Trang

13 tháng 2, 2015

Những phát ngôn ấn tượng của ông Nguyễn Bá Thanh

(Tin tức thời sự) - Lúc sinh thời, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương để lại dấu ấn trong lòng người bằng bởi những phát ngôn thẳng thắn, mạnh mẽ.

"Ông Nguyễn Bá Thanh qua đời vào lúc 12h12 ngày 13/2 tại nhà riêng của ông trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Cùng báo Đất Việt nhìn lại những phát ngôn ấn tượng của ông.
"Phải bắt cho trúng mạch, gãi cho đúng chỗ ngứa của người dân"
Tối 24/7/2003, trong cuộc nói chuyện với gần 1.500 cán bộ công chức đang làm những công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã khiến tất cả những ai có mặt phải 'tâm phục, khẩu phục' trước những lời ông phát biểu.
Sau khi chỉ ra hàng loạt sai lầm, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh:
'Người dân ngứa sau lưng, gãi không tới nên họ mới nhờ mình gãi. Nếu mình gãi không trúng, cứ nhè trước bụng mà gãi, coi chừng họ gai mắt, đạp xuống sông Hàn uống nước như chơi.
Phải bắt cho trúng mạch, gãi cho đúng chỗ ngứa của người dân. Đừng cứ ngồi nói lý luận với nhau mà không chịu làm!".
Rồi Bí thư Thành ủy đặt câu hỏi: 'Một khi cán bộ thoái hoá, biến chất như vậy sẽ dẫn đến cái mất gì nữa?' và khẳng định 'Mất lòng dân! Và một khi dân không còn tin chúng ta nữa thì cái mất đau lòng hơn cũng rất dễ xảy ra: Mất chế độ!'.
"Có những khoản nợ không phải xấu mà là quá xấu"
Tại kỳ họp thứ 4, quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh đã phát biểu: “Có những khoản nợ không phải xấu, mà là quá xấu, không bao giờ có thể đòi được. Một nước nghèo mà không dưới 100 tỉ USD cho nhà đất thì như thế nào? Ngân hàng Nhà nước phải thống kê nghiêm túc, phải phân tích số liệu chính xác thì mới xử lý rõ ràng”. 
"Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ"
Đây là một phát biểu đáng nhớ của ông Thanh trong buổi nói chuyện về Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo với cán bộ phụ nữ và trao giải “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu” năm 2011 của Đà Nẵng. 
Buổi nói chuyện trên gây được nhiều tiếng vang, tạo được nhiều ấn tượng đối với tất cả những người tham dự khi ông tuyên bố: “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ. Bí thư cấp quận, huyện đến Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, chi hội phụ nữ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của quỹ và vào cuộc quyết liệt!”.
"Cán bộ phải biết tập xấu hổ"
Trong một cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh gây ấn tượng bất ngờ khi đề cập đến một khái niệm được đánh giá là “khá lạ lẫm” nhưng cũng “rất chí lý và thấm thía” đó chính là “văn hóa xấu hổ”. 
Chuyện xuất phát từ việc “hứa hẹn nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu” hoặc thậm chí không làm mà vẫn hứa với dân của một số cán bộ, ông Thanh nhấn mạnh: “Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”. Điều đó có nghĩa là, đối với những cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải có lòng tự trọng, sự dũng cảm và trên hết là tinh thần trách nhiệm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Không thể nghĩ mình đã có chức, có quyền thì có hứa rồi không làm cũng chẳng sao, không dễ gì bị mất chức. 
Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời vào ngày 13/2
Ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời vào ngày 13/2
"Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng"
Đây là lời khẳng định của Bí thư thành ủy Đà Nẵng vào buổi đối thoại với 64 hộ dân làng phong Hòa Vân vào sáng 5/9/2012.
Sau khi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những người dân bị bệnh phong, để người dân an tâm hòa nhập với nơi ở mới, ông bày tỏ: "Bà con ở đây rồi, thỉnh thoảng tôi sẽ lên thăm. Không phải đưa bà con vào đây rồi là thôi mà chính quyền sẽ luôn theo dõi. Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng".
"Sai quy định nhưng có lợi cho dân thì kiên quyết làm!"
Tại một phiên thảo luận năm 2012, khi ông Vũ Hùng, Trưởng Ban VH-XH HĐND TP Đà Nẵng đặt vấn đề đổi lại số nhà, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh thẳng thắn trả lời: "Bác Hồ nói một câu rất đơn giản là cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, còn cái gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh. Anh cứ vận dụng vô là trúng hết. Cái vụ xáo đổi số nhà ni có lợi cho dân không? Rõ ràng không có lợi chi cho dân hết. Người ta đang ở, mình đi đổi lại số nhà…".
Ông cũng đồng tình rằng việc đặt số nhà như Đà Nẵng đã thực hiện không đúng quy định nhưng 'không ảnh hưởng gì lắm, có thể chấp nhận được thì mình cũng phải chiều theo cuộc sống, chứ không phải lúc nào cũng phải theo quy định nọ kia'.
“Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt"
Cũng trong năm 2012, ông từng khẳng định: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”
"Cho hốt liền, không nói nhiều"
Tháng 1/2013, tại hội nghị Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố không khoan nhượng với tham nhũng.
Ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: "Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều".
Như chuyện cán bộ ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng khống giá đất để được vay vốn lớn hơn so với giá trị thế chấp nên để xảy ra nợ xấu ngân hàng. "Hiện cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ ít à. Mấy ông đó là phải bắt ngay, không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết", tân Trưởng Ban Nội chính TƯ nhấn mạnh.
Ông Bá Thanh nói: "Làm kinh tế phải đóng góp xây dựng, phải làm cho xứng đồng tiền bát gạo để chăm lo đời sống cho nhân dân. Chứ làm ăn mà kiểu vừa làm vừa phá như vậy thì chỉ làm đất nước nghèo thêm".
"Ban Nội chính Trung ương không làm thay"
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Ban Nội chính Trung ương sáng 9/1/2014, ông Thanh nói: “Ban Nội chính Trung ương không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan chức năng nhưng có thẩm quyền và trách nhiệm đôn đốc, theo dõi và giám sát trong quá trình xử lý các vụ việc, vụ án”.
"Tui đi, Đà Nẵng như mất một tiền đạo"
Tại buổi tiếp xúc cuối cùng với tư cách trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng hôm 25/4/2013, ông thẳng thắn: "Tui đi, Đà Nẵng như mất một “tiền đạo”, nhưng tui tin cán bộ sẽ làm được việc, công việc vẫn xong.
Các công trình trọng điểm: Cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cáp treo thứ 3 Bà Nà… được khánh thành đúng tiến độ đó thôi!...Bà con thấy gì thiệt bức xúc cứ điện thoại cho tui. Mọi người thấy tui đi, cho rằng tui không theo dõi, giám sát ở đây là nhầm”.
An Nhiên (Tổng hợp)

