Trang

24 tháng 11, 2017

Giao dịch nhà đất theo Thông tư 33/2017 thế nào?

Tôi đã đọc thông tư này 2 lần rồi mà không hiểu hết vì nó là "thiên la địa võng", rất khó hiểu.
Việc giao dịch (mua.bán, chuyển nhựợng…) đất nông nghiệp rất phổ biến. Tôi cũng đang bán một thửa đất nông nghiệp do chính tôi đứng tên sổ đỏ.
Hiện nay giao dịch (mua, bán, tặng…) nhà/đất thông thường chỉ cần người đứng tên sổ đỏ quyết định (nếu độc thân), hoặc cả hai vợ chồng đồng ý, không liên quan đến các thành viên khác trong gia đình. 
Nếu thực hiện theo thông tư 33/2017 sẽ phức tạp hơn nhiều vì phải thông qua tất cả các thành viên có quyền lợi trong sổ đỏ (cả gia đình). 2 người đã phức tạp, nhiều người (5,7,10…) sẽ … loạn vậy.
Cụ thể: Các Bên mua/bán… phải được tất cả những người có quyền lợi trong sổ đỏ hoặc cả nhà đồng ý. Tất cả người có quyền lợi (cả nhà) sẽ đứng tên trong sổ đỏ, hoặc tất cả đồng ý ủy quyền cho một (hoặc vài) người đứng tên sổ đỏ. Nếu một thành viên không đồng ý thì giao dịch không được thực hiện.
Bên bán sẽ phức tạp hơn Bên mua vì bán sẽ có tiền ngay, mà tiền thì từ trẻ tới già, ai cũng thích, thế là tranh chấp, bất đồng và coi chừng... tan cửa nát nhà nhé!
Đây là nhận định của cá nhân tôi. Theo các bạn thì đúng sai thế nào? Các bạn cho ý kiến nhé!
Phạm Văn Hải
Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP Luật đất…
THUVIENPHAPLUAT.VN

23 tháng 11, 2017

Cả nhà chung sổ đỏ, coi chừng"cửa nát nhà tan"

