Trang

19 tháng 10, 2013

KHÁC NÀO QUỶ, MA !

VĨNH THANH
            BVB - Theo bạn đọc ND, noreply-comment@blogger.com: “Thống kê sơ bộ, tính đến 20 giờ ngày 15/10, cơn bão số 11 đã hoành hành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam làm 3 người chết, 1 người mất tích, hơn 5.033 nhà bị hư hỏng nặng; hơn 181 ngôi nhà bị sập hoàn toàn; hơn 2.974 ha cây lâm nghiệp bị ngã đổ hoàn toàn; sạt lở nghiêm trọng nhiều điểm trên các tuyến đường giao thông liên tỉnh, nhiều người không bước ra khỏi đường do bão quá lớn… Trong khi đó, ông Bùi Quốc Đinh, Bí thư Tp. Tam Kỳ và ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND Tp. Tam Kỳ vẫn “vô tư” ngồi nhậu hơn 4 tiếng đồng hồ."
Cụ thể, vào lúc 13h30 phút ngày 15/10, xe ô tô biển số xanh chở ông Bùi Quốc Đinh và ông Trần Nam Hưng đến phòng VIP 1 quán Vĩnh Ký tại khu dân cư số 1, phường Trường Xuân đế nhậu cùng nhiều Giám đốc các doanh nghiệp khác. Lúc này bên ngoài nhân dân đang nỗ lực chèo chống nhà cửa, cây cối đến đuối sức, nhiều người không mua được thức ăn, nước uống do không có người mua bán. Cuộc nhậu của các “quan lớn” và giám đốc các doanh nghiệp Tp. Tam Kỳ kéo dài từ 13h30 đến 19h cùng ngày mới tàn.
Được biết, ông Bùi Quốc Đinh đã 3 nhiệm kỳ làm Bí thư và gần 10 năm đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND Tp. Tam Kỳ.
Mới đây, quán Vĩnh Ký tại phường Trường Xuân chuyên bán các món nhậu thịt rừng sống, động vật quý hiếm cũng bị đội liên ngành, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam khám xét thu giử hàng chục loại động vật quý hiếm đang còn sống và ra quyết định xử phạt gần 100 triệu đồng.
Bây giờ 2 thằng náy đang ra sức chèo chống là "chỉ đến ăn cơm khoảng 1 giời, không nhậu"?  Những tên này thì phải cách chức ngay tại chỗ!!!”...
> Vậy, trên ngọn dừa trước của Thành uỷ T.p Tam Kỳ mọc lên bài thơ,dành tặng ông Bùi Quốc Đinh:
Hai thập niên chức quyền cao
Ông vơ, ông vét, sang giàu thoả thuê
Thuật nào bám ghế giỏi ghê
Chạy quyền, chạy chức kéo rê Tam Kỳ
Ông nghênh ngang đến trơ lỳ
Không vì Dân-Nước mà vì cá nhân
Mặc ai ta thán, cóc cần
Đừng nêu mấy chữ ‘vì dân’ nhức đầu
Bão lụt ông ngồi vểnh râu
Mặc cho dân chúng bù đầu lo toan
Mặc cho ai đó chết oan
Ông thì cứ ghế nhà quan ông ngồi
Tới đây Đại hội đến rồi
Ông vung tiền tỉ, vẫn ngồi …Bí thư
Mặt dầy, má chảy Lão Trư
Ông ăn tất tật không trừ cái chi
Ông ôm ghé mãi, trơ lỳ
Mặc cho dân chúng Tam Kỳ trắng tay
Coi như ‘sống chết mặc bay”
Tiên fthầy bỏ túi nhậu say sướng đời
Đi đâu phải có người mời
Đến đâu phải đón rực trời cờ hoa
Ân cần xe cộ vào ra
Theo sau cả lũ lâu la …ăn tàn
Bão giông là chuyện nhân  gian
Còng ông thanh thản ‘nhậu tràn cung mây’
Nhà cao cửa rộng đủ đầy
Nay ông cứ việc nhậu say ngán gì
…Dân mong ông cút ngay đi
Đảng viên như thế khác gì quỷ, ma!
V.T
Ad st theo blog BVB

Giáo viên ức nghẹn 'nhường ghế' cho cháu lãnh đạo Sở

Cô Khổng Thị Loan, Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), có đơn kêu cứu về quyết định điều chuyển công tác đột ngột của UBND huyện Lập Thạch.

