Trang

11 tháng 7, 2015

Người dân bị máy xúc chèn qua người ở Hải Dương:


Dân nói có, chính quyền bảo không

Theo Báo LAO ĐỘNG

(LĐO) VIỆT HÒA 
Chiếc máy xúc tại hiện trường.

Như LĐO đã đưa tin, ngày 10.7 trên mạng xã hội lan truyền nhanh đến chóng mặt một clip ghi lại cảnh một chiếc máy xúc chèn lên một phụ nữ khi chị này cùng nhiều người dân khác ngăn cản máy xúc vào công trường tại Khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền (Dự án Vship Hải Dương). Ngay trong ngày, PV báo Lao Động đã về địa phương tìm hiểu, xác minh vụ việc.

    Người dân: Máy xúc chèn lên người dân ngăn cản thi công
    Chiều 10.7, PV Lao Động đã về KCN Cẩm Điền ghi nhận về vụ việc. Tại đây, vẫn còn hàng chục người dân đang đứng bảo vệ hiện trường, 1 chiếc máy xúc cũng được giữ lại. Hàng chục người dân đồng loạt tố cáo những người thuộc nhà thầu thi công đã bất chấp tính mạng của người dân, cho máy xúc lao thẳng vào người dân. Hậu quả làm bà Lê Thị Trâm, 56 tuổi, tại thôn Hoàng Xá bị máy xúc chèn qua người.
     Bà Lê Thị Trâm đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hải Dương.
    Bà Lê Thị Hiền ở thôn Hoàng Xá kể lại: Chúng tôi là những người dân có ruộng đất tại khu vực triển khai dự án KCN Cẩm Điền – Lương Điền này, không đồng tình với việc đền bù giải phóng mặt bằng nên nhiều năm qua chúng tôi khiếu kiện khắp. Gần đây, mấy chục hộ dân chúng tôi kéo ra đây phản đối.
    Tối qua, nhà thầu thi công thuê nhiều đầu gấu đến gây gổ đánh người dân. Tới sáng nay, họ đưa máy xúc, ô tô đến, dân chúng tôi ra ngăn cản thì người lái máy xúc và nhiều người khác xông tới. 
    Bà Nguyễn Thị Đông, 56 tuổi, ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền cũng bức xúc: Lúc máy xúc nhấn ga tiến vào, chị Trâm đang lúi húi nhặt mấy lá cờ không tránh kịp, bị máy xúc ủi lên người. Phải mất một lúc lâu, khi lái xe lùi lại, chúng tôi mới đưa được chị Trâm ra ngoài đưa đi cấp cứu. Rất may nơi chị Trâm bị máy xúc đè lên có một cái rãnh, phía trên là cát nên chị ấy chỉ bị thương, nếu không thì đã chết rồi.
    Chính quyền: Không có việc chị Trâm bị máy xúc cuốn vào bánh

    Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Lê Huy Kiên – Chủ tịch UBND xã Cẩm Điền - cho biết: Lúc 8h chúng tôi nhận được thông tin giữa công ty với người dân xảy ra vụ việc làm chết người. Tuy vậy, sau khi xác minh tại hiện trường, lực lượng công an xã báo lại là không có chuyện người dân bị máy xúc chèn mà chỉ có vụ va chạm giữa người dân với lực lượng thi công. Một người dân va vào máy xúc, bị thương hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương với vết thương gãy khuỷu tay, chấn thương sọ não.
    Chiều 10.7, trao đổi thông tin tại trụ sở UBND tỉnh Hải Dương, PV Lao Động đã đặt câu hỏi về tính xác thực của clip người dân bị chèn nửa người dưới bánh xích đang lan truyền trên mạng Internet. Trung tá Nguyễn Trọng Hiển, Phó trưởng Công an huyện Cẩm Giàng cho biết: “Để thẩm định tính xác thực của clip trên phải có cơ quan chuyên môn thẩm định”.
    Trung tá Hiển cho biết: Ngay sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan CSĐT Công an huyện đã có mặt tiến hành khám nghiệm hiện trường. 2 người bị thương trong vụ việc là chị Lê Thị Trâm, 56 tuổi, tại thôn Hoàng Xá, được điều trị tại Bệnh viên Đa khoa Hải Dương; anh Nguyễn Văn Sinh, SN 1973 (công nhân lái máy xúc) hiện đang điều trị tại Viện quân y 7. Chúng tôi khẳng định không có việc xe máy xúc đè qua người dân. Xe máy xúc với trọng lượng 17 – 18 tấn chèn qua người thì không ai có thể sống sót được”.
    Về việc người dân tố cáo từ ngày 9.7, đã có một số đối tượng xã hội đen đến đánh người dân, ông Hiển khẳng định: Lực lượng công an đã theo dõi sát tình hình, chúng tôi không ghi nhận được tình trạng trên.
    16h40 ngày 9.7, đơn vị thi công có đưa 2 xe ô tô tải vào KCN và người dân ngăn cản, chúng tôi đã điều lực lượng đến nên không xảy ra bất cứ việc gì.
    Theo ghi nhận của PV báo  Lao Động tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương, bà Lê Thị Trâm đang điều trị với vết thương gãy tay phải, chấn thương sọ não.