Thêm tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ: Mâu thuẫn và bất cập
Ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: Quy định tạo nhiều rối ren
“Tôi cho rằng, những người đề xuất chuyện này không có hiểu biết gì về pháp luật dân sự. Bởi lẽ, đối với con cái trong gia đình thì trong Bộ Luật Dân sự đã nói về quyền thừa kế. Con cái được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, con cái không có công đóng góp vào tài sản chung của bố mẹ nên không thể ghi vào là chủ tài sản.
Việc thêm tên các con vào GCNQSDĐ đồng nghĩa với việc chúng ta phải xác định rõ ràng được sự đóng góp của từng người con trong tài sản chung đó. Và theo GS Đặng Hùng Võ, điều này là không thể.
“Nói hộ gia đình ở đây có nghĩa là hai người chủ hộ tương đương nhau là vợ và chồng. Hai người chủ của gia đình xác định quyền của mình đối với con cái, nếu con cái thực sự có đóng góp vào tài sản chung đó thì phải có sự xác thực của hai chủ hộ. Liệu chúng ta có thể làm được điều đó không? Và xác định sự đóng góp đó bằng cách nào?”.
“Phải xác định rõ được con cái có đóng góp vào tài sản hay không? hay chỉ có vợ và chồng. Chuyện tài sản là chuyện cần cẩn thận, chứ không phải chúng ta đưa tên vào đó một cách vô cớ”.
Thêm tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ: Mâu thuẫn và bất cập
LĐO | 23/11/2017 | 06:36
Minh họa của ĐAN
Theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 5.12.2017, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất. 
Cụ thể, đối với hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Quy định này đang gây xôn xao dư luận, thậm chí, có ý kiến cho rằng, việc thêm tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ là một “cải lùi”, gây ra rất nhiều phức tạp, khó khăn trong việc mua bán nhà đất sau này.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn, Lao Động đã có trao đổi với một số chuyên gia, luật sư.
- Ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: Quy định tạo nhiều rối ren
“Tôi cho rằng, những người đề xuất chuyện này không có hiểu biết gì về pháp luật dân sự. Bởi lẽ, đối với con cái trong gia đình thì trong Bộ Luật Dân sự đã nói về quyền thừa kế. Con cái được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, con cái không có công đóng góp vào tài sản chung của bố mẹ nên không thể ghi vào là chủ tài sản.
Việc thêm tên các con vào GCNQSDĐ đồng nghĩa với việc chúng ta phải xác định rõ ràng được sự đóng góp của từng người con trong tài sản chung đó. Và theo GS Đặng Hùng Võ, điều này là không thể.
“Nói hộ gia đình ở đây có nghĩa là hai người chủ hộ tương đương nhau là vợ và chồng. Hai người chủ của gia đình xác định quyền của mình đối với con cái, nếu con cái thực sự có đóng góp vào tài sản chung đó thì phải có sự xác thực của hai chủ hộ. Liệu chúng ta có thể làm được điều đó không? Và xác định sự đóng góp đó bằng cách nào?”.
“Phải xác định rõ được con cái có đóng góp vào tài sản hay không? hay chỉ có vợ và chồng. Chuyện tài sản là chuyện cần cẩn thận, chứ không phải chúng ta đưa tên vào đó một cách vô cớ”.
- Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Điều hành hãng Luật Giải phóng: Bất cập và mâu thuẫn
Quy định nói trên, cũng giải quyết được một số vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hiện nay. Việc ghi tên của các thành viên được cấp đất của hộ gia đình vào thời điểm được nhà nước giao đất sẽ rất thuận lợi trong việc xác định quyền sử dụng đất của từng thành viên mà không cần các giấy tờ khác để chứng minh.
Các cơ quan công chứng, Tòa án, UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ không gặp khó khăn khi phải thu thập nhiều chứng cứ để chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tuy nhiên, chỉ vì lý do này mà phải ban hành thêm một quy định mới để buộc phải ghi tên các thành viên trong hộ gia đình vào sổ đỏ sẽ tạo ra các vướng mắc phát sinh.
