Trang

5 tháng 12, 2014

Thế giới 24h: Chuyện lạ ở Triều Tiên

- Ông Kim Jong Un cho rằng hút thuốc lá ngoại là không yêu nước; Lãnh đạo Hong Kong tuyên bố sẵn sàng đối thoại về cải cách bầu cử... là các tin nóng.

TIN BÀI KHÁC


Nổi bật
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đã cấm các quan chức trong nước hút thuốc lá ngoại và cho rằng đây là vấn đề về lòng yêu nước, tờ Independent của Anh dẫn nguồn Yonhap cho hay.
Ông Kim Jong Un từng nhiều lần xuất hiện trước công chúng với điếu thuốc lá trên tay. Tuy nhiên, không ai rõ nhà lãnh đạo của Triều Tiên ưa thích sử dụng thương hiệu thuốc lá nào, tờ báo cho biết thêm.
Triều Tiên, Kim Jong Un, thuốc lá, hàng ngoại, yêu nước
Nhà lãnh đạo Triều Tiên với điếu thuốc lá trên tay. (Ảnh: Independent)
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho rằng, không cần phải sử dụng thuốc lá ngoại ở Triều Tiên, bởi sản phẩm nội địa đã có chất lượng cao. Theo ông Kim, việc hút thuốc lá của nước ngoài là thiếu lòng yêu nước.
Giới quan sát cho rằng, phát biểu của ông Kim có thể dẫn đến việc thuốc lá ngoại bị cấm nhập vào Triều Tiên, nơi mà Tổ chức Y tế thế giới tin là hơn một nửa nam giới trưởng thành hút thuốc lá mỗi ngày.
Trước đó, hôm 3/12, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đưa tin, CHDCND Triều Tiên đã cấm người dân đất nước này dùng tên "Kim Jong Un", nhằm bảo vệ uy quyền tối cao của nhà lãnh đạo đương nhiệm.
Theo đó, Triều Tiên đã cấm các bậc phụ huynh dùng tên nhà lãnh đạo đương thời để khai sinh cho con mình. Việc dùng tên "Jong Un" cũng bị cấm. Theo Yonhap, quy định này không phải mới tại Triều Tiên.
Tin vắn
- Theo báo Economic Times ngày 5/12, hải quân Ấn Độ quyết định mua 16 máy bay lên thẳng đa năng Sikorsky S­70B Seahawk của Mỹ, trị giá 1 tỷ USD.
- Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói rằng, Paris có thể sẽ "không bao giờ" cung cấp tàu chiến lớp Mistral cho Moscow, nếu tình hình Ukraina không thay đổi.
- Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho biết, quốc gia này quyết định rút 500 trong số 2.000 binh sĩ Pháp đóng tại Cộng hòa Trung Phi từ nay đến mùa xuân tới.
- Tổng thống Barack Obama sẽ công bố việc bổ nhiệm ông Ashton Carter làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào tối ngày 5/12 (giờ Việt Nam), theo Reuters.
- Giới chức Hàn Quốc cho biết quân đội nước này không phát hiện dấu hiệu của các đường hầm, bị cáo buộc là do Triều Tiên đào tại hai khu vực gần Seoul.
- Một tòa án ở Frankfurt, Đức, hôm 5/12 đã kết án 3 năm 9 tháng tù giam đối với một công dân nước này vì tội tham gia các hoạt động thánh chiến ở Syria.
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay các nhà ngoại giao nước này và Nhật Bản đã thảo luận phương cách thuyết phục Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân.
- Ngày 5/12, một nhóm các tay súng ly khai lẻn vào một doanh trại của quân đội Ấn Độ tại vùng tranh chấp Kashmir, và ra tay sát hại 10 binh sĩ và cảnh sát.
- Cảnh sát Mỹ lại bắn chết người da đen ở Phoenix, bang Arizona, giữa lúc hàng người tiếp tục đổ ra đường phố New York phản đối sự phân biệt chủng tộc.
- Theo báo cáo mới công bố của Lầu Năm Góc, nạn tấn công tình dục trong quân đội Mỹ đang gia tăng. Trong năm nay số vụ tấn công tình dục đã tăng 8%.
- Một ngày sau khi Ukraina và lực lượng ly khai nhất trí ngừng bắn vào ngày 9/12, Ngoại trưởng Ukraina cho rằng, nước này cần lệnh ngừng bắn "thực sự".
Tin ảnh
Triều Tiên, Kim Jong Un, thuốc lá, hàng ngoại, yêu nước
Những đứa trẻ ở thị trấn Kobani của Syria. (Ảnh: AP)
Phát ngôn
Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh ngày 5/12 nói, những cơ quan có liên quan của đặc khu sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai về cải cách bầu cử của Hong Kong.
Tuy nhiên, ông Lương Chấn Anh cũng nhấn mạnh, bất cứ việc cải cách bầu cử nào đều cần phải tuân thủ theo Luật Cơ bản và quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Kỷ niệm
Ngày 6/12/2006, NASA đã công bố những bức ảnh do tàu thăm dò sao Hỏa Mars Global Surveyor chụp được, cho thấy có nước trên bề mặt hành tinh này.
Thanh Vân

