Trang

24 tháng 3, 2015

Cây xanh phải chết vì Sở Xây Dựng HN?

Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây xanh
Thứ Ba, 24/03/2015 11:47

Dự án đường sắt trên cao không yêu cầu chặt cây“Tôi có tham gia Hội đồng Thẩm định đánh giá tác động môi trường đường sắt trên cao, hoàn toàn không có một câu nào trình bày của chủ dự án và tư vấn là sẽ phải chặt tất cả những hàng cây của đường Nguyễn Trãi hay đường Bưởi”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp cho biêt

Không có chuyện chặt cây ở dự án đường sắt trên cao (Ảnh: VnExpress)
Không có chuyện chặt cây ở dự án đường sắt trên cao (Ảnh: VnExpress)


Sự thật

  
Theo ông Đăng, không có chuyện chặt cây, “không có thông qua chủ trương đó”. Bây giờ trong lúc thi công tự nhiên Sở Xây dựng đưa ra chủ trương chặt hết đi, chả có xin phép ai cả, chả có làm gì cả.

Trường hợp quá trình thi công, vận hành không đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tiên thì phải làm báo cáo đánh giá tác động bổ sung và báo cáo đấy cũng phải được thông qua Hội đồng. Sau đó có quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới được chặt cây. “Loạn quá”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng thốt lên.

Việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh cũng “sai quy định” . GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho rằng, việc chặt hàng cây trên đường Nguyễn Trãi, Bưởi, Cổ Nhuế là sai Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đầu tư.

Tất cả dự án đầu tư có diện chặt cây phá nhà, giải phóng mặt bằng, phải được báo cáo trong báo cáo tác động môi trường và phải được hội đồng thẩm định thông qua mới được tiến hành.

Hơn nữa theo Nghị định 64 của Chính phủ, có ba loại cây chặt không cần xin phép đó là cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xah bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn và cây nằm trong dự án đầu tư xây dựng công trình.

Đối với cây nằm trong dự án phát triển thì sẽ được tuân theo luật của bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng những cây phải chặt, thay thế trong đề án dường như đều “nằm ngoài 3 loại cây vừa nói trên”.

Muốn chặt phải xin phép. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết, thủ tục phải xin phép chặt cây nào chứ không thể liền một lúc chặt 6.700 cây. “Không có chuyện lạ lùng như vậy. Cây đó phải chụp ảnh hiện trạng, phải có địa chỉ ở đâu và lý do vì sao phải chặt”,GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nói

Việc chặt cây vừa qua đều không đúng pháp luật của nhà nước. “Tôi cho rằng sai lầm là sai lầm từ người lãnh đạo”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng nhấn mạnh

Vi phạm Luật Thủ đô


Xét về khía cạnh luật pháp, Luật sư Trần Vũ Hải, Công ty Luật Hà Nội viện dẫn, Luật Thủ đô do lãnh đạo Hà Nội đề ra trong đó có điều khoản cấm chặt phá cây xanh. Điều đó có nghĩa không được chặt phá trừ trường hợp bất khả kháng. Nếu làm gì đó với cây xanh thì phải bốc toàn bộ cây xanh ra một chỗ khác, đấy là ý nghĩa của cấm chặt phá.

Theo quy định muốn cấp giấy phép phải có hồ sơ từng cây một trình lên trong khi Sở Xây dựng chỉ có công văn. Từ đầu đến cuối “ không làm theo luật lệ nào”, Luật sư Trần Vũ Hải nói.

Đối với đường Nguyễn Trãi, đúng ra theo luật nếu có phải di dời thì cùng lắm chỉ có những cây dưới công trình, còn những cây xà cừ bên cạnh thì không theo luật.

Đặt câu hỏi đối với việc chặt cây một cách nhanh chóng, Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng, công trình đường sắt trên cao tại sao lại chặt hạ ngay, trong khi công trình tàu điện trên cao mấy năm nữa mới xong. Vội vàng chặt trước kế hoạch, không hiểu để làm cái gì.

Cũng với cương vị của một luật sư, TS. Phạm Đức Bảo, giảng viên Đại học Luật Hà Nội nói: “ Tôi có cảm giác lãnh đạo Hà Nội không làm theo luật. Lãnh đạo Hà Nội coi Hà Nội là của Hà Nội, chứ không phải Hà Nội là của cả nước”.

TS. Phạm Đức Bảo lý luận, Luật Thủ đô là của Quốc hội chứ không phải là một văn bản của TP Hà Nội. Khi anh đã đưa ra Luật Thủ đô và Quốc hội ban hành luật thì đều phải tôn trọng.

Khi quốc hội đã ban hành luật thì lãnh đạo Hà Nội làm bất cứ việc gì liên quan đến luật thủ đô cũng phải tuân theo luật. Trong khi chặt cây xanh lại không theo Luật Thủ đô thì rõ ràng vi phạm quá rõ. “Cây xanh của Hà Nội không còn của Hà Nội nữa mà cây xanh của Việt Nam vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam”, Tiến sĩ luật này nói.

Không còn là việc riêng của Hà Nội


Đây là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Vi phạm này liệu có liên quan đến hình sự không. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố hình sự về tội cố ý làm trái, tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

2000 cây xanh hay chỉ 500 cây bị chặt chưa rõ những chắc chắn trong đó có những cây vài chục năm đến hàng trăm năm trồng đến bao giờ mới được. Trong khi đó, lại đi chặt mang tính chất triệt hạ như thế thì hậu quả cực kì lớn.

Vẫn theo TS. Phạm Đức Bảo, dự án chưa nghiên cứu, các chuyên gia chưa có ý kiến làm đề án rất sơ sài của Sở Xây dựng đưa lên cho TP Hà Nội, Chủ tịch đưa cho Phó chủ tịch thay mặt kí, chuyện này vi phạm chắc chắn rõ ràng, không thể xử lý Sở Xây dựng để yên lòng dân được đâu. Trách nhiệm này phải làm đến nơi đến chốn. Việc này phải có một lãnh đạo thành phố đứng ra nhận trách nhiệm chứ không thể đổ cho mấy ông chuyên viên ở Sở Xây dựng.

Có ý kiến cho rằng không thể để Hà Nội tự thanh tra, tự giải quyết. Việc này liên quan đến Luật Thủ đô thì phải là Chính phủ giải quyết chứ không phải việc nội bộ của Hà Nội.

Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất thì Chính phủ có thể giao cho Thanh tra Chính phủ để thanh tra vụ việc này.

Bên cạnh đó phải có các nhà khoa học, luật sư, tổ chức xã hội giám sát việc này và phải xử lý đến nơi đến chốn để ngăn chặn những việc tiếp theo, chứ không phải những việc đã rồi.
Hồng Trang

Sự thật về cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh

Dân trí Sau hành trình đi tìm tên gọi chính xác của loạt cây vừa được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), PV Dân trí được một cán bộ kiểm lâm ở Yên Bái và một "đầu nậu" gỗ xác nhận đó là cây gỗ mỡ.
 >>    Hà Nội trồng "nhầm" gỗ mỡ thay vì vàng tâm?

Những ngày gần đây, người dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng như dư luận cả nước xôn xao câu chuyện Hà Nội có chủ trương chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên hàng trăm tuyến phố.
Cụ thể, vào ngày 14/3 vừa qua, thành phố Hà Nội đã tiến hành trồng mới 382 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh, sau khi chặt hạ nhiều cây xanh ở đây.
“Đầu nậu” gom cây lên tiếng xác nhận sự thật về cây gỗ mỡ
Hàng cây được trồng mới trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh ngày 14/3, được phía Hà Nội thông báo là cây vàng tâm. (Ảnh: Quốc Đô).
Theo quan sát bên ngoài, đây là loại cây có thân gỗ thẳng đứng, tán cao, rễ cọc. Tại thời điểm trồng, phía đơn vị phụ trách thông báo đó là cây vàng tâm. Tuy nhiên, ngay sau đó, một số chuyên gia nghiên cứu về cây và dư luận nhân dân nêu ý kiến loại cây vừa được trồng mới để thay thế các cây cũ trên phố Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm.
Có rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến báo Dân trí cung cấp thông tin, đề nghị phóng viên vào cuộc đi xác minh, làm rõ nguồn gốc, nơi xuất xứ cũng như tên gọi chính xác của loạt cây mới được trồng này.
Sau hành trình dài đi tìm hiểu tại các tỉnh miền núi Tây bắc, PV Dân tríđã nhận được thông tin, loại cây mới được trồng trên đường phố Hà Nội sinh sôi, phát triển nhiều tại huyện vùng cao Văn Chấn, Yên Bái.
Tới đây, phóng viên chứng kiến bạt ngàn loại cây giống hệt cây được trồng mới nói trên, mọc chen nhau trên các sườn đồi và trên các “cánh đồng” chè. Phía dưới ngọn đồi có rất nhiều nhà dân, phía trước cửa mỗi nhà có trưng biển rao bán: hạt cây Bồ đề, cây giống, mỡ, keo, quế. 
Dừng xe tại Quốc lộ 37, thuộc địa bàn huyện Văn Chấn, chúng tôi tìm vào một gia đình hỏi thăm và được gặp ông Nguyễn Đức Tịnh - một chủ vườn ươm cây, cũng là “đầu nậu” bán buôn, bán lẻ các loại cây gỗ từ nhỏ đến lớn.
Ông Tịnh cho biết: “Anh từ Hà Nội vừa lên à? Nếu muốn mua cây gỗ mỡ thì nhà tôi cũng có nhưng hiện nay chưa có điểm tập kết. Anh cứ sang bên xã Đại Lịch, bên đó có điểm tập kết gom mua cây mỡ về Hà Nội, liên tục cả mấy tuần nay rồi. Anh cho số điện thoại và ghi số gia đình tôi, sang đó nếu cần thì tôi tìm người đi đánh cây mang sang đó nhập cho tiện xe”.
Tôi mở những hình ảnh chụp về loạt cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, được cho là cây vàng tâm, cho ông Tịnh xem, ông Tịnh nói ngay: “Đúng rồi. Đây là cây gỗ mỡ, ở đây nhiều lắm. Cách đây mấy ngày, những người dưới Hà Nội lên đây mua thân cây to về nói là trồng ở đường phố và đường cao tốc. Nhưng mấy ngày nay thì không có ai hỏi mua nữa, cũng chẳng thấy ai ngoài các anh lên đây hỏi mua cây mỡ như thế này” (?!).
Đoán biết chúng tôi chỉ hỏi thông tin chứ không mua, ông Tịnh quay vội vào nhà và nói với ra: “Anh đi sang bên xã Đại Lịch nhé, bên đó nhiều lắm”.
Theo lời người chủ vườn ươm, tôi di chuyển sang hướng xã Đại Lịch. Qua trao đổi với ông Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch (Văn Chấn - Yên Bái) - được biết thời gian gần đây có những người từ Hà Nội đi xe tải lên đặt vấn đề trực tiếp với người dân về việc mua cây gỗ mỡ.
Theo ông Tuấn Anh, địa phương có rất nhiều cây gỗ mỡ, được người dân trồng nhiều không đếm xuể. Nhưng họ chỉ mua những cây cao, thân to, có cả cụm rễ với giá trung bình là 100 ngàn đồng/cây. Họ mua số lượng nhiều nên người dân phải huy động nhân lực lên đồi đánh nguyên cây để bán với giá công dao động từ 150 - 200 ngàn đồng/cây.
Qua trao đổi, ông Chủ tịch xã Đại Lịch giới thiệu tôi gặp ông Tạ Quang Đoàn - một “đầu nậu” gom cây gỗ mỡ bán cho những người mua cây ở Hà Nội.
Ông Đoàn hướng dẫn tôi đến gặp trực tiếp ông tại ngôi nhà vườn riêng, rộng ước chừng hơn 1.000 m2 ở thôn 6 xã Đại Lịch.
Loại cây gỗ mỡ được rất nhiều hộ gia đình trồng trên đồi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
Loại cây gỗ mỡ được rất nhiều hộ gia đình trồng trên đồi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
Loại cây gỗ mỡ được rất nhiều hộ gia đình trồng trên đồi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
Ông Tạ Quang Đoàn, "đầu nậu" gom gỗ mỡ bán cho người Hà Nội xác nhận: "Cây gỗ trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là gỗ mỡ vàng tâm".
Tôi mở cho ông Đoàn xem những hình ảnh tôi chụp lại về cây thân gỗ cao trên đường Nguyễn Chí Thanh. Xem xong, ông Đoàn xác nhận ngay: “Đây đúng là cây gỗ mỡ, nó được đưa từ trên vùng đất này về trồng ở dưới đó. Cây này chắc chắn không phải là gỗ vàng tâm vì vàng tâm thì chỉ trên rừng già mới có và vàng tâm không lớn nhanh như cây gỗ mỡ”.