Người Đà Nẵng thương tiếc ông Nguyễn Bá Thanh

"Đừng bận tâm công việc nữa, chú hãy nghĩ về gia đình mình... cố gắng sống vì chú và người thân", dòng thư của một bệnh nhân được cứu gửi cảm ơn ông Bá Thanh. Nhưng thư chưa kịp đến tay, ông đã ra đi khiến nhiều người khóc không thành tiếng.
12h15 trưa 13/2, hàng trăm người tập trung kín Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng khi thấy xe cứu thương chở ông Nguyễn Bá Thanh về nhà riêng ở đường Cách Mạng Tháng Tám (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ). Một số người tụm lại bàn tán: "Bác Bá Thanh về thăm nhà!". Những ánh mắt dõi theo đến khi chiếc xe khuất hẳn.
2-7143-1423825914.jpg
Dòng người chen chân nhìn vào nhà ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Khi chiếc xe cứu thương về đến cổng nhà, hàng trăm người dân đã đứng chờ. Họ bị chặn lại khi cố xin qua cổng để nhìn mặt vị nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Bên trong, vợ, hai con cùng những người thân thiết túc trực bên chiếc giường nơi ông Thanh nằm. Đúng 13h, ống thở được rút ra, nhiều người bật khóc không thành tiếng. Thi thể ông được phủ lên một tấm vải vàng, trong khi vợ con ông và nhiều người không muốn rời đi.
Đứng lặng, bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó chủ tịch Hội bảo trợ trẻ em nghèo và phụ nữ bất hạnh thành phố Đà Nẵng, nơi ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch Hội, mắt đỏ hoe nói: "Chứng kiến anh ấy trút hơi thở cuối, cảm xúc trong tôi như vỡ òa, không ngăn nổi dòng nước mắt".
Sáng nay, bà Lan nhận được lá thư tay của một bệnh nhân ung thư, người được ông Bá Thanh bút phê hỗ trợ gần 200 triệu đồng để kéo dài sự sống chăm con nhỏ, nhờ gửi đến ông. "Thư chưa đến được tay thì anh đã về cõi vĩnh hằng", bà Lan chia sẻ, "hàng nghìn người dân Đà Nẵng chắc đều đau nhói trong tim khi biết tin dữ".
5-4806-1423825914.jpg
Gia đình ông Thanh hầu như không chuẩn bị việc hậu sự. Mọi công tác dựng rạp, kê bàn ghế được hoàn thiện gấp rút. Ảnh: Nguyễn Đông.
Đến tận nhà nhìn ông Thanh lần cuối, bà Lê Thị Nam Phương, đại biểu HĐND TP Đà Nẵng vẫn không tin đó là sự thật. "Anh Thanh ra đi là mất mát quá lớn", bà nói.
Bà Nam Phương kể lại kỷ niệm mà bà nghĩ sẽ mang theo suốt đời. Câu chuyện về em bé tên Hậu bị bệnh ung thư trong khi người mẹ đơn thân quá nghèo túng, không có nổi chỗ đưa con về lo hậu sự. Bà Phương nhắn tin cho ông Thanh. Đúng 29 Tết, mẹ con người phụ nữ bất hạnh nhận được căn hộ chung cư ở tầng trệt. Về nhà mới, bé Hậu nhìn lên trần nhà nhoẻn miệng cười rồi qua đời. "Nguyện vọng cuối cùng của bé gái đã được toại nguyện. Mẹ cháu  từ đó thành tình nguyện viên tích cực chăm sóc bệnh nhân ung thư và mất vài tháng sau. Giờ những ai ghé đến căn nhà đặt bài vị mẹ con chị đều nhắc đến anh Thanh", bà Phương bồi hồi.
Đôi tay run run cẩn thận lau từng ô cửa kính rồi tiếp chuyện người đến nhà ông Thanh, ông Hoàng Xuân Tỵ (74 tuổi) là hàng xóm cùng phố sang giúp gia đình ông Thanh dọn dẹp. Ông Tỵ từng làm tổ trưởng dân phố nơi ông Thanh ở, nhiều lần ngồi đánh cờ tướng với Trưởng ban Nội chính. "Ai cũng cầu mong ông ấy khỏe mạnh trở lại, nhưng...", ông Tỵ bỏ lửng câu nói. Dù ông Bá Thanh làm "quan lớn" nhưng bà con chòm xóm luôn cảm nhận sự gần gũi. Ông thường đến từng nhà người cao tuổi hỏi thăm sức khỏe mỗi dịp Tết.
3-5321-1423825914.jpg
Chị Phú với đôi mắt đỏ hoe, bỏ mặc việc bán vé số để mong được nhìn mặt ông Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Tỵ không quên những lần ngồi làm "trọng tài" cho ông Thanh chơi cờ với nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ở núi Bà Nà. "Ông Thanh là người máu thắng. Sau hai ván cờ hòa, ván thứ ba, cờ của ông Thanh yếu thế hơn, tôi biết ông ấy mà chưa đánh thắng là chưa dừng bèn nghĩ cách thông báo ăn trưa để dừng lại", ông Tỵ kể.
Ông Văn Hữu Chiến, nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mới nghỉ hưu vẫn nghe bên tai văng vẳng câu nói: "Chiến đấy hả" khi ông lên chuyên cơ chào ông Thanh từ Mỹ về. "Chiến đấy hả, những lần nghe điện thoại anh ấy đều nói thế. Anh đi rồi nhưng ký ức về anh như vừa hôm qua", ông Chiến tâm sự, "nhìn thì nghiêm khắc bề ngoài, nhưng với anh em rất tình cảm. Tính cách đó luôn được thể hiện rõ".
Bên ngoài cổng, chị Nguyễn Thị Hồng Phú (phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) khóc nức nở, khiến nhiều ánh mắt đổ dồn. Làm nghề bán vé số, chị bỏ mặc công việc chạy bộ đến nhà ông Thanh. "Tôi mong nhìn thấy ông lần cuối. Dân Đà Nẵng và nhất là những người nghèo như chúng tôi được giúp đỡ quá nhiều", người phụ nữ nói trong nước mắt.
6-2852-1423825914.jpg
Ông Nguyễn Hữu Tài cho mọi người xem những bức ảnh chụp cùng ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Chìa những bức ảnh chụp cùng ông Nguyễn Bá Thanh cho mọi người xem, ông Nguyễn Hữu Tài (77 tuổi, trú đường Thanh Long, Đà Nẵng) bần thần bảo: "Ông Thanh qua đời, tôi như mất đi người thân ruột thịt". Ba cậu con trai của ông Tài học trường chuyên Lê Quý Đôn được du học Australia nhờ chính sách thu hút nhân tài của thành phố.
18h, hàng trăm người vẫn chen chân trước cổng nhà ông Thanh với hy vọng sẽ được nhìn ông, tiễn biệt.
Đà Nẵng dừng bắn pháo hoa đêm giao thừa
Chiều 13/2, ông Võ Văn Thương, chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho biết thể theo nguyện vọng của người dân muốn tưởng niệm ông Nguyễn Bá Thanh, thành phố dừng bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết nguyên đán Ất Mùi. Việc bắn pháo hoa phục vụ người dân sẽ chuyển sang ngày 29/3, nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng thành phố.

