62%, cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến nồng độ bụi PM2,5 tăng cao.
Theo cảnh báo của các nhà khoa học, bụi PM2,5 là loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển, có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.
Trước đó, có thông tin cho rằng, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang cao hơn Bắc Kinh (Trung Quốc) dựa vào trang Aqicn.org của Đại sứ quán Mỹ. Theo đó, có thời điểm chỉ số AQI lên mức 388 (mức nguy hại, mọi người không nên ra ngoài), trong khi ở Bắc Kinh cao nhất cũng chỉ đến 298.
Tuy nhiên, Phó tổng cục Tổng cục môi trường Hoàng Dương Tùng nhận định, không thể so sánh tình trạng ô nhiễm của Hà Nội với Bắc Kinh chỉ bằng các con số cập nhật trên website của Đại sứ quán Mỹ là theo trung bình giờ, nên chỉ số chất lượng không khí chỉ thể hiện ở một thời điểm trong ngày. Để do chất lượng không khí phải tính tới xu hướng, xem giá trị trung bình ngày trung bình năm thì mới khẳng định được.
Song dù vậy, một thực tế rõ ràng là người Hà Nội đang càng ngày càng chịu đựng ô nhiễm không khí, kể cả kém hơn hay bằng Bắc Kinh đi nữa.
Không khỉ là ô nhiễm không khí, con số 1.663 mẫu rau, quả, thịt, cá có chứa chất cấm mới đây được Bộ NN&PTNT công bố cũng là một con số đáng báo động.
Ông Phùng Hữu Hào - Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), trong thời gian qua cơ quan này đã phát hiện có 326/6.166 mẫu rau quả, trái cây nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép; 106/5.433 mẫu thịt và sản phẩm thịt chế biến vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép; 834/5.433 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật; 397/5.048 mẫu thủy sản vi phạm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm vượt giới hạn cho phép.
Nguoi Ha Noi dang an ban doc, hit bui, ngam song den
Bộ Nông nghiệp tổng hợp 1.663 mẫu rau, quả, thịt, cá có chứa chất cấm.
“Tất cả các mẫu này được lấy, phân tích tổng hợp từ đầu năm 2015 đến tháng 2/2016”- ông Hào nói.
Còn nhớ đến cái chết của "cụ Rùa" Hồ Gươm vào những ngày đầu năm 2016. Chưa rõ ràng nguyên nhân về "sự ra đi" này nhưng một thực tế minh chứng rằng, quá nhiều ô nhiễm đang ngập tràn Hồ Hoàn Kiếm.
Những lần chữa trị vết thương trên cơ thể "cụ Rùa" đã trở thành một "chiến dịch giải cứu" do bị thương và ô nhiễm từ môi trường nước chắc hẳn là hồi chuông báo động đến việc xả thải ra môi trường quanh Hồ Gươm lịch sử.
Không chỉ hồ Gươm, hồ Tây cũng đang chịu ô nhiễm trầm trọng do việc xả nước thải trực tiếp. Các dòng sông đen bao vây Thủ đô như sông Tô Lịch, sông Nhuệ... là minh chứng rõ nhất cho việc ô nhiễm đang bao vây cuộc sống người Tràng An.
Cúc Phương 

Nhường cha tí !



Ngày con chưa ra đầu ti đỏ
Đêm ngày cha mó sướng làm sao
Chào đời con ham hơn cha đó
Bú lẹ đi con … nhường tí nào !

Phạm Hải

Ủy viên TƯ Đảng bàn về sự bóc lột và thâu tóm quyền lực ở VN


Nếu không ngăn được “nhóm lợi ích”, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, xã hội sẽ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.
LTS: Dưới đây là bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đăng trên Tạp chí Cộng sản. Tuần Việt Nam đăng tải lại và giới thiệu đến bạn đọc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”. Bởi vì, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) sẽ làm cho sự phát triển của đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc suy yếu và tổn thất nghiêm trọng; nhân dân bị tước đoạt quyền lực và lợi ích; thành quả cách mạng và chế độ chính trị - xã hội không được bảo vệ, dẫn đến đổ vỡ.