Ông Đoàn hồn nhiên tiếp lời: "Đợt vừa rồi người dân chúng tôi có bán rất nhiều cây gỗ mỡ cho người dưới xuôi để đem về trồng. Qua quan sát những hình ảnh cây đang được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh thì chắc chắn đó là cây mỡ. Người dân chúng tôi gọi là “mỡ vàng tâm” bởi lõi của cây màu vàng, hoa màu trắng".
Vẫn tỏ ra hoài nghi, tôi hỏi ông Đoàn: “Dãy cây trên đường Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội ông có khẳng định là cây gỗ mỡ không?”. Ông Đoàn nói ngay: “Chính xác nó là cây gỗ mỡ. Còn nói rõ hơn thì dân buôn như chúng tôi vẫn thường gọi cây này với tên gọi là cây gỗ mỡ vàng tâm. Vì, nhìn quan sát bên ngoài về thân lá, có những đặc điểm cây gỗ mỡ giống cây gỗ vàng tâm. Hơn nữa, cây gỗ mỡ này có ruột màu vàng nên chúng tôi vẫn gọi là mỡ vàng tâm để thuận lợi cho việc buôn bán”.
Dường như thấy tôi vẫn chưa tin hẳn, ông Đoàn dẫn tôi ra hàng cây phía trước nhà, nói rằng đây chính là cây mỡ vàng tâm. Cái khác nhau để nhận biết là cây gỗ mỡ nở hoa màu trắng; còn cây vàng tâm nở hoa màu tim tím. Hơn nữa, cây gỗ mỡ phát triển rất nhanh.
“Một cây gỗ mỡ chúng tôi trồng chỉ vài năm là có thân cao hơn 10 mét, thân to như thân cây hiện đang được trồng dưới phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội. Nếu anh muốn tìm gỗ vàng tâm thì phải vào rừng, nhưng bây giờ lấy đâu ra mẫu vàng tâm giống như hàng cây trồng dưới đó. Tôi khẳng định, ở đây không có cây gỗ vàng tâm đâu” - ông Đoàn cho hay.
Loại cây gỗ mỡ được rất nhiều hộ gia đình trồng trên đồi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
Theo xác nhận của ông Tạ Quang Đoàn, loại cây gỗ mỡ khi nở hoa sẽ có màu trắng, còn gỗ vàng tâm thì nở hoa màu tim tím.
Loại cây gỗ mỡ được rất nhiều hộ gia đình trồng trên đồi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
Rất nhiều người dân, cán bộ xã Đại Lịch đều xác nhận, loại cây gỗ trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội là cây gỗ mỡ, được trồng rất nhiều trên địa bàn địa phương nơi họ sinh sống.
Ông Đoàn tiếp tục kể về quá trình bán cây gỗ mỡ: "Cách đây hơn một tuần lễ, tôi được người mua đến từ Hà Nội nhờ thống kê, tổng hợp số liệu, thôn chúng tôi có bán ra được khoảng hơn 100 cây. Lúc đầu họ đến mua chỉ với giá 100 ngàn đồng/cây và tính công đào và vận chuyển ra đến ô tô thêm 100 nghìn nữa. Nhưng sau đó, dân chúng tôi kêu rẻ quá thì họ nâng giá lên thành tổng cộng 300 ngàn đồng/cây. Có nơi bán giá cây cao thì giá tiền công đào lại thấp xuống, bình quân thì cũng chỉ có giá 300 nghìn đồng/cây".
Theo ông Đoàn thì hầu hết những chiếc xe đến thu mua tại xã đều mang biển số Hà Nội và ông xác nhận có nghe những người này nói rằng mang về Hà Nội để trồng trên đường cao tốc và một số tuyến đường phố.
“Người dân chúng tôi mua bán hoàn toàn không có hóa đơn, chứng từ gì. Chỉ thấy ngoài kia có người đi vào trong dân hỏi, nhà nào có nhiều cây mỡ thì mua bán, thu tiền luôn. Đối với người dân chúng tôi, nếu bán những cây con như vậy chỉ được vài chục nghìn, thấy bán được giá thì chúng tôi bán ngay” - ông Đoàn trần tình.
Cũng theo lời vị này, tính đến ngày 20/3 vừa rồi, hoạt động mua bán của ông đã bị tạm dừng, mặc dù máy cẩu vẫn còn ở đây nhưng không thấy người thu mua cây từ Hà Nội lên giao dịch mua bán cây gỗ mỡ nữa.
Liên quan đến sự việc, trao đổi nhanh với PV Dân trí, một cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn cũng đã xác nhận rằng, những cây gỗ được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội trông giống cây gỗ vàng tâm nhưng đích thực là cây gỗ mỡ, vẫn được nhiều người dân xã Đại Lịch ươm trồng, chăm nuôi và có bán cho người từ Hà Nội mua về trồng thời gian vừa qua.
Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia về gỗ và lâm sản tại Bắc Ninh cho rằng, một cây gỗ mỡ to bằng những cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội giá chỉ khoảng 300.000 đồng/cây; nhưng nếu là cây vàng tâm "xịn" giá sẽ trên dưới 10 triệu đồng/cây.
PV Dân trí  liên hệ phía xí nghiệp Cây xanh Hoa đô thị Hà Nội thì được một cán bộ cho biết: “Xí nghiệp tôi chỉ thực hiện công tác chặt hạ và dịch chuyển cây xanh, Thời gian qua chúng tôi đã chặt hạ được 111 cây và dịch chuyển 128 cây trên đường Nguyễn Chí Thanh về vườn ươm cầu Diễn để ươm trồng. Còn “bên kia” họ báo là trồng được 241 cây mới, nhưng không biết đó là cây mỡ hay cây gì”.
Ông Hà Đình Kiên - Chủ tịch UBND xã Trấn Thịnh (Văn Chấn - Yên Bái) cho biết, do địa bàn xã không thuận lợi cho việc vận chuyển nên hầu như không có người dân bán cây gỗ mỡ. Trong thời gian gần đây, chỉ có các xã dọc tuyến Quốc lộ như Tân Thịnh, Đại Lịch, Cát Thịnh mới có người đến thu mua giống cây này.
Ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn - cho hay, địa bàn các xã Đại Lịch, Tân Thịnh, Chấn Thịnh… là địa bàn có nhiều cây gỗ mỡ do thích ứng với điều kiện thời tiết nên loại cây này được người dân phát triển trồng nhiều. “Việc người từ Hà Nội lên địa phương giao dịch trực tiếp với người dân mua cây gỗ về trồng là giao dịch cá nhân nên địa phương cũng không ngăn cấm được. Nếu có gì liên quan thì các bên mua bán sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” - ông Hợp khẳng định.
Quốc Đô

KHÓC, vì thương dân tộc Việt Nam !

