Trang

7 tháng 6, 2014

Quần với...vợ...t


Từng cặp quần nhau sướng đã thôi
Thọc sâu bỏ nhỏ  xẻo… lốp rồi
Đứt lông rách lưới bi xẹp lép
Tay run gối mỏi vẫn đòi chơi.

Phạm Hải

Lộ bảng lương 'chót vót' của các sếp ngân hàng VN

Giám đốc khối ngân hàng cá nhân nhận lương tháng với mức cao nhất là 360 triệu, ít hơn so với mức lương cao nhất 500 triệu của giám đốc ngân hàng doanh nghiệp.

Adecco -tập đoàn quốc tế cung cấp các dịch vụ nguồn nhân lực - vừa công bố báo cáo Vietnam Salary Guide 2014, trong đó thống kê các thông số về chức danh, đặc điểm công việc, bằng cấp, số năm kinh nghiệm, và mức lương trong các ngành nghề.

8 ngành chính được báo cáo thống kê bao gồm: Tài chính ngân hàng, pháp luật, văn phòng, bán hàng tiếp thị, tổ chức sự kiện, công nghệ thông tin, kỹ thuật, y tế.

Trong đó, nhìn chung các lãnh đạo thuộc khối tài chính ngân hàng nhận lương cao hơn cả.

Trong hai nhóm ngân hàng trong báo cáo, các sếp ngân hàng cá nhân nhận lương tháng với mức cao nhất là 360 triệu, ít hơn 1/3 so với mức lương cao nhất 500 triệu của giám đốc ngân hàng doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng lương trung bình của các sếp ngân hàng Việt Nam:
 

Theo Lê Phương/ Diễn đàn đầu tư

Giảm lệ thuộc TQ từ 'nguồn lực con người'