    10 tháng 7, 2015

    Rao bán trại giam vì thiếu... phạm nhân

    Chiến tích có một không hai của chính quyền New York:

    Đăng Bởi  - 

    Rao ban trai giam vi thieu... pham nhan
    Nhà tù Núi McGregor - nơi được chính quyền thành phố New York rao bán

    Là thành phố phồn hoa nhất thế giới, New York từng được biết đến là “thiên đường” cho các loại tội phạm. Tuy nhiên, bằng nỗ lực đảm bảo sự an toàn trong cuộc sống người dân, giới chức của New York đã đẩy lùi nạn tội phạm ở thành phố này và họ đã đóng cửa một vài nhà giam do thiếu tù nhân...

    Bùng nổ tội phạm ở New York
    Ba tháng sau khi được bầu vào vị trí thị trưởng New York (Mỹ), ông Rudolph Giuliani phát biểu trong một hội nghị vào năm 1994 rằng: “Tự do không có nghĩa là con người có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, là bất cứ điều gì họ có thể được. Tự do là sự tự nguyện của mỗi con người trong việc phải nhường lại cho chính quyền hợp pháp trách nhiệm quyết định về những gì bạn làm và cách bạn làm điều đó”. Nhiều người sẽ cho rằng đó là sự tụt dốc trong chính sách tự do của nước Mỹ. Song, tìm hiểu tình hình, rõ ràng Rudolph Giuliani không còn đối sách nào khác trong bối cảnh New York trở thành trung tâm của thế giới tội phạm.
    Các vụ phạm tội xảy ra gần như liên tục trên đường, trong các góc tối ở New York vào đầu thập niên 1990. Bên cạnh đó, tội phạm có tổ chức - hay còn gọi là các băng đảng mafia - thao túng rất nhiều hoạt động thương nghiệp cũng như gây sức ép đối với chính quyền. Tờ New York Times bình luận rằng, thành phố với 8,5 triệu dân đang trở thành hố đen thu hút mọi loại tội ác. Cuộc sống tưởng như văn minh bậc nhất thực chất lại nơm nớp nỗi lo chết chóc, đốt phá và cướp bóc.
    Ví dụ, năm 1993, New York xảy ra vụ trộm cắp, 86.000 vụ cướp, gần 2000 vụ giết người. Nhà báo Edward Gill của kênh CNN - nạn nhân của một vụ cướp khi đang tác nghiệp trên phố - phải đau đớn thốt lên rằng: “Nước Mỹ đang cố gắng trở thành cảnh sát của thế giới. Thế nhưng, chúng ta lại không thể trở thành cảnh sát để bảo vệ cuộc sống của chính người dân ở đất nước mình”.
    Chiến dịch “trong sạch thành phố”
    ‘Từ một biểu tượng về kinh tế, New York đang đứng trước nguy cơ - một nguy cơ rất lớn - là trở thành biểu tượng về tội phạm” - thị trưởng Rudolph Giuliani đã nói như vậy trước khi phát động một “cuộc chiến” chống lại các hình thức phạm tội, bao gồm cả việc hạn chế một số quyền tự do của công dân.
    Rudolph Giuliani chỉ đạo sở cảnh sát New York theo sát các doanh nghiệp bị nghi ngờ liên quan đến tội phạm có tổ chức, ví như chợ cá Fulton và trung tâm Javits (thuộc kiểm soát của gia đình mafia Gambino). Đồng thời, ông cho phép mở rộng lực lượng cảnh sát New York thêm 25%, biến lực lượng này thành đội ngũ cảnh sát đông đảo nhất nước Mỹ với trên 50.000 viên chức. Ngoài ra, chính quyền cũng thông qua một đạo luật để cắt một phần thuế nhất định cho hoạt động giữ gìn an ninh trật tự.
    Trong cuốn hồi ký “Chuyến đi về tâm bão - Journey to the storms heart” xuất bản năm 1996, một ký giả tự do đến từ Anh đã phải thừa nhận: “Ở mỗi góc phố cuộc sống của người dân New York đều bị giám sát chặt chẽ. Ở đây đang có một cuộc chiến. Nhà cầm quyền đã và đang chiến đấu trước sự chống cự ngoan cố của giới tội phạm để giành quyền kiểm soát thành phố. cảnh sát có súng, và tội phạm cũng vậy”.
