Trang

23 tháng 1, 2015

9.000 văn bản sai, 90 triệu người khổ!

Đăng Bởi  - 

van ban sai
Một trong số những văn bản "trời ơi" được ban hành, bị dư luận ném đá.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác tư pháp được tổ chức tuần qua, Bộ Tư pháp cho biết: Trong 10 tháng của năm 2014, đã có đến 9.017 văn bản pháp luật vi hiến, trái pháp luật, chiếm 22% tổng số các văn bản đã ban hành (TT, 21:10 GMT+7, 15.1.2015)!

Khó hình dung một nền tư pháp đã vận hành, phát triển suốt 70 năm (1945-2015) lại có thể nhầm lẫn, vượt quyền, tắc trách đến mức mỗi ngày ban hành sai đến 30 văn bản! Cho dù có làm ‘mềm’ bằng cách tính ‘thiệt hại’ là 22%, thì con số các văn bản vi hiến, trái luật kia vẫn là một sai phạm khó chấp nhận.
Những hệ lụy của ‘bút sa gà chết’ là không thể đo đếm, bởi nếu không nguy hại thì cha ông đã không tổng kết thành cái thành ngữ gớm ghê kia.
Trước hết, đó là vấn nạn gây nên biết bao phiền hà cho người dân vì cái lý do giản dị nhất: Nếu các văn bản cứ luôn tạo ra một mê cung của sự rối rắm, người dân chẳng biết đâu mà lần. Điều tiếp theo là chính sự chồng chéo của các quy định sẽ ‘mở đường’ cho vô số những tiêu cực. Các quan chức lâu nay đã có gang, có thép trong phát ngôn, tha hồ mà “vận dụng” các kẽ hở để tự tung, tự tác, khiến cho người dân hoang mang, giảm sút lòng tin, tốn kém cả thời gian và tiền bạc.
Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng khi mỗi ngày có đến văn bản vi hiến, trái luật được ‘sản xuất’, có nghĩa là bộ máy tư pháp hiện nay yếu, kém ở mức đáng báo động. Cứ tạm tính rằng mỗi văn bản có ít nhất ba người liên quan trực tiếp: “Ông” trợ lý, tham mưu; “ông” thư ký và “ông” đặt bút ký, ta sẽ có ngay con số hàng vạn cán bộ, nhân viên thiếu năng lực quản lý, thiếu hiểu biết về pháp lý. Đó là chưa nói có những văn bản chỉ được ‘sinh ra’ sau vô số cuộc họp, liên quan đến hàng chục người thì con số cán bộ yếu kém thực sự sẽ là bao nhiêu?
Từ thực trạng trên sẽ chẳng khó để thấy sự lãng phí toàn diện về tài năng, công sức đào tạo, tiền của… Người dân có quyền đặt câu hỏi rằng, nếu một bộ máy có đến 22% không đủ năng lực pháp lý thì làm sao tạo nên sự ổn định và lành mạnh của xã hội? Nói cách khác, 22% đó có cũng như không; thậm chí họ còn gây ra sự phiền hà, tốn kém cho xã hội. Con số 22% cũng gần bằng với con số 1/3 cán bộ công chức cắp ô da diết mỗi ngày!
Bộ Tư pháp không cho biết những sai phạm đó sẽ được giải quyết như thế nào? Chẳng lẽ cứ sai thì sửa, sửa nếu có sai suốt năm này qua năm khác vẫn không sao? Chẳng lẽ cứ ký bừa, ký ẩu rội tặc lưỡi cho qua vì đã lỡ ban hành mà không phải chịu trách nhiệm, không phải chuyển công tác khác mà quanh đi quẩn lại chỉ kiểm điểm sâu sắc, phê bình nghiêm khắc?
Xin nhấn mạnh rằng tình trạng văn bản pháp luật sai đã được nói hoài, nói mãi trong nhiều năm qua. Không thể để cho tình trạng đó tiếp diễn nếu mong muốn một sự phát triển ổn định, hài hòa. 
Chấn chỉnh lại bộ máy, tinh giản đội ngũ, bổ sung tài năng thực sự được đào tạo có chất lượng là đòi hỏi bức thiết của xã hội. Có thể hình dung ‘chiếc xe’ đất nước đang phải di chuyển trên một con đường hết sức gập ghềnh: Nó không thể tăng tốc, nó thường xuyên bị hư hỏng vì các loại ‘ổ gà’ luôn tiềm ẩn vô số tai ương…
Hà Văn Thịnh

Đừng để “mặt tiền” của đất nước khó nhìn như thế!

Đăng Bởi  - 

VTV xin loi
Chuyển động 24h ví người mua vé Hải Phòng - HAGL như hổ đói.

Biết nhận lỗi và xin lỗi là một trong những tiêu chí không thể thiếu của một xã hội văn minh, chẳng hạn, thống kê cho biết, người Pháp là dân tộc sử dụng từ xin lỗi nhiều nhất thế giới. Thế nhưng, một cơ quan văn hóa, theo cách nói của Bộ trưởng Trần Đại Quang, “mặt tiền của mặt tiền” của một quốc gia là Đài Truyền hình Trung ương mà cứ xin lỗi mãi hoài thì không ai có thể chấp nhận!