Nguyễn Đông

12 tháng 2, 2015

Tết về xóm nghèo tp. Vũng Tàu



Xã hội mình ai cũng nói hay
Vì dân vì nước phải chung tay.
Nhưng khắp mọi miền tôi vẫn thấy
Dân đen sao lại khổ thế này?

Phạm Hải

Cụ già bị ném ra đường: Bi kịch vay nặng lãi

(Tin tức thời sự) - Cụ bà 95 tuổi, bị bại liệt vẫn đang nằm ngoài vỉa hè của chính nhà mình, chỉ vì con gái bà lỡ vay nặng lãi của xã hội đen

Thảm cảnh của người mẹ già
Hai ngày nay, người dân của phố Ấu Triệu vẫn chưa hết bàng hoàng, lo ngại cho hoàn cảnh của cụ Nguyễn Thị Cúc (95 tuổi). Bởi từ ngày 10/2/2015 cho đến nay, cụ đã bị tước đoạt ngôi nhà của mình và bị ném ra vỉa hè chịu cảnh màn trời chiếu đất.
Sáng ngày 12/2/201, phóng viên báo Đất Việt đã đến tìm hiểu về hoàn cảnh của cụ Nguyễn Thị Cúc. Hiện tại cụ vẫn nằm ở ngoài cửa ngôi nhà số 21 trên một chiếc ghế gấp, xung quanh là vài tấm chăn được hàng xóm cho. Xung quanh cụ Cúc là những vật dụng của gia đình được xếp lại để che gió, mưa cho cụ.
Lúc này, người con gái của cụ là cô Hoàng Thị Minh (SN 1960) đang túc trực bên cạnh để chăm sóc. Cô Minh kể lại lý do để dẫn đến thảm cảnh có nhà mà không ở của cụ:
"Ngôi nhà này ban đầu làm sổ đỏ là đứng tên mẹ tôi, sau đó sang tên cho anh cả là Hoàng Văn Hoan (SN 1956). Thời gian gần đây, chị gái tôi là Hoàng Thị Trung Thu (SN 1958) cần tiền làm ăn mà không thể vay được ai nên có nịnh anh cả cho mượn sổ đỏ để vay nặng lãi của xã hội đen.
Cô Minh chăm sóc mẹ của mình trước cửa ngôi nhà mà bà từng sinh sống hơn 50 năm
Cô Minh chăm sóc mẹ của mình trước cửa ngôi nhà mà bà từng sinh sống hơn 50 năm
Sau đó thì bị sang tên và đám xã hội đen đó đến đòi nhà. Họ đuổi mẹ tôi cùng mọi người trong nhà ra đường, sau đó khóa trái cửa lại. Mẹ tôi đau buồn quá lên cơn đau tim, ngất đi ngất lại mấy lần. Mỗi lần tỉnh dậy nếu thấy không phải đang ở cửa ngôi nhà thì bà cụ sẽ gào khóc, vì thế mà dù rất đau lòng, chúng tôi buộc phải để mẹ nằm đây."
Cô Minh cho biết thêm: "Thực ra nhà chị Thu của tôi cũng đã chuẩn bị đủ tiền để trả nợ, tuy nhiên còn vướng mắc ở những thủ tục chuyển nhượng giấy tờ nên chưa thế giải quyết được khoản nợ đó, và đám xã hội đen đấy cứ thế là đến siết nhà."
Trong khi đó, trao đổi với một người hàng xóm xin giấu tên, ông cho biết bà Cúc đang ở ngôi nhà số 21 với hai người con trai là Hoàng Văn Hoan, Hoàng Đức Trung cùng mấy người cháu. Từ trước đến nay chưa bao giờ để xảy ra điều tiếng gì, gia đình cũng không có mâu thuẫn anh chị em với nhau.
Là người chứng kiến hành động siết nhà, ném bà cụ ra đường của đám người đó, ông cho biết: "Nếu người ta đã đủ tiền trả nợ mà vẫn kiên quyết siết nhà thì chỉ có thể lý giải là đám người đó muốn ăn không cái nhà này. Vay thì giỏi lắm được vài tỉ, chắc muốn lấy cả của người ta căn nhà trị giá gần 20 tỉ mới thỏa được."
