Trang

16 tháng 4, 2016

Việt gian có ở khắp nơi

Cửa hàng ở Nha Trang xài... nhân dân tệ: Xúc phạm người Việt

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở bán hàng lưu niệm P.T.T.T vào sáng 15.4 - Ảnh: Nguyễn Chung
Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 16.4 đăng bài“Thượng đế” bị phân biệt và Cửa hàng ở Nha Trang xài... nhân dân tệ.
Thật đáng trách !
Đã là người Việt thì phải biết tôn trọng người Việt. Nếu mình là người Việt mà lại xem thường chính đồng bào mình thì đừng mong người nước ngoài tôn trọng. Dù là ai nhưng sinh sống và kinh doanh tại VN thì phải tuân thủ pháp luật VN. Ai cũng biết rằng đứng sau các cửa hàng này là người Trung Quốc, nhưng phải có người Việt tiếp tay thì họ mới làm được. Thật đáng trách cho những người đó, chỉ biết cái lợi trước mắt, vì tiền mà quên đi tự tôn dân tộc.
Trọng Tín (minhlydcsnhatrang@gmail.com)
Phải cẩn trọng
Người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc, đến Nha Trang nói riêng và VN nói chung ngày càng nhiều. Nếu họ đến để tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh, du lịch thì tốt, còn họ đến VN làm ăn nhưng lại có hành động cấm cửa người Việt ngay trên đất VN thì cần phải xem lại. Thiết nghĩ nhà nước cần phải xem xét cẩn trọng hơn nữa đối với người Trung Quốc khi vào VN đầu tư và kiểm tra thường xuyên những cơ sở của họ, nếu phát hiện sai phạm thì phải rút giấy phép ngay.
Nha Trang (babyset_2005@yahoo.com)
Sai phạm quá rõ ràng
Luật pháp VN cấm giao dịch, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ, vậy mà cửa hàng này đã xài nhân dân tệ một cách công khai, thậm chí niêm yết giá hàng hóa bằng nhân dân tệ thì sai phạm quá rõ ràng rồi. Vì vậy, cần phải xử lý ngay hành vi này. Ngoài ra, việc cấm cửa người Việt ngay tại đất VN là một hành động xúc phạm nghiêm trọng đến hơn 80 triệu người dân VN. Nếu không chấn chỉnh ngay thì sau này những cửa hàng như thế cứ mọc lên và người VN lại bị người Trung Quốc cấm cửa ngay trên đất nước mình.
Lê Thanh Tùng (H.Bình Chánh, TP.HCM)
Không thể chấp nhận
Đọc bài báo mà thấy bức xúc vô cùng, không hiểu lòng tự trọng, tự tôn dân tộc của ông chủ cửa hàng này và cả những người làm ở đây để ở đâu. Đồng ý là vì chén cơm manh áo, nhưng chúng ta không thể chấp nhận việc hạ thấp con người VN mình như vậy. Là người Việt, chúng ta không thể đứng nhìn các cửa hàng như vậy hoạt động được. Rất mong chính quyền địa phương xử lý thật nghiêm các cửa hàng này.
Nguyễn Minh Châu (Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
Rà soát lại
Gần đây, những cửa hàng không tiếp người Việt mọc lên khá nhiều, đặc biệt là ở các địa phương du lịch như Nha Trang, Mũi Né, Phan Thiết, Đà Nẵng... Điều đáng quan tâm là hầu hết những cửa hàng này đều có liên quan đến người Trung Quốc. Vào VN đầu tư mà đem theo tư tưởng xem thường người
Việt như thế thì cần phải chấm dứt ngay.
Nguyễn Anh Tuấn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang)
Cửa hàng ở Nha Trang xài... nhân dân tệ: Xúc phạm người Việt - ảnh 1
       