Người xưa dạy “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy’, hàm ý cảnh báo rằng có khi, chỉ một lời nói ra, gây nguy hại khôn lường đến nỗi không thể nào sửa chữa được. Một lời đối với bốn con ngựa quả là cách ví von đầy sức nặng. Lời nói quan trọng đến mức Kinh Phật xếp vào vị trí thứ hai của ba cái tội (tam nghiệp – chướng), thân, khẩu, ý. Và, ít ai không biết một trong những câu ca dao hay nhất: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Những lời bàn ở trên chỉ giới hạn trong ứng xử, giao tiếp thường ngày. Những cái sai của VTV lớn hơn rất nhiều: Vừa là báo hình lại vừa là báo tiếng; có nghĩa là mọi chương trình được phát ra đều có sự chuẩn bị, biên tập, xét duyệt kỹ càng. Không thể biện minh cho cái sự lỡ lời để rồi xin lỗi mãi hoài, trễ tràng.
Căn nguyên của vấn đề không chỉ là lỡ mà là cái kém của phổ văn hóa, cái tắc trách của tinh thần trách nhiệm, cái thiếu nhân văn của sự tôn trọng con người. Không muốn suy rộng hơn nữa trong sự cố nghiêm trọng như Điều ước thứ 7: Biết sai mà vẫn phát, có gần cả năm trời để sửa sai cũng không cần biết, nói dối toàn tập vẫn cứ khăng khăng bào chữa, nếu không phải cố tình… sai để đốt đền cho nổi tiếng, theo cách vô trách nhiệm, ít nhân, thiếu nghĩa đến tận cùng, thì là gì?
Cái sai gần nhất, khi ví khán giả Hải Phòng với hổ đói, quả là không tài nào hiểu nổi. Nói đến cọp rừng hay hổ đói là nói đến cái tính trội hung hãn của thú tính, không thể kiềm chế… Xúc phạm cả một thành phố lớn với hàng triệu người, đâu phải chỉ một lời xin lỗi là xong?
Trên đây có nhắc đến câu nói của Bộ trưởng Trần Đại Quang khi ông nhắc nhở CSGT phải giữ bộ mặt ‘đẹp’ cho ngành công an vì công an là ‘mặt tiền’ của đất nước, còn CSGT lại là ‘mặt tiền của mặt tiền’.
Quả thật, chưa bao giờ đất nước ta có không ít cái mặt tiền của mặt tiền đáng phải nhăn nhó khi biết, khi nhìn. Mặt tiền của đất nước về tinh hoa tri thức là các trường đại học với những học giả có bằng cấp cao, vậy mà mỗi năm, có đến 500-600 bằng thạc sĩ, tiến sĩ được tiêu thụ thì đúng là sự ô danh không nơi nào có.
Mặt tiền về luật pháp mà mỗi ngày ‘phát hành’ 30 văn bản vi phạm Hiến pháp hay trái luật thì ngay cả nhà văn viết truyện viễn tưởng là Jule Verne cũng phải bó tay. Mặt tiền về cảnh quan, đi lại mà suốt nhiều năm qua, trung bình mỗi ngày có vài chục người chết vì tai nạn giao thông, vẫn cứ là chuyện… bình thường(!)
Mặt tiền đang ngang dọc quảng bá hình ảnh đất nước trên bầu trời là ngành hàng không thì cùng lúc có hàng trăm nhân viên kỹ thuật cao đổ bệnh. Mặt tiền kinh doanh thực phẩm thì hầu như tuần nào cũng có thịt thối bị bắt, lòng thối bị phát hiện. Mặt tiền về hình ảnh, phát ngôn là VTV thì cứ sai rồi xin lỗi, xin lỗi rồi lại sai…
Từ xuống cấp xem ra là từ bị lạm dụng nhiều nhất hiện nay. Ai cũng muốn tránh nói đến những từ “nhạy cảm”, “vùng cấm” khi không muốn nói đến những từ nặng hơn. Thật là đáng phải nghĩ suy khi VTV được dân gian truyền tụng là ba chữ tắt của cụm từ “vẫn thất vọng”. Chúng ta buồn ít về cái sai của VTV nhưng buồn nhiều hơn, nặng nề nhiều hơn vì không muốn tin rằng ‘mặt tiền’ của đất nước lại khó nhìn đến thế…
Hà Văn Thịnh
Tags : VTV, xin lỗi, Chuyển động 24h, Điều ước thứ 7, Trần Đại Quang, khán giả, bằng giả, văn bản, Hà Văn Thịnh, hổ đói

Dê lạc nhà Bí thư và hơn 9000 văn bản sai luật

-Văn bản pháp luật do người soạn sai phạm đã đành, đến phận làm dê cũng sai phạm. Có điều, chỉ có người tiếp tục “dại” mà dê thì rất “khôn”, dù phải làm vật tế thần.