Nhiều người bảo đọc xong bài này KHÓC, vì thương dân tộc Việt Nam !

25/03/2015 09:28
Hải Băng
Tại sao Việt Nam không mở to mắt mà học tập Hàn Quốc nhỉ? Riêng mình nó nói với mọi người cách đây hơn 10 năm trời: Việt Nam nên tìm kiếm và mua bản quyền bộ sách giáo khoa các môn khoa học tự nhiên của các nước tiên tiến về dịch ra dạy cho học sinh vừa hiệu quả vừa đỡ tốn kém? Chắc các quan Bộ Giáo dục đà tạo sẽ không muốn tí nào vì làm như vậy thì họ ăn gì?????Năm 2004 Việt Nam chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” của Hàn Quốc có đoạn Tổng thống Bak Jeong-hi(Park Chung-hee –tại vị từ 17/12/1963 đến 26/10/1979) đã khóc vì thấy dân khổ quá và người đã tuyên bố sau 10 năm nữa nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc và sự thật đã đến với họ trong đó có dân VN. Đọc bài này, mình bỗng nhớ tới cái câu của những năm xưa: Rằng những gì của chuyên môn xin để cho chuyên môn quyết định. Mặc dù vậy, tất cả những gì của chuyên môn ở xã hội ta luôn có bóng dáng cao quý của những gì không phải chuyên môn quyết định
Kinh nghiệm Hàn Quốc.
Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, để còn lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.
img_9256 (1)
Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”, từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.
Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ …4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.
Năm 1988, ngoài 2000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được cử đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu” tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.
Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn ở Mỹ, với tham vọng Seoul thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời, tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu. Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.
Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại tinh xảo như bây giờ. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?
Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở VN cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy cho mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony thôi bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.
Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

TRUNG QUỐC SỢ VIỆT NAM, DỪNG DỰ ÁN?

 Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu ngưng dự án được chính quyền thành phố Phòng Thành hê duyệt - Ảnh: ST Like TCCL.info Blog để cập nhật thông tin mới nhất từ Việt Nam và toàn Thế giới! TCCL | Đăng ngày 22/3/2015 TQ đã cho dừng dự án xây đường sát biên giới với Việt Nam vì lo ngại có thể được sử dụng làm đường tắt cho “cuộc tấn công của Việt Nam”. Một dự án xây đường của chính quyền tại thành phố Phòng Thành tỉnh Quảng Tây nằm sát biên giới với Việt Nam đã bị Quân đội Trung Quốc dừng lại vì lo ngại rằng nó có thể được sử dụng làm đường tắt cho một “cuộc tấn công của Việt Nam”. Con đường hai làn sẽ nối liền làng Thán Toan gần biên giới với Việt Nam tới trung tâm thành phố Phòng Thành Cảng cách đó 100 km. Một bản tin đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức phụ trách các vấn đề biên giới ở thành phố Phòng Thành Cảng thuộc khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nói rằng, nếu hoàn thành, con đường sẽ “thực sự là một mối đe dọa cho an ninh và quốc phòng” của Trung Quốc.  Quan chức quân đội Trung Quốc giải thích rằng con đường trên sẽ có một đầu “nối với dòng sông trên vùng biển và đầu khác nối với các cơ sở trên tiền tuyến”. Ảnh minh họa - ST Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu ngưng dự án được chính quyền thành phố Phòng Thành Cảng phê duyệt vào ngày thứ hai xây dựng công trình này hồi tháng Hai. Quan chức Trung Quốc cảnh báo cư dân làng Thán Toan rằng nếu chiến tranh bùng ra, binh sĩ Việt Nam có thể sử dụng tuyến đường vừa kể để tiến hành cuộc phản công nhắm vào quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, tin tức cho hay, sự can thiệp của quân đội đã khiến dân làng giận dữ vì nếu hoàn thành, con đường trên sẽ là đường trải nhựa đầu tiên nối liền vùng biên giới hẻo lánh với phần còn lại của Trung Quốc.   Các quan chức thành phố cũng không hài lòng với sự can thiệp của quân đội vì họ cho rằng con đường sẽ giúp các nông dân vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường. Quyết định trên của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh thời gian qua có những tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ liên quan tới biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 9/3 nói rằng các hành động bồi đắp của nước này ở biển Đông, vốn gây nhiều quan ngại không chỉ đối với các quốc gia tranh chấp và còn cả cộng đồng quốc tế, là “hợp pháp và chính đáng”. Ông Vương cũng tuyên bố biển Đông là “sân nhà” của Trung Quốc. Trung Quốc đang đối diện với sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế khi tòa án ở Hà Lan đã bác bỏ đường đường lỡi bò trên Biển Đông vì cho nó là phi lý Huy Nguyễn Theo Tầm Nhìn

Đọc thêm tại: http://tccl.info/vn/nong/the-gioi/26155/trung-quoc-so-viet-nam-dung-du-an-.html | TCCL.info

“Nên hoãn xây mới sân bay Long Thành”

“Nên hoãn xây mới sân bay Long Thành”
Hội thảo khoa học “Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp Tân Sơn Nhất”