Dù là bất kỳ lý do gì, các cửa hàng phân biệt đối xử với người Việt ngay tại đất VN là điều không thể chấp nhận. Dù rằng trong kinh doanh mua bán, người ta có quyền từ chối bán hàng cho ai đó, nhưng việc cấm cửa tất cả những người Việt như vậy không còn là chuyện cá nhân nữa. Đó chính là sự xúc phạm với cả dân tộc VN.
Võ Thụy Mỹ  (Q.Bình Tân, TP.HCM)
  
Cửa hàng ở Nha Trang xài... nhân dân tệ: Xúc phạm người Việt - ảnh 2
       
Ở VN thì phải tuân thủ luật pháp của VN. Hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ, cửa hàng, bảng hiệu chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài là vi phạm pháp luật. Những người này không những đã xem thường pháp luật VN mà còn xem thường cả người VN. Hãy dẹp tất cả các cửa hàng này để làm gương, đừng để thêm một cửa hàng nào như vậy mọc lên nữa.
Nguyễn Văn Cường (TX.Dĩ An, Bình Dương)
T.T - Hải Nam (thực hiện)

Các vua Hùng là người ngoài hành tinh?


Lịch sử gì mà xuyên tạc, dối trá đến hoang tưởng khi ca tụng các vua Hùng sống thọ mấy trăm tuổi, trong đó Hùng Chiêu Vương - húy là Lang Liêu Lang, sống thọ đến... 692 tuổi. 
Chả trách từ cuối thế kỷ trước ngoài Bắc đã có loạn ngôn: “Chung quy cũng ... vua Hùng. Sinh ra … vừa… vừa…”. 
Nên ngày nay: "Chen lấn, ngất xỉu tại lễ hội đền Hùng- Vnexpress".
TT - Khu tưởng niệm các vua Hùng nằm trong công viên Đồng Xanh (xã An Phú, Pleiku, tỉnh Gia Lai) thờ 18 vua Hùng trị vì các đời, trong đó có nhiều vua sống thọ... hàng trăm năm!
TUOITRE.VN|BỞI TUỔI TRẺ

15 tháng 4, 2016

Mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư


 - Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu. Theo con số trên, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư.
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
ung thư, ung thư phổi, ung thư trực tràng, bản đồ ung thư, thuốc trúng đích
Người dân ngồi chờ kết quả sinh thiết tại Bệnh viện K. Ảnh: T.Hạnh
Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện trạng ung thư tại Việt Nam.
Theo đó, tỉ lệ mắc ung thư ở nam giới VN xếp mức 3 (135,2 - 178,3 ca mắc/100.000 dân). Tuy nhiên tỉ lệ tử vong lại thuộc nhóm đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân.
Qua các năm, số lượng bệnh nhân nam mắc ung thư tại Việt Nam đều tăng, đơn cử như ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000, đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Tương tự, ung thư gan từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9...
Lý giải điều này, PGS Thuấn cho biết, hầu hết nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi, gan, đại trực tràng và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4).
Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi nhiều.
Trong khi đó tỉ lệ mắc ung thư ở nữ giới Việt Nam khá thấp, đứng nhóm 4 (116,6  - 139,9/100.000 dân), thấp hơn nhiều các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Úc.
Tỉ lệ tử vong với ung thư ở nữ cũng tương đối thấp (69,2 - 78,2/100.000 dân), đứng nhóm 4 trong thang đo toàn cầu.
Ở nữ phổ biến nhất là ung thư vú, tỷ lệ mắc năm 2000 là 17,4/100.000 người sau 10 năm tăng lên 29,9/100.000. Riêng ung thư cổ tử cung là loại duy nhất có có xu hướng giảm từ 17,3 xuống 13,6/100.000.
Theo PGS Thuấn, để có được kết quả này là nhờ hiệu quả truyền thông, hướng dẫn cách vệ sinh đường sinh dục, phòng tránh lây nhiễm HPV, qua đó gián tiếp giảm tỉ lệ mắc ung thư.
Ung thư đang là thảm họa sức khỏe 
Cũng tại hội thảo, TS Phạm Cẩm Phương, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đánh giá ung thư đang là thảm hoạ sức khoẻ thầm lặng, chi phí điều trị tốn kém.
Thống kê cho thấy, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan, đại tràng, khoang miệng, dạ dày, tổng chi phí trực và gián tiếp đã lên tới gần 26.000 tỷ đồng, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam trong năm 2012.
Theo các chuyên gia, với ung thư, càng phát hiện sớm, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí thấp. Tuy nhiên những năm qua, công tác phòng chống ung thư ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức: Chất lượng y tế cơ sở còn yếu, năng lực và trình độ chuyên môn nhân viên y tế còn hạn chế, nhiều kỹ thuật cao chưa được áp dụng vì thời gian qua tập trung vào giảm tải...
Thúy Hạnh