Nói người “dại” chả ngoa tí nào. Nếu biết rằng, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tư pháp năm 2014 của Bộ Tư pháp mới đây, một con số khủng khiến cả xã hội sững sờ.
Từ “quyền của ta”…
Mà sao không sững sờ được, nếu biết rằng, chỉ trong vòng 10 tháng, ngành tư pháp, các ngành liên quan đến ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã phát hiện 9.017 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản (chiếm tỷ lệ 22%). Trong số đó, hơn 1.500 văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm về thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản (TTO- ngày 15/01).
“Dại” ở đây tương đương với cái sự… non kém.
Người dại, dê khôn, tư pháp, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, quyền của ta, dê của ta
Ảnh: cpv.org.vn
Bởi tính trung bình trong 10 tháng ấy, mỗi ngày có tới 30 văn bản ban hành có dấu hiệu vi phạm về đủ các phương diện. Nếu cứ đà này liệu năm 2015 sẽ có bao nhiêu văn bản vi phạm?
Chả trách lâu nay, người dân Việt cứ thỉnh thoảng lại như những nhân vật của Azit Nexin, cười thoải mái. Mà cười xong thì dễ “cáu”, vì thấy mình bỗng như chuột bạch chuyên để ứng dụng những chủ trương giời ơi đất hỡi, rất thiếu tỉnh táo, sản phẩm được nghĩ ra trong phòng máy lạnh.
Có những chính sách, quy định mới ở giai đoạn dự định đã bị la ó quá trời. Lại có những chủ trương đã thành chính phẩm hẳn hoi, nhưng chẳng chóng thì chầy thành… phế phẩm: Lúc thì ngày lẻ, đi xe số lẻ, ngày chẵn đi xe số chẵn. Lúc thì phụ nữ ngực lép không được đi xe máy. Lúc thì phụ nữ đi xe bus riêng, nam giới đi xe bus riêng. Lúc thì dịch vụ dìu người say về nhà. Lúc thì chỉ được bán thịt trong 08 tiếng sau mổ gia súc. Lúc thì không để ô kính đậy trên nắp quan tài người quá cố. …v..v và v.v..
Thế đó. Đừng tưởng ban hành văn bản pháp luật chỉ cần có tờ giấy, hơn trăm con chữ và cái bằng cấp, con dấu lẫn cái ghế chễm chệ ngồi ở phòng lạnh là OK.
Nhưng khi tiếng cười đã lắng xuống, đằng sau con số vô hồn hơn 9.000 văn bản vi phạm pháp luật kia, nói một điều gì?
Nước Việt đang trong hành trình hội nhập hiện đại. Chính vì thế, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là điều rất cần thiết, nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật, hướng dẫn cộng đồng thực hiện quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Tiếc thay, cái sự hướng đạo ngay từ đầu đã… sai, thì người dân Việt, các doanh nghiệp, cả cộng đồng sẽ biết đi về đâu hỡi tôi?
Hơn 9.000 văn bản vi phạm pháp luật vô tình gửi tới XH một thông điệp chứa đựng những cái “lỗi ” của các ngành liên quan đến thực thi pháp luật rất đáng buồn:
Người dại, dê khôn, tư pháp, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, quyền của ta, dê của ta
-Chất lượng đội ngũ công bộc của dân, những người được đào tạo từ các trường ĐH, các nguồn liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật có quá nhiều hạn chế, non kém. Đặt cái chất lượng ấy với những thực trạng “mua bằng bán điểm”, nhất là thông tin gần đây cơ quan chức năng triệt phá một đường dây chuyên bán bằng Ts, Th sĩ giả 09 triệu đồng/ bằng. Và đường dây này đã bán được 500-600 bằng/ năm. Các ngành liệu có bảo đảm bằng cấp của cán bộ ngành mình toàn bằng “xịn”?
-Cung cách tuyển dụng công chức của các ngành đều rất có vấn đề. Trong bối cảnh tuyển dụng với bốn bức “tứ bình” thời hiện đại: Hậu duệ, tiền tệ, quan hệ, trí tuệ, các ngành có bảo đảm  cách tuyển dụng công chức của ngành mình hoàn toàn trong sạch và không hề có bốn bức “tứ bình” đó?
- Những vị quan chức có trách nhiệm ký văn bản ban hành liệu có vô can? Trong dân gian có câu thành ngữ thâm thúy về cái sự tỉnh táo, sáng suốt của bề trên: Nó lú có chú nó khôn . Nhưng một khi nó lú chú nó cũng lú nốt, thì rút cục hơn 9000 văn bản vi phạm cũng là một đường dây… “dại”, mà người dân phải chịu đủ.
Rồi đây, việc xử lý đường dây này sẽ như thế nào? Hay hòa cả làng. Để rồi tất cả ung dung trong tỷ lệ 99% công chức hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ Nội vụ vừa công bố cách đây ít lâu?
Ở một góc độ khác, bộ máy tư pháp nói riêng, bộ máy công quyền nói chung không chỉ “dại” mà còn rất vô cảm, bởi có quyền “hành dân là chính”. Sự vô cảm đó trong những trường hợp cụ thể, có thể tính bằng 10 năm, 20 năm của đời người.  Trong 10 năm, 20 năm đó, người dân sống với nỗi lo âu phấp phỏng của đau con xót trước nguy cơ tài sản của mình mất trắng.
Đó là vụ khiếu nại về nhà cửa đất đai kéo dài 10 năm, giải quyết trong… 30 phút cách đây ít ngày làm xôn xao báo chí. Nhân vật trung tâm của vụ khiếu nại kéo dài một thập kỷ mà không được giải quyết là ông Lê Văn Lâm (ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12). Tài sản của cha mẹ ông Lê Văn Lâm với 40 m2 diện tích nhà ở, và diện tích đất ở hơn 4.300m2. Chỉ vì một cái giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở bị tịch thu, mà suốt 10 năm Q.12 không giải thích lý do vì sao.