Lợi ích chính đáng (của một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung; không mâu thuẫn, không gây thiệt hại cho lợi ích chung. Lợi ích chính đáng luôn là mục tiêu và động lực đối với hoạt động của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ và khuyến khích. Quên điều này, không quan tâm đến lợi ích chính đáng của con người, ngăn cản các lợi ích chính đáng ấy, thì sự lãnh đạo và quản lý xã hội không thể thành công, mà trước sau gì nhất định cũng sẽ thất bại.
Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suy yếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung. “Lợi ích nhóm” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích”.
Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn.
Tư bản thân hữu, lợi ích nhóm, ĐCS, bóc lột, Vũ Ngọc Hoàng
Ảnh minh họa: CafeF
Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội. Nhận thức sự quan trọng của thông tin, “nhóm lợi ích” còn móc nối, “kết nạp”, kết hợp với một số nhóm truyền thông không lành mạnh để tác động chi phối dư luận theo hướng có lợi cho “nhóm lợi ích” và xuyên tạc vu cáo những người, những doanh nghiệp không cùng nhóm để tranh quyền lực và lợi ích. “Lợi ích nhóm” sẽ kéo theo và song hành với tham vọng quyền lực và tham vọng tiền bạc.
Ở nước ta, trong lãnh đạo, người đầu tiên công khai hóa và nêu lên sự cần thiết phải đấu tranh với “lợi ích nhóm” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phát biểu tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI).
Sau Tổng Bí thư, một vài đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước cũng có nói đến, mặc dù chỉ mới thoáng qua và nói chung, chưa có chỉ đạo gì quyết liệt trong việc ngăn ngừa, phòng chống “lợi ích nhóm”.
Trong giới khoa học của Việt Nam đã có một số nghiên cứu, chưa nhiều và mới ở dạng lý thuyết chung, chưa gắn với thực tế tình hình nước ta. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều tài liệu nghiên cứu vấn đề này, gắn với quá trình phát triển của một số quốc gia. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.
Hiện nay, “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng. Đó là trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án đầu tư, nhất là đầu tư công; trong quản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín dụng; trong quản lý các nguồn vốn và chương trình đầu tư về xã hội, trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế; trong quản lý việc cấp các loại giấy phép; kể cả trong các vụ án, trong tham mưu về chủ trương, chính sách và trong điều hành.
Đi sâu vào nghiên cứu các vụ tiêu cực, tham nhũng có tổ chức, các vụ, việc mà dư luận có nhiều ý kiến thì sẽ có nhiều thông tin cụ thể về tình hình “lợi ích nhóm” ở Việt Nam. Tức là tình hình xấu đã lan rộng, khá phổ biến và khá ngang nhiên, nghiêm trọng đến mức báo động.
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có tác hại gì? Trước nhất, nó làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”, chụp giật, hoang dã, khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giành độc quyền, làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
 Hầu hết các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” kéo dài nhiều thập niên, thậm chí kéo dài hàng thế kỷ, loay hoay mãi, lùng bùng mãi, không làm sao thoát ra được để trở thành một quốc gia phát triển là do “lợi ích nhóm” - nguyên nhân trực tiếp và hàng đầu. Với sự chi phối của các “nhóm lợi ích”, nguồn lực quốc gia bị phân bổ và sử dụng không vì lợi ích chung của quốc gia, mà nhằm hướng phục vụ cho “lợi ích nhóm”; việc bố trí đầu tư, sắp xếp dự án và kể cả ban hành chính sách, điều hành xử lý công việc cũng vậy.
Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xã hội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém, nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng nguồn vay ấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình thấp”. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại tình hình nền kinh tế của ta thì thật đáng lo ngại.
Hậu quả thứ hai do “nhóm lợi ích” gây ra là nhất định sẽ chệch hướng khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính (và cũng xa lạ với chủ nghĩa tư bản hiện đại), đất nước đi theo một con đường khác, sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, đó là con đường không có tiền đồ và rất nguy hiểm, không có tự do và dân chủ (vì bị “nhóm lợi ích” độc quyền về kinh tế và chính trị thâu tóm, lũng đoạn), để lại hậu quả lâu dài mà dân tộc phải gánh chịu. Chúng ta mong muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng của các giá trị nhân cách thì “nhóm lợi ích” lại thúc đẩy đồng tiền cộng với quyền lực chiếm địa vị thống trị.