Dân nhậu VN đang ăn rác thải của toàn thế giới?


Những thứ như chân, đầu, cổ, cánh gà, phủ tạng gia súc ở những nước tiên tiến không ăn, dùng làm phân bón hữu cơ hoặc đem tiêu huỷ. Vậy mà khi nhập lậu về Việt Nam, được coi là thực phẩm tại các quán nhậu vỉa hè với cái tên rất kêu: chân gà nướng, nầm bò, nầm dê nướng…

Dân nhậu Việt Nam đang ăn rác thải của toàn thế giới?
Ảnh minh họa.
Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam đã nhận xét như trên trong buổi trao đổi với phóng viên Báo VietNamNet.
Chúng ta đang “nhậu” hoá chất
Trả lời câu hỏi của phóng viên về nguồn gốc vú dê, nầm bò, chân gà, óc heo…được chế biến ở quán nhậu từ đâu ra mà dồi dào thế? Để cung ứng đủ số nguyên liệu đó, mỗi ngày phải thịt bao nhiêu con heo, bao nhiêu con bò, con dê? Bác sĩ Ký cho rằng chủ yếu số thực phẩm trên được nhập lậu.
Ở các nước tiên tiến, chân, đầu, cổ, cánh gà không được sử dụng vì không có giá trị về dinh dưỡng.
Còn phủ tạng gia súc như tim, gan, lòng, mề rất dễ bị ô nhiễm, dính phân heo, phân gà…gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc nên họ càng không ăn.
Trước đây, Việt Nam còn cho nhập khẩu nội tạng động vật nhưng bây giờ đã cấm.
Bởi vậy, các gian thương tìm mọi cách đưa những thực phẩm nói trên trái phép qua biên giới Trung Quốc, Lào, Thái Lan…
Việc ăn những phủ tạng không rõ nguồn gốc nói trên vô cùng nguy hiểm.
“Ví dụ như, chân gà khi còn ở trạng thái tươi tốt bản thân nó cũng chẳng có chất dinh dưỡng gì, huống hồ lúc ôi thiu, nổi nấm mốc. Món chân gà nướng ở quán nhậu chúng ta ăn chỉ là phần da, gân và xương của con gà. Những mùi vị hoàn toàn do hoá chất và phụ gia tẩm ướp. Hay nói cách khác là chúng ta ăn hoá chất” – bác sĩ Ký nói.
Theo bác sĩ Ký, tang vật thu được từ các vụ bắt giữ nội tạng thối vừa qua, chỉ có một cách duy nhất là mang đi tiêu hủy vì nó vô cùng độc hại…
Mua hoá chất tẩy thịt dễ như mua rau
Theo bác sĩ Trần Văn Ký, các loại thực phẩm là thịt ôi thối được chia làm hai loại. Một loại chỉ bị thiu bên ngoài, loại còn lại đã bị thiu thối hoàn toàn.
Với thịt mới bị ôi thiu bên ngoài sẽ được các gian thương mua về, rửa sạch, dùng hoá chất để tẩy rửa.
Bản thân người bán hoá chất và người mua hoá chất cũng chẳng biết đó là gì, công thức ra sao.
Họ chỉ biết chung chung đây là chất tẩy trắng thịt, tẩy xong thịt tươi như mới, ăn không chết!
Bị rửa qua nên thịt thối ngấm hoá chất nhưng không nhiều tới mức gây ngộ độc ngay.Những hoá chất này sau mỗi lần ăn nhậu tích tụ dần trong cơ thể dân nhậu, tới lúc đủ sẽ tàn phá cơ quan phủ tạng.
Đặc biệt là các kim loại nặng có trong hoá chất sẽ tồn lưu, di chuyển, lắng đọng lại ở những cơ quan đại thể của người ăn phải.
Chúng lưu lại ở bộ phận nào sẽ phá huỷ bộ phận đó. Ví dụ ở gan sẽ phá huỷ tế bào gan, làm men gan tăng, gây xơ gan, khiến bệnh nhân tử vong.
Đó là chưa kể những thực phẩm đó còn có nấm mốc, dù tẩy rửa, nướng lên cũng không hết. Nấm mốc sẽ sinh ra độc tố Aflatoxin, gây bệnh ung thư.
Từ đó, bác sĩ Ký khuyên người dân hãy có văn hoá ăn uống lành mạnh, chỉ ăn những thứ tươi, mới…
Ngoài ra, người dân nên lựa những quán ăn sạch sẽ, tránh ăn quán vỉa hè hay quán nhậu không đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quan trọng nữa là cố gắng ăn ít, không nên ăn nhiều, thường xuyên thay đổi khẩu vị, bởi những vị vừa miệng tại quán nhậu là do hoá chất tạo ra.
“Do tính chất thời gian, kinh tế, các quán nhậu không thể đầu tư chế biến thức ăn như ở gia đình được. Làm như vậy họ sẽ lỗ vốn. Còn dân nhậu Việt Nam lại chẳng mấy quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng mà chỉ cốt sao cho rẻ và vừa miệng”, bác sĩ Ký nhận định.