Đáng chú ý, trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc xác nhận, cô Nguyễn Thị Hải Ninh (người được điều chuyển thay thế cô Loan) chính là cháu ruột mình!
Cô Khổng Thị Loan trao đổi với PV.
Theo đơn của cô Khổng Thị Loan, sáng 10/10, cô được ông Hoàng Minh Thắng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lập Thạch, gọi lên làm công tác tư tưởng về việc luân chuyển cán bộ quản lý năm học 2013 – 2014. Hôm sau, cô Loan nhận được quyết định điều chuyển. Theo tìm hiểu của PV, tháng 9/2009, cô Loan được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen, đến tháng 10/2013 cô Loan mới giữ chức vụ Hiệu trưởng được 4 năm, chưa hết 1 nhiệm kỳ. Cô Loan cho biết, từ năm 2009 trở về trước, Trường mầm non Hoa Sen cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trường lớp chật hẹp. Với cương vị lãnh đạo, cô đã tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường khang trang và đang quyết tâm xây dựng trường đạt chất lượng cao giai đoạn 2012 – 2015 theo Đề án phát triển giáo dục của UBND huyện Lập Thạch. Nhưng cô Loan lại bị điều chuyển một cách đột ngột. Trao đổi với PV, ông Hoàng Minh Thắng, Trưởng phòng GD&ĐT nói, ngày 10/10, UBND huyện Lập Thạch ban hành 2 quyết định điều chuyển giáo viên. Quyết định thứ nhất điều chuyển cô Khổng Thị Loan từ Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen sang làm Hiệu trưởng Trường mầm non Tử Du và quyết định thứ hai điều chuyển cô Nguyễn Thị Hải Ninh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tử Du sang làm Hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Sen. Ông Thắng khẳng định, chúng tôi luân chuyển giáo viên để cho việc giáo dục các cháu được tốt hơn chứ không có chuyện gì khuất tất, luân chuyển để lấy những điểm mạnh của giáo viên phát huy vào nơi công tác mới. Tuy nhiên, khi PV hỏi thế mạnh của cô Loan và cô Ninh là gì để đi đến quyết định điều chuyển, ông Thắng không trả lời được. Theo ông Thắng, từ khi cô Loan về làm Hiệu trưởng, Trường mầm non Hoa Sen đã có nhiều thay đổi tích cực, cơ sở hạ tầng được cải tạo khang trang hơn. Ông Nguyễn Mạnh Tưởng, Chánh văn phòng UBND huyện Lập Thạch cho biết, việc luân chuyển giáo viên được thực hiện trong một nhiệm kỳ (5 năm) đối với giáo viên yếu kém và 2 nhiệm kỳ đối với hiệu trưởng yếu kém và nguyện vọng của giáo viên.Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, trong Đề án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, THCS của huyện Lập Thạch 2012-2015 cho thấy, những trường hợp giáo viên phải luân chuyển là do yếu kém, hết 2 nhiệm kỳ hoặc có nguyện vọng. Tuy nhiên trường hợp của cô Loan không thuộc diện nào trong Đề án nhưng vẫn bị luân chuyển khiến nhiều giáo viên trong trường nghi ngờ về tính minh bạch của quyết định này.

