Trang

12 tháng 7, 2019

ĐIỆN MẶT TRỜI lợi ích hơn ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC- NAM


Chỉ cần 1/3 số tiền làm đường sắt cao tốc (ĐSCT) để làm điện mặt trời trên mái nhà thì VN đủ điện sạch cho dân.
Theo ông Nguyễn Hoàng Gia, đại diện CTCP giải pháp năng lượng TP.HCM, chỉ cần sử dụng hệ thống điện mặt trời khoảng 5-6 năm là có thể thu hồi vốn đầu tư.
Cụ thể, với số tiền 100 triệu đồng có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà đạt công suất 684 kWh/tháng. Lượng điện tiêu thụ trung bình của một gia đình trung lưu khoảng 320 kWh/tháng. Dư ra lượng điện 364 kWh và bán cho ngành điện lực giá 2.086 đ/kWh. Sau khoảng 5,5 năm có thể thu hồi vốn.
Vốn đầu tư ngày càng rẻ, Hệ Thống Điện Mặt Trời Hòa Lưới VA 2.22kWp, sản lượng 300 KWh/tháng, giá khoảng 45 triệu đồng.
Như vậy, làm điện mặt trời có lợi ích thiết thực cho cả ngành điện và nhân dân, lại bảo vệ môi trường. 
Hiện nay, Bộ GTVT và Chính phủ VN đang muốn đầu tư làm ĐSCT Bắc- Nam. Vậy chúng ta hãy so sánh lợi ích của 2 dự án ĐSCT và ĐIỆN MẶT TRỜI.
Dự án ĐSCT Bắc- Nam (300 km/h) có vốn đầu tư khoảng 58 tỉ usd, chiếm 24% GDP của Việt Nam, gần bằng 50% nợ công của Chính phủ, là dự án có vốn đầu tư lớn nhất lịch sử Việt Nam. Trên thế giới, chưa có quốc gia nào đầu tư 24% GDP cho một dự án giao thông, vì quá mạo hiểm, quá nhiều rủi do, khả năng thua lỗ cao. Nợ công của VN đã rất cao, khoảng hơn 210% GDP, tương đương 506 tỉ usd. Ngân sách đang thâm hụt, mỗi năm tới phải vay hàng tỉ usd để trả nợ gốc và trả lãi vay. Làm ĐSCT hiệu quả kinh tế không có. Hàn Quốc từng xây dựng tuyến ĐSCT nối thủ đô Seoul với sân bay Incheon, đã dừng hoạt động sau 4 năm đưa vào sử dụng vì lỗ nặng. Đài Loan làm ĐSCT dài 350km sử dụng công nghệ Nhật Bản, khai trương năm 2007, tới nay thua lỗ hơn 1,5 tỉ USD. Thái Lan cũng làm ĐSCT không thành công, Indonesia đã hủy dự án ĐSCT vì có yếu tố Trung Quốc, ngay cả các dự án ĐSCT ở Nhật cũng không có lãi...vv. ĐSCT chỉ dành cho những quốc gia có sẵn nguồn lực và nền kinh tế mạnh, có năng lực công nghệ cao. VN quản lý dự án không tốt, thường đội vốn và chậm tiến độ. Như vậy, nếu VN làm ĐSCT thì chắc chắn 100% là thua lỗ.
Nếu nhà nước đầu tư 1/3 số tiền làm ĐSCT để làm điện mặt trời cho 10 triệu mái nhà thì VN không lo thiếu điện, cả nhà nước và nhân dân cùng có lợi, sau 6-8 năm nhà nước thu hồi vốn. Quá tuyệt vời.
Đầu tư ĐSCT chắc chắn là thua lỗ mà chỉ để có thêm một loại phương tiện giao thông. Đầu tư điện mặt trời có lợi ích to lớn, lãi cao. Không có ĐSCT vẫn còn đường bộ, hàng không, đường thủy. Thiếu điện thì xã hội sẽ đình trệ.
Đề nghị Chính phủ và Quốc hội Việt Nam dừng triển khai dự án ĐSCT Bắc- Nam.
Phạm Văn Hải

8 tháng 7, 2019

Làm gì khi bị "Dự án" thu hồi đất?


Luật đất đai VN và những văn bản dưới luật như Thông tư, Nghị định, Quy định, Quyết định... có liên quan là MA TRẬN với người dân sử dụng đất. Khi thu hồi đất cho những "Khu quy hoạch, Dự án" thì chính quyền và chủ đầu tư viện dẫn nhiều loại văn bản luật khác nhau khiến người dân chóng mặt, hoa mắt, lú lẫn và phải chấp nhận những điều kiện của "Dự án", bất lợi cho dân. Bảng khung giá đất ở các địa phương thường quy định giá đất thấp hơn giá thị trường khoảng 3-5 lần, hoặc thấp hơn nữa.
Để bảo vệ quyền lợi (tối thiểu) của mình, các bạn hãy căn cứ vào quy định của luật như sau:
LUẬT ĐẤT ĐAI 2013
Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. (...)
Các bạn nên đọc hết Chương VI - THU HỒI ĐẤT, TRƯNG DỤNG ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ.
Bảng giá đất có thể cập nhật trong Veb của UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh/thành.
Hiện nay, do Luật Đất Đai còn nhiều bất cập, lạc hậu với thị trường và xã hội nên cần phải điều chỉnh và sửa đổi. Các nhân sĩ trí thức, luật sư, chuyên gia BĐS và một số cơ quan nhà nước đang yêu cầu nhà nước, các chủ dự án:
- "Thu hồi đất, phải thỏa thuận đền bù với người dân". (VOV.VN).
- "Tp.HCM muốn đền bù đất đai theo giá thị trường". (VnEconomy).
- "Hà Nội yêu cầu giá đất đền bù phải sát giá thị trường". (Người Lao Động)...

Các bạn chú ý Điều 64 Luật đất đai 2013:
- Đất được Nhà nước cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng thì sẽ bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. 
"Dân oan" do các "khu quy hoạch, dự án" gây ra có ở khắp VN, phần nhiều là lỗi tại cơ chế, tại luật pháp chưa hoàn chỉnh, tại "nhóm lợi ích" và cũng tại dân trí thấp.
Hy vọng các bạn tránh được cảnh "dân oan", tự bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.

Phạm Văn Hải