Đăng Bởi  - 
“Đây, Hà Tĩnh, nơi được coi là địa bàn “xuất khẩu lao động chui” qua Thái Lan nhiều nhất cũng có hàng chục công ty dùng lao động phổ thông của Trung Quốc. Giận ai đây?”
“Đây, Hà Tĩnh, nơi được coi là địa bàn “xuất khẩu lao động chui” qua Thái Lan nhiều nhất cũng có hàng chục công ty dùng lao động phổ thông của Trung Quốc. Giận ai đây?”
Người Trung Quốc này đang có mặt ở gần như khắp nơi, nhất là ở những vị trí địa lý xung yếu như biên giới, Tây Nguyên hay bờ biển. Trong tình hình đó, không thể không nói lại  vấn đề quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài nói chung, đặc biệt là lao động Trung Quốc nói riêng .
Khi báo chí trong nước rần rần cảm xúc phẫn nộ với việc một số cửa khẩu đường bộ vào Thái từ Capuchia hay Lào hành xử thiếu tôn trọng người Việt khi buộc họ phải xòe 700 USD trước mặt để nhân viên cửa khẩu chụp hình chứng minh tài chính rồi mới được cho nhập cảnh, một facebooker Việt đang ở Thái và đã đi Thái nhiều lần có một góc nhìn khác. 
Dù không đồng ý với cách hành xử của người Thái, facebooker này lại nhìn vấn đề từ chính quê hương mình: nếu ức thì ức hơn vì chuyện sao người dân ở vùng Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh khổ dữ vậy. “Nước có nguồn, giận có căn”. Chính quyền Thái đã đối phó với vấn nạn người Việt lao động chui bằng một giải pháp tiêu cực. Nhưng cũng phải đặt ngược lại: vì sao người Thái lại như vậy và vì sao bị đối xử như thế mà dòng người từ các địa phương này vẫn ùn ùn đi kiếm cơm ở xứ người? Bởi đơn giản, họ không tìm được việc làm ngay trên chính mảnh đất của mình.
Theo các quy định của pháp luật, Việt Nam chỉ nhập khẩu lao động là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật. Thế nhưng, câu chuyện lao động phổ thông Trung Quốc có mặt rất nhiều nơi ở Việt Nam không phải là mới. Mức độ siết chặt quản lý từ các cơ quan nhà nước không theo kịp mức độ gia tăng của lao động Trung Quốc và hình thức đa dạng của sự gia tăng.
Giờ đây, không cứ gì những lao động tay chân ấy có mặt ở nước ta qua các gói thầu EPC-chìa khóa trao tay, nhập vào từ máy móc, nguyên liệu đến con người, kể cả người nấu ăn; mà trong vai khách du lịch, người Trung Quốc có thể làm nghề bán hàng rong khắp phố phường Hà Nội, không ít người còn… Nam tiến.
Cách nay gần 10 năm, nguyên bộ trưởng bộ Lao động-Thương binh và xã hội, bà Nguyễn Thị Hằng, nói tại diễn đàn Quốc hội rằng thật ra đằng sau mỗi bảng báo cáo thành tích xuất khẩu lao động của bộ mình, với cá nhân bà, là một niềm đau xót. Theo đó thì thành tích lớn nhất là không ai phải ra nước ngoài làm việc chân tay mà thay vào đó, mọi người được mời đi làm việc trí óc. Bởi nước mình còn nghèo, dân mình còn khổ, nên mới phải chịu như vậy. Trong bối cảnh hiện nay, niềm đau xót đó còn lớn hơn.
Dù có cố gắng đến bao nhiêu thì bộ Lao động- Thương binh và xã hội cũng không đáp ứng hết nhu cầu xuất khẩu lao động của người dân. Những người tự đi bằng đường… chui mà facebooker nói trên gặp ở đất Thái đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về pháp lý, tiền lương và cả an toàn cá nhân.
Dưới góc độ con người, có thể thông cảm, nhiều công dân Trung Quốc sang nước ta làm việc chắc cũng vì miếng cơm manh áo như dân mình. Tuy nhiên, quản lý nhà nước lại là vấn đề khác, đôi khi điều đó trở thành  một cuộc chiến giành việc làm, là nguyên nhân của sự đình trệ hay căng thẳng trong việc đàm phán về các hiệp định tự do thương mại giữa các nước với nhau.