Theo Tiền Phong

Bàu nước tự sôi khi 'nghe' tiếng chân người

Bàu nước kỳ lạ ấy nằm tại ấp 1, xã Thạnh An, huyện Hòa Thạnh, tỉnh Vĩnh Long, trong một góc khuất ở khu vườn trồng cây ăn trái của một hộ dân. Tận mắt chứng kiến cảnh tượng từng bọt nước sôi sùng sục trên mặt hồ chỉ rộng chừng 4m2 (mà không có bất kỳ tác động nhân tạo nào), nhiều người ngỡ ngàng.
Kỳ lạ hơn nữa, theo khẳng định của những người dân nơi đây, nếu ai đó đi nhanh, mạnh quanh hồ thì lập tức, những bóng nước cũng sôi to và mạnh hơn. Cũng chính vì những điều kỳ lạ này, nhiều người cho rằng đây là hồ nước thần linh thiêng, vì thế nếu bất kính dám xâm phạm sẽ chịu trừng phạt. 
Những người dân sinh sống gần khu vực cho biết, bàu nước ấy đã có từ hàng trăm năm nay. Theo ông Nguyễn Văn Ba (nhà sát bàu nước) thì trước kia, nhiều người cho rằng bàu nước này có linh tính, biết nghe bước chân người, sôi quanh năm suốt tháng không dứt. Bởi những lời đồn đại này, hàng trăm người lũ lượt kéo về đây, mang theo lễ vật khấn vái cầu xin.
Cứ có người lại gần, hồ nước tự nhiên sôi ùng ục.
Ông Ba khẳng định: “Hầu hết những người đến bàu nước lễ bái ở tỉnh ngoài. Họ vẫn cho rằng đây là bàu nước thánh, cầu gì được nấy nên chẳng quản đường xá xa xôi. Cứ như vậy, tam sao thất bản, lượng người tìm đến lễ bái, xin nước sôi trong bàu chữa bệnh, cầu tài, cầu lộc ngày càng đông đúc”.
Sự hiếu kỳ, mê tín lên đến đỉnh điểm khi thời gian gần đây, nhiều người dân từ TP HCM, Long An, Đồng Tháp cũng đổ về với niềm tin bàu nước đặc biệt trên chính là… suối nguồn, có thể chữa trị bách bệnh. Ông Ba cho biết, chẳng cần kiểm chứng, những người này đến bên bàu nước lăn lê rồi múc nước lên uống trực tiếp. Đáng lo hơn, cách đây một thời gian, bên bàu nước xuất hiện một thầy lang băm (kiêm thầy pháp) tự ý dựng đàn cúng bái, xì xụp khói nhang hết sức phản cảm.
Sau mấy ngày liên tục cúng vái, ông thầy này còn phao tin bàu nước linh thiêng nhờ… phong thủy, do địa thế nằm gần ngôi miếu Thần Nông. Tin vào lời truyền bá mê tín này, nhiều người tín tâm quá mức lại đổ xô đến bàu nước với hy vọng xin được “nước thánh” chữa bệnh. Phải đến khi, chính quyền địa phương ra tay can thiệp, mọi chuyện mới dần lắng xuống.
Là một người sinh sống lâu năm trong vùng, thế nhưng khi được hỏi bàu nước có từ khi nào thì chính ông Ba cũng không biết rõ. Khi còn nhỏ, ông có được nghe kể thời trước đây là một cái hồ rất rộng lớn. Tới thời của ông, nó chỉ còn bằng một cái ao, ngày đêm nước sôi sùng sục. Về sau này, khi mà mọi người cần đất canh tác, san lấp thì dần nhỏ lại và những bọt khí ấy cũng theo đó ít dần và bé lại. Có những thời điểm hạn hán, nước cạn, chỉ còn trơ bùn dưới đáy nhưng những bọt nước vẫn sôi lạch bạch. Dù biết rằng, hồ nước sôi đó chưa chữa được bệnh cho ai, thế nhưng, những câu chuyện ly kỳ xung quanh nó thì vẫn còn là đều bí ẩn xôn xao khắp một vùng quê.
Ông Lê Gia Định, nhà nằm cạnh mó nước nhớ lại trước đây, mỗi ngày có tới hàng trăm người tò mò kéo về xem mó nước này vì tò mò. Ông bảo, bàu nước thuở xưa rất rộng, sâu hun hút. Thời ấy, đám trẻ con chăn trâu, cắt cỏ ngày nào cũng lén gia đình ra đây nghịch nước. Lúc bấy giờ, các ụ nước sôi giữa bàu nước rất mạnh. Giữa lòng bàu, bong bóng khí sôi nổi lên to như chiếc thùng phuy, sủi bọt phun trào ngày đêm không ngớt. 
Dù sống ở khu vực này khá lâu nhưng ông Ba không biết bàu nước có từ bao giờ.
Ngày đó, vì bản tính tò mò, ông đã đôi lần thử bơi ra giữa dòng, mon men đến gần ụ nước ấy. Nhưng thật lạ là, dù cố gắng ngụp lặn, ông vẫn bị sức mạnh của ụ nước đang sôi đẩy lên khỏi mặt nước. Có khi, 3 - 4 đứa trẻ nghịch ngợm nắm chặt tay, dùng tấm thân trần cố gắng đè lên, thử bịt kín miệng của ụ nước, nhưng cũng lần lượt bị đánh bật. 
