Trang

25 tháng 1, 2014

Tình cũ là chị gái của vợ sắp cưới

Ngày tôi đến nhà vợ sắp cưới dạm ngõ, chúng tôi nhận ra nhau ngay và nước mắt cả hai cứ tuôn trước sự bàng hoàng của mọi người. Em vẫn độc thân, cắt đi mái tóc dài và để ngắn ngang lưng.  

11 năm trước tôi là sinh viên đại học năm cuối, gặp em khi em vào thi đại học và tôi là giám thị phòng thi. Ánh mắt em long lanh sâu lắng làm tôi phải lúng túng trước thí sinh, mong ngày thi cuối nhanh đến rồi chủ động tìm em. Đêm đó tôi đến phòng trọ em và hỏi thăm tình hình thi cử, em nói học chuyên ban C nhưng gia đình động viên thi khối A ngành điện. Em ở miền Tây, giờ lên đất Sài Gòn không rành đường. Tôi ngỏ lời tình nguyện đưa đón em đi thi vào đợt 2 ngành xã hội học.
Trước hôm thi một ngày, tôi đạp xe chở em đến trường thi cho thêm tự tin, cũng không dám thổ lộ tình cảm vì lo em bị chi phối. Ngày thi cuối em nói kết quả rất tốt, tôi chở em dạo khắp Sài Gòn. Em nói rất thích và hứa giữ mãi khoảnh khắc này, cái nắm tay, nụ hôn đầu đời trao nhau ngất ngây.
Rồi em vào đại học, tôi tốt nghiệp ra trường, hai đứa tưởng như sẽ có dịp bên nhau. Em nói yêu tôi nhiều lắm và hai đứa thề non hẹn biển. Tôi rất yêu em nhưng sợ làm ảnh hưởng đến việc học của em nên chưa bao giờ vượt quá giới hạn. Tình yêu rất đơn sơ không nhuốm màu vụ lợi.

Vừa tốt nghiệp xong tôi được tuyển dụng vào một công ty nước ngoài với mức lương khá cao. Em mừng vui nhưng tuyệt đối từ chối khi tôi đưa em ít tiền tiêu vặt. Em nói: “Ba mẹ gửi đủ, em thêu tranh, đánh máy thuê cũng ổn. Anh để dành đừng phung phí”. Lời khuyên mộc mạc đó làm tôi nhớ mãi.
Những tưởng mối tình sẽ trôi êm về bến hẹn nhưng chia cách xảy ra khi tôi được công ty đưa đi nước ngoài làm việc và học tập 4 năm. Đêm đó tôi gặp em, em cười buồn: “Đây là thử thách tình yêu đó anh ạ. Anh cứ đi và em sẽ đợi".
Bốn năm cách xa, không về quê hương nhưng chúng tôi vẫn trao đổi với nhau qua điện thoại, yahoo, kể nhau nghe những gì xảy ra hằng ngày. Tôi kể em nghe cái lạnh nơi đất khách, em kể tôi nghe những oi bức mùa hè ở quê hương. Tôi luôn nhớ em, không quen với bạn gái khác vì xác định chỉ yêu em. Tôi tin em cũng vậy.
Cuối cùng ngày chờ đợi đã đến, tôi sắp được về Việt Nam, em cũng chuẩn bị tốt nghiệp. Tôi hẹn ngày em làm lễ tốt nghiệp sẽ đến, hai đứa vun đắp tương lai. Biến cố cuộc đời ập đến, tôi bị tai nạn trong đợt dã ngoại chia tay các đồng nghiệp để chuẩn bị về Việt Nam, bất tỉnh và mê man 15 ngày, sau khi tỉnh lại phải nằm gần 2 tháng để liền xương. Tôi không báo em biết vì lúc đó hoàn toàn không có cơ hội. Sau khi hồi phục tôi nhận thấy mình đã mất chức năng của người đàn ông. Chán nản tuyệt vọng và nhớ em, tôi càng buồn thêm.