Ở Việt Nam, câu chuyện lao động Trung Quốc nhạy cảm hơn. Nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà khi tình hình quan hệ giữa Việt Nam- Trung Quốc trở nên căng thẳng như hiện nay, còn dấy lên những nỗi lo về an ninh quốc phòng. “Yếu tố” con người Trung Quốc này đang có mặt ở gần như khắp nơi, nhất là ở những vị trí địa lý xung yếu như biên giới, Tây Nguyên hay bờ biển. Trong tình hình đó, không thể không nói lại  vấn đề quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài nói chung, đặc biệt là lao động Trung Quốc nói riêng .
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2013, có khoảng 77.359 người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, số lao động đã được cấp phép là 40.529 người, không thuộc diện cấp phép là 5.500 người và chưa được cấp phép là 31.330 người. Nên nhớ, từ trước khi Trung Quốc kéo đặt giàn khoan 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, các thống kê về tình hình lao động nước ngoài không phép thường ít được chỉ mặt  đặt tên là lao động nước nào nhưng ai cũng tự hiểu hầu hết đó chính là lao động Trung Quốc. 
Điều đó cũng như các vụ tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam trước đây, thủ phạm được gọi dưới cái tên “tàu lạ”. Báo cáo  mới nhất của Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nơi được tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài) có vẻ rõ ràng hơn (dù có thể chưa được đầy đủ). Theo đó, hiện tại ở khu kinh tế này có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhưng chỉ có 1.560 người được cấp giấy phép lao động.
Nếu như trước đây, quả bóng trách nhiệm bị đá sang  sân lập pháp, lập quy với lý do chưa có quy định cụ thể, thì nay, đã có Nghị định 102 và sau đó là Thông tư 03 hướng dẫn thi hành. Các văn bản này chỉ rõ ủy ban nhân dân và sở lao động cấp tỉnh là địa chỉ  cấp phép và chịu trách nhiệm quản lý lao động nước ngoài tại địa phương. 
Thế nhưng, theo TBKTSG, “các quy định này đã không được tuân thủ nghiêm túc tại chính các địa chỉ chịu trách nhiệm. Có trường hợp quyết định buộc người lao động Trung Quốc không phép phải thực hiện đúng thủ tục bị dời lại bởi chính các cơ quan chức năng vì lý do bảo đảm tiến độ công trình (?!). Điều khó hiểu đối với công luận là lẽ ra nhà thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tiến độ công trình thì các cơ quan chức năng của chúng ta lại lo thay và làm thay!”
Cần tăng cường kiểm tra giám sát việc xin phép-cấp phép lao động và thực hiện nghiêm các biện pháp xử lý như kiên quyết trục xuất lao động  không phép, phạt chủ sử dụng lao động không phép… - những biện pháp mang tính… hậu kiểm.
Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, ngay từ đầu chúng ta có thể giảm dòng lao động nhập cư này bằng cách trong quá trình đàm phán các gói thầu EPC, đàm phán luôn chuyện sử dụng lao động Việt Nam như một điều kiện để chấp nhận thầu.
Còn theo TBKTSG, ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm bổ sung kh phát hiện lao động trái phép như tạm dừng tiếp nhận nguồn lao động này. Báo này nhắc: “Nên nhớ khi rộ lên chuyện vi phạm của lao động Việt Nam ở nước ngoài, một số nước như Hàn Quốc đã từng tạm ngừng tiếp nhận lao động của chúng ta, thì vì sao chúng ta không thể làm như thế để ngăn chặn tình trạng lao động không phép tại nước mình?”
Facebooker nói trên kết thúc status của mình bằng câu: “Đây, Hà Tĩnh, nơi được coi là địa bàn “xuất khẩu lao động chui” qua Thái Lan nhiều nhất cũng có hàng chục công ty dùng lao động phổ thông của Trung Quốc. Giận ai đây?”. 
Kèm đó là một tấm hình chụp bảng hiệu quảng bá dự án gang thép Formosa Hà Tĩnh do hầu hết người Trung Quốc triển khai. Những dòng chữ Trung Quốc trên bảng hiệu (bên cạnh chữ tiếng Việt, tiếng Anh) xốn con mắt người dân địa phương, những người đã và sẽ phải ly hương.
Lê Vy
3 Bình luận
  • Hoangtho
    9:23 - Ngày 7/6/2014