“Tụi tui còn lén dùng cọc tre cắm sâu vào giữa mó nước đo độ nông sâu của ụ nước đang phun trào. Nhưng cọc tre cắm xuống sâu bao nhiêu cũng không vừa. Theo phán đoán của tôi thì ít nhất nó cũng sâu 20-30m là ít. Nếu nhiều người dân cùng đứng vây quanh vừa đi, vừa dậm chân mạnh, mó nước sẽ sôi mạnh hơn. Dường như mó nước này biết “nghe” tiếng bước chân người. Những ngày nắng ráo, nước trong vắt có thể nhìn thấy đáy. Khí ở dưới cứ đẩy nước thành từng luồng để tạo bong bóng và phát ra tiếng kêu “ục...ục”, ông Định kể.
Nhìn hồ nước nhỏ sôi sục bọt nước, người lạ ít ai dám đến gần. Nước trong hồ không hề nóng, nhiệt độ bình thường và mát mẻ như nước trong các khu vực gần đó.
Cũng theo ông Định, trước đây, trong vùng chỉ có duy nhất hồ nước lạ này, thế nhưng sau này khi phát hiện ra công dụng hữu hiệu của nó thì một vài cái hồ nhân tạo tự sôi khác cũng được hình thành và sử dụng. Nguyên nhân là họ phát hiện ra rằng khi có lửa ở gần bén vào, phía trên những ụ sôi ấy sẽ cháy bùng lên như kiểu khí gas dẫn đốt. 
Từ khi phát hiện ra công dụng của loại khí lạ, gia đình anh Nguyễn Thành Trung (người trong xã) đã đầu tư làm ống dẫn, bếp nấu để tận dụng nguồn khí trời ban. Thấy sự tiện dụng và nhất là miễn phí, mọi người xung quanh liền xúm lại học tập và hưởng ứng. Từ đấy, mọi người mới bảo nhau đắp ụ, đào đất dẫn nguồn khí ấy về nhà, nối với ống dẫn trong bếp ăn.
Người dân địa phương thường khoan trong lòng đất để lấy khí này sinh hoạt. Họ cho biết loại khí đốt ấy ở đây cũng an toàn vì đến nay chưa có sự việc gì bất thường xảy ra và không hề có mùi hôi. Đặc biệt, khi mưa càng lớn thì lượng khí này càng tích tụ nhiều. Hố lấy khí do người dân đào và sử dụng trong sinh hoạt cũng có hiện tượng sủi bọt, từng bọt nước cứ sủi lên xung quanh bờ ao, bờ đê như hiện tượng ở hồ nước sôi dù thời tiết mưa hay nắng.
Theo ông Trần Văn Mạnh Trưởng, Trưởng ấp Thạnh An, hiện tượng nước sôi tự nhiên trong hồ đã có từ lâu, không có mưa nước cũng sôi ùng ục. Khi bà con dùng lửa châm vào thấy phát sáng nên đã sử dụng làm chất đốt hàng ngày. Nhiều hộ gia đình trong ấp không có nước sử dụng, khi khoan giếng xong lại không thể dùng được do nước chua và có chất mặn. Vì vậy, từ giếng đã khoan đó bà con sử dụng làm hố gas, vì thấy như vậy sẽ có lợi hơn. Tuy nhiên không phải chỗ nào khoan cũng có gas.
Chủ một mảnh vườn có hồ nước tự sôi kể lại.
Khi được hỏi về độ an toàn của sự việc này, ông Trưởng cho biết: “Ở trên huyện, tỉnh không khuyến khích người dân sử dụng nguyên liệu này, do đây là việc sử dụng gas tự phát, không đạt quy chuẩn sử dụng gas an toàn, có thể sẽ xảy ra hiện tượng cháy nổ bất ngờ khi túi gas bị rò rỉ, chỉ có một số bà con sử dụng mà thôi vì cho tới nay, nhiều nơi đã bắt đầu cạn kiệt, số lượng cũng không nhiều”.    
Cán bộ phòng tài nguyên Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Long, cho hay sở dĩ hiện tượng các bàu nước phát ra tiếng kêu ùng ục, phun trào bong bóng khí có thể do vùng đất Tam Bình, Long Hồ, Vũng Liêm, Trà Ôn… nằm trong vùng đất có trầm tích lâu đời. Khí gas mà người dân sử dụng là khí metan.
Vị cán bộ Sở tài nguyên cũng giải thích, hiện tượng các mó nước sôi ục ục là do chịu tác dụng giãn nở của khí nên bị phun trào ra khỏi mặt đất. Dưới lòng đất, nước ngầm không ngừng tiếp xúc với lớp nham thạch nóng chảy, nhiệt độ nước không ngừng gia tăng. Tất cả những nguyên nhân đó làm cho bong bóng khí và nhiệt lượng hình thành bên dưới không thoát ra được. Các bong bóng khí ấy ngày càng tích nhiều dần, áp lực ngày càng lớn. Khi áp lực đạt đến một ngưỡng nhất định, nước lại tiếp tục phun trào. Khí này có thể dùng làm chất đốt như khí gas, tuy nhiên số lượng cũng không nhiều và sẽ cạn kiệt nếu bị dùng quá mức.
Theo Giadinh.net.vn