Bác sĩ bảo tôi nên sinh hoạt bình thường, do ảnh hưởng của thuốc điều trị và chấn thương nên tạm thời mất đi chức năng của người đàn ông thôi. Chuyện tai nạn tôi giấu gia đình, bạn bè và cả em nữa. Tuyệt vọng, tôi xin chuyển đến làm việc ở một công ty heo hút nơi xứ người. Ngoài giờ làm việc tôi chơi những môn thể thao nhẹ cùng đồng nghiệp, ngắm tuyết rơi và hồi tưởng về em. Bao lần nước mắt rơi và tôi quyết định lặng lẽ xa em mãi mãi. Tôi hủy số điện thoại, địa chỉ email, không muốn em không phải chịu khổ vì mình.
Trải qua thêm 4 năm nơi đất bạn, tôi quyết định về Việt Nam thành lập công ty cho riêng mình. Có lúc tôi nghĩ đến việc tìm em, ôm em vào lòng và quỳ xin thứ lỗi nhưng em đã xóa tất cả thông tin về mình. Tôi đinh ninh em đang hạnh phúc bên chồng con. Điều kỳ diệu đến, về sống ở quê hương sức khỏe tôi dần bình phục. Không khỏe như trước nhưng tôi cảm nhận rất tốt, bản lĩnh đàn ông sống lại. Tôi ký hợp đồng rất nhiều gói thầu xây dựng ở miền Tây.

Một lần tôi lại gặp cô gái hao hao giống em, âm thầm theo dõi. Cô ấy đang công tác tại bưu điện tỉnh nơi tôi nhận thi công. Sau hai tháng tôi quyết định làm quen, vẫn ánh mắt long lanh, giọng nói thỏ thẻ làm cho cảm giác bên em sống lại. Cô ấy nói gia đình có 5 người con gái, gọi là “ngũ long công chúa”, tôi lại nhớ tới câu nói 10 năm trước. Thêm vài tháng và tiếng yêu trao nhau, tôi thấy mình cũng cần một mái ấm nên hẹn ngày đưa ba má về quê người yêu ra mắt.
Ngày hai gia đình gặp nhau suốt đêm tôi không ngủ, mong trời mau sáng để từ Long An đến Vĩnh Long làm rể. Trưa hôm sau hai gia đình gặp nhau, thật không thể ngờ được, vợ sắp cưới của tôi là em gái cô người yêu cũ. Chúng tôi nhận ra nhau ngay và nước mắt cả hai cứ tuôn trước sự bàng hoàng của mọi người. Em vẫn độc thân, cắt đi mái tóc dài và để ngắn ngang lưng. Em về quê sống ẩn dật với nghề giáo.

Chúng tôi bỏ chạy ra sau vườn, ngồi đó suốt ngày, hai bên thông gia không ai hiểu gì cả. Vợ sắp cưới của tôi chắc hiểu chuyện, lặng lẽ bỏ đi với hai hàng nước mắt. Tôi phải làm sao?
Tâm (Vnexpress)
- Mối tình đẹp nhưng thiếu lý trí và kém sâu sắc của chàng trai đã làm cho cả 3 người phải đau khổ. Khi yêu nên tìm hiểu và nên biết hoàn cảnh  gia đình của nhau. BTTD 

Tết và nghĩa vụ quà biếu cấp trên



Chọn mua quất cảnh ở Hà Nội
Luật bất thành văn, những ngày lễ lớn, nhất là những ngày Tết, hệ thống quản lý, sở ban ngành, doanh nghiệp thuộc nhà nước trong cả nước rầm rộ chuyện quà cáp.
Cấp dưới quà cáp cấp trên để coi như lại quả thu hoạch ngoài lương trong năm nhờ sự quan tâm hay mong đợi sự quan tâm của cấp trên.
Các ban, các công ty quản lý thuộc Bộ, thuộc tỉnh trong cả nước những ngày này chạy ngựơc chạy xuôi, bay ra bay vào để hoàn thành nhiệm vụ quà cáp từ trung ương đến địa phương, với mục đích được cấp trên chia sẻ miếng bánh, chỉ định thầu các dự án mà mình sẽ làm đại diện chủ đầu tư, để năm tới họ sẽ được nhiều mâm ngồi mát ăn bát vàng.Cấp trên thì quà cáp là việc làm bổn phận với cấp trên nữa để hoàn thành nghĩa vụ “biết điều” và giữ ghế cho năm tiếp theo.
Các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng tất bật chuyện quà Tết, không ngoài mục đích củng cố chức vị, tăng quan hệ, mong năm tới sẽ được “tiền hô hậu ủng” để có công việc từ các ban quản lý, từ các chủ thể được ủy quyền quản lý vốn nhà nước cho kế hoạch đầu tư của trung ương và địa phương.
Các đơn vị sự nghiệp thì cũng phải nhờ quà cáp thể hiện lòng trung thành, biết điều cấp trên với các nguồn thu “ngoài sự nghiệp” và mong tăng nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp cho năm tới.
Tất cả hệ thống từ trên xuống dưới, ở mọi lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao, hành pháp… cũng cùng nhộn nhịp quà Tết với mục đích, ý nghĩa tương tự.

