Trang

5 tháng 5, 2015

Cướp biển ... Đông

BTTD: Bao nhiêu tàu cá của VN bị cướp rồi?

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đóng vai trò "trục xuất, uy hiếp" ở biển Đông

(GDVN) - Cảnh sát biển Trung Quốc là lực lượng bán quân sự, có vài trăm tàu lớn và hàng nghìn tàu nhỏ, dùng để uy hiếp tàu nước khác ở Biển Đông...
Philippines cho rằng, tàu cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang"
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 2 tháng 5 dẫn trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 29 tháng 4 đưa tin, Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang ra sức tăng cường sức mạnh hải quân. Năm 2014, Trung Quốc khởi công chế tạo, hạ thủy và biên chế ít nhất 60 tàu chiến, năm 2015 và năm 2016 sẽ tiếp tục duy trì xu thế này.
Trong đó, lượng lớn tàu mới sẽ thay thế tàu cũ thiết kế kiểu Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh, rất nhiều tàu dựa trên thiết kế phương Tây, có thể rời Trung Quốc đi xa hoạt động.
Lực lượng đường không Hải quân cũng được tăng cường nhờ được tăng mới máy bay trực thăng, máy bay tiêm kích hiện đại, máy bay ném bom tên lửa và máy bay không người lái. Trung Quốc còn đang chế tạo nhiều tàu ngầm hỗn hợp diesel-điện hơn và không ngừng hoàn thiện tàu ngầm động cơ hạt nhân.
Theo bài báo, vào giữa năm 2013, Trung Quốc cũng đã thành lập lực lượng đến nay đã trở thành "hải quân thứ hai" - Cảnh sát biển Trung Quốc có quy mô mới lớn hơn, trang bị mạnh hơn chính thức thành lập.
Đây là một lực lượng được hợp nhất bởi các cơ quan "thực thi pháp luật" của Trung Quốc, đó là Cục cảnh sát biển, thực chất là Hải giám Trung Quốc trước đây đã tiếp quản các lực lượng như cảnh sát biển biên phòng, ngư chính và cảnh sát chống buôn lậu trên biển.
Philippines cho rằng, tàu cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang"
Quá trình này trải qua vài tháng, bởi vì hàng trăm tàu cần phải sơn lại. Một số tàu cũng đã trang bị vũ khí hạng nặng hơn, bởi vì, Cảnh sát biển Trung Quốc là “lực lượng bán quân sự”, trong khi trước đây, tính chất tổ chức là cảnh sát biển xa.
Theo bài báo, sự hợp nhất này đã phản ánh “chiến thuật quen dùng” của Trung Quốc: tránh điều động tàu chiến để bảo vệ yêu sách (phi pháp) của họ đối với quyền kiểm soát hầu hết Biển Đông (yêu sách tham lam và lố bịch “đường lưỡi bò”).
Nó có thể điều những tàu “do cảnh sát sử dụng” này gây rối và đe dọa tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở vùng biển được luật pháp quốc tế xác định là vùng biển quốc tế, trong khi Trung Quốc gọi là “lãnh hải”.
Nếu các nước ngoài điều tàu chiến tới, thì Trung Quốc cũng sẽ điều tàu chiến và máy bay tới với danh nghĩa “tự vệ”, đồng thời “phản đối hành vi xâm lược của nước ngoài”.
Theo bài báo, là một phần của chính sách này, sau khi thành lập lực lượng cảnh sát biển mới, Trung Quốc lập tức bắt đầu thực hiện quy tắc mới, đó là để cho tàu cảnh sát biển Trung Quốc "hộ tống" tàu nước ngoài hoặc "trục xuất" ra khỏi phần lớn vùng biển ở Biển Đông.
Philippines cho rằng, tàu cảnh sát biển Trung Quốc là "cướp có vũ trang"
Khi đó, Trung Quốc tuyên bố, nó không có ý định điều động tàu chiến hải quân sơn màu xám tiến hành đánh chặn và quấy rối, mà điều tàu cảnh sát biển sơn màu trắng. Thân tàu sơn trắng xanh và có viền nghiêng đỏ là dấu hiệu tàu bảo vệ bờ biển được quốc tế công nhận. Tàu cảnh sát biển được cho là không có tính đe dọa như tàu chiến.
Trung Quốc còn huy động tàu dân dụng để ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài mà cảnh sát biển của họ muốn "đuổi" đi. Như vậy, nếu tàu chiến nước ngoài nổ súng răn đe những tàu thuyền dân sự gây rối này, thì những tàu chiến này trở thành "kẻ ác".
Hải giám Trung Quốc được thành lập vào năm 1998, là một trong những cơ quan "thực thi pháp luật trên biển" trẻ nhất trong số nêu trên của Trung Quốc.
Nó đặt dưới sự quản lý của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, phụ trách đo vẽ vùng biển phi lãnh hải (vùng đặc quyền kinh tế) mà Trung Quốc “có quyền kiểm soát kinh tế” đối với nó, và thực hiện quy định pháp luật “bảo vệ môi trường ở vùng biển duyên hải”.
Ngay từ trước khi sáp nhập vào lực lượng cảnh sát biển mới của Trung Quốc, Hải giám Trung Quốc đã sở hữu 10.000 nhân viên, 300 tàu và 10 máy bay.
Philippines chỉ thẳng: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông
Hải giám Trung Quốc và các lực lượng "thực thi pháp luật duyên hải" khác của Trung Quốc tổng cộng có vài trăm tàu cỡ lớn (lượng giãn nước trên 1.000 tấn, có vài tàu lượng giãn nước trên 3.000 tấn) và hàng nghìn tàu tuần tra nhỏ. Lực lượng cảnh sát biển mới của Trung Quốc đang chế tạo mới vài chục "tàu chiến tầm xa".
Điều cần nhấn mạnh là, rất nhiều tàu tuần tra được thiết kế có thể trang bị các vũ khí hạng nặng trong thời chiến như tên lửa và ngư lôi, có một số hiện đã trang bị loại vũ khí này - khi chúng được sơn lại làm tàu cảnh sát biển.
Theo bài báo, trong 200 năm qua, do hải quân nước ngoài chiếm ưu thế sức mạnh, Trung Quốc không thể thực hiện "quyền lợi truyền thống" của họ. Nhưng, sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền, Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ tìm cách tái khẳng định quyền kiểm soát của họ đối với khu vực mà họ luôn tự cho mình là "vương quốc trung tâm".
Philippines chỉ thẳng: Cảnh sát biển Trung Quốc là bọn "cướp có vũ trang" ở Biển Đông
Đông Bình