Lý Quang Diệu: 'Lãnh đạo VN bị ý thức hệ kìm hãm'


Cập nhật: 10:55 GMT - thứ sáu, 18 tháng 10, 2013

Ông Lý Quang Diệu từng thăm Việt Nam.
Hồi tháng Tám vừa qua, cựu thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu cho ra mắt cuốn sách hơn 400 trang, bày tỏ quan điểm về tương lai, triển vọng của các quốc gia lớn đáng chú ý trên thế giới và trong vùng Đông Nam Á.
Cuốn 'One man’s View of the World' có cả phần nhận định của tác giả về hiện tại và tương lai của Việt Nam.
Theo ông Lý, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận.
Nhiều nhà phân tích trong cũng như ngoài nước cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng, theo mô hình cải cách kiểu Trung Quốc.
Thực sự thì Đổi mới ở Việt Nam khác xa những gì diễn ra ở Trung Quốc.
Mấy năm gần đây, ông Lý hoàn toàn chán nản về những gì đang diễn ra ở Việt Nam. Ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo.
Theo ông, Việt Nam chưa hề và sẽ chưa thể có một lãnh đạo ngang tầm Đặng Tiểu Bình trong một tương lai gần. Ông đã sử dụng một cụm từ mô tả chung cho toàn bộ giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam: 'Bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa'.
Theo lời ông Lý, ở Việt Nam, những vị lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi những vị này nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.

Chỉ hắng giọng, ậm ừ


Singapore là tấm gương thu hút đầu tư nhờ hệ thống nhà nước hiệu quả
Ông có đưa ra một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam.
Ông thuật lại chi tiết về những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà Nội.
Khi công ty này bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang khoan cọc nhồi vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn.
Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói: “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy”. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn.
Ông Lý Quang Diệu giải thích với những nhà lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó.
Giới chức Hà Nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này. Họ không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
"Khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay"
Theo ông Lý, lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác.
Sự thật thì ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia cuộc chiến (được đa số người Việt gọi là kháng chiến chống Mỹ) đang tham gia giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và bộ máy chính quyền.
Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi “đánh nhau”.
Cựu thủ tướng quốc đảo sư tử nhìn nhận, điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa chính là tham nhũng. Đội ngũ cán bộ Đảng bỗng chốc nhận thấy những người ngoài Đảng đang giàu lên nhanh chóng.
Họ vỡ mộng và dần trở nên tham tiền, hám của. Ví dụ như những quan chức hải quan cao cấp nhập khẩu xe hơi bất hợp pháp để được chia phần lợi nhuận.
Khác Trung Quốc, Việt Nam không có một nhân vật giống như ông Đặng Tiểu Bình, một người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đội ngũ cán bộ vừa có niềm tin vững vàng rằng tiến hành cải cách triệt để là con đường duy nhất vươn ra thế giới.
Có thể nói, chiến tranh chính là lý do tại sao đất nước lại thiếu đi một con người như vậy.