    Công tác quản lý và công tác an ninh quốc phòng phải kịp thời điều chỉnh ngay, quá cẩu thả,buông lỏng như thế này thì nguy! Tôi đi nhiều nơi,người dân cũng kêu ka rất nhiều, họ nói đi đâu cũng thấy người trung quốc..... Còn người dân bị mất ngay việc làm phổ thông ở ngay quê huong làng xã của mình,phải đi xứ người lao động chui thì các ông quản lý là người có tội với dân đầu tiên. Phải thừa nhận là chúng ta quản lý quá yếu kém, người dân giờ đây mất niềm tin vào chính quyền lắm rồi.

Vì sao Mỹ ngày càng cứng rắn với TQ?

"Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã cứng rắn hơn so với trước đó. Thái độ này thể hiện quan điểm rộng hơn trong chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Obama".

Đó là khẳng định của tiến sỹ Ely Ratner, Phó giám đốc Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu về một nền an ninh mới của Mỹ (Center for a New American Security), và cũng là chuyên viên của Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Tiến sỹ Ely Ratner đã trả lời phỏng vấn của Tuần Việt Nam ngay sau khi trở về từ Đối thoại Shangri-la tại Singapore.
Có mối quan ngại chung về biển Đông
Shangri-la, Mỹ, Trung Quốc, Biển Đông, giàn khoan 981, chủ quyền, Hoàng Sa
Tiến sỹ Ely Ratner
Là người tham dự Đối thoại Shangri-la ở Singapore, ông nhìn thấy vấn đề Biển Đông được đề cập như thế nào tại diễn đàn này?
Hầu như thất cả các cuộc đối thoại đều tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông. Chủ đề này đã chi phối trong các cuộc thảo luận, cả các phiên thảo luận công khai lẫn các cuộc đối thoại kín.
Các vấn đề khác như Bắc Triều Tiên, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ trong thảm hoạ, về vấn đề Nga và Ukraina được đề cập rất hạn chế.
Vậy quan điểm chung của các đoàn tham dự đối thoại về tranh chấp tại Biển Đông hiện nay là như thế nào?
Rõ ràng Mỹ và Nhật Bản tại đối thoại đã sẵn sàng công khai phản đối thái độ cứng rắn của của Trung Quốc. Tôi nghĩ là tất cả các nước trong khu vực cũng đều lo ngại về thái độ đó, và đã trao đổi với với các quan chức đã tham gia vào các cuộc thảo luận giữa Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel với Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, cũng như giữa ông Hagel với các quan chức trong khu vực.
Rõ ràng là có mối quan ngại chung về những hành động hiện nay của Trung Quốc.
Tại đối thoại, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chỉ trích mạnh mẽ hành động "đơn phương và gây bất ổn của Trung Quốc". Theo ông, tại sao lần này phía Mỹ lại tỏ thái độ mạnh mẽ đến vậy?
Đúng là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã cứng rắn hơn so với trước đó. Thái độ này thể hiện quan điểm rộng hơn trong chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Obama.
Nếu ngược thời gian một chút, tháng 11 năm ngoái, chính quyền Mỹ đã bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc, tôi nghĩ đầu tiên là để đáp trả lại tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không (ADNZ) của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông. Sau thời điểm đó thì quan điểm của chính quyền tổng thống Obama ngày càng cứng rắn hơn.
Shangri-la, Mỹ, Trung Quốc, Biển Đông, giàn khoan 981, chủ quyền, Hoàng Sa
Trung tướng Vương Quán Trung (phải), người dẫn đầu đoàn Trung Quốc ở Shangri-La, trong buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Singapore - Ảnh: Reuters
Thách thức mà TQ phải đối mặt
Tại đối thoại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản đã tuyên bố Nhật Bản sẽ "hỗ trợ tối đa cho các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh hàng không hải tại khu vực." Theo ông, Nhật có thể hỗ trợ gì cho các nước ASEAN?
Nhật Bản có quá trình can dự lâu dài và mang tính lịch sử tại Đông Nam Á. Họ giữ một vai trò lớn tại khu vực. Và rõ ràng đó cũng là ưu tiên của thủ tướng Shinzo Abe.
Từ khi lên nhậm chức, ông Abe đã thăm tất cả các nước trong khu vực, thảo luận về các biện pháp khác nhau để xây dựng quan hệ với các nước trong khu vực. Về những khía cạnh cụ thể mà Nhật có thể giúp để tăng cường an ninh, thứ nhất là can dự về thể chế. Thứ hai là hỗ trợ phát triển chính thức, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến các lực lượng an ninh trong khu vực. Và thứ 3 là các hỗ trợ trực tiếp hơn nhằm giúp tăng cường năng lực và đào tạo quân sự cho các nước, như việc hỗ trợ tàu tuần tra cho Việt Nam. Nên tôi nghĩ Nhật Bản có thể làm được nhiều và có những đóng góp quan trọng cho khu vực.
Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung tại Shangri-la phản đối lại phát biểu của ông Chuck Hagel, cho rằng bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ "đầy rẫy những lời lẽ mang tính bá quyền và hăm doạ đối với Trung Quốc". Ông có bình luận gì về ý kiến này?
Tôi nghĩ rất ít người bên ngoài Trung Quốc đồng ý với bài phát biểu đó, và sự tham dự của đoàn Trung Quốc tại Shangri-la không chuyên nghiệp và không giúp ích gì cho các cuộc đối thoại. Tôi rất ngạc nhiên với bài phát biểu của tướng Vương Quán Trung khi ông ta nói rằng Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông. Tôi cho rằng đó đơn thuần chỉ là chiêu bài tuyên truyền của Trung Quốc.
Nhưng xin nhắc lại, không ai bên ngoài Trung Quốc tin vào điều đó. Nên tôi nghĩ bài phát biểu của ông Vương không được coi trọng. Bài phát biểu đó chỉ nhắm vào công chúng Trung Quốc, và tướng Vương cố thể hiện với các đồng nghiệp và chính phủ trong nước là ông ta đang tỏ thái đội cứng rắn. Thực ra cho dù ông ta có kỳ vọng gì từ bài phát biểu này thì kết quả cuối cùng mà bài phát biểu mang lại vẫn là những suy nghĩ tiêu cực về hình ảnh của Trung Quốc.
Rất nhiều lần trong cuộc đối thoại Shangri-la, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả, trong đó có bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel. Không có thành viên của bất cứ đoàn nào có cách hành xử kỳ cục và không thể tưởng tượng nổi giống như đoàn Trung Quốc.
Tôi cho rằng cách hành xử của đoàn Trung Quốc tại Shangri-la rất không chuyên nghiệp và thể hiện sự thiếu tự tin của một cường quốc.
Theo ông, với cách hành xử như hiện nay tại Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức gì?
Thách thức mà Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt, là nếu Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra Toà trọng tài quốc tế thì điều đó sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới khu vực, tới Trung Quốc và cả thế giới là Việt Nam và cả ASEAN coi trọng một hệ thống vận hành theo luật pháp tại châu Á.
Tiến sỹ Ely Ratner là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí và tờ báo lớn như Foreign Affairs, Foreign Policy, The Washington Post, The New York Times, The Wall Street Journal, The Washington Quarterly, The National Interest, Journal of Conflict Resolution, International Studies Quarterly and Chinese Journal of International Politics.
Tùng Linh (thực hiện)

