Trang

21 tháng 4, 2018

Khốn nạn kiếp dân đen !

Nhà dân bị cháy, khi giải tỏa chính quyền sẽ không đền bù giá trị nhà. 
Không cho dân sửa nhà cũng là cách để chính quyền không phải đền bù khi giải tỏa. 
Vậy trước mắt dân không có nhà ở, không có nơi để làm ăn, 8 gia đình sẽ bơ vơ khốn nạn vì "họa vô đơn chí", đất nhà mình thỉ bỏ trống không.
Dân đợi đến bao giờ? Khi "Chính quyền sẽ ghi nhận nguyện vọng của người dân và đưa ra các giải pháp để người dân lựa chọn... Sau khi ghi nhận ý kiến của dân, chúng tôi sẽ có báo cáo gửi UBND tỉnh để có quyết định cuối cùng".
TTO - Sau nửa tháng xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 8 căn nhà tại P. 7, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang bị cháy, hàng chục người dân mất nhà đến nay vẫn phải ở nhờ.
TUOITRE.VN



20 tháng 4, 2018

Hà Nội xưa đẹp như tranh thủy mặc

Minh chứng Hà Nội thời Pháp thuộc văn minh hàng đầu Châu Á: Năm 1900 Hà Nội đã có tàu điện. Sau đó mạng lưới tàu điện được mở rộng và trở thành phương tiện giao thông chính của người Hà Nội.
Ngày nay, Hà Nội và Tp. HCM không có tàu điện. Có mấy tuyến tàu điện đang làm thì đã trở thành THẢM HỌA LỊCH SỬ như tuyến Cát Linh- Hà Đông (HN), Bến Thành- Suối Tiên (Tp. HCM).
Cách đây hơn 1 thế kỷ, tháng 5/1890, Công ty Điện địa Đông Dương xin phép chính quyền thực dân Pháp thành lập một cơ sở khai thác giao thông bằng tàu điện gọi là “Nhà máy xe điện” (Usine de la Société des tramways électriques de L’ Indochine). Nhà máy đó đặt ở đầu làng Thuỵ Khuê nên dân Hà Nội ngày ấy gọi là “Nhà máy tàu điện Thuỵ Khuê”.
Mỗi đoàn tàu có 2 hoặc 3 toa, ở toa đầu có chia ra 2 hạng vé: hạng nhất, hạng nhì. Hạng nhất có ghế đệm, ngồi ngang nhìn thẳng; hạng nhì ngồi dọc ghế cứng. Hàng hoá chất ở dưới ghế, thúng mủng quang gánh móc ở bên ngoài toa cuối.
Ngày 13 tháng 9 năm 1900, tàu chạy thử tuyến đường đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê. Chợ Đồng Xuân đông hẳn lên và suốt ngày nhộn nhịp. “Nhà tàu” hái ra tiền, thu bộn lợi.
Do vậy sang năm 1901 có thêm đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp, khánh thành ngày 10/11/1901. Lúc đó đường tàu chạy dọc Hàng Bông sang Cửa Nam, theo đường Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) rẽ sang trước mặt Văn Miếu rồi ra đường Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng).
2 năm sau, người ta bỏ đoạn Cửa Nam – Sinh Từ - Văn Miếu mà cho tàu chạy theo phố Hàng Đẫy (nay là Nguyễn Thái Học) tới lưng Văn Miếu thì rẽ sang Hàng Bột (phố Tôn Đức Thắng ngày nay).
Tuyến đường xe điện Bờ Hồ - Chợ Mơ được xây dựng và khánh thành ngày 18/12/1906. Ít năm sau, kéo dài lên tận Chợ Bưởi.
Năm 1915 đường Bờ Hồ - Thái Hà được kéo vào thị xã Hà Đông nhưng phải dừng ở bên này Cầu Đơ vì cây cầu này yếu, không chịu được tải trọng của tàu.
Trong năm 1929 có thêm được tuyến Yên Phụ - ngã Tư Đồng Lầm (nay là ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn) để rồi mãi tới tháng 5 năm 1943 mới nối xuống trước cửa nhà thương Vọng (nay là bệnh viện Bạch Mai).
Như vậy là tới năm 1929, từ ga Trung tâm Bờ Hồ (Ga Tàu điện Bờ Hồ nay là ngôi nhà “Hàm cá mập”) toả ra 6 ngã: lên Yên Phụ, lên chợ Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống chợ Mơ và Vọng, tức cũng là toả ra 6 cửa ô nối nông thôn với nội thành…
Mạng lưới đường xe điện cũ vào khoảng 30 km và bao gồm 5 tuyến đường và Bờ Hồ chính là trạm trung tâm.
Ảnh HN đẹp mê hồn khi được trang điểm thêm những tuyến xe điện.
(sưu tầm và Bt)