Thực chất “nhóm lợi ích” là đồng tiền (tư bản) chi phối quyền lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho quyền lực không còn là của nhân dân, cũng có nghĩa là chệch khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (chân chính).
Tư bản thân hữu, lợi ích nhóm, ĐCS, bóc lột, Vũ Ngọc Hoàng
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có từ rất sớm, ít nhất là từ buổi đầu của thời kỳ phong kiến; nhưng sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa thì nó phát triển và diễn biến phức tạp hơn, kể cả trình độ, quy mô và tính chất. Trong Chủ nghĩa tư bản “hoang dã”, “mông muội”, các “nhóm lợi ích” hoạt động phổ biến, công khai, tích lũy và tập trung tư bản bằng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực, giết người.
Nhân đây, trước khi nói đến hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây ra, xin nói rõ hơn về “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Suốt mấy trăm năm nay, qua quá trình cạnh tranh, qua đấu tranh xã hội, chịu sự tác động của các quy luật khách quan về kinh tế và xã hội, chủ nghĩa tư bản buộc phải liên tục điều chỉnh. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh rất đáng ghi nhận; tạo ra nhiều thành tựu và một số nước đạt trình độ phát triển cao, tính chất xã hội hóa sản xuất cao hơn, đang dần dần từng bước tạo ra các nhân tố mới của xã hội tương lai (xã hội xã hội chủ nghĩa).
Đồng thời với quá trình tiến hóa tự nhiên ấy, trong thực tiễn thế giới tư bản còn xuất hiện một khuynh hướng khác, một khuynh hướng không lành mạnh, không bình thường, một khuynh hướng tha hóa, đó là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, một loại hình nguy hại cho sự phát triển của các quốc gia.
 Nước nào rơi vào “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thì không ngóc đầu lên được. “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” thực chất là sự bành trướng, biến dạng, biến tướng, sự thoái hóa cao độ của “nhóm lợi ích” gây ra. Đây là một loại hình rất lạc hậu, khác xa so với chủ nghĩa tư bản hiện đại (chủ nghĩa tư bản hiện đại có nhiều mặt tiến bộ, mà chúng ta cần nghiên cứu để học tập kinh nghiệm) và tất nhiên là càng xa lạ với chủ nghĩa xã hội văn minh.
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” còn có các cách gọi khác nhau, là “chủ nghĩa tư bản lợi ích”, “chủ nghĩa tư bản bè phái”, “chủ nghĩa tư bản bè cánh”, “chủ nghĩa tư bản lũng đoạn”,... “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” không phải là một giai đoạn của chủ nghĩa tư bản, mà là một hiện tượng, một khuyết tật, một sự tha hóa của chủ nghĩa tư bản. Đây là loại hình “phát triển” mà trong đó các doanh nghiệp dựa vào ưu thế về mối quan hệ với những người có quyền lực để tạo ra nguồn thu tài chính cho cá nhân và đơn vị mình.
Các doanh nghiệp này tập trung đầu tư vào “quan hệ”, vào “quan chức” để từ đó mà dùng quyền lực tạo ra lợi nhuận siêu ngạch.
Đặc trưng của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” là có sự cấu kết, xâm nhập lẫn nhau giữa nhóm đặc quyền kinh tế và nhóm đặc quyền chính trị, người kinh doanh cũng đầu tư vào quyền lực và người có quyền lực cũng tham gia kinh doanh, làm quan chức để làm giàu, họ cùng nhau bóc lột “mềm” toàn xã hội, bóc lột cả dân tộc, họ thâu tóm các nguồn tài chính, của cải và thâu tóm quyền lực chính trị, biến bộ máy nhà nước thành công cụ của một nhóm người (nhân danh nhà nước và đảng cầm quyền) thực hiện độc quyền kinh tế kết hợp với độc quyền chính trị.