Thế giới 24h: Putin lệnh thắt chặt biên giới giáp Ukraina

Tổng thống Nga lệnh thắt chặt an ninh biên giới với Ukraina, ông Poroshenko tuyên thệ nhậm chức, đánh bom khiến nhiều người chết ở Iraq, Afghanistan.....Đó là những tin nóng 24h qua.

Tin nổi bật
Thế giới 24h, Nga, Ukraina, Afghanistan, Putin
Tổng thống Nga Putin đã ra sắc lệnh thắt chặt biên giới giáp Ukraina. Ông Putin đã đưa ra chỉ thị trên cho lực lượng biên phòng, dùng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn các cuộc vượt biên trái phép.

Trong khi đó, Kiev tuyên bố đã bỏ 3 cửa khẩu giáp với Nga ở vùng bất ổn Lugansk, miền đông Ukraina sau khi bị lực lượng đòi ly khai tấn công.
Tin cho biết, hàng nghìn người Ukraina đã bỏ chạy khỏi khu vực giao tranh sang các vùng tiếp giáp của Nga, nâng con số người tị nạn từ Ukraina sang đã lên tới 4.000.

Lệnh trên được đưa ra một ngày sau khi ông Putin có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo các nước tại Pháp, nơi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Moscow giảm hỗ trợ những người ly khai tại miền Đông Ukraina.

Đồng thời, lệnh này nhằm ngăn chặn nguồn cung vũ khí và vật liệu qua biên giới nước này.
Tin vắn
- Ông Petro Poroshenko đã tuyên thệ nhậm chức là Tổng thống thứ năm của Ukraine thời hậu Xô Viết, cam kết sẽ duy trì đoàn kết dân tộc trong bối cảnh khủng hoảng ở miền Đông và căng thẳng với Nga vẫn tiếp diễn.
- Khoảng 37 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, đã bị giết trong trận giao tranh tại tỉnh Kivu, Miền Đông CHDC Congo.
- Các phần tử vũ trang đã tấn công trường Đại học Anbar, miền Tây Iraq, bắt giữ hàng trăm sinh viên và giáo viên của trường làm con tin.
- Hàng loạt vụ đánh bom đã xảy ra tại Thủ đô Baghdad của Iraq khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
- Lũ quét đã xảy ra tại tình miền núi phía Bắc Afghanistan khiến hơn 73 người chết và khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
- Bộ Ngoại giao Iran cho biết nước này và Nga sẽ tổ chức hội đàm vào ngày 11-12/6 tới, tại Rome.
- Philippines ngày 7/6 cho biết đang điều tra các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lấn biển tại các bãi đá ngầm trên Biển Đông, song nhấn mạnh Manila sẽ không bị kích động tới mức vội vàng đáp trả.
Phát ngôn nổi bật
Thế giới 24h, Nga, Ukraina, Afghanistan, Putin
"Tôi không muốn chiến tranh. Tôi không muốn trả thù, bất chấp sự hy sinh to lớn của người dân Ukraina", ông Petro Poroshenko phát biểu trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ukraina  trong bối cảnh lực lượng chính phủ đang chiến đấu với những người ly khai thân Nga ở miền Đông nước này.
Ảnh ấn tượng
Thế giới 24h, Nga, Ukraina, Afghanistan, Putin
Một phụ nữ xúc đau buồn khi viếng thăm nơi vừa xảy ra vụ nổ khiến người bà con của chị thiệt mạng tại thành phố Miền Đông Ukraina Luhansk. Ảnh (REUTERS/Shamil Zhumatov)
Ngày này năm xưa
Ngày 8-6-1988, Ngoại trưởng Liên Xô Eduard Shevardnadze tuyên bố trước Liên hiệp quốc rằng Liên Xô sẵn sàng ngừng vĩnh viễn các vụ thử vũ khí hạt nhân nếu như Mỹ cũng đồng ý làm như vậy.