Đôi chân bị phù nề do bại liệt không đi lại được của bà Cúc
Đôi chân bị phù nề do bại liệt không đi lại được của bà Cúc
Trò táng tận lương tâm
Kể lại ngày xảy ra vụ việc, cô Hoàng Thị Minh cho biết: “Đầu tiên là ngày 7/2/2015, một đám khoảng hơn 5 người kéo đến, cả ba xe lam gắn mác thương binh nữa. Sau đó họ đe dọa nhà tôi, yêu cầu phải dọn đồ ra để trả nhà cho họ. Lúc đó tôi có mặt ở hiện trường. Tôi khẳng định là nhà tôi không bán nhà nên không có chuyện dọn nhà đi đâu cả. Thế nhưng họ nói do chị Thu vay tiền không trả nên lấy nhà theo đúng thỏa thuận.
Gia đình tôi không chấp nhận, họ bắt đầu đập phá thị uy, giật đổ cả mái hiên bằng bạt trước cửa nhà. Giá như còn cái bạt ấy thì mẹ tôi cũng bớt khổ mấy ngày mưa vừa qua. Lúc họ đập phá, tôi đã gọi công an phường, gọi 113 nhưng rất lâu sau công an mới đến, và thậm chí cũng không có hành động nào cụ thể bảo vệ gia đình tôi, cũng không lập biên bản buổi làm việc hôm đó.
Trước khi ra về, một người lái xe lam còn vạch quần ra tiểu tiện ngay giữa cửa nhà tôi, còn vài người khác thì đập phá.”
Bà Cúc chỉ chịu ngồi cạnh cánh cửa, nhất quyết không đi đâu. Đưa bà đến nhà con cái khác, bà liền gào khóc. Thấy người lạ đến, bà Cúc luôn tỏ ra sợ hãi.
Bà Cúc chỉ chịu ngồi cạnh cánh cửa, nhất quyết không đi đâu. Đưa bà đến nhà con cái khác, bà liền gào khóc. Thấy người lạ đến, bà Cúc luôn tỏ ra sợ hãi.
Cô Minh kể tiếp: “Tiếp đến là ngày 10/2 họ đến với khoảng 10 người, cùng ba chiếc xe lam nữa. Lần này họ không nói không rằng lao vào lôi đồ đạc ném ra đường. Anh Hoan bị đẩy ngã đập đầu xuống đất, tôi bị một người phụ nữ trong đám cào, một thanh niên bẻ quặt tay ra đằng sau. Họ còn đập phá làm nước mắm chảy lênh láng khắp nhà.
Nhà tôi tiếp tục báo công an, nhưng công an vẫn đến chậm. Sau đó thì ba người khênh mẹ tôi ném ngay ra vỉa hè rồi khóa cửa lại bằng ba chiếc khóa rất to.”
“Mọi thứ xảy ra quá bất ngờ. Đúng sai gì thì còn có pháp luật, có nhà nước. Nếu nhà tôi nợ tiền không trả thì phải kiện lên tòa án, phải có đơn vị của nhà nước đến để thực thi bản án, và phải cho gia đình tôi chuẩn bị. Đằng này họ ném một người già đã gần đất xa trời ra ngoài đường như thế, mà bản thân tôi cũng chưa thấy cái sổ đỏ đã được sang tên bao giờ.
Nguyện vọng của gia đình tôi chỉ là họ chịu nhận tiền trả nợ và trả lại nhà cho chúng tôi, để mẹ tôi còn vào nhà. Cứ để cụ nằm ngoài vỉa hè thế này, chắc sẽ không trụ nổi mất” – cô Minh bày tỏ.
  • Minh Tuệ

Thời sự trong ngày: Tuyến đường đắt kỷ lục tại Hà Nội

- Năm 2015: Lương tăng 250 - 400 ngàn đồng; Hà Nội thông xe tuyến đường đắt kỷ lục; Phạt báo Gia đình Việt Nam 170 triệu đồng; Xe đầu kéo bốc cháy dữ dội trên QL1A; Con trai chị Liễu chơi xe sang ngang Cường đô la; Thanh Lam thế ghế Mr Đàm, Hà Hồ?... là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 12/2.