3 tháng 5, 2015

Sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD


28/03/2015 10:23 GMT+7
TTO - Ngày 28-3, tại cuộc tọa đàm về dự án bôxít, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc.
TS. Nguyễn Thành Sơn trình bày tại tọa đàm
Tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức.
Theo TS. Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng - TKV, qua đánh giá sơ bộ hiện nhà máy alumin Tân Rai có khoảng 1.000 lao động. Điều này cho thấy trình độ tự động hóa ở đây rất thấp.
Đội giá gói thầu tư vấn
Lý do, theo nguyên lý nhà máy alumina có công suất 630.000 tấn/năm và có mức độ tự động hóa thấp nhất cũng chỉ cần 3,15 triệu giờ công/năm. Nếu thời gian làm việc 300 ngày/năm, 3 ca/ngày và 8 giờ/ca, tổng nhu cầu lao động cần có mặt tối đa 438 người.
Trong khi đó, ở Tân Rai nhu cầu lao động lớn hơn nhiều lần, chứng tỏ trình độ công nghệ của nhà thầu và mức độ cơ giới hóa, tự động hóa của dự án rất thấp.
Đặc biệt, theo ông Nguyễn Thành Sơn, chủ đầu tư bị “sập bẫy” đấu thầu giá rẻ. Theo Luật Đấu thầu của VN, ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư phải soạn thảo đầu bài, hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thường phải thuê tư vấn từ làm hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ. Nhưng Tân Rai và Nhân Cơ TKV tự làm hết.
Thông thường, các gói thầu tư vấn chỉ chiếm 5% tổng giá trị gói thầu, tương đương khoảng 695 tỉ. Nhưng tháng 5-2014, phí tư vấn quản lý dự án được TKV công bố lên tới gần 800 tỉ. Trong giải trình của TKV, tại sao vốn đầu tư dự án Tân Rai tăng, có tăng chi phí quản lý dự án, tư vấn.
“Điều này có nghĩa TKV tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không rẻ” - ông Sơn nói. Lý do đơn giản, ông Sơn nêu ở VN chưa có đơn vị nào có kinh nghiệm làm nhà máy alumin cả.
Ngoài ra, theo ông Sơn, TKV mắc cả “bẫy của nhà thầu”. Về nguyên tắc, hồ sơ mời thầu, bao giờ cũng nêu phạm vi khối lượng, giá trị chất lượng công việc và tiến độ thực hiện, xác định các sai lệch...
Sản xuất đủ 660.000 tấn, lỗ 37,4 triệu USD.
Theo phụ lục trong Hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa TKV và nhà thầu Chalieco ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, ông Sơn nêu cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV.
Mà giá trị 20.000 tấn/năm nhân với suất đầu tư bình quân khoảng 1.000 USD/tấn công suất thì mức thiệt hại của VN lên tới 20 triệu USD. Doanh thu giảm hàng năm sẽ khoảng 5 triệu USD/năm.
Lấy 4 sai lệch chính, ông Sơn cho biết dự án Tân Rai “thiệt hại” khoảng 343 triệu USD. Số tiền này, theo ông Sơn, đáng ra phải cộng vào giá nhà thầu Chalico đưa ra để so sánh với nhà thầu khác.
Nên giá VN trả cho nhà thầu Trung Quốc có thể nói đã mua đắt hơn giá trị thật 343 triệu USD. “TKV sập bẫy giá rẻ” - ông Sơn kết luận.
Mới đây, TKV tự hào nêu dự án bôxít Tây Nguyên sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Vậy 2015 dự án bôxít lỗ bao nhiêu?
Phân tích trên chính số liệu của TKV, ông Nguyễn Thành Sơn nêu kế hoạch năm 2015 được TKV công bố cả Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4900 tỷ.
Như vậy giá bán sẽ khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346 USD/tấn. Cứ cho chi phí từ 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao thì giá thành phải là 8,6 triệu/tấn, tức khoảng 403 USD/tấn. Vậy lỗ 56,7 USD/tấn.
Nếu công suất đạt thấp hơn thì lỗ sẽ lớn hơn. Như vậy, tổng lỗ 2015 nếu sản xuất đủ 660.000 tấn sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD.
Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban Alumin, Tổng công ty Khoáng sản VN thì cho rằng khi Trung Quốc bỏ thầu, giá rất thấp. Nhưng sau khi bỏ thầu xong, VN chọn thì khi làm việc để ký EPC, giá hợp đồng lại tăng lên.
Theo ông Đoàn Văn Kiển, nguyên Chủ tịch TKV lúc đó giải thích thì phía Trung Quốc nêu giá bỏ thầu trên chưa tính đến thiết bị dự phòng. “Đây mới là bẫy” - ông Ban nói.