Theo Vietnamnet

Khi nhi đồng cầm súng- Phản giáo dục

Phụ huynh kịch liệt phản đối việc học sinh tiểu học thực hành kỹ năng cầm súng

 Giáo dục - Sức khỏe


(PL+) - Hình ảnh những học sinh Tiểu học cầm súng đã gây phản cảm đối với các bậc phụ huynh, nhiều người kịch liệt phản đối và cho rằng đây là kiểu tư duy phi giáo dục.

Thời gian qua, trên mạng xã hội đã “rò rỉ” hình ảnh nhiều học sinh sử dụng những khẩu súng trường, khiến nhiều người phẫn nộ cho rằng đây là kiểu tư duy phi giáo dục và kịch liệt phản đối cách dạy kỹ năng quái đản này.
Cụ thể, Nickname T.T Diễm Quyên chia sẻ: “Trẻ con cần gì?, chúng cần được yêu thương và được dạy để biết yêu thương. Thế giới không cần chiến tranh và trẻ không nên được dạy bắn giết cho dù với một lý lẽ thuyết phục đến đâu. 
Hình ảnh trẻ em cầm súng là hình ảnh đáng lên án nhất hành tinh này! Tôi kịch liệt phản đối cách dạy kỹ năng quái đản như thế và tôi lên án kiểu tư duy phi giáo dục của người lớn, trong đó có cả phụ huynh”.
Những hình ảnh học sinh cầm súng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Những hình ảnh học sinh cầm súng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Những hình ảnh học sinh cầm súng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Những hình ảnh học sinh cầm súng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Không chỉ dừng lại ở việc lên án, nickname T.T Diễm Quyên cũng góp ý với các bậc phụ huynh rằng: “…Những khóa học tương tự không thể tiếp tục tồn tạo và huynh phải hiểu ra rằng con cái chúng ta không cần được dạy cách giết chóc và bạo lực!”.
Bạn Đ.C.G chia sẻ: “Tôi phản đối trường đào tạo cái ác; Đừng nhét vào đầu trẻ con sự hung bạo”.
Được biết, đây là buổi trải nghiệm của các em học sinh khối lớp 1, lớp 2 trường Tiểu học thực hành Đại học Vinh.
Được biết, đây là buổi trải nghiệm của các em học sinh khối lớp 1, lớp 2 trường Tiểu học thực hành Đại học Vinh.
Cùng chung quan điểm, nhiều bậc phụ huynh cũng bày tỏ quan điểm: “Bác Hồ từng dạy: Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan; không nhất thiết phải dạy các em cầm súng lúc này, đừng sử dụng các em để quảng cáo cho hình ảnh của mình, thương cho các em đó!”
Được biết, đây là buổi trải nghiệm của các em học sinh khối lớp 1, lớp 2 trường Tiểu học thực hành Đại học Vinh trong chuyến tham quan Trung tâm giáo dục Quốc phòng – Anh ninh Vinh, Nghệ An.
Nickname T.T Diễm Quyên bức xức.
Nickname T.T Diễm Quyên bức xức.

Thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn dài


Thâm hụt ngân sách, tức là thu ít mà chi nhiều, tiếp tục là xu thế trong những năm tới. Để bù đắp khoản thâm hụt này, tất yếu sẽ phải tăng thu.
A street vendor walks past a local securities trading company in downtown Hanoi on May 21, 2010.  The biggest drop in more than a year on Wall Street triggered fresh turmoil in Asian markets on May 21, amid heightened anxiety over the eurozone debt crisis and doubts over the strength of the US economy. Vietnam's stocks plunged 4.11 percent keeping its falling trend for weeks. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam (Photo credit should read HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn dài và hiện mỗi người dân không phải chỉ gánh 29 triệu mà có thể là hơn 45,7 triệu đồng tính theo mức bình quân GDP. Ảnh: AFP
Mở mắt cũng thấy nợ, nhắm mắt cũng mơ thấy nợ, ấy là tâm trạng của người dân khi biết rằng mỗi người đang gánh trên mình 29 triệu đồng nợ công, theo con số mới nhất mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố.
Theo WB thì nợ công 2016 của Việt Nam sẽ tăng lên đến 64,4% GDP vào năm 2017 từ mức 63,8% năm 2015, đến 2018 sẽ là 64,7%.
Trần nợ công cho phép ở ngưỡng an toàn là 65% đã sắp bị chạm đến. Nhưng nếu tính toán đầy đủ, trần này đã bị thủng.
Tính toán của WB đã không bao gồm một số thứ nợ khác cũng thực chất là nợ công, và tiềm ẩn trở thành nợ công, gồm nợ đọng cơ bản, nợ của doanh nghiệp nhà nước không được bảo lãnh, nợ tiềm ẩn.
Nếu tính toán đúng mức, theo tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn trên báoThanh Niên ra ngày 13/4/2016, mức nợ công của Việt Nam đã vượt 100% GDP. Điều đó có nghĩa là mỗi người dân không phải chỉ gánh 29 triệu mà là hơn 45,7 triệu đồng, tính theo mức bình quân GDP.
GDP là cách tính bình quân đầu người của tổng sản phẩm quốc nội, và bao gồm nhiều trong đó, và đang nổi lên mạnh mẽ là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Điều đó có nghĩa là mức mà người Việt Nam gánh nợ còn cao hơn thế.
Ai sẽ phải trả các khoản nợ đó?
Chính phủ, dĩ nhiên, vì nợ công chính là nợ chính phủ, và chính phủ phải có nghĩa vụ trả nợ. Một số khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước nếu không hiệu quả, chính phủ cũng phải bảo lãnh để trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Câu hỏi tiếp theo là Chính phủ sẽ lấy tiền đâu để trả nợ?
Câu trả lời hiển nhiên: Ngân sách nhà nước và nói cách khác là từ tiền thuế. Và đó mới chính là vấn đề.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi các đại biểu Quốc hội cuối tháng 3, ngân sách nhà nước thu đạt 996,87 nghìn tỷ đồng trong khi chi hết 1.262,87 nghìn tỷ đồng.
Giá dầu giảm thì phải tìm các nguồn thu khác để bù đắp vào và các biện pháp có thể tăng thuế, tăng cường thanh tra thuế, tăng phí.