Đó là ý kiến của đa số các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế tại hội thảo khoa học “Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp Tân Sơn Nhất” do Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM (HASCON) diễn ra sáng nay (21.3). Nhiều nhà khoa học cho rằng, không nên kỳ vọng vào sân bay Long Thành, mà thay vào đó nên đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Khó trở thành sân bay trung chuyển lớn
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống – nguyên chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không, trường ĐH Bách Khoa TPHCM, cho rằng ,dự án xây dựng xân bay Long Thành có quá nhiều rủi do. Các rủi do này xuất phát từ việc duy ý chí, từ số liệu dự báo không đáng tin cậy và thiếu vốn đầu tư.
Tổng vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn được Tổng CTy Cảng hàng không Việt Nam đưa ra là 18,7 tỷ USD. Giai đoạn 1 là 7,83 tỷ USD, giai đoạn 2 và 3 là 11 tỷ USD. Tuy nhiên, giai đoạn 1 lại được cia thành 2 giai đoạn nhỏ để giảm áp lực vốn. “Nếu lỡ bắt đầu giai đoạn 1 rồi mà vốn đầu tư cho các giai đoạn sau tăng lên gấp đôi, gấp 3 lần thì làm sao? Nếu không có vốn cho các giai đoạn sau thì dự án sẽ lâm vào tình trạng “tấn thối lưỡng nan”, tạo lãng phí và tăng thêm nợ công cho đất nước” – PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết.
Ông Tống cho rằng, kỳ vọng sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển lớn của khu vực là ảo tưởng, viển vông. Hiện, không có số liệu cho thấy hãng hàng không nào sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất (sân bay quốc tế lớn nhất cả nước – PV) làm sân bay trung chuyển của mình. Để trở thành sân bay trung chuyển quốc tế của khu vực, sân bay Long Thành phải đủ sức cạnh tranh với các sân bay: Changi (Singapo), Suvarnabhumi (Bangkok), Chek Lap Kok (Hồng Kông), Kualua Lumpur (Mã Lai).
Theo TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch HASCON, Bộ GTVT luôn nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò quan trọng của sân bay này là sân bay quốc tế trung chuyển, ngang tầm quốc tế và khu vực, với sản lượng hành khách sau năm 2030 có thể lên đến 100 triệu người. Tuy nhiên, con số hành khách khổng lồ này khó mà đạt được.
TS Phúc giải thích, sân bay Long Thành gần bờ biển Đông Nam Á, nó chỉ nằm trên những tuyến hàng không quốc tế bay đến Indonesia, Philippin và nước Úc mà thôi. Thế nhưng, Indonesia và Philippin rất gần Long Thành, sẽ khó có cơ hội trung chuyển cho họ. Thành ra, Long Thành chỉ có thể làm trung chuyển cho duy nhất nước Úc. “Xin lưu ý rằng nước Úc chỉ có trên dưới 20 triệu dân, liệu có bao nhiêu hành khách sẽ trung chuyển qua sân bay Long Thành đến nước Úc” – TS Phúc nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo TS Phúc, xung quanh sân bay Long Thành có 4 sân bay quốc tế khác là TSN, Cần Thơ, Phú Quốc và Cam Ranh. Như vậy, sân bay Long Thành chỉ có thể trung chuyển đến các sân bay như Vũng Tàu, Côn Đảo, sân bay quân sự Trường Sa, TSN, Biên Hòa, Liên Khương, Buôn Mê Thuột, sân bay quân sự Thành Sơn - Phan Rang. Với thực tế đó thì sân bay Long Thành không thể có lượng khách khổng lồ như Bộ GTVT đã nêu.
Còn theo GS TS Trần Ngọc Thơ – trưởng khoa tài chính doanh nghiêp ĐH Kinh tế TP.HCM, nhấn mạnh, dự án sân bay Long Thành phải gắn liền với vấn đề đạo đức và phương pháp tính. “Dù tính toàn bằng phương pháp nào thì vần đề đạo đức vẫn là điều mang tính quyết định khi diễn dịch các số liệu và hiệu quả. Nên chăng cần thông qua một ủy ban đạo đức để đánh giá tính chính xác của các số liệu trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút.
“Lựa cơm gắp mắm”
TS Phúc nêu ra lý do để khẳng định rằng, Tân Sơn Nhất có đủ điều kiện để mở rộng, nâng công suất, phục vụ nhu cầu hàng không của khu vực đến sau năm 2050. Cụ thể, ông cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất có thể thừa sức nâng công suất khai thác thành hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu cần khoảng 2 tỉ USD, không cần giải tỏa thêm tấc đất nào cả mà chỉ cần 36ha đất của sân gofl là có thể nâng công suất lên thành 56 triệu khách/năm. Sau đó, giai đoạn sau năm 2050 có thể nâng cấp sân bay này lên 80 triệu khách/năm từ việc dùng quỹ đất của một số đơn vị quân sự trong sân bay với tổng vốn đầu tư giai đoạn này thêm khoảng 1 tỉ USD nữa mà thôi.
Tiến sỹ, luật sư Nguyễn Đăng Liêm – Hiệu trưởng trường ĐH CNTT Gia Định, cho rằng, nên nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành nên chọn thời gian địa điểm thích hợp. Hiên, vị trí xây sân bay tại Long Thành chúng ta đang phân vân có phù hợp hay không? Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, nó có phải trung tâm khu vực để để cạnh tranh với các sân bay quốc tế của các nước. Cần có thời gian làm luận án khả thi một cách chặt chẽ, hiệu quả. Đầu tư chậm lại, có hiệu quả tốt hơn là nóng vội rồi sau này ghánh nợ.
GS Trần Đình Bút - nguyên hiệu trưởng trường quản lý kinh tế Trung ương, lưu ý, đất nước đang nợ nầng cao, chúng ta phải từng đi vay mà ăn. Nếu chúng ta đổ một sớ vốn rất lớn vào sân bay Long Thành chưa cần thiết lắm thì tương lai có nguy cơ phá sản khi người ta chốt lại không cho vay nữa. Dự án sân bay Lonh Thành nên để 50 – 60 năm nữa cho thế hệ mai sau tự quyết.
“Năm 2013, số tiền cần trả nợ và lãi cho nước ngoài chiềm 25% ngân sách nhà nước; chi thường xuyên chiếm 95% ngân sách. Tổng cộng chi hết 120% ngân sách nhà nước. Như vậy, chúng ta phải vay nước ngoài để mà sống và tồn tại. Có thể hình dung đất nước giống như một gia đình, để sống, tồn tại, nuôi dạy con cái khỏi chết đói, ta phải vay nợ mà sống. Mà nợ ngày càng nhiều, đến nỗi vay nợ sau để trả nợ trước. Nếu không ai cho chúng ta vay nữa thì đứng trước ngày phá sản bất kỳ lúc nào. Vậy nên, hiệu quả tốt nhất là suy nghĩ “liệu cơm gắp mắm” – GS Bút phân tích.
Cuối cùng, GS Trần Đình Bút - đặt vấn đề: “Căn cứ vào con số đã công bố, đầu tư Long Thành Vào khoảng 26 – 28 tỷ USD. Dự kiến năm 2015 chúng ta làm ra được khoảng 12 tỷ USD, Vậy, một cái sân bay thôi bằng 2,5 năm chúng ta nhịn ăn, nhịn tiêu để xây sân bay Long Thành, liệu điều đó có hợp lý?”.
Theo Minh Quân
Lao động

Mỹ-Trung Quốc đối đầu vụ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa


(TNO) Mỹ và Trung Quốc đang đối đầu vì việc Washington định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc. Trong khi đó Hàn Quốc lưỡng lự không biết về phe nào.