    Người ta ghi nhận rằng đã xảy ra không dưới 20 vụ đấu súng giữa cảnh sát và tội phạm trong năm 1994 (con số đó thậm chí còn tăng lên vào năm 1995). Ít nhất 13 cảnh sát đã thiệt mạng trong các cuộc đấu súng, trong khi đó, niềm tin của người dân vào chính quyền lung lay dữ dội khi họ biết rằng tiền thuế đang được sử dụng rất nhiều cho mục đích trấn áp tội phạm thay vì an sinh xã hội. Rudolph Giuliani đối diện với áp lực rất nặng nề từ cử tri cũng như từ phe đối lập, nhưng ông không bỏ cuộc, ông nghĩ đến biện pháp mới: Tuyên truyền.
    Những chương trình giáo dục bài trừ tội phạm được đưa vào trường học, đồng thời, các khu dân cư được khuyến khích tổ chức các điểm tuyên truyền về tác hại của những kẻ phạm tội. Tuy không giải quyết tình trạng tội phạm nhanh bằng súng ống, giải pháp tuyên truyền lại có tác dụng lâu dài hơn. Tỷ lệ phạm tội vặt trong thanh thiếu niên - ví như cướp giật, móc túi, trộm cắp ở cửa hàng, siêu thị hay thậm chí là hãm hiếp - đã giảm rõ rệt trong giai đoạn cuối những năm 1990.
    Các thị trưởng tiếp theo của New York đều nhận thấy sự cần thiết phải chống lại hoạt động phạm tội. Chính vì thế, họ kiên quyết giữ lực lượng cảnh sát đông đảo và nguôgn ngân sách lớn dành cho an ninh. Nhờ đó, tỷ lệ tội phạm của New York đã giảm rõ rệt. Năm 2014, tỷ lệ tội phạm ở New York thấp hơn mức trung bình của Mỹ, chỉ có 328 vụ giết người (số lượng ít nhất từ năm 1963) và 24.000 vụ cướp, về mặt nào đó, New York đã được “thanh lọc” thành công.
    Nhà tù trở thành khách sạn
    Như một hệ quả của nạn tội phạm tràn lan, các nhà tù ở New York được xây dựng liên tục. Trong vòng hơn 30 năm (từ 1960 đến 1994), chính quyền đã phải mở cửa thêm 18 nhà giam, nâng tổng số trại giam giữ tội phạm ở New York lên con số 81. Trong đó, có những nhà tù dành cho những tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm những tên giết người hàng loạt và những kẻ tội phạm tâm thần, ví như Rudolph Giuliani (giết vào làm bị thương 8 người), Conrado Juarez (kẻ giết cháu gái 10 tuổi và cắt từng bộ phận để bán) hay Colin Ferguson (xả súng vào 25 hành khách trên tàu, giết chết 3 người vào năm 1992).
    Tuy nhiên, nhờ chiến dịch đàn áp tội phạm, số người bị kết án của New York đã giảm đi nhanh chóng. Trong năm 2012 chỉ có hơn 800 án tù được tuyên. Điều này dẫn đến một vấn đề: Thừa trại giam. Hiện tại, đa phần nhà tù ở New York đều không hoạt động hết công suất, thậm chí, vài nhà tù chỉ có lác đác mấy phạm nhân. Trong số đó, nhà giam Núi McGregor (trên đỉnh núi cùng tên) đã không “đón tiếp” phạm nhân nào từ 3 năm qua.
    Ông John Bakers (trưởng trại Núi McGregor) cho biết: “Kể từ khi ông B. mãn hạn tù giam ở đây vào tháng 6/2013, nhà tù này đã bỏ trống. Đội ngũ hơn 20 nhân viên của nhà tù vẫn hoạt động, nhưng, chúng tôi chẳng giam giữ ai cả. Đó là một sự lãng phí đối với tiền thuế của nhân dân”.
    Chính ông John Bakers là người đầu tiên đệ đơn lên chính quyền thành phố New York để xin phát mãi nhà tù Núi McGregor. Với diện tích 325 ha, trại giam này ở vị trí đắc địa, nằm trên đỉnh núi tuyết phủ và có cảnh quan xung quanh rất đẹp lại không xa thành phố, nên hoàn toàn có thể trở thành điểm du lịch lý tưởng hoặc khách sạn độc đáo.
    Văn phòng phát triển kinh tế bang New York đã đồng ý với đề xuất của ông Bakers và thông báo rằng ngày 7/7 tới đây sẽ là hạn chót để các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đăng ký đấu giá trại giam Núi McGregor. Chưa biết trại giam này thuộc về tay ai, song, việc “trại giam không có tù nhân” cho thấy sự đúng đắn đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống lại tội phạm ở thành phố New York.
    Theo Như Ý (Tuổi trẻ & Đời sống)