XỬ LÝ VỤ NGƯỜI CAO TUỔI: THANH TRA ĐỘT XUẤT THÌ KHÔNG CẦN BÁO TRƯỚC
Theo Luật sư Hà Huy Phong, Bộ TT&TT đã rất quyết liệt, nhưng cần phải làm mạnh hơn nữa trong việc xử lý các cơ quan báo chí vi phạm.
NĂM 2015: LƯƠNG TĂNG 250 - 400 NGÀN ĐỒNG
Theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP của Chính phủ kể từ tháng 1/1/2015, sẽ tiến hành tăng lương cho người lao động.
Xem tiếp tại đây.
HÀ NỘI THÔNG XE TUYẾN ĐƯỜNG ĐẮT KỶ LỤC
thời sự trong ngày, Trường Sa, Người cao tuổi, mai, khế, kỷ lục, Trần Phú, thông xe, Liễu Hà Tĩnh, Thanh Lam

Sau 20 năm "bị treo", dự án đường Trần Phú kéo dài (Ba Đình) cuối cùng cũng hoàn thành với tổng kinh phí 350 tỷ đồng cho 450 mét đường.
CÂY MAI VÀNG THẾ “XUÂN SUM VẦY” GIÁ NỬA TỶ Ở SÀI GÒN
Vựa hoa kiểng Cù Lũ, đường Trường Chinh (Q. Tân Bình, TPHCM) đang sở hữu nhiều cây mai cổ thụ, bon sai có giá trăm triệu với đủ các thế độc. Trong số hoa bày tại vựa hoa kiểng này có cây mai được khách trả giá nửa tỷ đồng.
PHẠT BÁO GIA ĐÌNH VIỆT NAM 170 TRIỆU ĐỒNG
Cục Báo chí (Bộ Thông tin & Truyền thông) vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với báo Gia đình Việt Nam, theo đó, ngoài số tiền phạt nói trên, Gia đình Việt Nam còn bị tịch thu tên miềnwww.giadinhonline.vn.
Đọc tin tại đây.
XE ĐẦU KÉO BỐC CHÁY DỮ DỘI TRÊN QL1A
Khoảng 11h30p ngày 12/1 tại QL1A đoạn qua P.Bình Thắng, TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã xảy ra một vụ cháy container khiến nhiều người hoảng loạn.
Xem tin tại đây.
DI DỜI HÀNG TRĂM XE MÁY VỤ CHÁY TẦNG HẦM NGÂN HÀNG
Trưa ngày 12/2, 5 xe chữa cháy với gần 40 cán bộ chiến sĩ đã tích cực dập lửa trong vụ cháy xảy ra tại trụ sở ngân hàng đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC), 110 Cách Mạng Tháng 8 (P.7 Q. 3 TP.HCM).
Xem tiếp tại đây.
TRUY TỐ CỰU GIÁM ĐỐC CÔNG TY RƯỢU HÀ NỘI
Hồ Văn Hải (SN 1956), nguyên Giám đốc Công ty CP rượu Hà Nội (Halico), cùng các đồng phạm đã ký hợp đồng xuất khẩu song thực chất bán trong nước 48.000 thùng rượu Vodka và 22.000 thùng bia lon Hà Nội, chiếm đoạt tổng cộng hơn 13 tỉ đồng tiền thuế.
Đọc tin tại đây.
CON TRAI CHỊ LIỄU CHƠI XE SANG NGANG CƯỜNG ĐÔ LA
Nguyễn Huy Hoàng sinh năm 1987, là con trai của đại gia phố núi Hà Tĩnh, Nguyễn Thị Liễu. Huy Hoàng được nhiều người biết tới khi tổ chức đám cưới tiền tỷ tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
TÀU CÁ TỪ HOÀNG SA RỘN RÀNG CẬP CẢNG LÝ SƠN
thời sự trong ngày, Trường Sa, Người cao tuổi, mai, khế, kỷ lục, Trần Phú, thông xe, Liễu Hà Tĩnh, Thanh Lam
Những con cá ngừ được đánh bắt từ Trường Sa
Những ngày cuối năm âm lịch này, hàng chục tàu cá đánh bắt xa bờ tại ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa của ngư dân Lý Sơn hối hả cập đảo, trên khoang tàu nào cũng chở nặng tôm cá.
Đọc tin tại đây.
THANH LAM THẾ GHẾ MR ĐÀM, HÀ HỒ TẠI GIỌNG HÁT VIỆT?
Lần đầu tiên nữ diva Thanh Lam có những chia sẻ xung quanh tin đồn ngồi ghế nóng Giọng hát Việt 2015 cùng với ca sĩ Thu Phương, Bằng Kiều và Hà Trần.
Đọc tin tại đây.
NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ BẮT CÙNG HÀNG CHỤC CON KHỈ ƯỚP LẠNH
Người bị bắt cùng số tang vật này là bà Hoàng Thị Nguyệt (trú tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu - Nghệ An). Bà Nguyệt bị phát hiện khi đang chở 6 cá thể khỉ ép đông lạnh đi tiêu thụ.
Đọc tin tại đây.
ĐỌC CHẬM
Núp dưới vỏ bọc hoàn hảo của một người vợ đảm, Thảo đứng ra điều hành đường dây buôn "cái chết trắng" liên tỉnh ngay trong ngôi nhà kín cổng cao tường của mình.
ẢNH TRONG NGÀY