Chạy vạy suốt 10 năm, làm đơn khiếu nại, trình báo, bẩm báo, ở đâu ông Lê Văn Lâm cũng chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ. Sự im lặng đó, vì sao, chắc chỉ các cán bộ Q.12 mới hiểu được.
Và rồi con đường đau khổ của ông cũng đã được chấm dứt, chỉ sau 30 phút, ông được gặp ông Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải với lá đơn khiếu nại gửi trực tiếp, do ông đã cùng đường. Ông Lê Văn Lâm là người dân thứ hai may mắn mà quyền lợi của ông cuối cùng đã qua tay mình
Bởi trước đó, tháng 03/2014, ông Bí thư Lê Thanh Hải cũng đã gặp một vụ việc tương tự của một người dân, mà nỗi đau khiếu nại đất đai kéo dài thời gian còn gấp đôi thời gian của ông Lê Văn Lâm- tới 20 năm. Đó là cụ bà Nhữ Thị Thơm, đã 89 tuổi. Ở cái tuổi đã gần đất lắm xa trời lắm, vậy mà quyền sở hữu và sử dụng đất đai của cụ lại xa lắc xa lơ, đến nỗi cũng phải đến khi gặp được vị quan chức cao cấp nhất t/p mới có thể nhận lại được.
Cho dù mừng cho hai người dân mất 30 năm mới có thể của Xeda trả lại cho Xeda, nhưng thật nguy hiểm, nếu việc gì cũng phải chờ đến vị quan chức cao cấp nhất mới giải quyết xong. Thì bộ máy công quyền, các công chức cấp dưới làm gì?
30 phút làm việc của một vị quan chức cao cấp, và 30 năm đau khổ của hai người dân. Những con số vô tình thành phép đối chứng đắng lòng. Mà cụ bà Nhữ Thị Thơm, và ông Lê Văn Lâm thật ra cũng mới chỉ là hai người dân vô cùng may mắn, trong số hàng nghìn trường hợp dân khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
Hơn 9.000 văn bản quy phạm pháp luật sai phạm và câu chuyện 30 năm đi tìm quyền sở hữu tài sản, đất đai của hai người dân thường trong sự im lặng là… vô cảm của các cơ quan công quyền, cho thấy không biết đến bao giờ những bước chân khập khiễng của nước Việt trên hành trình văn minh mới tới đích. Hay hệt như tên gọi chương trình âm nhạc của nhạc sĩ Quốc Trung- đường xa vạn dặm.
 đến “dê cũng của ta”
Năm cũ Giáp Ngọ chưa khép, năm mới Ất Mùi chưa mở ra nhưng câu chuyện loài dê rất khôn lại đã ầm ĩ và đàm tiếu suốt tuần này. Ấy là bởi xuất phát từ vụ việc ở huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), mà nhân vật trung tâm là 12 chú dê đi nhầm vào trang trại của ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy.
Người dại, dê khôn, tư pháp, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, quyền của ta, dê của ta
Chuyện rất đơn giản.
Tháng 6/2013, 24 chú dê nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo của huyện được đưa về xã Thành Yên để phân phối cho 06 hộ nghèo. Chả biết dê khôn hay người … ranh, mà ngoài 12 con dê trong số này được phân phối đúng địa chỉ cho 03 hộ nghèo, 12 con còn lại cứ theo đường mà thẳng tiến vào trang trại của ông Bí thư huyện ủy. Đúng nửa hơn năm sau, vào tháng 01/2015 này, câu chuyện vỡ lở. Báo chí, dư luận XH được phen bàn luận ầm ĩ và chê cười, đàm tiếu đủ kiểu.
Đến nước này ông Bí thư huyện ủy mới phân trần, ông nhầm dê này với dê một dự án khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh tệ nạn tham nhũng khiến dân mất niềm tin, thì lời thanh minh thanh nga của ông, giả dụ có nhầm nhò thật, tiếc thay lại không làm động tâm tới ai.
Sự nhầm nhò đó hình như không phải vô tình?
Vô tình sao được? Không biết, ông Bí thư huyện ủy có … rắc lá dâu cho dê cứ thế vào trang trại của ông không, nhưng chắc chắn là cấp dưới quyền ông, cụ thể ở đây là ông Chủ tịch UBND xã Thành Yên, ông Trạm trưởng khuyến nông huyện đã “rắc lá dâu”.
Nếu không, làm sao 12 con dê còn lại ấy đều được phân bổ cho 03 gia đình không có hộ khẩu ở Thành Yên, không phải người Thành Yên, và cũng không phải đối tượng xóa đói giảm nghèo. Nhưng cả ba hộ này lại đều… ở trong trang trại nhà ông Bí thư Huyện ủy, trong đó hai người lại là cháu ruột của ông. Khiến cho dư luận XH lại nghi ngờ, đặt tiếp câu hỏi cho ông Chủ tịch xã, ông Trạm trưởng khuyến nông huyện- chả lẽ các vị cũng có chung chí lớn- đầu xuôi thì đuôi lọt? Khéo thế!
Người dại, dê khôn, tư pháp, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, quyền của ta, dê của ta
Trang trại của ông Bí thư huyện ủy Đỗ Minh Quý. Ảnh: VNN
Có điều, là một khi đã nói dối thì như dân gian thường bảo: Giấu đầu hở đuôi!
12 con dê giá trị không lớn, nhưng đó là cần câu cơm của người dân khốn khó. Vụ việc vỡ lở, khiến người dân nửa mếu nửa cười, những người tử tế thì đỏ mặt hộ vì nhớ tới câu của một quan chức cao cấp, khi bà than thở: Người ta ăn của dân không chừa một thứ gì nữa!
Người ta đã … ăn cả vào nhân cách mình nữa.
Còn giờ đây, khi 12 con dê đi nhầm vào nhà quan đã được trả lại, thì dư luận XH quay sang “kết án” dê, chỉ thích vào nhà quan hưởng sướng mà không chịu làm bổn phận xóa đói giảm nghèo.
Không biết 12 con dê đó có làm giàu hơn cho ông Bí thư Huyện ủy không, nhưng làm giàu cái… tiếng tham cho ông là cái chắc.
Văn bản pháp luật do người soạn sai phạm đã đành, đến phận làm dê cũng sai phạm. Có điều, chỉ có người tiếp tục “dại” mà dê thì rất “khôn”, dù phải làm vật tế thần.
  • Kỳ Duyên