Tuy nhiên, có quá nhiều mâu thuẫn và bất cập trong quy định này.
Thứ nhất, trong quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT vừa được ban hành: “Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình”. Điều này có thể được hiểu là xác định thành viên hộ gia đình, chủ hộ được căn cứ theo sổ hộ khẩu để biết.
Khoản 29 điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Như vậy, việc liệt kê tên của các thành viên hộ gia đình vào thời điểm được cấp vào Giấy chứng nhận về cơ bản là theo ý muốn thoát khỏi sổ hộ khẩu để xác định luôn khi có được giấy chứng nhận. Nhưng để ra được giấy chứng nhận này, vẫn phải cần căn cứ vào sổ hộ khẩu và khi có tranh chấp xảy ra, không ai có thể bỏ qua được việc phải cung cấp hộ khẩu hoặc trích lục cư trú để làm cơ sở giải quyết.
Thứ hai, quy định này buộc phải ghi đầy đủ thông tin theo giấy tờ nhân thân của các thành viên. Thông tin theo giấy tờ đó phải bao gồm cả mã số định danh cá nhân (được cấp vào thời điểm sinh ra) hoặc là số CMND, số căn cước công dân trên thực tế. Nhưng việc triển khai cấp mã số định danh cá nhân mới được thực hiện trong thời gian gần đây cho trẻ sơ sinh, còn căn cước công dân thì chỉ được cấp khi công dân đủ 14 tuổi. Vậy, những thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất mà họ không có mã số định danh cá nhân và chưa đủ tuổi làm căn cước công dân thì sẽ ghi thế nào? Thông tin thiếu thì có đủ hiệu lực của GCNQSDĐ hay không? 
Thứ ba, căn cứ theo Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của các thành viên gia đình thì tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan.
Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, bất động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, quyền sử dụng đất của tất cả các thành viên hộ gia đình được xác định là sở hữu chung theo phần, mà các phần này được căn cứ theo nguồn gốc tài sản, sự đóng góp và tạo lập cùng nhau của các thành viên. Vấn đề là nêu tên tất cả thành viên trong giấy chứng nhận thì có xác định được phần hay không?
Nếu không xác định được phần thì lại mâu thuẫn với nguyên tắc rằng, đây là sở hữu chung theo phần chứ không phải sở hữu chung hợp nhất để tất cả các thành viên có quyền bằng nhau và quyết định ngang nhau. Làm sao để xác định được phần của các con? Phần của cha mẹ ngay trong giấy chứng nhận vì nếu đã đưa tên của các con vào thì phải xác định được phần cho họ trong đó. Điều này, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT chắc chắn vẫn không thể có câu trả lời thỏa đáng được.
Ý kiến
- Ông Đào Trung Chính - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Đất đai (Bộ TNMT): Quy định bổ sung tên vào sổ đỏ này sẽ tránh được một số tranh chấp trong quá trình mua bán, chuyển nhượng tuy nhiên không nên kỳ vọng việc một quyển sổ sẽ giải quyết được mọi tranh chấp tài sản. Về pháp luật, nếu là tài sản của ai, thì đứng tên người ấy. Sau này, kể cả là ghi tên thành viên trong gia đình, nhưng khi làm thủ tục chuyển nhượng vẫn phải truy ra những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ghi là ghi tên vào cho đầy đủ, chặt chẽ hơn, còn có ghi hay không vẫn phải thực hiện đầy đủ thủ tục chuyển nhượng như bình thường.
- Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó GĐ Sở TNMT Hà Nội: Việc ghi thêm các thành viên trong gia đình có người có quyền sử dụng đất/quyền sở hữu tài sản là biện pháp để giảm thiểu tranh chấp chứ không thể phát sinh thêm tranh chấp. Ngay cả thông tư cũ và thông tư cũ trên thực tế cũng không xảy ra kiện tụng nhiều về quyền tài sản. Trường hợp kiện tụng về tranh chấp tài sản thì đã có pháp luật dân sự điều chỉnh nên bản thân tôi không lo thông tư này sẽ phát sinh các tranh chấp. Thông Chí - Dung Hà
DUNG HÀ - NAM DƯƠNG (GHI)