4 tháng 12, 2014

Hạ viện Mỹ lên án Nga “xâm lược Ukraine, Gruzia và Moldova“

Đăng Bởi  - 

ha vien My
Toàn cảnh hạ viện Mỹ
Hạ viện Mỹ thông qua một dự luật lên án mạnh mẽ hành động của Moscow với các nước láng giềng, Mỹ coi đó là chính sách xâm lược. Mỹ cũng thông qua việc gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Dự luật về việc Nga "tiếp tục gây hấn chính trị, kinh tế và quân sự", "vi phạm chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ" với Ukraine, Gruzia và Moldova , đã được hạ viện Mỹ thông qua với số phiếu thuận áp đảo 411/10.
"Mỹ, châu Âu và các đồng minh của chúng ta phải tạo một áp lực mạnh mạnh mẽ lên Putin để ông ta thay đổi hành vi của mình", dân biểu Adam Kinzinger người đệ trình dự luật cho biết.
Dự luật kêu gọi Nga ngừng hỗ trợ lực lượng dân quân địa phương ở miền đông Ukraine và việc hủy bỏ quyết định sát nhập Crimea vào Nga. Ngoài ra, ngoài ra còn kêu gọi Moscow rút quân đội mà Mỹ cáo buộc đang hiện diện tại Ukraine, Gruzia và Moldova .
Quốc hội Mỹ cũng yêu cầu tổng thống Obama viện trợ thêm vũ khí và huấn luyện cho quân đội Ukraine. "Ukraine đang rất cần hỗ trợ quân sự khẩn cấp", dân biểu Ileana Ros-Lehtinen nói với tạp chí The Hill.
Trước đây Obama từng từ chối lời thỉnh cầu của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko xin Mỹ viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine. Dự luật vừa thông qua ngày 4.12 cũng thúc giục các thành viên NATO và các đồng minh của Mỹ đình chỉ hợp tác quân sự với Nga. 
Các nhà lập pháp đồng ý rằng tổng thống và Bộ Ngoại giao cũng nên tìm mọi cách để "tuyên truyền" bằng tiếng Nga cho dân Nga thông điệp của Mỹ và đồng minh. Các nhà lập pháp Mỹ khẳng định mọi chính sách của Mỹ là để chống lại Putin và chính sách của tổng thống Nga chứ không phải chống lại nhân dân Nga.
Dự luật của Mỹ được thông qua ngay sau bài phát biểu của ông Putin với quốc hội Liên bang Nga ngày 4.12, ông Putin chỉ trích chính sách "ngăn chặn" Nga của các quốc gia khác.
"Các chính sách trừng phạt không được tạo ra ngày hôm qua, nó đã luôn được tiến hành đối với đất nước của chúng ta, trong nhiều thập niên, nếu không muốn nói là nhiều thế kỷ", ông Putin nhấn mạnh. "Mỗi lần ai đó coi Nga đang trở nên quá mạnh mẽ và độc lập, các chính sách đó tới ngay lập tức".
Các mối quan hệ giữa hai nước xấu đi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục xấu thêm khi hạ viện Mỹ thông qua dự luật H. Res. 758, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Dennis Kucinich cảnh báo.
Kucinich giải thích rằng việc Nga sáp nhập Crimea đơn giản chỉ là đáp lại sự thỉnh cầu của người dân ở Crimea. Đó là "một sự tái khẳng định mối quan hệ lịch sử (Crimea là đất của Nga nhưng được cắt cho Ukraine quản lý dưới thời Liên Xô khi đó Ukraine là một nước nằm trong liên bang)", Kucinich nói.
"Báo chí phương Tây bắt đầu câu chuyện của mình về tình hình bán đảo Crimea với sự sáp nhập của Nga, nhưng hoàn toàn bỏ qua các hành động khiêu khích của phương Tây và những yếu tố khác. Sự bóp méo thông tin này khiến mọi người tưởng Nga xâm lược Ukraine", Kucinich kết luận.
Trong khi đó, Nga luôn bác bỏ các cáo buộc của phương Tây về chuyện họ can thiệp nội bộ các nước láng giềng. 
Thiên Hà (theo RT)