Mỹ-Trung Quốc đối đầu vụ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa - ảnh 1
Một cuộc thử nghiệm dùng hệ thống THAAD chặn tên lửa - Ảnh: Reuters
Mỹ đang cân nhắc đặt hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD ở Hàn Quốc, đồng minh của Washington, nhằm đối phó với công nghệ vũ khí ngày càng phát triển của Triều Tiên, theo trang tin Japan Times (Nhật Bản) ngày 23.3.
Một nhóm các nhà làm luật của đảng cầm quyền Saenuri đã bắt đầu vận động hành lang để chính phủ Hàn Quốc mua THAAD trực tiếp từ hãng Lockheed Martin (Mỹ). Bắc Kinh lo sợ Mỹ có thể dùng THAAD nhằm vào tên lửa của Trung Quốc và đã lên tiếng kêu gọi Hàn Quốc từ bỏ kế hoạch này.
“Làm sao chúng ta có dùng dao chiến đấu trong khi Triều Tiên dùng súng? Mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Triều Tiên gia tăng mỗi ngày và phản ứng của Trung Quốc là quá đáng”, ông Won Yoo-chul, một nhà làm luật Hàn Quốc cho biết.
Vấn đề THAAD đã khiến cho nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lâm vào tình thế đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Một bên là Mỹ vẫn duy trì 28.000 lính đồn trú tại Hàn Quốc để bảo vệ nước này trước Triều Tiên. Trong khi Trung Quốc lại là đối tác thương mại và có khả năng là “đồng minh” trong nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ và lịch sử với Nhật Bản, theo Bloomberg.
Triển khai THAAD có nguy cơ hủy hoại quan hệ song phương giữa Trung Quốc-Hàn Quốc và chính quyền Tổng hống Park nên bác bỏ hệ thống này vì lợi ích “hòa bình và ổn định cho toàn khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hồi 5.2 từng cảnh báo.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ lại hạ thấp mối quan ngại của Trung Quốc, cho rằng THAAD (viết tắt của Terminal High Altitude Area Defense, tức hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối) chỉ là phòng thủ và không nhằm vào Trung Quốc. THAAD là hệ thống tên lửa có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
“Tôi cảm thấy tò mò vì sao một nước thứ ba lại lên tiếng về một hệ thống an ninh chưa được triển khai và chỉ mới là vấn đề lý thuyết”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết trong chuyến thăm thủ đô Seoul hồi 17.3.
Triều Tiên đã thử nghiệm hạt nhân vào năm 2013 và tiếp tục cải tiến tầm bắn, độ chính xác của các tên lửa như Rodong, bất chấp các lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Triều Tiên có khả năng tạo ra đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa và có thể sở hữu 100 vũ khí hạt nhân trong vòng 5 năm tới, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Joel Wit, hiện là chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên thuộc Đại học Johns Hopkins, cho hay.
Trong buổi phỏng vấn với đài Sky News (Anh) ngày 20.3, Đại sứ Triều Tiên tại Anh Hyun Hak-bong cho biết Triều Tiên có khả năng phóng tên lửa hạt nhân bất kỳ lúc nào và sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân để trả đũa nếu nước này bị tấn công.
“Tên lửa Rodong có tầm bắn khoảng 1.000km, không đe dọa nhiều đối với Hàn Quốc, nhưng Triều Tiên có thể dùng tên lửa này để tấn công khu vực bờ biển phía nam của Hàn Quốc”, nhà nghiên cứu tên lửa người Đức Markus Schiller nhận định.
Mỹ đã nghiên cứu nơi thích hợp để đặt THAAD ở Hàn Quốc và người đứng đầu lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc Curtis Scaparrotti đã đề xuất triển khai THAAD ở Hàn Quốc vào năm ngoái.
Mỹ-Trung Quốc đối đầu vụ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa - ảnh 2
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD - Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo hồi tháng 10.2014 từng nói triển khai THAAD tại căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc sẽ “có ích” trong việc bảo vệ Hàn Quốc trước Triều Tiên.
Áp lực đối với bà Park trong việc sắm THAAD xuất phát ngay trong nội bộ đảng của bà. Lãnh đạo đảng Saenuri Yoo Seong-min lên kế hoạch triệu tập các nhà làm luật trong tháng này để vận động hành lang cho THAAD. Ông Yoo hồi tháng 11.2014 cho biết việc chính phủ Hàn Quốc không cân nhắc mua THAAD là “tội lỗi”.
“Hàn Quốc nên bảo với Trung Quốc là Seoul sẽ mua THAAD nếu Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân. Hàn Quốc nên đề nghị Trung Quốc không can dự vào vấn đề THAAD nếu Triều Tiên phóng thêm tên lửa”, nhà làm luật Han Ki-ho thuộc đảng Saenuri, cho biết.
Ông Yoo ước tính một hệ thống THAAD trị giá 1-2 nghìn tỉ won (890 triệu-1,8 tỉ USD).
“THAAD có thể chống lại tên lửa Scud và Rodong của Triều Tiên. Nhưng chi hàng tỉ USD chống lại một mối đe dọa có khả năng không bao giờ trở thành hiện thực lại là một câu chuyện khác”, ông Schiller nói.
Phúc Duy

Cao tốc 5000 tỷ lún: Do tai nạn giao thông?

(Tin tức thời sự) - Việc dầu diesel đổ khi vừa thi công thảm bê tông nhựa mặt đường chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến đường bị lún nứt, bong tróc.