Tiếp tục bế tắc


Trong cuốn sách mới ra, ông Lý Quang Diệu chỉ còn niềm tin vào thế hệ trẻ Việt Nam
Trong khi những lãnh đạo cộng sản Trung Quốc có hàng thập kỷ thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, chọn lựa những lời khuyên thực tế về việc gì cần làm, tiếp tục củng cố niềm tin và hệ tư tưởng, thì các nhà cộng sản Việt Nam vẫn bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt với người Mỹ, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước.
Hơn thế nữa, hầu hết những doanh nhân thành đạt ở miền Nam Việt Nam, những người đã quen thuộc với cách làm việc của chủ nghĩa tư bản thì lại bỏ trốn ra hải ngoại vào những năm 70.
Điều đáng nói hơn cả là cách nhìn nhận rất khách quan và tích cực về con người Việt Nam của ông Lý Quang Diệu. Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Sinh viên Việt Nam thường xuyên giành được những điểm số cao nhất trong cách kỳ thi tầm cỡ quốc tế.
Với những con người thông minh như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, đáng lẽ Việt Nam phải giàu mạnh từ rất lâu rồi.
Theo ông Lý, thật đáng tiếc là Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình. Ông đặt niềm tin rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ hơn làm nên đổi thay.
Những con người ấy sẽ nhìn nhận được Thái Lan đã thành công đến như thế nào, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường.
Về vấn đề biển Đông, theo ông Lý thì Việt Nam đang gặp phải những khó khăn lớn.
Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm. Trung Quốc sẽ tiếp tục chiêu bài chia cắt nội bộ ASEAN, cô lập các bên để giành thế thượng phong trong đàm phán song phương. Nước có hàng mấy ngàn năm lịch sử chiến tranh lân bang này sẽ kiên quyết từ chối đàm phán đa phương dưới mọi hình thức.

'Trung Quốc là một đối thủ lớn, khó chơi, đầy mưu mô và kinh nghiệm'
Về quan hệ Việt – Mỹ, ông Lý cho rằng không sớm thì muộn, Mỹ sẽ được chính quyền Việt Nam đồng ý cho trở lại Cam Ranh đóng quân. Hơn thế nữa, việc Mỹ đồng ý bán vũ khí cho Việt Nam cũng sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Tuy nhiên, những động thái đó chẳng mang lại nhiều ý nghĩa trong tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo ông Lý, Việt Nam hầu như không thể trông mong vào tiếng nói và hành động của Hoa Kỳ. Ngoài những bất đồng trong chính trị và nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam, Mỹ không hề muốn đối đầu với một nước lớn và đầy tiềm lực như Trung Quốc.
Ông Lý Quang Diệu, trong phần nói về Việt Nam, tuy không bộc lộ rõ nhưng người đọc có thể nhận ra ông không mấy tin tưởng vào sự can thiệp của ASEAN trong việc lên tiếng giúp Việt Nam đạt được thắng lợi dù nhỏ trong đàm phán biển Đông với Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là tương lai vấn đề Biển Đông của Việt Nam, trong suy nghĩ của cựu thủ tướng Singapore, là hoàn toàn bế tắc.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả Hạnh Nguyên, một bạn đọc của bbcvietnamese.com từ Việt Nam.
Ad. st

Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phố

- Lại chuyện y đức suy đồi

Tuyến quốc lộ 45 đoạn qua thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trưa nay ách tắc nhiều km vì hàng nghìn người dân dùng ô tô chở quan tài sản phụ tử vong diễu phố.