Lương không đủ tiền quà

Hàng bán quà Tết ở Hà Nội
Vấn đề đáng nói hơn là không ai lấy tiền lương cả đời của mình để đủ quà cáp những hàng hóa hoặc bì thư có giá trị tương xứng với tầm quyền hạn, sự sành điệu của cấp trên.
Xét cho cùng đa số giá trị quà cáp đó chính là những đồng tiền tham nhũng, những đồng tiền rút ruột từ nhà nước được hợp thức hóa chứng từ, chi phí mà ra.
Phần nhỏ còn lại giá trị quà cáp có thể “chưa từ nguồn nhà nước” cũng là sự đầu tư chiều dài, chiều sâu, đầu tư mua chức vụ, quyền hạn rồi hoàn vốn, lấy lãi cũng bằng từ nguồn tiền của nhà nước mà thôi.
Thậm chí các doanh nghiệp nhà nước đã thua lỗ lũy tiến trong kinh doanh những năm trước, vẫn vô tư chấp nhận lỗ thêm tí nữa bằng giá trị quà Tết để tồn tại cho sự nghiệp lỗ tiếp theo những năm sau.
"Quan chức Việt nam thật là sướng. Nước hàng ngày vẫn chảy về chỗ trũng là vậy."
Thực tế ở Việt nam không chỉ riêng quà Tết, quan chức càng nhiều quyền chỉ cần trường hợp người nhà bị ốm đau nằm bệnh viện một lần cũng đủ có lượng quà cáp giá trị bằng người có thu nhập bình thường phải lao động vất vả cả đời.
Việc lễ tang trong gia đình quan chức nhà nước đa số kéo dài thời gian thăm viếng hơn người bình thường cũng là việc bình thường liên quan đến quà viếng.
Chuyện tổ chức cưới xin trong gia đình quan chức cũng là sự nỗ lực cho những ai phụ thuộc. Giá trị quà cáp cũng lớn hơn rất nhiếu lần đến nhiều đơn vị trăm lần đối với gia đình người dân thường ở Việt Nam.
Sự nhộn nhịp kẻ tặng người nhận ở mọi thời điểm, mọi trường hợp trong cả nước là chuyện thường ngày, quan chức được nhận quà tất nhiên sẽ không ai hỏi nguồn gốc giá trị quà cáp từ đâu để trả lại trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng, theo điều 12, mục 3 - Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Những chỉ thị, quy chế, quy định của chính phủ về quà cáp, về kê khai tài sản, về ma chay, cưới hỏi... đối với quan chức Việt Nam cũng chỉ là khẩu hiệu, nếu có hiệu quả, chăng cũng chỉ lấy lòng vài người dân xứ Việt mà thôi!
Quan chức Việt nam thật là sướng. Nước hàng ngày vẫn chảy về chỗ trũng là vậy.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả hiện ở Hà Nội. BBC Tiếng Việt mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả về các chủ đề xã hội, văn hóa.

24 tháng 1, 2014

CẢNH SÁT VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ


Ngày 25 tết Kỷ Sửu, Lần đầu tiên UBND Hà nội đứng ra tổ chức” Phố Ông Đồ”, nơi vỉa hè Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhưng nhiều cụ đồ có hàng chục năm ngồi viết thư pháp trên con phố này, như nhà Thư pháp – Tiến sỹ Cung Khắc Lược, nhà thư pháp trẻ Trịnh Tuấn…, đã tỏ thái độ phản đối BTC, bằng cách không chấp nhận vào ngồi trong”lều bạt” mà tự chải chiếu ngồi vỉa hè, như đúng câu vè “ Ông đồ vỉa hè, cụ nghè ngồi xổm”.