Nhà đầu tư: Do tai nạn giao thông
Trước việc, ông Phạm Duy Khánh – Phó Tổng giám đốc Ban QLDA 85, đại diện chủ đầu tư dự án xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lên tiếng giải thích cho việc đường cao tốc vừa đưa vào sử dụng 2 tháng đã xuống cấp, là do một vụ tai nạn giao thông, khiến dầu loang đổ tại vị trí này, nên khi ngấm vào bê tông nhựa mới thảm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng liên kết các vật liệu trong thành phần của bê tông nhựa, làm giảm tuổi thọ của bê tông nhựa".
Trong khi đó, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, hiện tượng bong tróc mặt đường tại đây không phải do chất lượng thi công của nhà thầu mà do trước đó, vị trí này xảy ra một vụ TNGT, làm loang dầu ra mặt đường.
Vết dầu gây phân huỷ lớp bê tông nhựa, làm bong tróc mặt đường. Hiện nay, chủ đầu tư là Ban QLDA 85 đã yêu cầu nhà thầu khắc phục bóc bỏ toàn bộ lớp bê tông nhựa tại vị trí trên để thay bằng lớp mới.
"Việc này xử lý xong sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường, cũng như khai thác tuyến đường sau này", ông Sanh khẳng định.
Dầu máy chảy tràn trên mặt đường
Dầu máy chảy tràn trên mặt đường
Liên quan đến việc kiểm soát chất lượng các dự án mở rộng QL1, QL14, ông Sanh cho biết, Bộ GTVT đang kiểm soát rất chặt chẽ, đồng bộ. Máy móc, thiết bị, vật liệu đầu vào thi công đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Nguồn vật liệu phải qua thí nghiệm mới đưa vào thi công. Chủ đầu tư, nhà thầu nào để xảy ra hiện tượng chất lượng kém đều phải chịu trách nhiệm và bị thay thế ngay.
Trước đây, thời hạn bảo hành công trình chỉ 2 năm, nay được nâng lên 4 năm.
Chuyên gia bác lý lẽ nhà đầu tư
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 24/3, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: "Việc dầu đổ xuống đường cũng chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến việc lún nứt và bong tróc mặt đường".
Phân tích rõ hơn, ông Hùng cho biết: "Một là, do nền đường bên dưới không tốt, đầm không chặt nên dễ xảy ra lún nứt, hiện tượng lún phải được tính là lún của nền đường và lún bề mặt, nếu phần trên bề mặt chắc sẽ đủ độ cứng phân tải ra diện tích lớn hơn, nhưng nếu không đủ chắc dễ dẫn đến bị lún.
Hai là, do độ nén chặt phần trên chưa tốt, nền đường và bê tông đều yếu. Cũng giống như cường độ khả năng kết dính, chuyện bong tróc là do tính liên kết lớp nhựa bên trên mặt đường".
Đặc biệt, theo ông Hùng, khi có hiện tượng dầu đổ, thì với khả năng nóng chảy của nhựa đường, còn có thể cháy cả dầu, hiện tượng đốt cháy sẽ xảy ra, vậy thì lượng dầu tồn tại ngấm xuống nền bên dưới liệu có nhiều hay không?
Mặt khác, trước việc, ông Khánh giải thích, sau khi phát hiện lớp bê tông bề mặt tại trí đó có dấu hiệu bong tróc, Ban QLDA 85 đã yêu cầu nhà thầu tiến hành sửa chữa khắc phục ngay. Phía nhà thầu cũng đã khẩn trương, tuy nhiên, do phải di chuyển máy cào bóc và dây truyền thảm từ xa về nên cho đến sau gần 1 tuần, nhà thầu mới bắt đầu sửa chữa được.
Ông Hùng phản bác: "Đừng lý giải muốn giải quyết ngay nhưng mà không có máy cào, có dụng cụ xử lý, vì ngay lúc đó, có thể dùng nước nóng rửa mặt đường, dùng lửa đổ xăng vào đốt, để thấy có rất nhiều cách để xử lý.
Muốn sửa thì phải làm tốt từ dưới nền đường
Nhìn nhận ở góc độ khác, theo ông Hùng, khi phát hiện thấy hiện tượng này xảy ra thì phải bóc lớp đường dính dầu đó ra ngay lập tức, thay lớp dưới, phần đã ngấm dầu.
Xét cho cùng, trong sự việc lần này, đó là lỗi của người thi công, không tính đến hậu quả, chủ quan.
Với phương án xử lý nhà thầu thi công đưa ra là cắt bỏ hết phần mặt bê tông nhựa (cả hai lớp trên và dưới dày 13cm) toàn bộ khu vực mặt bê tông nhựa đã bị bong tróc, tổ chức đảm bảo giao thông, lu lèn xử lý lại lớp móng cấp phối đá dăm, đảm bảo chất lượng đúng với ban đầu.
Tiến hành thi công lại lớp mặt bê tông nhựa theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của dự án.
Ông Hùng cho rằng: "Nếu đã lún nứt, thì chắc chắn nguyên nhân là do cả nền đất dưới yếu, lún từ dưới lên, nên muốn sửa thì phải làm tốt phía dưới nền đường, vấn đề quan trọng khi đầm phải đầm chặt thì các yếu tố mới có thể kết dính".
Đã có công nhân sửa chữa đoạn đường bị bong tróc, lún nứt
Đã có công nhân sửa chữa đoạn đường bị bong tróc, lún nứt
Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng - Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây Dựng cho biết: "Cứ cho lý do nhà thi công đưa ra là do dầu đổ là có lý, nhưng về nguyên tắc thi công thì nếu gặp sự cố như vậy là phải xử lý ngay rồi mới được thi công tiếp. Nhưng họ biết mà để đó thì là vô trách nhiệm".
  • Thanh Huyền

Đại gia địa ốc teo tóp, số phận trong tay môi giới

- Không chỉ cắt giảm nhân sự, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang lâm vào thế bí khi bị các sàn giao dịch thao túng, thậm chí còn quyết định cả giá bán căn hộ của doanh nghiệp. 