Phạm Văn Hải

Vì sao Sài Gòn xưa được gọi là HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG?

                                              Sài Gòn xưa. Ảnh: Tư liệu
Từ vùng đất hoang vu, hơn trăm năm trước người Pháp muốn biến Sài Gòn thành "Hòn ngọc Viễn Đông" để cạnh tranh với các thuộc địa khác của Anh.
- Thập niên 60-70, Sài Gòn vẫn được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông", trong khi Singapore lúc đó chỉ là đảo quốc hoang vu, Bangkok cũng ít người nhắc đến. Những quốc gia này lấy Sài Gòn như hình tượng để phát triển theo- PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.
Vùng Viễn Đông theo địa lý gồm các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Cuối thế kỷ 19, đầu 20, hầu hết các quốc gia này đều thành thuộc địa hoặc chịu ảnh hưởng của cường quốc phương Tây. Trong đó Pháp và Anh là hai nước xâm chiếm và mức độ cạnh tranh lớn nhất.
Sự cạnh tranh của Anh, Pháp trong việc “khai hóa” các nước thuộc địa. Từ những năm 1895, Pháp tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở thuộc địa nhằm phát triển kinh tế. Họ đặt tham vọng vượt mặt nước Anh tại Singapore và HongKong.
Danh xưng "Hòn ngọc Viễn Đông" (La perle de l’Extrême Orient) xuất hiện để chỉ cho Sài Gòn. Đây được xem là thủ phủ của Đông Dương về kinh tế, giải trí để cạnh tranh với Singapore của người Anh.
Giai đoạn này, Sài Gòn từ thành phố hoang vu, được gọi là thị trấn giữa rừng (Prei Nokor) đã được người Pháp đầu tư xây dựng bài bản nhất so với các thành phố khác trong khu vực.
Dưới sự chỉ huy của trung tá công binh Coffyn, Sài Gòn được quy hoạch lại theo lối phương Tây. Giai đoạn này, khu vực trung tâm thành phố xuất hiện hàng loạt các công trình nổi bật còn tồn tại đến ngày nay như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Dinh thống đốc, Phủ toàn quyền...
Tuyến đường Catinat (Đồng Khởi ngày nay) được ví như trái tim của Sài Gòn khi tập trung nhiều điểm vui chơi, giải trí của thành phố. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn mọc lên dọc trục đường đã quy tụ giới tinh hoa, giàu có về tiêu xài, hưởng thụ.
Các công trình được xây trên khu đất đẹp, cao ráo, hướng ra dòng sông uốn lượn bao quanh là rừng. Trên kênh Lớn (đường Nguyễn Huệ nay) hay kênh Xáng (đường Hàm Nghi) có những khu chợ thông thương với sông Sài Gòn tấp nập người mua kẻ bán. Một thị trấn giữa rừng dần chuyển mình phát triển.
Những thương nhân ở Ấn Độ, Trung Quốc, châu Âu, Mỹ... khi dong thuyền vượt biển qua trao đổi, buôn bán đều ấn tượng với thành phố mới nổi này. Họ neo thuyền dọc cảng Bến Nghé, Bạch Đằng lên bờ mua vải vóc, lụa là, châu báu rồi ghé những khu vui chơi sầm uất gần đó. Những thương thuyền này sau đó truyền miệng nhau tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” - mỹ danh của Sài Gòn ra khắp thế giới.