IPB Image

Ông nghè Cung Kắc Lược đang ngồi cho chữ

IPB Image

..và ngay sau đó, cũng chính ông cũng phải van lạy lực lượng công quyền, khi họ thẳng tay giật tung những bức thư pháp mà ông đã mất nhiều công sức thể hiện.

IPB Image

Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Văn Miếu - Quận Ba ĐÌnh đang “chỉ đạo các lực lực lượng chức năng” xử lý theo nghị định 227 về lấn chiếm lòng lề đường của UBND TP Hà Nội.. (Trung tá cảnh sát nhìn hồ đồ thế này thì đến Cụ đồ Liên sống lại cũng không dám bày mực tàu, giấy đỏ ngồi cho chữ, huống hồ cụ Lược)

IPB Image

IPB Image

IPB Image

IPB Image

IPB Image

Chẳng cần những lời nhẹ nhàng, giải thích thấu tình đạt lý, ngay sau đó.. những hình ảnh..giật - giằng - vò, ném... thực sự là kg đẹp mặt và vô văn hóa, thách thức công luận của lực lượng công quyền đã diễn ra ngay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi thờ Khổng Tử, Chu Văn An, những bậc hiền hiền triết luôn dạy chúng ta… Làm Người cũng cần phải học. 

IPB Image

Như cảm thấy chưa đủ mạnh tay, Trung tá Lê Quý Luận, đội trưởng đội trật tự Công an Phường Văn Miếu, đã gọi điện xin chi viện của lực lượng phản ứng nhanh 113 công an Q. Ba Đình xuống ”giải quyết”

IPB Image

IPB Image

IPB Image

Chứng kiến những hành động không đẹp mắt này, Người dân cảm thấy phân nộ và bức xúc với cách mà lực lượng cảnh sát và lực lượng dân phòng đang hành xử. “Việc các cụ đồ viết câu đối trong mấy ngày tết, là tái hiện một nét văn hóa của của nguời Hà Nội xưa, sao lại xua đuổi.

IPB Image

IPB Image

.. nhà Thư Pháp như Tiến sỹ Cung Khắc Lược, Trịnh Tuấn.. tỏ rõ sự thất vọng và chán nản, khi nhìn những bức Thư Pháp, những chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Đức, chữ Tài, và những lời dăn dạy của các bậc tiền nhân, bị lực lượng công quyền giật, ném lên xe không thương tiếc. “Thật vớ vẩn, quá vớ vẩn, họ đã thiếu hiểu biết và vô văn hóa, họ có thể không cho chúng tôi ngồi đó, nhưng xin đừng đối xử thiếu văn hóa như thế.

IPB Image

Nhà thư pháp Trịnh Tuấn giãi bày, “Mỗi Tết tôi ra đây tìm niềm vui, muốn được góp phần làm hoàng dương lại nét văn hóa của một Thăng Long xưa, chưa thời nào thư pháp nào nuôi được người cả, nhất là với “văn hóa nghìn đô” bây giờ thì lại càng không”. Chính quyền đừng đối xử với chúng tôi thiếu công bằng và cứng nhắc như thế. 

IPB Image

Chúng tôi không đi làm thuê, chúng tôi viết chữ không phải vì tiền, không thể chấp nhận cảnh một ông đồ ngồi viết và một cô tân thời đứng bên cạnh thu tiền. Đó không phải là truyền thống ngàn đời của Thăng Long xưa”, nhà Thư pháp Vũ Xuân Hợp gay gắt nóI.

Trần Thị Bảo Ngọc ( Vietgiaitri )

Học sinh lớp 4 ở Mỹ phải học thuộc lòng những gì?