Ông Nguyễn Bá Thanh bị xuất huyết nội tạng

Ông Nguyễn Bá Thanh hôn mê hai ngày nay và hiện vẫn chưa tỉnh lại. Một số cơ quan bị xuất huyết, hồng cầu, tiểu cầu giảm nên bệnh nhân đang được lọc máu và truyền máu, Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương cho biết.
21h30 tối 12/2, Trưởng ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương Nguyễn Quốc Triệu đã cùng giáo sư Phạm Gia Khải đến Khoa Ung bướu (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng) để hội chẩn cho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính trung ương. Cuộc hội chẩn diễn ra trong vòng 50 phút.
IMG-3368-7000-1423758293.jpg
Bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh được đánh giá là "đang khó khăn". Ảnh: Nguyễn Đông.
Trao đổi với báo chí ngay sau đó, GS Phạm Gia Khải cho biết tình hình sức khỏe của ông Thanh đang xấu đi do các chức năng về máu đều kém, hồng cầu còn dưới 4 triệu, tiểu cầu cũng giảm mạnh và có dấu hiệu xuất huyết. "Màng bụng có nước máu, nước tiểu cũng có máu. Da động nhẹ là chảy máu", ông Khải nói.
GS Khải đánh giá, chức năng gan của ông Thanh "rất tồi", sắc tố mật tăng lên dữ dội. Qua hai lần siêu lọc, huyết tương xuống nhưng sau đó lên rất nhanh. Đã hai ngày nay ông Thanh hôn mê và đến giờ này chưa tỉnh lại. Việc điều trị đông tây y kết hợp như phác đồ trước đó vẫn duy trì, nhưng không giải quyết được gì vì đây là giai đoạn nặng của bệnh.
Đánh giá bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh là "rất khó khăn", Trưởng ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương Nguyễn Quốc Triệu cho biết, hiện ông Thanh được lọc máu và truyền máu. Đây là lần lọc máu thứ hai, lần trước cách đây 2 ngày. Sáng 12/2, các bác sĩ phải truyền đạm, dinh dưỡng cho ông.
Từ khi ông Thanh về nước điều trị (ngày 9/1), đã có 29 lượt giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành vào khám, trong đó có 6 lần hội chẩn. "Hội chẩn lần này, các giáo sư đưa ra một toa thuốc, trong đó tiếp tục lọc máu bằng máy lọc mới tăng cường. Sáng mai sẽ điều trị theo toa này và việc tiên lượng sức khỏe ông Thanh cần xét nghiệm, đánh giá lại mới có thể công bố", ông Triệu nói thêm.
MG-8417-8879-1423758293.jpg
Giáo sư Phạm Gia Khải cho biết ông Thanh đang trong giai đoạn nặng của bệnh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Năm nay 62 tuổi, ông Nguyễn Bá Thanh từng giữ chức Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trước khi làm Trưởng ban Nội chính từ tháng 12/2012. Ông được phát hiện bệnh rối loạn sinh tủy vào tháng 5/2014, được đưa sang Singapore điều trị vào tháng 6-7/2014.
Trung tuần tháng 8/2014, ông Thanh sang Mỹ và được hóa trị 3 đợt để diệt mầm bệnh, tiến tới ghép tủy. Tuy nhiên, điều kiện ghép tủy chưa đạt nên phải dừng lại. Tối 9/1, ông Thanh trở về nước tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Sức khỏe ông lúc đó được đánh giá là khá ổn định. Bệnh nhân tỉnh táo, nói chuyện bình thường và đã cùng bác sĩ thảo luận về phác đồ điều trị cho mình.
Hiện người điều hành công việc thay ông Nguyễn Bá Thanh tại Ban Nội chính trung ương là Phó trưởng ban thường trực Phan Đình Trạc.
Nguyễn Đông

11 tháng 2, 2015

VN '9.000 người chết mỗi năm vì TNGT

 - “Một đất nước hòa bình mà mỗi năm vẫn có 8.000 - 9.000 người chết vì TNGT là con số còn rất lớn nên ngành giao thông sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành cùng các địa phương có các giải pháp đồng bộ,...”, lời Bộ trưởng Thăng.