    Việt Nam-Campuchia quyết không để vấn đề biên giới lan rộng


    - Quan chức hai nước thảo luận nhất trí phối hợp giải quyết các sự kiện xảy ra trên biên giới, hợp tác giải quyết, không để vấn đề phát triển hoặc lan rộng, ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
    Campuchia, cắm mốc biên giới, Hồ Xuân Sơn
    Thủ tướng VN và Campuchia tại lễ khánh thành cột mốc 314 năm 2012. Ảnh: VOV
    Vấn đề được nêu ra tại cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia diễn ra 7- 9/7 tại Phnom Penh. Đoàn Việt Nam do ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam –Campuchia dẫn đầu.
    Phía Campuchia do ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp phụ trách công tác biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Campuchia - Việt Nam dẫn đầu.
    Hoán đổi đất theo tỉ lệ 1:1
    Theo thông tin từ cuộc họp, từ năm 2006 đến nay, hai bên đã phân giới được khoảng 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1137 km; xác định được 260/314 vị trí mốc (đạt 84,1%); xây dựng được 305/371 cột mốc (đạt 82,2%); quy thuộc được 104 cồn bãi, trong đó: 39 cồn bãi quy thuộc Việt Nam, 65 cồn bãi quy thuộc Campuchia và hoàn thành kiểm tra, nghiệm thu được 191 bộ hồ sơ cột mốc.
    Về việc thực hiện và áp dụng mô hình “Bản Ghi nhớ về việc giải quyết một số khu vực tồn đọng trên biên giới đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia”, đến nay hai bên đã trao đổi, hoàn thành việc hoán đổi đất theo tỷ lệ 1:1 (1ha+1ha) tại các cặp tỉnh Tây Ninh-Kompong Cham (Tboung Khmum), Tây Ninh - Svay Rieng; Đồng Tháp - Prey Veng; An Giang - Takeo; Kiên Giang - Ta keo và Kiên Giang - Kampot.
    Hiện nay trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia còn một số công việc hai bên chưa thống nhất cách giải quyết liên quan đến 7 đoạn biên giới: đoạn biên giới từ mốc 30-40 (tỉnh Gia Lai - Rattanakiri) đoạn biên giới mốc từ 40-44 (Gia Lai, Đắk Lắk-Ratanakiri, Mondulkiri); đoạn biên giới từ mốc 56-60 (Đắk Nông - Mondulkiri); đoạn biên giới từ mốc 138-147 (Tây Ninh - Svay Riêng); đoạn biên giới từ mốc 241-245, từ mốc 247-253 (An Giang- Kandal) và đoạn biên giới từ mốc 295-302 (Kiên Giang - Kampot).