Theo Vietnamnet

Học sinh ở Mỹ đã được học về các quyền của mình ngay trong sách giáo khoa lớp 4. Dưới đây là một số quyền của người Mỹ và cũng chính là nội dung mà các em phải học thuộc lòng.

học sinh, Mỹ, học thuộc lòng, quyền
Ảnh minh họa: DailyMail
1. Quyền tự do tín ngưỡng theo cách riêng của mình
2. Quyền tự do ngôn luận và báo chí
3. Quyền than phiền một cách trung thực và công tâm nhất
4. Quyền có sự riêng tư trong nhà mình
5. Quyền sở hữu tài sản cá nhân
6. Quyền sở hữu, giữ và chống lại vũ khí
7. Quyền di chuyển tự do trong nhà và bên ngoài nhà
8. Quyền được hầu tòa – nếu không có tiền bảo lãnh
9. Quyền được xét xử – được cho là vô tội cho tới khi có chứng cứ
10. Quyền tự do bầu cử và bỏ phiếu
11. Quyền được nhận các dịch vụ của chính phủ với tư cách một người bảo hộ và người phân xử
12. Quyền không tuân theo những kiểm soát và những quy định độc đoán của chính phủ
13. Quyền làm việc trong những lĩnh vực và địa điểm mà chúng ta lựa chọn
14. Quyền mặc cả hàng hóa và các dịch vụ ở một khu chợ tự do
15. Quyền ký kết hợp đồng liên quan đến vấn đề của chúng ta
16. Quyền kinh doanh, cạnh tranh và thu lợi nhuận
  • Nguyễn Thảo(Theo A Beka Books)
  
Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc (4)
Cường13:21 Thứ năm
Ko thấy nói đến nghĩa vụ?! Chắc là bù lại cho học sinh VN ta chăng?! ;)
HOANG TRUNG13:51 Thứ năm
Cac ban thay khong the nao la tu do the nao la giao duc the nao la quyen con nguoi ???Mot dat nuoc tu do dan chu la nhu vay do.
tien23 giờ trước
Vậy thế trong sách giáo khoa lớp 4 của VN ta trẻ em được học những gì? vậy trẻ em VN có cần học giống trẻ em ở Mỹ không?
Khoa18 giờ trước
Haiza, mình k có nhiều thứ như đám lớp 4 xứ này ghê

Một xã hội thỏa hiệp với sự dối trá

Cuộc đời ngắn ngủi của chú bé từng được mệnh danh "thần đồng bóng đá" dưới cái tên giả Lê Thế Vọng ở Gia Lai khiến người ta rơi nước mắt.
 
Một phó giám đốc Sở giáo dục TP.HCM tuyên bố: "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta", trong khi thực tế thì...