Nữ sinh cấp 3 túm tóc đánh cô giáo trên bục giảng

Bị cô giáo phê bình, ghi tên vào sổ đầu bài, một nữ sinh cấp 3 ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã lao lên đánh cô giáo, gây sốc mạng xã hội.
Bên cạnh  đó, chuyện bị mất trộm 1,5 tỷ đồng khi đi mua xe đạp hay "chồng hờ" của Thúy Nga tố danh hài này kết hôn với người khác khi sống với ông... cũng là những chủ đề được bàn luận nhiều trên mạng xã hộiViTalk.vn.

Nữ sinh cấp 3 túm tóc, đánh cô giáo ngay trên bục giảng


Một nữ sinh trường THPT Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã túm tóc, đánh cô giáo của mình ngay trên bục giảng chỉ bởi giáo viên này ghi tên nữ sinh vào cuốn sổ đầu bài.
Ngay sau đó, nữ sinh này đã phải nhận hình thức kỷ luật của nhà trường. Đây không phải lần đầu những vụ học sinh hành hung cô giáo ngay trên bục giảng diễn ra. > Xem chi tiết
10951496-1380252992283300-4486-9361-7768
Một vụ học sinh đánh thầy giáo ở Bình Định.
Cậu bé 6 tuổi lao vào đám cháy cứu ông nội
Cậu bé 6 tuổi Haiwen (tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) trở về nhà từ trường học thì thấy ngôi nhà của mình đang cháy. Vì nhớ ra ông nội còn trong nhà nên cậu bé lao vào tìm kiếm người ông cao tuổi. Do lửa bùng lên dữ dội nên cậu bé đã bị bỏng nặng và ngã quỵ trên mặt đất. > Xem chi tiết
cau-be-6-tuoi-dung-cam-lao-vao-dam-chay-
Cậu bé hiện đang điều trị trong bệnh viện.
Trải lòng của cô dâu Việt lấy tiền đạo người Mali
Sau đám cưới tổ chức tại quê nhà vào ngày 14/1, mới đây cô dâu trẻ Trúc Linh đã chia sẻ trên trang cá nhân những tâm sự khi trở thành vợ của tiền đạo của CLB Đồng Tâm sau 2 năm hẹn hò. > Xem chi tiết
q4-6066-1421137669-2k7l9d9t6i8kh-2k7ls6f
Ảnh cưới của Trúc Linh và cầu thủ CLB Đồng Tâm.
Đi mua xe đạp, đại gia bị trộm cạy cửa ôtô lấy 1,5 tỷ đồng
Ngày 17/1, một người đàn ông lái xe ôtô đến cửa hàng trên đường Trần Não, phường An Bình, quận 2 để mua xe đạp. Sau khi xong việc, anh ra chỗ đậu xe thì phát hiện cửa xe bị cạy phá, túi xách có gần 1,5 tỷ đồng đã biến mất. > Xem chi tiết
cay-jpg_1421831445.gif
Ảnh minh họa.
Hé lộ bạn trai của Á hậu Huyền My
Hình ảnh Huyền My và một chàng trai được cho là người yêu của cô xuất hiện gây sự chú ý của không ít người, anh này đang là một du học sinh tại Mỹ, con một chủ viện chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở Hà Nội. > Xem chi tiết
can-canh-nguoi-yeu-tin-don-dep-trai-giau
Ảnh tình cảm của Á hậu Huyền My với bạn trai thiếu gia.
Đội trưởng Hải Phòng: 'Công Phượng còn hơn cả nhà vô địch thế giới'
Khi nói về trận Hải Phòng với Hoàng Anh Gia Lai, đội trưởng Minh Châu cho biết: “Đã lâu lắm rồi không khí trước giờ bóng lăn ở Lạch Tray mới lại sục sôi như thế này". Anh còn nhấn mạnh: "Công Phượng nóng chẳng kém nhà vô địch thế giới". Xem chi tiết
10947613-884230851598048-42597-5925-1791
Đội trưởng Minh Châu hết lời khen ngợi Công Phượng.
'Chồng hờ' tố Thúy Nga kết hôn với người khác khi
Theo ông Nguyễn Văn Nam, người được nữ danh hài đặt cho biệt danh "anh 350 nghìn USD"  cho biết, Thúy Nga đã dan díu với người đàn ông khác khi đang sống chung với ông. > Xem chi tiết
clip-chong-thuy-nga-to-vo-dan-diu-voi-n-
Thúy Nga và chồng thời còn mặn nồng.
Cụ ông mang hơn 200 kg tiền xu dành dụm cả đời để đổi tiền mặt
Sau 65 năm để dành, mới đây, cụ ông 81 tuổi người Mỹ mang toàn bộ số tiền xu tới ngân hàng Prosperity Bank (Texas) để đổi lấy tiền mặt. Số tiền xu mà ông Keys tiết kiệm trong suốt nhiều năm qua có cân nặng tới 226 kg. > Xem chi tiết
penny20n-1-web-2k7q45efjohlh-2k7q4ag6t70
Hơn 200 kg tiền xu.
Xe chạy ngược chiều, xe đi lùi cùng lúc
Camera trên xe ghi lại cảnh một chiếc xe khách chạy vào đường ngược chiều, cùng lúc đó một chiếc xe khác cũng đang lùi trên tuyến đường đó. Chiếc xe có camera phải dừng lại vì hai chiếc xe trên đã chiếm hết phần đường đi. > Xem clip
10943842-1030993106916519-38172123044137
Sự xuất hiện cùng lúc của hai chiếc xe.
HLV Graechen 'phản' bầu Đức: 'Đá đẹp mà không thắng thì cũng bằng không'
Giải thích cho sự hấp dẫn của những cầu thủ còn rất trẻ Hoàng Anh Gia Lai, HLV Guillaume nói: "Các cầu thủ trẻ có lối chơi đẹp và cách hành xử văn hóa nên thu hút được sự chú ý từ dư luận. Nhưng đội bóng nào cũng thế, nếu họ không giành được chiến thắng thì sẽ đánh mất sự chú ý này. Theo tôi, đá đẹp mà không thắng thì cũng bằng không!". > Xem chi tiết
hlv-graechen-zing-copy-2k7pgcjfj4cpj-2k7
Đá đẹp mà không thắng thì cũng bằng không.
Tác hại của việc sạc pin qua đêm
Nhiều người có thói quen sạc điện thoại trước khi đi ngủ cho đến sáng hôm sau. Tuy nhiên các nghiên cứu mới đã chứng minh hành động này dù không ảnh hưởng tới smartphone nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và tuổi thọ của pin. > Xem chi tiết
pin-tyfd-2k7lpo71r2epq.jpg
Ảnh minh họa.
Hà Linh tổng hợp

22 tháng 1, 2015

Tham nhũng dự án ODA: Chúng ta đã có nhiều tai tiếng...