1-8137-1382172701.jpg
Cho rằng y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa làm việc tắc trách khiến sản phụ chết tức tưởi, sau hơn 1 ngày tập trung phản ứng tại bệnh viện, người thân tiếp tục đưa quan tài sản phụ đến nhà riêng Phó giám đốc bệnh viện Thiệu Hóa gây áp lực. Ảnh: Lê Hoàng
Hơn 1 ngày sau khi sản phụ Nguyễn Thị Xuân (40 tuổi, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, người thân mới chịu đưa thi hài người phụ nữ cùng đứa trẻ xấu số về quê an táng.
Khoảng hơn 11h, chiếc xe chuyên dụng của công an huyện Thiệu Hóa chở thi hài chị Xuân về quê. Khi vừa ra khỏi cổng bệnh viện, người thân tiếp tục gây áp lực với tài xế (là một cảnh sát), họ yêu cầu người này chở quan tài diễu khắp các con phố ở thị trấn Vạn Hà. Chiếc xe lần lượt đi qua trụ sở ủy ban huyện, công an huyện Thiệu Hóa...
Khi đi đến trước cửa căn nhà riêng của bác sĩ Lê Văn Định (Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, ở tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà) chiếc xe buộc phải dừng lại. Hàng nghìn người dân hiếu kì kéo đến, đi theo chiếc xe chở quan tài.
Tại đây, nhiều người đã liên tục đánh trống, rải vàng mã, thả vòng hoa đồng thời la ó phản ứng dữ dội. Nhiều người lao vào trong nhà tìm kiếm, đòi “xử” vị bác sĩ vì cho rằng ông này là người phải chịu trách nhiệm chính trong cái chết tức tưởi của sản phụ Xuân. Không tìm thấy nam bác sĩ, nhiều người đã dùng gạch đập phá làm hư hại nhiều đồ đạc. Bác sĩ Định cùng vợ con đã phải bỏ trốn để tránh cơn giận dữ của người dân.
2-4805-1382172701.jpg
Chiếc xe  chở thi thể sản phụ diễu hành qua nhiều khu phố dọc thị trấn Vạn Hà. Ảnh: Lê Hoàng
Công an huyện Thiệu Hóa đã huy động cả trăm người để vãn hồi trật tự. Đến khoảng 13h30, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng mới thuyết phục được người dân đưa thi hài chị Xuân về quê ở xã Thiệu Phúc an táng.
Sự việc khiến quốc lộ 45 ách tắc nghiêm trọng nhiều giờ. Hiện cảnh sát đang thống kê đánh giá thiệt hại tại nhà riêng của bác sĩ Định.
Trước đó, vào khoảng 19h30 ngày 17/10, sản phụ Nguyễn Thị Xuân có biểu hiện chuyển dạ nên được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa chờ sinh. Sau khi thăm khám, y bác sĩ ở đây kết luận, thai nhi và sản phụ khỏe mạnh bình thường, chị Xuân có thể sinh thường.
Nửa đêm, chị Xuân lên cơn đau bụng dữ dội, người nhà gọi bác sĩ đến kiểm tra nhưng họ nói “cửa mình chưa mở, tiếp tục chờ”. Vài giờ sau, thấy sản phụ đau đớn có biểu hiện nguy kịch đến tính mạng, người thân tiếp tục đề nghị y bác sĩ bệnh viện cho sản phụ sinh theo phương pháp mổ bắt con nhưng không được chấp nhận.
1-9881-1382172701.jpg
Hàng nghìn người dân vây quanh chiếc xe  trước cửa nhà riêng của vị bác sĩ Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa ở tiểu khu 12. Ảnh: Lê Hoàng
“Họ nói tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát, không có gì bất thường và yêu cầu tiếp tục chờ. Gia đình cũng bất lực vì không còn cách nào khác...”, bà Nguyễn Thị Hoa, chị gái sản phụ Xuân thuật lại trong vẻ mặt đau đớn.
Cho đến 3h sáng 18/10, thấy sản phụ có triệu chứng bất thường nên các bác sỹ trực tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa mới gấp rút đưa sản phụ Xuân lên bàn đẻ. Tuy nhiên, đến hơn 5h, chị Xuân vẫn chưa được bác sỹ tiến hành phẫu thuật. Khoảng 5h45, gia đình được phía bệnh viện thông báo, sản phụ Xuân và thai nhi đã tử vong.
Cho rằng trong cái chết tức tưởi của chị Xuân và thai nhi là do kíp trực lơ là, hàng trăm người thân sản phụ này đã kéo đến bao vây bệnh viện, họ la ó đòi làm rõ trách nhiệm.
Không đồng ý để công an tỉnh Thanh Hóa khám nghiệm tử thi điều tra vụ việc, người nhà đã yêu cầu trưng dụng pháp y Trung ương về điều tra làm rõ cái chết.
Người thân cho biết, đây là lần sinh thứ 3 của chị Xuân.  Thai nhi trước sinh được chẩn đoán đủ tuần tuổi, khỏe mạnh bình thường, nặng 3,4kg.
3-4433-1382172701.jpg
Giao thông trên quốc lộ 45 bị ách tắc nhiều giờ. Ảnh: Lê Hoàng
Trao đổi về vụ việc, ông Đỗ Đình Hùng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa cho biết, bước đầu các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến ca tử vong này là do thuyên tắc mạch ối.
“Ngay sau khi xảy ra sự việc, ban giám đốc bệnh viện đã tạm dừng công tác đối với toàn bộ ca trực để phục vụ công tác điều tra”, ông Hùng cho biết thêm.
Video hàng nghìn người dân đi theo xe chở sản phụ tử vong diễu phố
Lê Hoàng
Ý kiến bạn đọc (93)
Đúng là sự vô trách nhiệm của kíp trực. Bản thân gia đình tôi cũng gặp trường hợp như trên. Đó là vào năm 2005, khi vợ tôi chuyển dạ thì tôi chở đến bệnh viện, khi đó y Bác sĩ chỉ nhìn qua rồi nói: về đi, bụng có ...  
LBT - 6 giờ trước
khổ thân, anh và vợ may mắn đó
lisa - 5 giờ trước
Ngành Y tế dạo này mất uy tín dữ dội quá.
Các y bác sĩ chân chính đâu mau lấy lại uy tín, tạo dựng lòng tin cho người dân đi chứ.
 