Tại buổi làm việc với đoàn lãnh đạo Quốc hội sáng 11/2, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, trong năm 2014 TNGT tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương), lần đầu tiên sau nhiều năm TNGT đã giảm xuống hơn 9.000 người.
Mặc dù vậy, người đứng đầu ngành giao thông đánh giá, số người chết vẫn rất lớn đòi hỏi ngành giao thông và các địa phương cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để TNGT tiếp tục giảm sâu trong năm 2015.
“Một đất nước hòa bình mà mỗi năm vẫn có 8.000 - 9.000 người chết vì TNGT là con số còn rất lớn nên ngành giao thông sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành cùng các địa phương có các giải pháp đồng bộ, đổi mới kết cấu hạ tầng, tuyên truyền văn hóa tham gia giao thông để TNGT tiếp tục giảm sâu trong năm tới”, Bộ trưởng Thăng nói.
Bộ trưởng, nhắn tin, Giao thông, an toàn
Bộ GTVT làm việc với lãnh đạo Quốc hội ngày 11/2.
Bộ trưởng Thăng cho biết, năm qua hạ tầng giao thông có nhiều chuyển biến rõ nét và được Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng tăng 16 bậc về hạ tầng so với năm 2012.  Trong năm 2015 Bộ GTVT sẽ tiếp tục có bước đột phá mạnh mẽ hơn về hạ tầng, trong đó đáng chú ý là sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác 2 tuyến đường huyết mạch: đường HCM qua Tây Nguyên và mở rộng, nâng cấp QL1 góp phần hạn chế tình trạng TNGT hai xe đối đầu nhau.
Ngoài ra, dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cũng sẽ được hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2015, tiếp tục đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Ninh Bình - Thanh Hóa – Hà Tĩnh; phấn đầu đến 2020 cả nước sẽ có khoảng 2.000 km đường cao tốc…
Theo người đứng đầu ngành giao thông, để TNGT giảm thì cần phải tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân, người điều khiển phương tiện.
Bộ trưởng Thăng chia sẻ, ông mới nhận được tin nhắn của một sinh viên đi xe ngoài bến từ Mỹ Đình đến nút giao Cao Bồ (Nam Định) bị nhà xe bắt chẹt thu tiền vé 100.000 đồng, trong khi nếu đúng giá vé vào bến chỉ mất vài chục ngàn đồng.
Bộ trưởng đã nhắn tin hỏi: “cháu bắt xe ở bến nào..” thì được sinh viên cho biết bắt xe dọc đường nên lên xe không có vé.
Bộ trưởng đã khuyên sinh viên này lần sau nên vào bến mua vé sẽ không bị nhà xe bắt chẹt, không bị nhồi nhét. Bởi, xe khách khi xuất bến đều được kiểm tra chất lượng xe, số người trên xe, giá vé... để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho hành khách.
Sau khi nhận được tin nhắn lại của Bộ trưởng Thăng, SV này đã nhắn tin lại: “Cháu xin lỗi đã làm phiền Bộ trưởng và hứa từ lần sau cháu sẽ vào bến mua vé”.
Với những kết quả đạt được trong năm qua, thay mặt Văn phòng Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã khen ngợi và đánh giá cao ngành giao thông có nhiều chuyển biến về kết cấu hạ tầng đồng bộ từ mạng lưới đường quốc gia tới các huyện, xã. Cùng với đó giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không tiếp tục có nhiều tiến bộ. TNGT giảm cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương.
Phó chủ tịch cũng cho rằng, số người chết vì TNGT còn quá cao, mục tiêu giảm 5-10% số vụ, số người chết không phải là số trung bình của cả nước và phải là mục tiêu của mỗi địa phương. Ông mong muốn ngành giao thông và các địa phương cũng quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu đã được Quốc hội đề ra về chỉ tiêu giảm TNGT.
Vũ Điệp

Hội nghị Minsk căng thẳng, Mỹ đưa lính dù tới Ukraine

(Tin tức 24h) - Hội nghị thượng đỉnh giữa Nga, Ukraine, Pháp và Đức bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kéo dài thêm 5-6 tiếng.

Đó là khẳng định của Trợ lý của Tổng thống Ukraine Valeriy Chaly khi nói về Hội nghị thượng đỉnh nhóm bốn nước "Normandie" tại Minsk (Belarus) ngày 12/2, Reuters đưa tin,
Theo đó, thông báo của ông Chaly được đưa ra sau khi cuộc đàm phán đã diễn ra được 7 giờ đồng hồ.
Trên trang mạng xã hội facebook cá nhân, ông Chaly nêu rõ: "Chúng tôi cần đàm phán thêm ít nhất từ 5-6 tiếng. Chúng tôi sẽ không rời bàn thương lượng nếu chưa đạt được một thỏa thuận ngừng bắn vô điều kiện. Hiện cuộc đàm phán diễn ra vô cùng căng thẳng."
Bốn nhà lãnh đạo cao nhất thể hiện quyết tâm đạt thỏa thuận trước khi bước vào cuộc họp quan trọng.
Bốn nhà lãnh đạo cao nhất thể hiện quyết tâm đạt thỏa thuận trước khi bước vào cuộc họp quan trọng.
Trong phát biểu hiếm hoi về cuộc họp, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc đàm phán diễn ra tích cực.
Trong khi đó, theo nguồn tin từ phái đoàn Ukraine, các nhà lãnh đạo trong nhóm “Bộ tứ Normandie” có kế hoạch ký một tuyên bố chung ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Về phía Đức, Bộ Ngoại giao Đức thông báo do Hội nghị thượng đỉnh nhóm bốn nước "Normandie" về Ukraine kéo dài, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã phải tạm hoãn chuyến công du tới Nam Mỹ.
Mỹ đưa lính dù đến Ukraine
Trong khi cuộc họp 4 nước trên đang căng thẳng thì Lầu Năm Góc hôm 11/2 thông báo Mỹ sẽ gửi một tiểu đoàn lính dù 600 người tới Ukraine vào tháng tới để huấn luyện lực lượng phòng vệ quốc gia tại đây.
Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu nói với kênh Fox News rằng tiểu đoàn lính dù kể trên được huy động từ Lữ đoàn dù 173 của Washington - hiện đóng căn cứ ở TP Vicenza, Ý.
Theo đó, 600 lính dù sẽ được triển khai tới trung tâm huấn luyện Yavoriv ở TP Lviv, phía Tây Ukraine, với mục đích “trang bị cho người dân nước này khả năng bảo vệ bản thân trước các cuộc tấn công bằng rốc-két và pháo binh do phe ly khai và quân đội Nga thực hiện”.
Mỹ sẽ gửi 600 lính dù tới Ukraine để huấn luyện, đào tạo.
Mỹ sẽ gửi 600 lính dù tới Ukraine để huấn luyện, đào tạo.
Chương trình đào tạo cũng bao gồm việc đảm bảo đường giao thông, cầu cống, cơ sở hạ tầng và di tản, xử lý thương vong cho lực lượng quân đội nước sở tại. Ba tiểu đoàn Ukraine thuộc Bộ Nội vụ sẽ được lính dù Mỹ đào tạo để chống lại phiến quân ở miền Đông.
Trước đó, Washington đã điều động 12 máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt II sang châu Âu. Trung tá Christopher Karns, phát ngôn viên Không lực Mỹ tại Lầu Năm Góc, thông báo 12 máy bay xuất phát từ căn cứ không quân Davis-Monthan ở bang Arizona – Mỹ tới căn cứ kh/2.
“Trong thời gian ở Đức, số máy bay này sẽ được chuyển tiếp tới các địa điểm khác ở một số nước Đông Âu, phối hợp cùng các đồng minh NATO tăng cường khả năng tương tác và thể hiện cam kết của Mỹ đối với an ninh cũng như ổn định của khu vực” - ông Karns cho biết.
Tuyết Minh (Tổng hợp)