Nói họ thực hiện bóc lột “mềm” là vì không có hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh cụ thể để trực tiếp bóc lột giá trị thặng dư của lao động, sự bóc lột của họ tinh vi hơn, nhưng tai hại hơn, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Sự bóc lột ấy thực hiện thông qua các dự án, các chương trình đầu tư; thông qua các cơ chế, chính sách (không phục vụ cho toàn xã hội mà phục vụ cho một nhóm người) và thông qua cách điều hành, cách quản lý mập mờ, không minh bạch, gây tiêu cực, tham nhũng... Họ thu lợi thông qua các công ty “sân sau”, công ty con, công ty cháu, công ty nhánh của gia đình, của “cánh hữu”. Nó ra đời trong (và gắn với) chủ nghĩa tư bản “man rợ”, chủ nghĩa tư bản “dã man”, chứ không phải chủ nghĩa tư bản văn minh.
Rất đáng lưu ý là, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” không chỉ có trong xã hội tư bản (yếu kém và tha hóa) mà còn có trong các xã hội khác, ở các nước mới bắt đầu vận hành nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, khi mà ở đó “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, “lợi ích bè phái”, “tính thân hữu vì lợi ích” đang nổi lên và hoành hành; khi mà đảng cầm quyền cùng nhà nước do nó lãnh đạo bị suy thoái về đạo đức, tham nhũng trở nên phổ biến và pháp luật không được tuân thủ trong sự quản lý đất nước, quản lý xã hội (tức là trình độ quản trị quốc gia yếu kém).
Thực tiễn thế giới cho thấy, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” kìm hãm sự phát triển của quốc gia, làm cho đất nước rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” hàng thế kỷ không ra được, làm băng hoại đạo đức xã hội (do lệch chuẩn giá trị); làm méo mó, biến dạng các chủ trương, đường lối; gây nên các khuyết tật của nền kinh tế và của xã hội, để hậu quả lâu dài.
 “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” xuất phát từ các nguyên nhân, nguồn gốc: “Lợi ích nhóm” tiêu cực, các dạng ma-phi-a, tham nhũng có tổ chức, sự suy thoái đạo đức của cán bộ có chức quyền, không có cơ chế kiểm soát quyền lực, để quyền lực tha hóa và không có cơ chế tốt để nhân dân làm chủ và có quyền lực thật sự, trình độ và năng lực quản trị quốc gia yếu kém, luật pháp còn nhiều kẽ hở và việc chấp hành pháp luật không nghiêm, bảo kê, bao che và dung túng cho các sai phạm.
Ở đâu và khi nào mà “nhóm lợi ích” không bị ngăn chặn có hiệu lực, hiệu quả, mà để nó phát triển mạnh, lan tràn, hoành hành, vai trò của Nhà nước lành mạnh bị vô hiệu hóa, thì ở đó, tất yếu sẽ kéo theo “chủ nghĩa tư bản thân hữu” xuất hiện và tồn tại, không thể tránh được, không thể khác được, dù có muốn hay không.
Lâu nay Đảng ta đã nhiều lần lưu ý nguy cơ chệch hướng. Nếu chệch hướng thì sẽ chệch đi đâu? Chắc không thể trở lại chế độ phong kiến, vì trình độ phát triển đã vượt qua. Cũng không thể chệch sang chủ nghĩa tư bản phát triển văn minh, vì trình độ phát triển của nước ta chưa đạt đến, và nếu vậy thì có ý kiến cho rằng cũng không đáng sợ, bởi chúng ta sẽ gần hơn với chủ nghĩa xã hội. Khả năng lớn nhất, hiện hữu và cũng đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất là chệch hướng sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, con đường nguy hại cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng nguy hại cho chế độ chính trị - xã hội.
Trở lại hậu quả của “nhóm lợi ích”. Hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội do hệ giá trị bị đảo lộn (đồng tiền và quyền lực chiếm vị trí trung tâm và cao nhất, trong khi nhân cách bị đẩy sang bên cạnh và xuống hàng thứ yếu) và do tha hóa quyền lực (tác nhân mạnh nhất). Việc phân hóa giàu - nghèo sẽ ngày càng lớn, tạo ra bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội. Hỏng văn hóa và gây ra mâu thuẫn xã hội thì hậu quả khôn lường, thâm sâu và lan tỏa rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến nền tảng xã hội và sức mạnh nội sinh của dân tộc.