Bạn javascript:; Nói ko đúng rồi. Người làm y bác sỹ phải lấy y đức làm gốc. Trước kia mẹ mình từng làm trong ngành y nghe mẹ nói là hồi trước không riêng gì các y bác sỹ mà như y tá là mẹ mình đây. Nếu thấy 1 ...  
 
nỗi đau của gia đình khi mất hai mạng ngưòi, mong cơ quan điều tra làm sáng tỏ vụ việc . cầu mong linh hồn 2 mẹ con được siêu thoát
tunghiep - 6 giờ trước
 
Tại sao lúc nào có 1 sản phụ tử vong cũng có lí do là thuyên tắc ối vậy. Cứ thế này thì ai dám sinh đẻ nữa chứ. 
tuongvy - 6 giờ trước
 
Tại sao không ai hiểu cho nghề y nhỉ? Cứu sống thì không nói làm gì rồi đằng này...Dẫu biết là cả một mạng người nhưng k ai muốn như vậy...nghề y là vậy, trong lòng luôn bất an lo sợ người bệnh có mệnh hệ gì...
Joe Willer - 6 giờ trước
Đồng ý là không ai muốn nhưng liệu các bác sĩ và ca trực đã làm hết trách nhiệm của mình chưa? Nếu rồi tại sao để xảy ra hậu quả nghiêm trọng? Không phải mỗi nghề y, tất cả mọi công việc đều cần cẩn thận.
Xin Chia buồn cùng gia đình.
HN - 5 giờ trước
@HN: Nghề nào cũng có cái vất vả riêng, tuy nhiên người bác sỹ là người chăm lo cho sức khỏe và tính mạng của con người thì trách nhiệm càng phải cao. Đặc biệt là lương tâm nữa bạn Joe Willer ạ!
htma - 5 giờ trước
 
Những tai hoạ trong việc khám chữa bệnh do lý do khách quan, hoặc do trình độ, thì có thể tha thứ. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu là do y đức kém, cần truy cứu trách nhiệm, đền bù thoả đáng.
Tương Lai
 
Rat mong co quan chuc nang vao cuoc dieu tra lam ro nguyen nhan. Can phai xu ly nghiem nhung tap the va ca nhan neu co sai pham. Xin chia buon cung gia dinh nan nhan!
Dũng - 6 giờ trước
 
Quá đau đớn cho 2 mẹ con sản phụ và thân nhân. 
dkpvht - 6 giờ trước