(Tin tức thời sự) - Tham nhũng trong các dự án ODA là có thật nhưng việc xử lý rõ ràng là kém, có sự nương nhẹ đến mức người dân nghi ngờ ‘rút dây động rừng’.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã bày tỏ quan điểm với Đất Việt trước thông tin Ngân hàng thế giới vừa công bố về con số đơn khiếu nại liên quan đến tham nhũng trong các dự án ở Việt Nam. Trong khi đó các vụ việc được phát hiện chưa thể hiện rõ sự nghiêm minh và cơ quan chức năng bị động trong việc phát hiện.
Tình trạng quản lý kém
PV: - Thưa bà, liên quan tới việc sử dụng nguồn vốn ODA mới đây Ngân hàng thế giới cho biết, cơ quan này đã nhận tới 189 khiếu nại liên quan đến tham nhũng trong các dự án ở Việt Nam. Số khiếu nại này chỉ đứng sau Ấn Độ, với 306 khiếu nại. Bà bình luận như thế nào về con số này? Xét ở góc độ vĩ mô, điều này sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới nguồn ODA trong tương lai?
Bà Phạm Chi Lan: - Tôi nghĩ con số này đang nói lên một thực tế mà chúng ta đã bàn đến nhiều đó là nạn tham nhũng ngày càng tinh vi.
Việc các tổ chức đưa ra các thông tin về tham nhũng tại các dự án ODA có lẽ cũng không lạ lẫm gì với người Việt Nam bởi nạn tham nhũng đã được thừa nhận là tràn lan, là quốc nạn và diễn ra nghiêm trọng với nhiều hình thức tinh vi. Những cụm từ này đã được chính các vị lãnh đạo cấp cao nói ra.
Thực trạng này thực sự đáng buồn bởi trước hết nó ảnh hưởng tới nguồn ODA hiện nay vì rõ ràng tham nhũng trong các dự án ODA là có. Những vụ tham nhũng phát hiện ra đã truy xét tới nơi như vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ sau phải xử tù. Rồi những vụ sau này cũng đều phát hiện từ các nước cấp tiền với những bằng chứng rõ ràng.
Dù phía Việt Nam có tìm cách bào chữa cũng khó bác bỏ được. Ví dụ như vụ PMU 18 hay vụ đường sắt mới đây.
Mặt thứ hai, khi vốn ODA thất thoát kém hiệu quả trong khi toàn bộ gánh nợ đó vẫn đổ lên đầu người dân cả trước mắt cũng như trong tương lai.
Ngoài ra điều này ảnh hưởng đến niềm tin của nhà cung cấp ODA khiến về sau họ ngần ngại hơn rất nhiều bởi chính các nước cấp ODA cũng chịu sự giám sát của Quốc hội và người dân nước họ. Bởi vì ODA chính là tiền thuế của người dân nước họ đóng góp cho chính phủ của họ. Do đó Chính phủ dùng tiền đó cung cấp cho nước khác thì bản thân họ cũng phải kiểm soát tham nhũng.
Nếu chúng ta tạo nên sự phản ứng để Quốc hội và người dân các nước không đồng tình trong việc cung cấp ODA cho Việt Nam thì sẽ làm tổn hại cho Việt Nam. Chúng ta vốn đã có quá nhiều tai tiếng ảnh hưởng đến uy tín rồi.
PV: Có một nghịch lý là, dù những sai phạm về ODA đã hơn một lần được chỉ thẳng, những sai phạm đều rõ ràng, có địa chỉ... nhưng phía Việt Nam luôn bị động trong việc phát hiện các sai phạm này. Điều này có thể được lý giải như thế nào thưa bà? Từ những vụ việc đã xảy ra, bà thấy cách Việt Nam phản ứng với những cáo buộc tham nhũng các dự án ODA thế nào?
Bà Phạm Chi Lan: - Điều này đang phản ánh một phần tình trạng quản lý kém về các mặt trước hết là đối với các dự án.
Hai nữa là quản lý con người trong bộ máy có vấn đề. Ở đây có thể nhìn từ việc tuyển chọn không công bằng đến sử dụng thiếu giám sát.Bởi vì tham nhũng trước hết là ở bản thân con người. Ngoài các quy trình tạo ra những kẽ hở thì chính là những con người đã tạo ra những việc đó. Lòng tham cũng như khả năng đang tạo điều kiện để họ có thể lạm quyền được.
Ngoài ra thiết chế và các quy trình đặt ra cũng cần phải xem xét. Trong nhiều trường hợp những người có trách nhiệm vẫn nói là mọi việc diễn ra đúng quy trình nhưng sai phạm vẫn xảy ra, vậy thì tức là quy trình này đang sai.
Quy trình xem chừng như rất chặt chẽ nhưng cuối cùng vẫn có vấn đề nhưng lại không ai chịu trách nhiệm về việc tạo ra quy trình đó. Đây cũng là điều đánh trách.
Thứ hai là trong việc xử lý rõ ràng là kém, có sự nương nhẹ với nhau đến mức người dân nghi ngờ có hệ thống, đường dây cho nên sợ rút dây động rừng. Cho nên ngại không dám mạnh tay. Điều này dư luận đã nghi ngờ ở các vụ việc trong nước nhưng với vụ việc liên quan đến bên ngoài không xử nghiêm sẽ tạo nên nỗi xấu hổ đối với cộng đồng quốc tế.
Lẽ ra với những vụ đã được phía nước ngoài phát hiện như vậy thì mình nên xử một cách thẳng thắn, sòng phẳng nghiêm minh thì sẽ tạo được lòng tin tốt hơn và quan trọng hơn là ngăn chặn được bước đi tiếp theo. Tức là phần nào có tính chất răn đe và đỡ đi tình trạng tham nhũng trong các dự án ODA.