                                         Tuyến xe lửa Sài Gòn - Gò Vấp năm 1910. Ảnh: Tam Thái

Giao thông đường thủy được người Pháp ưu tiên phát triển, kênh Bến Nghé – Tàu Hủ trở thành tuyến thông thương chính cho thuyền bè từ Đông Nam bộ, miền Tây vào sâu trong Sài Gòn đến vùng Chợ Lớn.
Hàng chục bến bãi bốc dỡ, chuyển hàng hóa mà tên gọi còn đến ngày nay như bến Hàm Tử, Bình Đông, Chương Dương, Vân Đồn, Bạch Đằng… Dọc theo hai kênh là đường bộ mà hiện nay là đường Võ Văn Kiệt và Bến Vân Đồn (quận 4), Bến Bình Đông (quận 8).
Ngoài tuyến đường thủy, để kết nối với khu Chợ Lớn và phía Tây Sài Gòn ngày nay, các đại lộ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai... dần hình thành. Đặc biệt, khi xuất hiện chợ Bến Thành năm 1914, nhu cầu thông thương hàng hóa giữa khu vực trung tâm Sài Gòn và Chợ Lớn phát triển mạnh. Từ yêu cầu cấp thiết này, khu vực đầm lầy giữa Sài Gòn - Chợ Lớn được san lấp để mở đại lộ Trần Hưng Đạo ngày nay.
Năm 1885, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương dài 70 km nối Sài Gòn – Mỹ Tho cũng được xây dựng. Đây là tuyến đường sắt thứ hai do người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường 13 km ở Pondichéry (Ấn Độ) năm 1879. Ga tàu lúc đó nằm tại công viên 23/9 ngày nay, tuyến đường do nhà thầu Joret của Pháp thi công.
Tuyến đường sắt đã hút một lượng lớn khách ở Sài Gòn thời điểm đó. Chính quyền thuộc địa thu lời lớn từ dự án. Năm 1896, tổng lãi thu được từ tuyến đường sắt là 3,22 triệu francs, đến năm 1912 lãi 4 triệu francs.
Phía đông thành phố, năm 1902, cầu Bình Lợi được khánh thành đưa vào sử dụng. Cây cầu rút ngắn tuyến đường đi Thủ Đức, Biên Hòa, thông với đường thiên lý Bắc Nam (Quốc lộ 1 hiện nay) của người Việt xưa.
Nếu so sánh về hạ tầng cơ sở, cùng thời, Sài Gòn bỏ xa Bangkok và Singapore. Nhưng lúc bấy giờ, Singapore có tầm quan trọng lớn về chiến lược khi nằm trên tuyến đường biển quốc tế, nơi thông thương của thương thuyền trên thế giới. Lúc này, Singapore cũng là hải cảng lớn nhất khu vực. 
Theo Kiến trúc sư Khương Văn Mười, lúc Sài Gòn được xem là “Hòn ngọc Viễn Đông” thì thành phố có quy mô nhỏ, phạm vi chỉ gói gọn ở trung tâm Sài Gòn ngày nay. Mỹ danh này cũng sớm kết thúc vào giữa thế kỷ 20.
Do chiến tranh cũng như người dân nông thôn đổ về thành phố ngày một đông khiến nó bị quá tải. Sài Gòn xuất hiện nhiều khu ổ chuột, người dân sống nhếch nhác ven kênh rạch, điều kiện vệ sinh, an ninh kém.
Còn PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Kinh tế Việt Nam - cho rằng, thập niên 60-70, Sài Gòn vẫn được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" - thành phố được định danh duy nhất ở khu vực. Trong khi Singapore lúc đó chỉ là đảo quốc hoang vu, Bangkok cũng ít người nhắc đến. Những quốc gia này lấy Sài Gòn như hình tượng để phát triển theo.
"TP HCM hiện phát triển hơn nhiều so với thời Hòn ngọc Viễn Đông nhưng những bước tiến đạt được chưa tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu đua tranh với các thành phố có vị thế, chức năng tương tự trên thế giới. Những thành phố như Bangkok, Singapore, Busan... đã vượt lên, dù TP HCM có xuất phát điểm tốt hơn", ông Thiên nói.
Viện trưởng Kinh tế cho rằng, quan điểm của Việt Nam những năm gần đây đã thay đổi và đây là cơ hội để đưa cả nước và TP HCM lên đẳng cấp mới.
Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ X, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng mong muốn đưa thành phố trở lại vị trí dẫn đầu. Ông thể hiện quyết tâm lấy lại mỹ danh "Hòn ngọc Viễn Đông" nức tiếng một thời mà quốc tế đã nói về Sài Gòn.
Theo Vnexpress