Ngày này năm 1992, các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janero, Brazil thông qua việc thành lập một cơ chế mới của Liên hiệp quốc nhằm giám sát việc tuân thủ các hiệp ước về môi trường.
1972 – Chiến tranh chống Mỹ: nhiếp ảnh gia Nick Út chụp bức ảnh đoạt giải Pulitzer của ông khi đứa trẻ 9 tuổi trần truồng chạy xuống đường sau khi bị bỏng bởi bom napalm.
Hồng Hà

Tàu Trung Quốc đâm trực diện vào tàu Việt Nam

BTTD: TQ sẽ không dám bạo ngược, hung hăng tại các vùng biển của Philippines, Hàn, Nhật... Nếu là Hàn, Nhật thì họ đã bắn chìm HD 981 rồi.

Bất chấp thiện chí từ phía Việt Nam, Trung Quốc liên tiếp có hành vi ngang ngược khi ngày 7/6 một tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị hư hỏng do bị tàu của Trung Quốc đâm trực diện.
kiemngu-5456-1402155378.jpg
Tàu kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng. Ảnh do Cục Kiểm ngư cung cấp.
Đại diện Cục Kiểm ngư cho biết, lúc 14h ngày 7/6, tàu kéo Trung Quốc có số hiệu 281 đã lao với tốc độ lớn đâm thẳng vào mạn trái tàu kiểm ngư KN-62 của Việt Nam. Lực lượng kiểm ngư đang thống kê thiệt hại và khắc phục hư hại này.
Tại khu vực giàn khoan, số lượng tàu Trung Quốc là khoảng 120, gồm 40 tàu hải cảnh; hơn 30 tàu vận tải và tàu kéo; 45 tàu cá và 4 tàu quân sự (hai tàu quét mìn và hai tàu hộ vệ tên lửa). Bên cạnh đó, lực lượng kiểm ngư còn phát hiện một máy bay Y-8 hoạt động trinh sát nhiều vòng trong khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 250-300 m.
Để cản trở tàu Việt Nam tiến gần giàn khoan, các tàu của Trung Quốc tiếp tục tổ chức thành từng nhóm, ngăn chặn hung hãn và manh động hơn. Các tàu này sẵn sàng đâm va, hú còi, phun vòi rồng vào các tàu kiểm ngư Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của 4 tàu hải cảnh, khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã có hành động ngăn cản, đẩy ép tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Dù bị cản phá quyết liệt từ phía Trung Quốc, nhưng các tàu kiểm ngư Việt Nam tiếp tục kiên trì bám trụ tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao. 
Trả lời VTV tối 6/6 câu hỏi "Chúng ta có đủ khả năng đáp trả những hành động của Trung Quốc hay không?", Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh nói: "Tôi xin nói là chúng ta đủ khả năng để đáp trả nhưng chúng ta không đáp trả vì đó không phải là hành vi phù hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp đạo lý Việt Nam, và nó không giải quyết được vấn đề gì".  
Hương Thu

Phó thủ tướng: 'VN không chấp nhận đe dọa, áp đặt'

BTTD: Đã lâu mới đc nghe PTT nói một câu rất hay. Không bit nói rùi có mần hay lại quên.


