Trang

20 tháng 12, 2018

Nguy hại từ các dự án đầu tư TQ tại VN

VN đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của TQ.
Vốn gọi là «ưu đãi» của TQ cho VN thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các DN TQ) và kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại VN. Vốn vay TQ có lãi suất là 3%/năm, cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 – 1,2%), Hàn Quốc (0-2%) hoặc Ấn Độ (1,75%). 
Một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị TQ «thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư… ảnh hưởng hiệu quả đầu tư ».
VN vay nợ nhiều từ TQ đang góp phần khiến quan hệ giữa hai nước bất đối xứng, không bình đẳng, vay nợ trong lĩnh vực điện, xây các nhà máy điện than với công nghệ TQ, gây ô nhiễm và gây phản ứng không hài lòng, tiêu cực trong dân chúng. 
Các dự án mà VN nhận đầu tư của TQ chủ yếu là do EVN ký kết, theo phương thức «chìa khóa trao tay» và công nhân TQ thực hiện xây lắp các công nghệ TQ, hoàn thành và chuyển giao cho VN. Sự giám sát của VN đối với các dự án này cũng không được thực hiện, nên không bảo đảm về mặt kỹ thuật, cũng như gây ô nhiễm môi trường.
Trong số 19 dự án nhiệt điện đầu tư theo phương thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao ), có 3 dự án có sự tham gia của nhà đầu tư TQ với cổ phần chiếm đa số chi phối. Đó là dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3. Ngoài ra, nhiều DN TQ cũng đã trúng thầu các dự án nhiệt điện ở VN. Chẳng hạn như nhà thầu KAIDI đã lần lượt trúng thầu các dự án như Nhà máy điện Thăng Long, Nhà máy điện Hải Dương và Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.
Nhiều nhà thầu TQ trúng thầu các dự án của VN, nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện tình trạng thi công chậm tiến độ, chất lượng hàng hóa, công trình không cao, xuống cấp nhanh… 
Theo ts Lê Đăng Doanh: Dự án Vân Đồn – Móng Cái có lợi lớn cho TQ. Nếu có dự án này thì hàng hóa, du khách TQ có thể sang VN một cách dễ dàng. Dự án luật đặc khu đã bị người dân phản đối rất gay gắt và chính phủ đã phải tạm dừng trình Quốc Hội.
Dư án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, một dự án vay vốn của TQ, vừa bị chậm trễ, vừa bị đội giá. Vốn ban đầu là 552 triệu đôla, nhưng nay đã tăng lên tới gần 900 triệu đôla. 
Để tránh cho các nhà thầu TQ liên tục thắng thầu, biện pháp cần thực hiện là VN phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn TQ quá nhiều.
Chính phủ phải xét lại các quy định, luật lệ về đầu tư và đấu thầu. Thủ thuật của TQ là bỏ thầu với giá rất thấp nên luôn thắng thầu. Khi tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần. Cuối cùng VN phải trả một cái giá đắt với công nghệ kém và ô nhiễm môi trường.

VN mất biển thật rồi !

Ngày 22/5/2018 Thượng tướng Lê Chiêm nói: Tàu Trung Quốc đánh cá cách Đà Nẵng 30- 40 hải lý.
Ngư dân Việt đánh bắt cá trên vùng biển VN thường xuyên bị tàu thuyền TQ đâm chìm, cướp phá và đánh giết.
Theo Viettime ngày 8/5/2016: chỉ trong 2 năm, hơn 4.000 tàu cá, hơn 2.300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển.
Nay, hải quân TQ bắn ngư lôi ở vùng biển VN, ở Quảng Trạch Quảng Bình vớt được một quả ngư lôi mầu đỏ, ở Phú yên vớt được một quả ngư lôi mầu đen chưa nổ. Theo chuyên gia nói cự ly hoạt động của loại ngư lôi này khoảng 4-50km. Cách đây không lâu, 3 ngư dân Việt bị chết ở vùng biển Hoàng Sa vì "vật thể lạ" phát nổ...
Vậy là hải quân TQ đã làm chủ cả vùng biển VN rồi.

Chẳng biết hải quân, biên phòng, cảnh sát biển VN ở đâu?
Hơn 1 triệu người VN mới xuống đường yêu bóng đá, hô vang "VN vô địch", "Yêu bóng đá là yêu tổ quốc" giờ này ở đâu?
Yêu bóng đá sao không yêu biển đảo quê hương?
 Mất biển rồi, Tổ quốc có còn không?

PVH

16 tháng 12, 2018

MỘT DÂN TỘC THẤT BẠI

Tôi nhìn thấy chiến thắng của bóng đá VN, nhìn triệu người cuồng nhiệt đi bão... và tôi thấy
MỘT DÂN TỘC THẤT BẠI.