Và người dân chẳng biết do đâu mà họ bị thu đủ thứ thuế.
Năm 2015, chi trả nợ và viện trợ là 150 nghìn tỷ đồng, tăng 31,25 nghìn tỷ đồng so với năm 2014. Trong số này, có đến 83.410 tỷ đồng chỉ để trả tiền lãi. Nguồn vốn ODA và các khoản vay viện trợ khác nay đang đến kỳ hạn phải thanh toán cả gốc lẫn lãi, và con số này sẽ ngày càng tăng lên.
Xu hướng tăng chi không hề giảm, theo tiến sĩ Phạm Thế Anh trong bài “Thời kỳ sưu cao thuế nặng sắp tới” đăng trên trang Facebook cá nhân của mình.
Thâm hụt ngân sách, tức là thu ít mà chi nhiều, tiếp tục là xu thế trong những năm tới. Để bù đắp khoản thâm hụt này, tất yếu sẽ phải tăng thu.
Theo phân tích của tiến sĩ Anh, thu NSNN tiếp tục xu hướng tăng cao, +15,4%, trong đó chủ là tăng thu nội địa, tăng tới 26,8% so với năm 2014. Thu càng tăng, nhưng chi lại tăng nhanh hơn, vì thế “thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn kéo dài”.
Do ngân sách dành trả nợ khá lớn, điều tất yếu là chi cho đầu tư phát triển sẽ ít đi. Nhưng nhu cầu phát triển thì đang nóng, cho nên phải “xã hội hóa” bằng cách mời gọi các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư theo dạng BOT, hay BT.
Xây đường kiểu này thì tất yếu phải thu phí, và các suất đầu tư ở Việt Nam thường cao ngất ngưỡng, cho nên phí đường bộ cũng phải tăng theo.
Câu chuyện đang gây nóng sốt dư luận là trong khi doanh nghiệp và người dân kêu trời vì phí cao thì thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết phí đường dự án BOT ở Việt Nam đang ở mức thấp nhất Đông Nam Á. Chính vì thế mà bộ này “tính toán sức chịu đựng của người dân để xem xét lộ trình tăng phí đường bộ”.
Như vậy, ngoài nợ công đang ngất ngưởng, thì người dân đang phải gánh chịu thêm nhiều khoản thuế phí khác.
Trong khi đó, khoản tiền chênh lệch do tính thuế nhập khẩu xăng dầu sai lên đến 3.500 tỷ đồng đều do người dân gánh chịu. Chính phủ biết là thu sai, nhưng bây giờ chẳng biết cách nào để trả lại cho người dân.
Ấy là chưa nói đến chuyện do ngân sách không đủ trả nợ nên Chính phủ còn phải tiếp tục đi vay hay phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Đi vay mới để trả nợ cũ thì là một sự hiểm nguy, đầy rủi ro, nợ lại càng thêm nợ, lãi mẹ đẻ lãi con và sẽ kéo cả nền kinh tế đi vào vòng luẩn quẩn mới.
Trong khi đó thì trên thị trường mở mắt ra đường thì hết thấy rau thuốc, thịt bẩn, cá ướp hàn the, cà phê hóa chất… Phải chăng đó là cách người dân ta đang muốn giúp nhau thoát khỏi gánh nặng nợ nần này?
Trần Hoàng Phi
Theo BSA

14 tháng 4, 2016

Kẻ thù đã lộ diện

Trung Quốc trắng trợn đưa 16 máy bay chiến đấu tới Hoàng Sa

Dân trí Trung Quốc đã trắng trợn triển khai số lượng máy bay chiến đấu lớn chưa từng có tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay.
 >> Báo Mỹ: Trung Quốc đưa thêm máy bay chiến đấu đến Hoàng Sa


Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Quan chức Mỹ giấu tên nói với tờ Stars and Stripes rằng Trung Quốc đã đưa 16 máy bay chiến đấu tiên tiến J-11 tới đảo Phú Lâm hôm 7/4. Theo ông này, việc triển khai số lượng lớn như vậy là “chưa có tiền lệ”, mặc dù đây không phải lần đầu tiên Bắc Kinh trái phép đưa máy bay chiến đấu tới Phú Lâm.
Hành động trên của Trung Quốc mâu thuẫn với cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng không quân sự hóa Biển Đông, một tuyên bố mà ông đưa ra trong chuyến thăm Washington, D.C (Mỹ) hồi năm ngoái.
Giới chức Mỹ cho hay việc triển khai đó, cùng với việc xây dựng cấp tập các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đang đe dọa sự ổn định trong khu vực. Washington đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông.
Lầu Năm Góc trước đó đã xác nhận việc Trung Quốc triển khai với số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu tới Phú Lâm vào tháng 11 năm ngoái và gần đây là tháng 2 năm nay.

Đảo Phú Lâm nhìn từ trên cao (Ảnh: Guardian)
Đảo Phú Lâm nhìn từ trên cao (Ảnh: Guardian)
Ngoài ra, các thông tin mới mà giới chức Lầu Năm Góc có được cho thấy Trung Quốc có để đang tăng cường quân đội ở Phú Lâm.
Các bức ảnh vệ tinh của công ty ImageSat dường như cho thấy một hệ thống radar kiểm soát hỏa lực ở Phú Lâm, vốn có thể cho phép Trung Quốc sử dụng các hệ thống tên lửa đất đối không mà nước này triển khai phi pháp tới đó hồi tháng 2. Ảnh vệ tinh cho thấy các hệ thống tên lửa ở mặt phía đông của hòn đảo, với vài tên lửa ở vị trí khai hỏa.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hồi tháng 2 ngang ngược tuyên bố rằng Bắc Kinh “đang triển khai các thiết bị phòng vệ giới hạn, cần thiết trên lãnh thổ của mình”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hiện đang có chuyến thăm Philippines, nơi ông sẽ tới thăm các căn cứ mà Mỹ xem là có vai trò quan trọng nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Các căn cứ này nằm cách quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đã bồi đắp hơn 1.100 ha đất để biến các bãi cạn thành đảo nhân tạo, khoảng 160 km về phía đông.
Ông Carter cho hay Mỹ sẽ đầu tư và triển khai luân phiên các binh sĩ tới các căn cứ của Philippines.
An Bình

"Tham nhũng chỉ có cán bộ đảng viên thôi..."