Hậu quả thứ tư do “nhóm lợi ích” gây ra là làm lẫn lộn thật - giả, đúng - sai, khác nhau giữa lời nói và việc làm, đường lối đúng không vào được cuộc sống...; làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền và đối với nhà nước, tức là làm hỏng nền tảng chính trị, dẫn đến mất ổn định chính trị, mất sức mạnh của một quốc gia, và từ đó các thế lực xâm lăng từ bên ngoài có thể lợi dụng thời cơ để xâm lấn, chèn ép, dẫn đến nguy cơ mất độc lập, thậm chí là mất nước.
Hậu quả thứ năm do “nhóm lợi ích” gây ra là chính sách sử dụng cán bộ méo mó, phát triển nạn “chạy chức”, “chạy quyền”, sắp xếp cán bộ trên cơ sở “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ”, chứ không phải sử dụng người có tài đức, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ; là sự phát triển, sự gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn kết nội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng cầm quyền, từ đó dẫn đến đảng cầm quyền mất vai trò lãnh đạo, tan rã hoặc bị “nhóm lợi ích” thâu tóm làm thay đổi hoàn toàn bản chất, không còn là đảng phục vụ nhân dân, và nhà nước cũng hư hỏng, biến chất, không còn là nhà nước của nhân dân, mà thành bộ máy cai trị, tham nhũng và bóc lột nhân dân, từ đó, nòng cốt chính trị đổ vỡ, bất ổn định chính trị từ bên trong.
Tư bản thân hữu, lợi ích nhóm, ĐCS, bóc lột, Vũ Ngọc Hoàng
Phố Xã Đàn, một trong những con đường "đắt nhất hành tinh". Ảnh minh họa: VOV.
Tình hình “nhóm lợi ích” ở Việt Nam đã đến mức độ nào? đang và sẽ đi về đâu? Như chúng ta đã biết, trước đây trong lịch sử nhiều lần các triều đại phong kiến Việt Nam bị sụp đổ, kể cả có lúc đất nước bị chia cắt là do “nhóm lợi ích” gây nên.
Ngày nay, tuy chưa có các công trình nghiên cứu cấp quốc gia một cách thật đầy đủ và khoa học về “lợi ích nhóm ở Việt Nam”, nhưng qua thông tin, qua dư luận xã hội, qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm nhận của nhiều người, thì tình hình “lợi ích nhóm” đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến, ở cấp nào cũng có, cấp cao hơn thì mức độ càng nặng hơn, ở lĩnh vực nào cũng có, kể cả ở những nơi mà xưa nay trong tiềm thức xã hội thường cho rằng đó là nơi luôn trang nghiêm, trong sạch.
 “Lợi ích nhóm” cũng chính là một kiểu tham nhũng nghiêm trọng nhất, tham nhũng có tổ chức. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng thực tế xã hội vẫn diễn ra một tình hình rất đáng lo ngại là ở nước ta đang có nguy cơ chuyển biến dần dần sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, do hoạt động của “nhóm lợi ích” gây nên. Cũng có ý kiến cho rằng nước ta đã rơi vào “chủ nghĩa tư bản thân hữu” rồi, đã vào sâu lắm rồi (?). Ở các nước, việc quản lý nhà nước và việc điều hành kinh tế tách biệt rành mạch, và ở họ doanh nghiệp nhà nước cũng ít hơn ta.
Còn ở ta, với đặc điểm cơ quan nhà nước vừa quản lý về mặt nhà nước, vừa trực tiếp điều hành kinh tế, doanh nghiệp nhà nước nhiều, lại yếu kém trong quản lý, không ít trường hợp đằng sau cái vỏ doanh nghiệp nhà nước là tư nhân núp bóng, vì vậy, đề phòng “lợi ích nhóm” ở Việt Nam còn phức tạp hơn các nước khác, nếu không đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Đây là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và sự tồn vong của chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa (lành mạnh).