- Nhân sự kiện này, một lần nữa, "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan vô điều kiện khỏi vùng biển của Việt Nam và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, đối thoại trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
"Với niềm tự hào và phẩm giá dân tộc, chúng ta không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Sáng 7/6, Bộ Tài nguyên Môi trường và thành phố Hải Phòng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển-Hải đảo Việt Nam 2014 tại khu du lịch Đồ Sơn.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm nay diễn ra trong bối cảnh hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông - mối quan tâm chung của nước ta và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.
1- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (08/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, năm 2014.
Phó thủ tướng: "Đảng, Nhà nước ghi nhận, tôn vinh, đồng thời thực hiện nhiều chính sách phù hợp với cống hiến, hy sinh của chiến sĩ, đồng bào".
Theo Phó Thủ tướng, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp do những hành động sai trái, ngang ngược, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc còn huy động lực lượng hộ tống gồm máy bay, tàu chiến xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nước này liên tục có những hành động khiêu khích, gây hấn, tấn công tàu chấp pháp và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam. 
"Hành động đó của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Hành động sai trái của Trung Quốc không chỉ bị Việt Nam mà còn bị nhiều quốc gia, tổ chức, cá nhân trên thế giới lên án mạnh mẽ", Phó thủ tướng nói.
Việt Nam mong muốn hòa bình, hữu nghị nhưng hòa bình hữu nghị phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền. "Với niềm tự hào và phẩm giá dân tộc, chúng ta không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào", Phó thủ tướng khẳng định.
giankhoan5-9147-1402114769.jpg
Giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Hải cho hay, thời gian qua, các cán bộ, chiến sĩ kiểm ngư, cảnh sát biển, đồng bào và ngư dân ngày đêm kiên cường bám biển, giữ biển, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng. Đảng, Nhà nước và nhân dân trân trọng ghi nhận, tôn vinh, đồng thời thực hiện nhiều chính sách phù hợp với cống hiến, hy sinh của chiến sĩ, đồng bào.
Nhân sự kiện này, một lần nữa, "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan vô điều kiện khỏi vùng biển của Việt Nam và giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, đối thoại trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Cùng với việc giữ vững chủ quyền lãnh thổ, hoà bình, ổn định ở Biển Đông, Phó thủ tướng cho rằng, Việt Nam cần làm tốt công tác quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo cho sự nghiệp phát triển đất nước. 
Vị lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường kiện toàn thiết chế quản lý nhà nước về biển và hải đảo, trong đó đặc biệt chú ý tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về tài nguyên môi trường biển, hải đảo. 
"Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương, Việt Nam là một quốc gia biển không ngừng hướng đến mục tiêu trở thành đất nước mạnh về biển, làm giàu từ biển”, Phó Thủ tướng kết luận.
Giang Chinh

Siêu mẫu ngực trần đứng giữa đường cổ vũ ĐT Đức


BTTD; Hãy nhìn cho kỹ, trên mu xxx của nàng là biểu tượng quốc kỳ Đức nha. Tự do muôn năm!
Nhưng mà ngực nàng chắc chắn là nhân tạo rùi, vú tự nhiên không căng cứng như rứa.


Chân dài nóng bỏng Micaela Schaefer đã có màn “tiếp lửa” đội bóng quê nhà tại World Cup 2014 không thể “nhức mắt” hơn.
Nổi tiếng với vòng 1 siêu khủng nên Micaela Schaefer sẵn sàng “show hàng” ở bất cứ nơi nào dù trên sàn diễn hay ở đường phố.

Màn cổ vũ không thể “nhức mắt” hơn của Micaela Schaefer 
Mới đây, người đẹp đã có màn “tiếp lửa” cho ĐT Đức tại World Cup 2014 không thể “nhức mắt” hơn. Micaela Schaefer để nguyên bộ ngực siêu khủng và chỉ che nhũ hoa bằng hai miếng dán hình quả bóng, tự tin tạo dáng tại cổng thành Brandenburger, Berlin.

Các phụ kiện đi kèm để người đẹp tạo nên màn cổ vũ “siêu hot” này còn có chiếc váy và đôi giày in hình lá cờ Đức, trái bóng cùng chiếc cúp vàng. Màn cổ vũ Cỗ xe tăng không thể hở hang hơn của Micaela Schaefer đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân qua lại cổng thành Brandenburger, Berlin.

Cách đây 2 năm, Micaela Schaefer còn táo bạo hơn khi sẵn sàng khỏa thân và chỉ che những chỗ nhạy cảm bằng nghệ thuật bodypainting vẽ hình trái bóng và lá cờ Đức, đứng giữa cổng thành Brandenburger, Berlin để cỗ vũ thầy trò Joachim Loew thi đấu tốt tại Euro 2012.