Em chỉ là nạn nhân của trò nói dối giữa người lớn với nhau, một trò chơi mệt mỏi và tai họa mà lạ thay, dường như người Việt rất thích.
Một cô gái 20 tuổi, bỗng dưng thành "doanh nhân sở hữu nghìn tỷ", khoe giải Ngôi sao kinh doanh, lãnh đạo xuất sắc Châu Á-Thái Bình Dương 2013, mà theo báo chí, đây là giải không ai biết ở Myanmar.
"Tự hào" vì là người Việt Nam duy nhất được mời dự Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình và thanh niên toàn cầu diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 8.2014 - hội nghị mà cứ đúng tuổi và đóng 700 USD thì đi dự. Thông tin đi giảng dạy cho sinh viên khắp nơi té ra là đăng đàn nói về kinh doanh đa cấp.
Ở nhiều khu phố, rác ngập dưới chân tấm bảng "Khu phố văn hóa".
Một bộ trưởng giáo dục hô hào "Nói không với bệnh thành tích" nhưng, cứ đến cuối năm, giáo viên lại phải bò ra "cấy" điểm ma cho học sinh, để đảm bảo tỷ lệ lên lớp luôn luôn"đạt chỉ tiêu", như Phòng đã cam kết với Sở, Sở cam kết với Bộ.
Bắt học sinh gom giấy vụn làm Kế hoạch nhỏ nhưng Bộ in cả tấn sách tham khảo, sổ báo giảng, sổ dự giờ, giáo án, sổ điểm, sổ họp... buộc trường mua cho giáo viên, mỗi người khệ nệ ôm về cả chồng dày hơn gang tay. Mỗi quyển sổ to dày, cả năm cố lắm mỗi giáo viên xài hết chừng vài chục trang. Chẳng sao, giấy còn thì bán giấy vụn...
Công an thì "không có mại dâm ở Đồ Sơn".
Truyền hình làm phóng sự về chuyến đi biển đầu xuân của ngư dân thì dí ống kính sát vào đống sò, thế là một ít sò con con lên ti vi chất ngất như quả đồi.
"Nghệ sĩ" thì hô sang Hollywood đóng phim với các ngôi sao thế giới, trong khi chỉ lướt qua màn ảnh vài giây.
Một phó giám đốc Sở giáo dục TP.HCM tuyên bố: "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta".
Báo cáo tổng kết hô "GDP tăng, sản lượng lương thực tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng, tốc độ tăng trưởng và thu ngân sách vượt trội, hoàn thành vượt mức xóa đói giảm nghèo, năng suất lúa cao nhất từ trước đến nay", nhưng giáp tết 15 tỉnh vác rá lên trung ương xin gạo...
Thói dối trá giống như được bú cùng sữa mẹ, ngấm sâu lan tỏa khắp mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi lĩnh vực.
Người lớn đua nhau nói dối. Trẻ con cũng thế: Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục thực hiện năm 2008, tỷ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%.
Trong đời sống, có câu tục ngữ được hết đời nọ đến nọ kia thi nhau trích đi trích lại để khuyên răn, khuyến khích lối sống dối trá: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" hay "Nói ngọt lọt đến xương".
Ô hay, sếp làm sai, nhân viên góp ý mà bảo phải góp cho vừa lòng sếp thì nói kiểu gì đây? Nói ngọt cách nào đây? Hay là "phê bình thẳng thắn" kiểu "Anh có khuyết điểm lớn là ham làm việc, không chịu giữ gìn sức khỏe"?
Mới hơn thì có "Mắt không thấy lòng không đau". Trong các diễn đàn hôn nhân - gia đình, những người vợ rất thích dùng câu này để tự an ủi và trấn an nhau khi chồng ngoại tình.
Giao thông hỗn loạn thì tự an ủi "đã chuyển biến lớn", trộm cướp như rươi thì phê "ý thức tự bảo vệ của người dân không cao", thức ăn nhiễm độc tràn ngập thị trường thì lên án "người tiêu dùng chưa thông thái".
Thẳng thắn thì bị chê thô, vụng. Uốn lưỡi thì được khen khôn khéo, giỏi giao tiếp, tế nhị...
Nói dối chằng chịt từ dưới lên trên, dọc ngang ngang dọc, trong gia đình, trong công sở, nơi kinh doanh, trong thực hiện luật... Ai cũng nói dối nhưng ai cũng tỏ ra mình thật thà. Ai cũng biết mười mươi đối phương đang nói dối nhưng ai cũng tỏ ra hoàn toàn tin cậy.
Để được lợi cho mình, nhiều người sẵn sàng nói con chó thành con mèo, để khi quyền lợi cá nhân bị đe dọa, họ lại sẵn sàng nói con mèo thành con chó.
Một xã hội thật kỳ lạ! Một thứ "văn hóa" thời thượng thật quái dị!
Vì sao như vậy?
Nói dối là hành vi tâm lý của con người, ở đâu, thời nào, chủng tộc nào cũng có. Trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối có thể là cần thiết, ví dụ bác sĩ nói với người bệnh nan y hoặc thập tử nhất sinh.
Trong xã hội, người ta đổ cho việc nói dối leo lẻo là vì bệnh thành tích.
Vậy, ai là người tạo nên căn bệnh thành tích? Ai ngồi vẽ ra những con số chỉ tiêu bất chấp thực tế cùng lúc đe nẹt, dọa phạt nếu không đạt?
Bịa xạo mà được thưởng, nói thật bị đòn, thì ai dại gì nói thật?
Điều này đúng từ gia đình, nhóm, đến toàn xã hội.
Nhiều người Việt Nam khi chuyển sang môi trường khác, như sinh sống ở nước ngoài hoặc làm việc trong nhóm nhỏ, thú thật rằng họ phải tập bỏ thói quen nói dối nếu không muốn gặp khó khăn trong công việc và bị khinh thường. Nghĩa là, nói dối, "làm láo, báo cáo hay" không phải là thuộc tính của người Việt. Nó chỉ là một căn bệnh mắc phải cho phù hợp với môi trường sống. Khi môi trường sống thay đổi, căn bệnh ấy có thể giảm hoặc biến mất.
Ai chịu trách nhiệm về môi trường sống của chúng ta, ngoài chính chúng ta?
Hoàng Xuân
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, là người viết báo tự do đang sống tại TP.HCM/ Tựa đề bài được đặt bởi Blogger Nguyễn Ngọc Long