Thu nhỏ doanh nghiệp
Giám đốc một doanh nghiệp tại Trung Hoà Nhân Chính thừa nhận, thời gian qua chủ đầu tư đã cắt giảm toàn bộ nhân viên của sàn. Không còn chức năng kinh doanh bán căn hộ, sàn giờ trở thành phòng kinh doanh quản lý hồ sơ và chăm sóc khách hàng. Nhân sự của phòng marketing, truyền thông cũng bị tinh giản. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đã “nhẹ” hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2010. 
Theo vị giám đốc này, không ít doanh nghiệp BĐS đối tác chỉ còn chưa tới 10 nhân viên kể cả ban lãnh đạo. Giai đoạn ảm đạm, từ 2009-2012, DN đã cắt giảm gần 50% để tinh gọn bộ máy. Sang đầu 2014, với sự hồi phục của thị trường song các doanh nghiệp vẫn không có ý định tuyển thêm nhân sự mà tập trung vào sản phẩm và giao việc bán hàng cho các sàn.  Các chủ đầu tư hiện chỉ thiếu nhân sự cao cấp như giám đốc phát triển kinh doanh, marketing...
căn-hộ, diện-tích-căn-hộ, dự-án, chủ-đầu-tư, căn-hộ-nhỏ, diện-tích-nhỏ, bất-động-sản, sàn-bất-động-sản
Căn hộ nhỏ hơn nhưng thiết kế đẹp hơn đang là xu hướng
Giới kinh doanh địa ốc tin rằng để tiếp tục tồn tại với thị trường, doanh nghiệp cần một chiến lược kinh doanh đúng đắn để phát triển thương hiệu, đưa ra chiến lược thoát khỏi khủng hoảng. Trong đó, việc cơ cấu lại nhân sự cũng là một trong những cách làm mới mà không mới tại nhiều doanh nghiệp.
Hiện tượng các chủ đầu tư thu hẹp số lượng nhân sự tại sàn bất động sản của mình và giao cho các đại lý phân phối chuyên nghiệp là một xu hướng tất yếu. Việc chuyển dịch này, theo nhận định của ông Nguyễn Hoàng Nam - Giám đốc sàn INFO, là một bước tiến giúp cho thị trường bất động sản được chuyển môn hoá tốt hơn.
Các chủ đầu tư sẽ tinh giản nhân viên kinh doanh, thay vì một lượng đông đảo, họ chỉ giữ lại những vị trí chủ chốt để định vị sản phẩm, xây dựng chiến lược bán hàng, quản lý hợp đồng và quản lý đại lý phân phối. 
Xu hướng trên cũng xuất phát từ việc các chủ đầu tư thấy chi phí để vận hành một bộ máy nhân viên kinh doanh cồng kềnh là quá lớn so với hiệu quả đạt được. Nguyên nhân sâu xa cũng do các chủ đầu tư "rót tiền" vào từng dự án một nên có những thời điểm, nhân viên kinh doanh không có hàng để bán.
"Dựa hơi" môi giới
Thực tế hiện nay là các chủ đầu tư đang chịu sự chi phối của hệ thống môi giới. Không ít các sàn BĐS làm mưa làm gió trên thị trường, thậm chí là quyết định ngay giá bán căn hộ của doanh nghiệp. 
Đại diện một doanh nghiệp ở Mỹ Đình thừa nhận, chưa có thông tin mở bán nhưng nhiều sàn đã liên hệ làm việc với chủ đầu tư và đưa ra nhiều mức giá khác nhau cho căn hộ của đơn vị này. Họ sẵn sàng đàm phán để bán với mức cao hơn nhiều lần so với giá của chủ đầu tư. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp đã phải từ chối vì có thể bị thao túng.
căn-hộ, diện-tích-căn-hộ, dự-án, chủ-đầu-tư, căn-hộ-nhỏ, diện-tích-nhỏ, bất-động-sản, sàn-bất-động-sản
Các chủ đầu tư tái cơ cấu nhân sự và quy mô dự án 
Nếu như cách đây chỉ vài năm, nhiệm vụ của các sàn BĐS chủ yếu là bán hàng thì hiện nay, họ đã thâm nhập sâu vào dự án, cùng làm việc với chủ đầu tư để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường. Các sàn BĐS hiện nay có vai trò rất lớn trong việc tư vấn thiết kế dự án, lên kế hoạch bán hàng, thậm chí bỏ tiền ra để đầu tư dự án thông qua một số đối tác. Hơn 70% số lượng dự án đều do các sàn phân phối, chính vì thế quyền lực của họ là rất lớn.
Những ngày đầu năm, anh H., giám đốc một sàn BĐS đã lăn lộn công trường tận Thanh Trì (Hà Nội) để kiểm tra dự án. Công việc của anh là đốc thúc đơn vị thi công đảm bảo dự án theo tiến độ đề ra để kịp bán hàng. Nói về trách nhiệm của mình, anh H. cho hay không khác gì chủ đầu tư, bởi anh đã tham gia sâu vào dự án từ việc thiết kế lại căn hộ, chọn nhà thầu mới thi công và lên kế hoạch bán hàng. 
“Tôi tham gia vào dự án, chủ đầu tư như chết đuối vớ được cọc. Họ giao toàn quyền miễn là dự án được triển khai”, ông H. nói. Theo giám đốc của sàn BĐS này, hiện không ít các chủ đầu tư phải trông chờ vào sàn BĐS. Các sàn muốn có dự án để bán phải tham gia cùng chủ đầu tư, còn chủ đầu tư muốn phát triển chẳng còn cách nào phải nhờ tới sàn. Tuy nhiên, các sàn BĐS có giá nên họ chỉ lựa chọn dự án thực sự có khả thi mới quyết định đầu tư.
Ngay cả việc truyền thông, hoạt động này cũng được các sàn đảm nhiệm. Giám đốc một đơn vị tư vấn truyền thông cho hay, thời điểm đầu, các chủ dự án lên kế hoạch truyền thông sau đó các sàn, đại lý tự PR. Chính vì thế mới xuất hiện các dạng bán quảng cáo tràn lan qua tin nhắn, tờ rơi vỉa hè mà các chủ đầu tư không thể kiểm soát được.
“Chủ đầu tư để cho sàn tự quyết định vì họ không mất tiền marketing. Còn phân phối, môi giới bỏ tiền ra làm web, marketing, PR, tổ chức sự kiện để bán được hàng”, ông nói.
Kinh nghiệm của một người từng là giám đốc sàn, ông này cho rằng, việc chuyển phân phối tiếp thị dự án cho các sàn bất động sản là một hoạt động giúp thị trường phân cấp rõ ràng hơn và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc sẽ tạo ra một hệ lụy, chủ đầu tư chịu sự chi phối của sàn, còn người mua nhà có thể bị thổi giá và phải chịu giá chênh.
Duy Anh