Ngưỡng cửa suy thoái thách thức Putin

- Lần đầu tiên trong hơn nửa thập kỷ qua, Nga đứng trước ngưỡng cửa suy thoái. Đây có lẽ là thời điểm khó khăn nhất, thách thức bản lĩnh của Tổng thống Vladimir Putin - người có quyền lực nhất thế giới năm 2014.

Sau 6 năm có thể lại rơi vào suy thoái
Trên tờ The Guardian, Thứ trưởng Kinh tế Nga Alexei Vedev vừa nhận định rằng quý I/2015 Nga sẽ rơi vào cuộc suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Ông Vedev dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga có thể giảm 0,8% trong năm 2015, cách biệt rất nhiều so với dự báo tăng trưởng dương 1,2%. Dòng vốn bị rút ra khỏi Nga sẽ tăng vọt lên mức 125 tỷ USD trong năm 2014, cao hơn nhiều so với mức dự báo 100 tỷ USD trước đó. Lạm phát được dự báo ở mức cao là 9% trong năm 2014 và giảm xuống còn 7,5% vào cuối sang năm. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên mức 6,4% trong năm 2015.
Dự báo khá u ám trên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nga đang lún sâu vào khủng hoảng. Chính phủ thừa nhận Nga đang tiến tới suy thoái và Ngân hàng Trung ương (NHTW) nước này cho rằng hệ thống tài chính Nga đang gặp vấn đề vì giá dầu giảm. Đồng ruble của Nga lao dốc, trở thành một trong những đồng tiền mất giá nhiều nhất trên thế giới.
Nga, Liên-Xô, Putin, ruble, giá-dầu, khủng-hoảng, dầu-khí, EU, Mỹ, phương-Tây, chiến-tranh-lạnh
Tỷ lệ người dân sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin hiện vẫn ở mức rất cao, trên 80%.
Trước đó, hồi giữa tháng 11/2014, NHTW Nga đã hạ dự báo tăng trưởng 3 năm tới, bởi nền kinh tế quốc gia đang đối mặt với viễn cảnh trì trệ kéo dài bắt nguồn từ những chi phí lớn sau khủng hoảng Ukraine, những lệnh trừng phạt qua lại đối với phương Tây và giá dầu mỏ suy giảm nghiêm trọng.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trước đó tiết lộ, nền kinh tế Nga có thể thiệt hại khoảng 40 tỷ USD mỗi năm vì các lệnh trừng phạt của phương Tây và khoảng 90-100 USD vì giá dầu giảm. Kể từ khi xảy ra khủng hoảng, nhiều ngân hàng lớn ở Nga đã phải nhờ chính phủ bơm vốn.
Không chỉ vậy, nền kinh tế Nga còn đứng trước nguy cơ hao hụt về ngân sách do các nước phương Tây đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về dầu mỏ.
Sự kiện Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố hủy bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt trị giá 45 tỷ USD với châu Âu đầu tuần này cho thấy thực tế là thị trường xuất khẩu khí lớn nhất của Nga - EU - có thể bị thu hẹp trong thời gian tới.
Nga, Liên-Xô, Putin, ruble, giá-dầu, khủng-hoảng, dầu-khí, EU, Mỹ, phương-Tây, chiến-tranh-lạnh
Nga quyết định dừng dự án “Dòng chảy phương Nam” về vận chuyển khí đốt sang châu Âu
Người Nga chờ đợi bản lĩnh Putin?
Như một lời đáp trả với những trì hoãn của Ủy ban châu Âu (EC) về dự án “Dòng chảy phương Nam”, Tổng thống Putin trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/12 tuyên bố không thể tiếp tục dự án để vận chuyển khí đốt tới châu Âu.
Theo hãng tin Reuters, thay vì chọn khu vực Nam Âu, Nga đã nhắm đến Thổ Nhĩ Kỳ - trong việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt thay thế, kèm theo lời hứa sẽ bán khí đốt giá rẻ cho Ankara.