Màn "tiếp lửa" gây sốc của siêu mẫu ngực trần cho ĐT Đức:




Micaela Schaefer từng khỏa thân cổ vũ ĐT Đức tại Euro 2012

Thanh Hương (bongdaso)

6 tháng 6, 2014

Hàng Trung Quốc chất lượng kém hẳn hàng Việt

Đăng Bởi  - 

Đồ chơi Trung Quốc ngập tràn trong một nhà sách ở TP.HCM
Đồ chơi Trung Quốc ngập tràn trong một nhà sách ở TP.HCM
Theo ghi nhận của Một Thế Giới, hàng Trung Quốc xét về độ bền, đẹp và độ tin tưởng thì kém hẳn hàng Việt Nam. Người tiêu dùng đã có những những đánh giá và so sánh riêng cho mình về các sản phẩm.
Nói về quần áo, chị Nguyễn Thị Thu, chủ một tiệm may tại quận 9, cho biết: “Để nhận biết hàng Trung Quốc hay hàng Việt thì dễ lắm. Quần áo Trung Quốc chất liệu khô, xơ, vải cứng và không được mịn như hàng trong nước. Đường may cũng rất cẩu thả, sơ sài, sợi chỉ còn dư ra ngoài và chỉ cần kéo nhẹ một chút là đi tong luôn bộ quần áo. Khi giặt đa số quần áo đều bị ra màu và nhăn nhúm. Vì thế nên giá thành nó mới rẻ vậy. Đồ Trung Quốc mặc vào nóng lắm, không thấm mồ hôi, co giãn kém.  Nếu xét về mẫu mã thì hàng Trung Quốc nhiều mẫu hơn nhưng chủ yếu là hàng nhái. Cứ thử sờ vào 2 cái áo sơ mi, một của Trung Quốc với một của Việt Nam là thấy sự khác biệt liền.”
Quần áo Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém

Chị Ngô Thị Thủy Liên, quận 7 cũng chia sẻ về kinh nghiệm chọn đồ chơi cho trẻ nhỏ: “ Đồ chơi trẻ em của Trung Quốc với Việt Nam khác nhau lắm. Về các đồ chơi bằng nhựa thì đồ Trung Quốc mềm, nhanh bị hư hỏng và sẫm màu hơn đồ chơi nước mình. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy nhựa không được trong suốt, có lẫn tập chất ở trong đó. Lúc mở bao bì ra, mấy đồ chơi này nồng mùi nhựa. Còn nhựa Chợ Lớn của Việt Nam mình thì màu sắc nhạt hơn, nhựa cứng hơn, chất liệu nhựa cũng khác. Mấy cái đồ chơi như ô tô, tàu hỏa, máy bay của Trung Quốc hôm nay mới mua, hôm sau đã thấy bánh đi đường bánh, xe đi đường xe rồi. Thành ra bây giờ mua đồ chơi Việt Nam đắt tí nhưng chất lượng đảm bảo, cho con chơi cũng an tâm hơn.
Về mỹ phẩm, Phan Thanh Ngọc, sinh viên trường ĐH Quốc tế TP.HCM cho biết: “Nếu đã dùng mỹ phẩm thì mình nghĩ nên chọn đúng sản phẩm và vào các cửa hàng chính hãng để mua. Còn mua ở các chợ thì hàng Trung Quốc là cái chắc vì bán tràn lan với giá chỉ bằng 1/3 giá chính thức thì chất lượng cũng tương đương vậy thôi. 
Hàng nhái  mỹ phẩmTrung Quốc có mẫu mã giống như hàng thật
Dùng hàng Trung Quốc kém chất lượng thì mình nghĩ thà không dùng còn hơn. Dùng một thời gian sẽ thấy phản ứng ngược của nó. Bạn của mình vì ham rẻ mà mua kem tẩy trắng Trung Quốc. Kết quả, trắng đâu không thấy chỉ thấy mặt nổi mụn nhọt khắp người. Sau đó tới bệnh viện da liễu mới biết bị dị ứng, chữa mãi mà vẫn chưa khỏi.”
Phan Diệu