18 tháng 4, 2018

VN đang đi lùi

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Thời Gia Long (1802- 1820), VN giàu mạnh nhất Đông Nam Á. Kinh tế thời Gia Long khá phát triển: “năm 1820 Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới”- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, theo Ngân hàng thế giới. 
VN và Nhật có nền văn minh đường phố đầu tiên ở châu Á. Theo nghiên cứu của PGS.TS Trần Hữu Quang trong cuốn Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Hải Phòng là nơi đầu tiên ở Việt Nam có đèn điện chiếu sáng phố năm 1892, sau đó là Hà Nội rồi mới tới Sài Gòn. 
Trước đó, khoảng năm 1888, Nhật là nước đầu tiên ở châu Á lắp điện chiếu sáng đường phố.
Paul Doumer- toàn quyền Đông Dương giai đoạn 1897- 1902 nhận xét về người Việt trong cuốn hồi ký XỨ ĐÔNG DƯƠNG:
-  “Người An Nam chắc chắn là dân tộc người ưu trội hơn so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không chống lại được họ. Không quốc gia nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có dân tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam”.
Trước 1975 Sài Gòn VN được mệnh danh là HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG.
Tiếc thay, sau hơn 200 năm, Nhật đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới, còn VN đang tụt hậu xuống đáy bảng xếp hạng. Hiện, HN và SG là 2 trong 6 thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới. VN đang bị Lào và Campuchia qua mặt.
Ảnh: bản đồ VN thời Minh Mạng- lớn nhất lịch sử VN.
Phạm Văn Hải

16 tháng 4, 2018

Cây Trâm

Thời thơ ấu, những lần vào rừng lên núi, khi đói và khát thì tìm hái trái rừng để ăn, nào là Sim, Mua, Sến và... Trâm.
Nay cây Trâm rất hiếm. Cũng may, ở Vũng Tàu còn một cây to. Mùa Trâm ra trái, xanh, tím rồi chín mọng đen bóng. 
Leo cây hái ăn, vị ngọt, hơi chan chát, hơi chua chua... 
Thiệt thú vị được trở về với tuổi thơ!
PVH

15 tháng 4, 2018

Em và bò


Tuổi niên thiếu, em vừa đi học, vừa chăn bò giúp đỡ gia đình.
Khi lớn lên, bố mẹ em bán 3 con bò để nuôi em học đại học. 
Trưởng thành, tốt nghiệp đại học, em thất nghiệp, bố mẹ em lại vay tiền mua được 1 con bò để em đi chăn bò. 

Khi bò lớn, em bán bò lấy tiền phụ cha mẹ thì bị bắt đóng thuế cao để nuôi ĐÀN BÒ khác. 
Tiên sư bọn BÒ!

Phạm Hải