Thông tin ban đầu cho thấy, Nga sẽ giảm giá khí đốt 6%, thậm chí giảm tới 15% cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm tới và cung cấp thêm cho nước này 3 tỷ mét khối khí đốt trong năm nay. Đây được coi là một trong những phương án thay thế cho dự án “Dòng chảy phương Nam” mang khí đốt tới châu Âu - khu vực vốn đang tiêu thụ khoảng 40% nhu cầu khí đốt và 30% lượng dầu mỏ từ Nga.
Như vậy, dự án đường ống dẫn khí đốt có chiều dài gần 900 km do Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga và Tập đoàn năng lượng ENI (Italia) khởi xướng năm 2012 với với công suất 63 tỷ m3 khí đốt/năm nhiều khả năng sẽ vĩnh viễn không trở thành hiện thực.
Tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” gần đây giữa Nga và EU đã khiến chính Nga và EU phải tính toán lại câu chuyện hợp tác, chứ không phải lý do nhiều nước châu Âu phản đối mạnh mẽ dự án và muốn giảm sự phụ thuộc về năng lượng vào Nga. 
Nga, Liên-Xô, Putin, ruble, giá-dầu, khủng-hoảng, dầu-khí, EU, Mỹ, phương-Tây, chiến-tranh-lạnh
Tổng thống Putin chuyển hướng sang hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
Kế hoạch hợp tác dầu khí với Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD và những thỏa thuận ban đầu với Thổ Nhĩ Kỳ đầu tháng 12 này cho thấy, Tổng thống Putin đang tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phá vây kinh tế của các nước phương Tây.
Bên cạnh dự án dẫn khí đốt khủng, nhiều khả năng Nga sẽ xây dựng nhà máy hạt nhân thứ ba tại Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang xin gia nhập EU.
Những bước đi gần đây của Nga cho thấy, nhiều khả năng ông Putin sẽ không lùi bước trước sức ép trừng phạt của phương Tây. Cho dù đồng ruble đang suy giảm nghiêm trọng và người dân Nga lo sợ đổ xô chuyển sang ngoại tệ, nhưng dường như trở ngại kinh tế không gây nhiều khó khăn về chính trị cho Tổng thống Putin.
Theo kết quả điều tra của cơ quan thăm dò độc lập Levada, tỷ lệ người dân sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin hiện vẫn ở mức rất cao, trên 80%. Giới tài phiệt nước Nga với nhiều tập đoàn lớn, về mặt thực tế, vẫn đang đứng về phía điện Kremlin. Điều đó cho thấy một thực tế: những khó khăn kinh tế gần đây có lẽ chưa thể khiến ông Putin phải thay đổi chính sách kinh tế cũng như đối ngoại nói chung.
Gần đây, Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã xem xét một số kịch bản bi quan hơn đối với nền kinh tế khi giá dầu hạ thêm nữa. Trong tình huống “kịch bản xấu nhất”, nếu giá dầu giảm xuống 60 USD/thùng vào năm 2015, kinh tế Nga sẽ giảm 3,5-4% vào năm đó. Nhưng, đó vẫn chưa phải là thảm họa.
Hiện tại, nền kinh tế của ông Putin gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhìn chung sức khỏe của nền kinh tế của nước khác xa so với những năm cuối thế kỷ trước. Dự trữ ngoại hối của Nga vẫn trên 400 tỷ USD. Cùng với sức mạnh về quân sự, về hạt nhân, ông Putin vẫn có cơ sở để tiếp tục thể hiện bản lĩnh của mình, của một nước Nga hùng mạnh.
Văn Minh