    Tại cuộc họp, hai bên nhất trí sẽ tăng cường tần suất và cường độ làm việc của các lực lượng phân giới, cắm mốc và các cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban; tuân thủ nghiêm túc các Hiệp ước, Hiệp định song phương về biên giới đã ký kết; tích cực thúc đẩy đàm phán, sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trong năm 2015 như thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.
    Không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới
    Cũng tại cuộc họp này, trên cơ sở đối chiếu với các quy định của hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận về biên giới đã ký giữa hai nước, đặc biệt là Thông cáo báo chí chung ngày 17/01/1995, hai bên đã trao đổi thẳng thắn về một số vụ việc xảy ra trên biên giới trong thời gian qua.
    Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp giữa các địa phương và các cơ quan chức năng của hai bên trong việc giải quyết các sự kiện xảy ra trên biên giới. Trong trường hợp xảy ra các vụ việc trên khu vực biên giới, hai bên cần kịp thời trao đổi, hợp tác giải quyết, không để vấn đề phát triển hoặc lan rộng, ảnh hưởng đến quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, cản trở công tác phân giới cắm mốc.
    Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp giữ gìn trật tự trị an biên giới; đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục để người dân vùng biên giới tự giác tuân thủ các quy định liên quan đến việc quản lý biên giới tại các hiệp định.
    Đó là hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước ký ngày 20/7/1983; hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 27/12/1985; hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 ký ngày 10/10/2005; Bản Ghi nhớ về việc giải quyết một số khu vực tồn đọng trên biên giới đất liền ký ngày 23/4/2011 và đặc biệt là Điểm 8, Thông cáo báo chí chung ngày 17/1/1995.
    Theo đó, “hai bên thỏa thuận, trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, thì duy trì sự quản lý hiện nay: không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới; giáo dục, không đề nhân dân xâm canh, xâm cư và cùng nhau hợp tác giữ gìn an ninh, trật tự biên giới”.
    Linh Thư

    Thảm sát cả gia đình người yêu vì hận tình


    - Bước đầu 2 nghi can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến đã thừa nhận toàn bộ hành vi gây ra vụ giết hại 6 người ở Bình Phước rúng động những ngày qua.
    Giết cả nhà người yêu vì hận tình
    Bước đầu khai báo của các nghi can cho biết, Dương là lẻ chủ mưu gây ra vụ giết 6 người trong gia đình đại gia gỗ ở Bình Phước. Đáng nói là hành động tội ác tột cùng của Dương được cho là xuất phát từ mối hận tình của nam - nữ mới lớn.
    án mạng, bình phước, sát hại, dã man, cảnh sát, Bộ CA
    Hai nghi can Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến (bên phải)

    Theo khai báo của Dương, cách đây 4 năm Dương có mối quan hệ yêu đương với Lê Thị Ánh Linh (SN 1991) là con gái lớn của ông Lê Văn Mỹ (SN 1968) – Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (SN 1973). Thời gian yêu nhau khá dài, Dương hay đến chơi, ăn ở ngay tại nhà của Linh nên nắm bắt tường tận về đường đi lối lại.
    Cách đây không lâu, Dương bị vợ chồng ông Mỹ - bà Nga đã cấm cản trong mối quan hệ vói Linh. Cụ thể, Dương có nhiều lần rủ Linh đi chơi mà gia đình “bặt tin”, do lo sợ con gái mới lớn dính vào chuyện tình cảm, sao nhãng học hành nên ông Mỹ không cho Dương đến nhà và cách ly con gái với thanh niên này.
    Lời khai của Dương cho hay, gần đây Dương nghi Linh có mối quan hệ tình cảm khác nên ghen tuông. Từng nhiều lần tìm cách gặp Linh để mong nối lại quan hệ xưa nhưng không thành. Từ đó Dương đâm ra hận tình và cho rằng việc không đến được với Linh là do sự cấm cản của vợ chồng ông Mỹ - bà Nga. Do đó Dương lên kế hoạch trả thù tình, nhắm đến gia đình của người yêu cũ.
    án mạng, bình phước, sát hại, dã man, cảnh sát, Bộ CA
    Nghi can Vũ Văn Tiến tại thời điểm bị bắt giữ vào đêm 10/7. Ảnh: Như Sỹ