Nguy cơ này bao trùm, đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào, tác động chi phối chính, làm trầm trọng các nguy cơ khác, tạo điều kiện cho các nguy cơ khác phát triển và gây tác hại. Đây là điểm lớn nhất, cốt lõi nhất của cuộc đấu tranh về quan điểm lập trường; là trọng tâm trong chống “tự diễn biến”.
Nếu Đảng và Nhà nước ta không ngăn chặn được hoạt động của “nhóm lợi ích”, để nó tiếp tục phát triển, dẫn đến lũng đoạn ngày càng lớn hơn thì sự phát triển của đất nước bị nguy khốn và chế độ chính trị cũng biến chất, cũng thay đổi theo hướng xấu, chắc chắn không còn là con đường xã hội chủ nghĩa chân chính nữa, mà sẽ là nơi phát triển “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, mong muốn của hàng triệu đảng viên cộng sản và nhân dân đã chiến đấu, hy sinh xương máu sẽ trở nên xa vời và vô vọng, mong muốn thiết tha của Bác Hồ cũng không thực hiện được, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, chế độ xã hội sẽ là một chế độ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.
Lúc này, hơn lúc nào hết, các cấp ủy và toàn Đảng phải nhận thức rõ nguy cơ và quyết tâm bảo vệ quyền lợi dân tộc, thành quả cách mạng và bảo vệ chính Đảng ta, không để Đảng bị “nhóm lợi ích” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thao túng, làm hư hỏng, biến chất, dẫn đến đổ vỡ.
Chống “lợi ích nhóm” là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, vì không rõ “chiến tuyến”, thường ở trong trạng thái lẫn lộn trắng đen, trong nó có ta và trong ta có nó, vừa là ta lại vừa là nó.
Ngoài việc cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc tình hình và nguy cơ, cần thảo luận rộng rãi trong Đảng và trên công luận. Đảng và cả hệ thống chính trị phải kiên quyết đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, hết sức hệ trọng và cấp bách; tập thể lãnh đạo từ cấp cao nhất cần có quyết tâm chính trị và thật sự gương mẫu trong việc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, sử dụng tất cả các biện pháp có thể; khẩn trương nghiên cứu ban hành bổ sung, điều chỉnh các cơ chế kiểm soát quyền lực (bằng quyền lực nhà nước, quyền lực của nhân dân và công luận);
cơ chế thực thi dân chủ rộng rãi, minh bạch thông tin và quy định rõ trách nhiệm giải trình, điều trần; tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho báo chí vào cuộc, cho nhân dân thực hiện quyền tham chính; đổi mới căn bản công tác cán bộ, thực hiện tranh cử trước nhân dân đối với các chức danh bầu cử và thi tuyển công khai đối với các chức vụ quản lý, đồng thời thực hiện cơ chế giám sát hoạt động, kết quả công việc, thi hành việc bãi miễn và thay đổi vị trí công tác của cán bộ khi xét thấy không có lợi cho cuộc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”./.
TS. Vũ Ngọc HoàngỦy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
* Theo Tạp chí Cộng sản. Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt.

BỐ...LẠY MÀY!!!



Bố mày vất vả gian nan
Xin ông bà ngoại để mang mẹ về
Cánh hoa xinh xắn đồng quê
Bố luôn chăm bón mân mê nhẹ nhàng
Bây giờ mày đã chen ngang
Bố, mày chia sẻ...mỏ vàng xài chung
Ưu tiên số một mày dùng
Còn bố thi thoảng tiệc tùng tí thôi
Trời ơi! Bố dặn dùng môi
Sao mày cắn chặt mà lôi thế này
Nhiều khi quá chén đang say
Bố chỉ mơn trớn nhẹ tay cơ mà
Bố lạy mày thả ngay ra
Mày nghịch như thế có mà tiêu luôn
Nhìn mà quặn thắt trong lòng
Còn đâu nét đẹp màu hồng ngày xưa.
nguồn st

5 tháng 4, 2016

Thủ tướng Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông!


Tuyên chỉ có vài trăm trong hàng vạn chữ của báo cáo đọc trước quốc hội hôm 5/3, nhưng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông. 

thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ điều hàng không mẫu hạm tới biển Đông 'dằn mặt' Trung Quốc
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ sẽ phá thế “không tranh chấp” của Trung Quốc
Và đây là điều đang khiến dư luận cũng như các nước trong khu vực bàn luận. Bởi theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc sẽ tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải, an ninh tại các vùng biển và sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi xâm phạm “chủ quyền Trung Quốc trên biển".
"Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không", ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh. Trong báo cáo chính phủ còn viết, tỉnh Hải Nam sẽ nhận được ngân sách hỗ trợ của Trung ương để "khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông".
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Ngày 5/3, tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, để bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".
Tờ South China Morning Post cũng dẫn phát biểu của ông Vương Hàn Linh, nhà nghiên cứu trẻ đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc rằng, chủ quyền lãnh thổ và an ninh biển của Trung Quốc đang bị đe dọa. Đồng thời đổ lỗi cho Mỹ trong việc tuần tra gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông những tháng gần đây, khiến Bắc Kinh phải tập trung nhiều hơn vào an ninh hàng hải.
Giới quân sự cho rằng, quyết định cắt giảm 300.000 quân hôm 3/9/2015 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có ảnh hưởng tới việc tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng năm 2016 - ở mức 954,35 tỉ NDT (146,67 tỉ USD), chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2016 (573 tỉ USD).
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Bắc Kinh vẫn ưu tiên cho chi tiêu quân sự bởi con số được công bố chính thức không phản ánh đúng thực tế bởi Trung Quốc không đưa các khoản nhập khẩu vũ khí và những trang thiết bị đắt tiền vào “danh mục phải công bố”.
Theo nhận định của hãng AP, mặc dù ngân sách quốc phòng năm 2016 của Bắc Kinh chỉ tăng khiêm tốn (7,6%) so với các năm trước, nhưng vẫn phải chú ý tới những động thái của quân đội Trung Quốc. Bởi Trung Quốc tiếp tục coi hải quân và không quân là 2 mũi chính trong việc đối phó với các mối đe dọa hiện hữu tới các lợi ích của Bắc Kinh. Ngoài lực lượng hạt nhân, Bắc Kinh còn sở hữu ít nhất 1.200 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường, tên lửa hành trình đất đối đất và đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chìm tàu sân bay.
Tờ The Wall Street Journal cũng vừa dẫn nhận định của Giáo sư Andrew Erickson đến từ Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, quyết định tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh giảm khả năng quân sự - Trung Quốc muốn tránh để quân đội phình to quá mức như Liên Xô trước đây. Và Trung Quốc vẫn tăng cường khả năng thúc đẩy các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cho rằng, dự thảo kế hoạch 5 năm 2016-2020 của chính phủ đã khẳng định, Bắc Kinh sẽ củng cố năng lực chấp pháp trên biển và điều này đồng nghĩa với việc, căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang ở Biển Đông.
Ngày 4/3, hãng Kyodo dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường hoạt động và năng lực trên biển cũng như trên không nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền và lợi ích biển của Bắc Kinh, có thể "làm đảo lộn" an ninh ở khu vực Đông Á. Và cảnh báo, nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á và nếu những thách thức này được chứng minh có hiệu quả, trật tự an ninh hiện nay ở Đông Á có thể thay đổi đáng kể. Bởi hải quân Trung Quốc đã có thể tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, và đây giống như một hành động răn đe đối với lợi ích của Mỹ tại những khu vực này.
Đồng thời cho rằng, việc mở rộng hoạt động và hiện đại hóa trang thiết bị cho hải quân, không quân và lực lượng tên lửa của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông diễn ra căng thẳng. Và giới phân tích chính trị cảnh báo, Bắc Kinh sẽ có những bước đi quyết liệt nhằm khẳng định vị thế của họ trong khu vực, cũng như “định vị” tại Biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của các nước hữu quan.
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Trung Quốc ngoan cố "khuấy sóng" Biển Đông
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
ASEAN không nên để bất cứ nước nào độc chiếm Biển Đông
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Vì sao Mỹ-Nhật quyết không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?