Còn việc cố tìm cách trì hoãn, bao che hay bào chữa cho phía Việt Nam với lý lẽ là bảo vệ danh dự nhưng thực tế những việc này là không thể bào chữa khi bên ngoài đã có chứng cớ quá rõ.
Như vậy khi đó họ sẽ chỉ nhìn thấy phía Việt Nam không chịu xử lý nghiêm minh và khi đó không thể nào chặn được tham nhũng.
Nghi án hối lộ tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội là một điểm nóng trong quản lý, sử dụng vốn ODA năm qua.
Nghi án hối lộ tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội có sử dụng vốn ODA đã được phía Nhật Bản nêu bằng chứng trong năm 2014 - dư luận vẫn đang chờ phán quyết cuối cùng
Cần truy trách nhiệm đến cùng 
PV: Nhiều chuyên gia đã chỉ thẳng, Việt Nam có sự ngộ nhận về ODA, coi đó là một nguồn viện trợ không hoàn lại nên đầu tư chưa hiệu quả. Thưa bà, liệu có thể coi đây chính là một trong những nguyên nhân tạo ra những tham nhũng, tiêu cực trong các dự án ODA hay không và vì sao?
Bà Phạm Chi Lan: - Tôi cho rằng dù có quan niệm ngộ nhận về ODA cũng không được phép tham nhũng. Trong nguồn vốn ODA đúng là cũng có những khoản cho không nhưng đó là cho đất nước Việt Nam còn nghèo với những người dân còn đói khổ chứ không phải cho các ông quan.
Nhận thức như vậy mà lại ở trong tầng lớp cán bộ thì thực sự là trình độ quá kém. Ngay cả hệ thống giáo dục trong nội bộ công chức kém mới để cho cán bộ có nhận thức về ODA như vậy.
Cho nên nếu đổ lỗi cho nhận thức của cán bộ thì phải xem lại việc bổ nhiệm cán bộ này vào các vị trí ra quyết định để có thể tham nhũng nguồn vốn ODA.
PV: - Nhìn lại về nguồn ODA, chúng ta hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề như sau: sử dụng không hiệu quả, thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn, tham nhũng ODA. Trong khi đó, Việt Nam đã bắt đầu phải đi vay để trả lãi vay và trả nợ nước ngoài, nợ công đã tiệm cận mức trần. Ai sẽ là người phải gánh chịu hệ quả trực tiếp từ những vấn nạn trên? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm vì để người dân phải gánh chịu hệ quả như vậy?
Bà Phạm Chi Lan: - Rõ ràng là người dân các thế hệ phải gánh chịu vấn nạn này. Ngay từ bây giờ mỗi cá nhân chúng ta đang bắt đầu phải trả nợ. Từng người dân và cả những người về hưu như cá nhân tôi làm việc gì cũng phải đóng thuế 10% (thuế thu nhập cá nhân). Tức là gánh nặng này đang đánh lên đầu từng người dân Việt Nam từ người già cho đến trẻ con. Những đứa trẻ hiện nay chưa phải đóng thuế nhưng bố mẹ chúng đang phải đóng thuế nhưng rồi chúng sẽ phải lo lắng việc này khi trưởng thành.
Đây là điều rất tệ, đánh lên đầu từng người dân.
Trong khi đó những người chịu trách nhiệm không rõ ràng. Ngay cả những kẻ đã phát hiện tham nhũng xử lý cũng không đến nơi đến chốn và cũng vẫn tìm cách lẩn tránh được.
Ví dụ như vụ đường sắt gần đây nhất dường như cũng đang chìm xuồng. Tôi chưa thấy phía Việt Nam nêu rõ danh tính sai phạm của các cá nhân trong khi phía Nhật Bản đã nêu rất rõ bằng chứng. Không thể có chuyện khoản tiền đó ném vào không trung mà chắc chắn nó phải vào túi ai đó.
Dù khi đó các cơ quan có nói đình chỉ công tác để điều tra và với một Bộ trưởng quyết liệt như ông Đinh La Thăng nhưng đến nay vẫn chưa rõ kết quả. 
Tôi nghĩ trong những vụ việc này, ngoài trách nhiệm cá nhân thì vẫn phải quy xét trách nhiệm ở cấp cao hơn, là những người quản lý, giám sát họ. Bởi công trình nào thì cũng có cấp trên, có ban quản lý vậy thì họ chịu trách nhiệm tới đâu? Có dính gì đến tham nhũng này không, có được ‘bôi trơn’ phần nào hay trong quản lý đã buông lỏng…?.
Tất cả cần phải được xem xét nghiêm minh thì mới mong có thể lập lại dần trật tự được.
Ngoài ra trách nhiệm của những người lập ra các quy trình cũng phải chịu trách nhiệm. Ví dụ làm ra luật sai, văn bản sai tác động rất lớn đến biết bao nhiêu người vậy tại sao họ không chịu trách nhiệm gì? Họ ăn lương của dân đóng góp vào mà làm không hết trách nhiệm, để người dân khốn khổ thì phải chịu trách nhiệm chứ?
Nếu chúng ta quyết tâm làm thì tất cả đều có thể tìm ra địa chỉ trong quy trình đã được thiết lập. Vấn đề là có quyết tâm làm hay không mà chỉ sợ như đúng những gì người dân lo ngại đó là sai hệ thống, chỉ thích chịu trách nhiệm tập thể rồi đổ vấy cho nhau thôi.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
  • Bích Ngọc (thực hiện)