Trên đây là nhận định của ông Lê Minh Trí – Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương trong buổi tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí 2015 được tổ chức tại TP.HCM ngày 8/3.
Pho Ban noi chinh TU: "Tham nhung chi co can bo dang vien thoi..." - Anh 1
Ông Lê Minh Trí - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương.
“Việc lớn nhất là lòng tin của dân đối với chúng ta”
Trong phần phát biểu của mình ông Lê Minh Trí – Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho rằng công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) là một nhiệm vụ không chỉ có Đảng mà cả xã hội và nhân dân đều quan tâm.
“PCTN là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, bởi vì tham nhũng chỉ có cán bộ đảng viên thôi chứ còn dân thường không có tham nhũng. Nếu chúng ta xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, gương mẫu trách nhiệm thì cơ bản cũng là cái nền cho PCTN” – ông Trí nói.
“Việc lớn nhất là lòng tin của dân đối với chúng ta, chúng ta phải làm tốt điều này thì dân còn tin Đảng, đi theo Đảng và chúng ta mới còn. Về mặt lý thuyết thì nói đi nói lại như thế nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng” – ông Trí nhấn mạnh.
Phó trưởng Ban Nội chính cho rằng để PCTN tốt thì không thể chỉ một cơ quan tham gia mà đòi hỏi phải có sự đồng bộ.
“Trước hết là đồng bộ hệ thống thể chế, pháp luật đặc biệt là những ngành liên quan đến lợi ích nhóm. Bây giờ các bộ luật liên quan đến quản lý chuyên ngành phải ngày càng hoàn thiện và đảm bảo quản lý ngày càng chặt thì mấy cái lỗ hổng bớt đi, khi đó chúng ta mới tăng cường được PCTN, chứ còn một chống mà một bên luật lệ cứ lỏng lẻo, hở chỗ này chỗ kia thì xin thưa các đồng chí, về nguyên tắc quản lý xã hội cái gì sơ hở mà không quản chặt thì người ta làm” – ông Trí nhận định.
Cũng theo ông Trí thì trong nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13 đã ban hành một hệ thống rất lớn các bộ luật và có thể coi đây là những chuyển biến góp phần vào PCTN. Tuy nhiên ông cũng nhấn mạnh đến yếu tố con người và việc tiếp cận, cập nhật và phải nắm vững luật để vận dụng cho có hiệu quả.
“Vô nhà thấy chủ nhà sao thì hình dung cái nhà, gia đình như thế"
Đề cập đến vai trò của người đứng đầu, ông Trí cho biết qua sơ kết ở nhiều ngành, nhiều địa phương đã thấy rằng, nếu người đứng đầu có quyết tâm chính trị gương mẫu thì nó sẽ lan tỏa cả cái địa phương, ngành, lĩnh vực đó.
“Vô nhà thấy chủ nhà sao thì hình dung cái nhà, gia đình như thế. Đến một cơ quan, địa phương nhìn thủ trưởng sẽ hình dung ra cấp dưới, tất nhiên không phải hoàn toàn nhưng vẫn có màu sắc nào đó” – ông Trí cho hay.
Do vậy theo ông Trí trong công tác cán bộ phải tính toán kỹ để chọn ra người đứng đầu ở những ngành, lĩnh vực "nhạy cảm". Ngoài ra còn cần thực hiện đúng các quy định phòng ngừa, điều chuyển cán bộ, không để ở lâu những lĩnh vực phức tạp.
Ông Trí cũng chỉ ra “bệnh” trong những cuộc thanh tra nội bộ là “kiểm chỗ khác thì thấy nhưng chỗ của mình thì tâm lý”.
Tuy nhiên theo ông Trí trong quá trình xử lý cũng cần tránh tình trạng lấy những sai sót nhỏ để quy trách nhiệm cho cả một quá trình công tác của người lãnh đạo, vì nếu trong phạm vi quản lý lớn mà chỉ lấy ra một điểm để tính cho “lãnh đạo để xảy ra này kia” thì không khuyến khích người đứng đầu thấy được trách nhiệm của mình và chấn chỉnh, xử lý ở phạm vi của mình.
“Hiện nay có những việc khi phát hiện ra mà thái độ của thủ trưởng không bao che, xử lý nghiêm thì chúng ta phải thấy đó là cái để khuyến khích (…) Sắp tới phải kiến nghị để hoàn thiện quy định sao cho phát huy được trách nhiệm nhưng cũng khuyến khích được anh em... Nếu công tác này người đứng đầu không chịu làm thì sẽ không ai làm thay được đâu!” – ông Trí khẳng định.
Nói đến việc PCTN của TP.HCM, ông Trí cho rằng thời gian qua TP không phát hiện ra những vụ việc tiêu cực, tham nhũng lớn là điều mừng trước mắt, nhưng cũng không được chủ quan bởi vì tham nhũng rất khó phát hiện và ngay cả phát hiện rồi xử lý cũng rất khó.
“Có thể do chúng ta phòng ngừa tốt nên nó chưa xảy ra, nhưng cũng có thể do chúng ta chưa phát hiện do các biện pháp, công tác chỉ đạo chưa phù hợp” – ông Lê Minh Trí nói.
Nguyễn Cường