"Không thể bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN"


"Không thể bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN"
Ảnh minh họa.

Đó là nhận định của TS Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương về đề xuất tăng giá điện của EVN tại hội thảo “Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV năm 2014 và triển vọng kinh tế năm 2015”.

Tóm tắt:
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Bộ Công thương đồng ý tăng giá để bù lỗ cho doanh nghiệp, thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN.
Giá xăng giảm mạnh, liên tục và nhiều lần trong thời gian qua nhưng giá giá cước vận tải chưa giảm tương ứng.
Năm 2014 nổi lên một vấn đề là các nhà bán lẻ lớn nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam và mua lại các siêu thị hiện có.

Sáng nay (11/2/2015), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã tổ chức hội thảo “Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV năm 2014 và triển vọng kinh tế năm 2015”.
Phát biểu tại hội thảo về vấn đề trật tự thị trường: Bộ Công thương, giá điện và EVN, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW nhận định, vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu mà là cách thức họ tăng giá.
"Không thể bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN"
Theo ông Cung, Bộ Công thương bảo vệ đề xuất và phương án tăng giá điện thay cho EVN. Bộ đồng ý tăng giá để bù lỗ cho doanh nghiệp, thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN.
“Việc cần làm bây giờ là Bộ Công thương phải rà soát, đánh giá chi phí sản xuất điện, tham vấn chuyên gia, tham vấn người tiêu dùng và các bên liên quan. Qua đó, kiểm soát giá điện, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của EVN. Không thể có những tuyên bố mang tính thách đố và mặc cả như không tăng giá thì EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện” – ông Nguyễn Đình Cung cho biết.
Về trung và dài hạn, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW kiến nghị tách EVN thành nhiều phần, tách riêng sản xuất và phân phối với chuyển tải điện. Liên quan đến quản lý điện, Bộ Công thương nên tách thành 3 phần: chính sách điện, sở hữu EVN và cá đơn vị trực thuộc, cơ quan điều tiết điện lực quốc gia. Bên cạnh đó, cần lập thị trường cạnh tranh về điện.
Cần có chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
Theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, giá xăng giảm mạnh, liên tục và nhiều lần trong thời gian qua nhưng giá giá cước vận tải chưa giảm tương ứng. Nguyên nhân cơ bản là do cung cầu không có khả năng cân bằng trong ngắn hạn, thị trường cạnh tranh kém.
“Trong khi đó, cách quản lý là Bộ, sở 2 ngành giao thông và tài chính tiến hành thanh tra, kiểm tra giá, yêu cầu các doanh nghiệp vận tải giảm giá, nếu không sẽ phạt hoặc dọa rút giấy phép. Liệu cách quản lý thị trường như vậy có phù hợp” – ông Nguyễn Đình Cung đặt câu hỏi.
Theo ông Cung, công cụ quản lý ở đây là chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, chứ không phải là kiểm soát, thanh tra giá, không phải là can thiệp và mệnh lệnh hành chính.
Sự xâm lấn của các đại gia bán lẻ
Năm 2014 nổi lên một vấn đề là các nhà bán lẻ lớn nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam và mua lại các siêu thị hiện có. Siêu thị đi trước, hàng hóa theo sau khiến cho hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sản xuất không được vào siêu thị do “chiết khấu” và rào cản khác quá cao.
“Ngoài chống chuyển giá, trốn thuế thì vấn đề không phải là ngăn cấm, hạn chế họ mà là kiểm soát, ngăn chặn, loại bỏ phân biệt đối xử, bất bình đằng và cạnh tranh không lành mạnh” – Viện trưởng Nguyễn Đình Cung khẳng định.
Khánh Nhi
Theo Trí thức trẻ