Hai chỉ vàng và một mớ rau

Câu chuyện về hai cuốn sổ tiết kiệm của bà Lê Thị Bích Thủy ở TP HCM đang được dư luận quan tâm.
Năm 1983, bà Thủy gửi hai cuốn sổ, với tổng mức tiền là 270 đồng - tương đương với hai chỉ vàng thời đó - vào Quỹ Tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau 31 năm, bà mới xin tất toán. Vietinbank, ngân hàng được giao nhiệm vụ kế thừa xử lý những chuyện tồn đọng tương tự, đã làm “hết sức đúng nguyên tắc". Bà Thuỷ được thông báo sẽ được chi trả cả gốc và lãi là... 4.835 đồng.
Số tiền này chưa đủ uống một ly trà Thái Nguyên ở Hà Nội, cũng chưa đủ mua một mớ rau muống ở bất kỳ thành phố nào trên cả nước... Trong khi đó, một số người chuyên sưu tập "đồ cổ", khi biết tin, đã nảy ra ý mua lại của bà Thuỷ hai cuốn sổ tiết kiệm nọ với giá gấp 1.000 lần, để làm phong phú thêm bộ sưu tập một thời gian khó của đất nước.
Việc bà Thuỷ và nhiều người khác nữa gửi tiết kiệm, mua công trái trong thời điểm nhà nước kêu gọi, huy động tiền trong dân để xây dựng đất nước theo tôi là một nghĩa cử. Mức lương khi đó của tôi - một thượng úy trong quân đội - cũng chỉ có 86 đồng.
Nhiều năm sau đó, đồng tiền mất giá tới mức, những năm 90 của thế kỷ trước, có hẳn một chiến dịch thu mua lại trái phiếu với giá rẻ như bèo của những người làm nghề đồng nát. Việc đổi tiền theo phương thức 10 đồng nhận một đồng và tốc độ lạm phát vẫn tiếp tục phi mã thời đó đã khiến nhiều tờ công trái chẳng còn giá trị.
Rất có thể trong mỗi gia đình chúng ta cũng còn đâu đó những cuốn sổ tiết kiệm, những tờ phiếu công trái "xây dựng đất nước". Họ có thể yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm chi trả sòng phẳng. Song xem ra cũng chẳng bõ công. Câu chuyện của bà Thủy với cái kết "hai chỉ vàng chưa bằng một mớ rau" là một ví dụ cho thấy “công không bõ”.
Trong câu chuyện của bà Thủy, tất nhiên, nhà nước không thể trả cho bà Thủy số tiền gấp cả nghìn lần như thú vui của một người sưu tầm, bởi đó là nguyên tắc tài chính. Nhưng tôi nghĩ ngành ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội vàng, cơ hội để tri ân những khách hàng đã gửi gắm tài sản của mình ngay trong giai đoạn khó khăn của đất nước.
Một khoản “tri ân” thiết thực sẽ không làm hao hụt quá nhiều nguồn kinh phí mà các ngân hàng đang dành cho các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ hiện nay.
Đôi khi giá trị đem lại không thể đánh giá chỉ bởi những con số lên xuống tức thời, nhất là khi niềm tin của người dân vào các chính sách, theo tôi, còn là quá mong manh.
Quốc Phong
Ý kiến bạn đọc ()
Bài viết hay nhất là câu kết "khi niềm tin của người dân vào các chính sách . . . còn mong manh"
Nếu bạn nợ ngân hàng 2 chỉ và tính số nợ tới thời điểm này là bao nhiêu giúp mình cái, có ra được con số 4.835 đồng ko nhỉ???
@Dũng Anh: Nếu nợ NH thì làm gì có việc nợ được đến thời điểm này?
Cái này gọi là : "Hạt muối chia nhau, hạt đường nuốt hết"
Bài viết chính xác quá! Hãy để người dân mua, giữ vàng như trước!
Việc bà Thuỷ xin lấy lại tiền tôi nghĩ là hợp lý, 5 ngàn đồng cũng là tiền, cũng đáng trân trọng như nhau. Cuộc sống luôn có những cơ hội, đôi khi được, cũng có khi mất, điều đó tạo nên sự cân bằng, và điều đó làm cho ...  
Bạn nói 5k cũng là tiền nhưng trong trường hợp này nó không đáng -_- lấy làm gì cho mang bực vào người.
Buồn cười nhất là, khi nói lên quan điểm thì phải trở thành nhà thiện nguyện :)
Chú Quốc Phong viết rất đúng, rõ ràng ngân hàng đã bỏ mất 1 cơ hội quý hơn rất nhiều 2 chỉ vàng để marketing bản thân.
Cháu thích nhất câu "ngân hàng đã bỏ qua một cơ hội vàng" của bác.
Chuẩn không cần chỉnh, bạn đã thay mặt hàng vạn người dân cùng tiếng nói chung
Rất đồng tình với ý kiến của tác giả, việc chi trả là theo nguyên tắc tài chính nhưng không phải là không có cách để giải ngân, cách làm như đề xuất của tác giả. Khi khó khăn thì cùng nhau chia sẻ nhưng khi vinh quanh rồi thì ...  
Tùng - 08:33 2/12