    Để thực hiện kế hoạch Dương rủ người bạn là Tiến cùng tham gia. Dương hứa hẹn với Tiến khi đạt được mục đích trả thù tình của mình, sẽ lấy đi nhiều tài sản trong gia đình của đại gia Mỹ cho Tiến tiêu xài thỏa thích. Do tin vào lời hứa hẹn hấp dẫn, Tiến tham gia vào kế hoạch tội ác do Dương bày ra.
    “Nó phạm tội thì nó tự phải chịu”
    Được biết, tại thời điểm bắt giữ nghi can Tiến tại phòng trọ ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, người dân địa phương tỏ ra khá bất ngờ. Chính cha mẹ ruột của nghi can Tiến không tin vào những gì mình chứng kiến nhưng cũng phải chấp nhận sự thật cay đắng.
    Ông Vũ Duy Hiền cho biết, vợ chồng ông có 5 người con và Tiến là con út. Trước đây gia đình ông sinh sống ở Bình Phước. Đến khi Tiến 15 tuổi thì gia đình chuyển về kiếm sống ở huyện Hóc Môn.
    án mạng, bình phước, sát hại, dã man, cảnh sát, Bộ CA
    Ông Vũ Duy Hiền, cha ruột của Vũ Văn Tiến bất ngờ khi đứa con út bị bắt giữ liên quan đến tội ác tày trời. Ảnh: Đinh Tuấn
    Hàng ngày ông Hiền di chuyển đến Bình Dương làm bảo vệ cho một doanh nghiệp, vợ ông làm công nhân gần nhà. Riêng về Tiến, ông Hiền kể, đứa con út này làm bảo vệ cho một công ty gỗ ngay địa bàn huyện Hóc Môn.
    Do điều kiện kiếm sống khó khăn, chạy ăn hàng ngày nên vợ chồng ông không hề quan tâm đến con út làm ăn, sinh sống như thế nào. Ông Hiền cho biết, trong ngày 7/7 ông không về nhà nên không hay biết gì về việc Tiến đã đi đâu? Làm gì? “Giờ chuyện nó như thế dù không tin nhưng vợ chồng tôi cũng phải chấp nhận thôi!. Nó phạm tội thì nó phải chịu”, ông Hiến khẳng định.
    Người dân xung quanh ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn biết rất ít về Tiến. Họ cho biết Tiến thường ít chơi với thanh niên địa phương và khi hay tin Tiến bị bắt trong vụ án giết 6 người rúng động thì ai cũng bất ngờ.
    án mạng, bình phước, sát hại, dã man, cảnh sát, Bộ CA
    Vụ án mạng liên quan đến 6 mạng người xảy ra ở Bình Phước là tâm điểm của dư luận trong những ngày qua
    Hiện cơ quan công an đang tập trung lấy lời khai của 2 nghi can nói trên. Dương thừa nhận là chủ mưu và trực tiếp sát hại các nạn nhân; còn Tiến chỉ vai trò giúp sức.
    Chi tiết về kế hoạch tội ác của 2 nghi can; cách thức đột nhập vào nhà ông Mỹ như thế nào? Khống chế, giết hại các nạn nhân ra sao? Và rời khỏi hiện trường như thế nào? Hiện ban chuyên án đang tập trung làm rõ.
    Chiều 11/7 công an tỉnh Bình Phước sẽ chính thức họp báo công bố chi tiết về vụ án mạng rúng động này.
    Anh Sinh

    8 "KHÔNG" cần tránh, 5 "THẮNG" mà thua !


    1- Không thi gan với kẻ lỳ
    2- Không cãi lý với kẻ say
    3- Không bắt tay với kẻ xấu
    4- Không chiến đấu với kẻ liều
    5- Không nói nhiều với kẻ khùng
    6- Không anh hùng với tiểu nhân
    7- Không cầu thân với kẻ cướp
    8- Không bán nước hại nhân dân !
    Mình mới sưu tầm và bổ xung thêm, các bạn viết tiếp nhé !

    • Quảng Cáo Sắc Việt
      1.Tranh cãi với đồng nghiệp, ta thắng rồi, đồng đội tiêu tan.
      2.Tranh cãi với bạn hữu, ta thắng rồi, bạn hữu dần xa mất.

      3.Tranh cãi với người nhà, ta thắng rồi, tình thân biến mất.
      4.Tranh cãi với vợ/chồng, ta thắng rồi, tình cảm nhạt phai.
      5. Tranh cãi Thắng khách hàng, ta thắng rồi, khách hàng đi mất.