VN yêu cầu TQ dừng ngay cải tạo ở Trường Sa

Dựa trên căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử chứng minh chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc xây dựng các công trình ở Trường Sa.
5-1-1839-1421925766.jpg
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ảnh: Quý Đoàn.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nói đến việc Trung Quốc đang gia tăng hoạt động cải tạo ở Trường Sa, trong cuộc họp báo chiều này.
Theo bà Hằng, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC).
Các quan chức quốc phòng và ngoại giao Philippines hôm qua miêu tả việc cải tạo của Bắc Kinh ở Biển Đông là "đồ sộ", "rất nghiêm trọng". Giới nghiên cứu của các nước đánh giá Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự nhằm mở đường cho tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Một loạt các đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đang xây dựng đều thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực, trong đó có những đá có vị trí chiến lược như đá Chữ Thập, Gạc Ma.
Việt Anh

Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam cao nhất 7 năm trong 2015


11 chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg đã đưa ra mức dự báo trung bình rằng chỉ số VnIndex sẽ tăng lên mức khoảng 655 điểm vào cuối năm 2015.

Theo Bloomberg, các chuyên gia chứng khoán đang hoạt động ở Việt Nam nhận định chỉ số VnIndex sẽ đạt đỉnh cao nhất 7 năm trong năm nay. Tăng trưởng kinh tế tăng tốc giúp đẩy tăng lợi nhuận và mức giá trị rẻ nhất ở Đông Nam Á sẽ giúp thu hút nhà đầu tư.
11 chuyên gia phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg đã đưa ra mức dự báo trung bình rằng chỉ số VnIndex sẽ tăng lên mức khoảng 655 điểm vào cuối năm 2015, tức tăng 15% so với mức điểm đóng cửa phiên hôm qua. Hệ số P/E của chứng khoán Việt Nam đang ở mức 12,5 lần, thấp hơn mức 14,3 lần của chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương.
Các chuyên gia phân tích này cũng dự báo lợi nhuận của các công ty trong chỉ số VnIndex sẽ tăng 10% trong 12 tháng tới, vượt trội so với mức giảm 2% của các công ty thuộc chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 6% lần đầu tiên kể từ năm 2011 vì đầu tư nước ngoài thúc đẩy xuất khẩu, các ngân hàng tăng cường cho vay và lạm phát thấp khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu.
“Mức giá và các yếu tố vĩ mô cơ bản tiếp tục hỗ trợ xu hướng tăng điểm”, Patrick Mitchell, trưởng bộ phận khách hàng doanh nghiệp của công ty chứng khoán VinaSecurities, nhận định.
Mitchell dự đoán chỉ số VnIndex có thể tăng lên mức 680 điểm trong năm nay và khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu của các công ty công nghệ và hàng tiêu dùng thiết yếu. Các cổ phiếu ưa thích của ông là Thế giới di động, FPT, Vinamilk và Masan.
Kể từ đầu năm đến nay, chỉ số VN Index đã tăng 4,3%, đóng cửa phiên hôm qua ở mức 569,12 điểm. Trong năm 2014, VnIndex tăng tổng cộng 8,1%.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn bị bao phủ bởi nợ xấu của khu vực ngân hàng – yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế chạm đáy 13 năm vào năm 2012. Mặc dù Moody’s đã nâng triển vọng ngành ngân hàng từ ổn định lên tích cực hồi tháng 12, tổ chức xếp hạng này cũng cảnh báo lợi nhuận của các ngân hàng vẫn phải chịu nhiều áp lực.
Các nhà đầu tư ngoại cũng phải đối mặt với khối lượng giao dịch thấp và những giới hạn trong tiếp cận cổ phiếu. Quá trình nâng giới hạn cho tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết diễn ra khá chậm chạp. Hôm 5/1, Ủy ban chứng khoán cho biết sẽ trình kế hoạch mới nhất lên chính phủ trong quý III.
Năm ngoái, trung bình giá trị các cổ phiếu được giao dịch trên HOSE là 2.200 tỷ đồng mỗi ngày, chưa bằng 1/4 khối lượng giao dịch trên sàn chứng khoán Indonesia (theo số liệu của Bloomberg).
Mặc dù khối ngoại vẫn mua ròng 9 tháng liên tiếp trong năm 2014, tổng cộng 136 triệu USD được rót vào chứng khoán Việt Nam, nhỏ hơn rất nhiều so với mức 3,76 tỷ USD và 1,25 tỷ USD lần lượt được đổ vào chứng khoán Indonesia và Philippines.
Kevin Snowball, CEO của quỹ PXP Vietnam, dự báo trong thời gian tới nhà đầu tư ở Việt Nam sẽ đa dạng hơn (thay vì chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ như hiện nay) nhằm giảm biến động và đạt được mức tăng điểm bền vững trong dài hạn.
Trong khi đó, bà Trần Thị Kim Cương (đến từ quỹ đầu tư Manulife) cho rằng tăng điểm sẽ là xu hướng của chứng khoán Việt trong năm 2015. Bà dự đoán đến tháng 12 VnIndex sẽ chạm mốc 655 điểm, đồng thời nhận định các cổ phiếu ngân hàng “có cơ hội tăng điểm tốt trong ngắn hạn sau khi NHNN tuyên bố sẽ đẩy mạnh hoạt động sáp nhập”. Các cổ phiếu được bà Cương khuyến nghị là Vinamilk và Masan.
Thu Hương
Theo InfoNet/Bloomberg