Thêm tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ: Mâu thuẫn và bất cập


LĐO | 23/11/2017 | 06:36
Theo Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 5.12.2017, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) sẽ ghi tên các thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.
Cụ thể, đối với hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Quy định này đang gây xôn xao dư luận, thậm chí, có ý kiến cho rằng, việc thêm tên các thành viên trong gia đình vào sổ đỏ là một “cải lùi”, gây ra rất nhiều phức tạp, khó khăn trong việc mua bán nhà đất sau này.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn, Lao Động đã có trao đổi với một số chuyên gia, luật sư.
- Ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: Quy định tạo nhiều rối ren
“Tôi cho rằng, những người đề xuất chuyện này không có hiểu biết gì về pháp luật dân sự. Bởi lẽ, đối với con cái trong gia đình thì trong Bộ Luật Dân sự đã nói về quyền thừa kế. Con cái được nhận thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, con cái không có công đóng góp vào tài sản chung của bố mẹ nên không thể ghi vào là chủ tài sản.
Việc thêm tên các con vào GCNQSDĐ đồng nghĩa với việc chúng ta phải xác định rõ ràng được sự đóng góp của từng người con trong tài sản chung đó. Và theo GS Đặng Hùng Võ, điều này là không thể.
“Nói hộ gia đình ở đây có nghĩa là hai người chủ hộ tương đương nhau là vợ và chồng. Hai người chủ của gia đình xác định quyền của mình đối với con cái, nếu con cái thực sự có đóng góp vào tài sản chung đó thì phải có sự xác thực của hai chủ hộ. Liệu chúng ta có thể làm được điều đó không? Và xác định sự đóng góp đó bằng cách nào?”.
“Phải xác định rõ được con cái có đóng góp vào tài sản hay không? hay chỉ có vợ và chồng. Chuyện tài sản là chuyện cần cẩn thận, chứ không phải chúng ta đưa tên vào đó một cách vô cớ”.
- Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Điều hành hãng Luật Giải phóng: Bất cập và mâu thuẫn
Quy định nói trên, cũng giải quyết được một số vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hiện nay. Việc ghi tên của các thành viên được cấp đất của hộ gia đình vào thời điểm được nhà nước giao đất sẽ rất thuận lợi trong việc xác định quyền sử dụng đất của từng thành viên mà không cần các giấy tờ khác để chứng minh.
Các cơ quan công chứng, Tòa án, UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ không gặp khó khăn khi phải thu thập nhiều chứng cứ để chứng minh quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tuy nhiên, chỉ vì lý do này mà phải ban hành thêm một quy định mới để buộc phải ghi tên các thành viên trong hộ gia đình vào sổ đỏ sẽ tạo ra các vướng mắc phát sinh.
Tuy nhiên, có quá nhiều mâu thuẫn và bất cập trong quy định này.
Thứ nhất, trong quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT vừa được ban hành: “Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình”. Điều này có thể được hiểu là xác định thành viên hộ gia đình, chủ hộ được căn cứ theo sổ hộ khẩu để biết.
Khoản 29 điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Như vậy, việc liệt kê tên của các thành viên hộ gia đình vào thời điểm được cấp vào Giấy chứng nhận về cơ bản là theo ý muốn thoát khỏi sổ hộ khẩu để xác định luôn khi có được giấy chứng nhận. Nhưng để ra được giấy chứng nhận này, vẫn phải cần căn cứ vào sổ hộ khẩu và khi có tranh chấp xảy ra, không ai có thể bỏ qua được việc phải cung cấp hộ khẩu hoặc trích lục cư trú để làm cơ sở giải quyết.
Thứ hai, quy định này buộc phải ghi đầy đủ thông tin theo giấy tờ nhân thân của các thành viên. Thông tin theo giấy tờ đó phải bao gồm cả mã số định danh cá nhân (được cấp vào thời điểm sinh ra) hoặc là số CMND, số căn cước công dân trên thực tế. Nhưng việc triển khai cấp mã số định danh cá nhân mới được thực hiện trong thời gian gần đây cho trẻ sơ sinh, còn căn cước công dân thì chỉ được cấp khi công dân đủ 14 tuổi. Vậy, những thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất mà họ không có mã số định danh cá nhân và chưa đủ tuổi làm căn cước công dân thì sẽ ghi thế nào? Thông tin thiếu thì có đủ hiệu lực của GCNQSDĐ hay không?
Thứ ba, căn cứ theo Điều 212 Bộ Luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của các thành viên gia đình thì tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan.
Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, bất động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, quyền sử dụng đất của tất cả các thành viên hộ gia đình được xác định là sở hữu chung theo phần, mà các phần này được căn cứ theo nguồn gốc tài sản, sự đóng góp và tạo lập cùng nhau của các thành viên. Vấn đề là nêu tên tất cả thành viên trong giấy chứng nhận thì có xác định được phần hay không?
Nếu không xác định được phần thì lại mâu thuẫn với nguyên tắc rằng, đây là sở hữu chung theo phần chứ không phải sở hữu chung hợp nhất để tất cả các thành viên có quyền bằng nhau và quyết định ngang nhau. Làm sao để xác định được phần của các con? Phần của cha mẹ ngay trong giấy chứng nhận vì nếu đã đưa tên của các con vào thì phải xác định được phần cho họ trong đó. Điều này, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT chắc chắn vẫn không thể có câu trả lời thỏa đáng được.
Ý kiến
- Ông Đào Trung Chính - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Đất đai (Bộ TNMT): Quy định bổ sung tên vào sổ đỏ này sẽ tránh được một số tranh chấp trong quá trình mua bán, chuyển nhượng tuy nhiên không nên kỳ vọng việc một quyển sổ sẽ giải quyết được mọi tranh chấp tài sản. Về pháp luật, nếu là tài sản của ai, thì đứng tên người ấy. Sau này, kể cả là ghi tên thành viên trong gia đình, nhưng khi làm thủ tục chuyển nhượng vẫn phải truy ra những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ghi là ghi tên vào cho đầy đủ, chặt chẽ hơn, còn có ghi hay không vẫn phải thực hiện đầy đủ thủ tục chuyển nhượng như bình thường.
- Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó GĐ Sở TNMT Hà Nội: Việc ghi thêm các thành viên trong gia đình có người có quyền sử dụng đất/quyền sở hữu tài sản là biện pháp để giảm thiểu tranh chấp chứ không thể phát sinh thêm tranh chấp. Ngay cả thông tư cũ và thông tư cũ trên thực tế cũng không xảy ra kiện tụng nhiều về quyền tài sản. Trường hợp kiện tụng về tranh chấp tài sản thì đã có pháp luật dân sự điều chỉnh nên bản thân tôi không lo thông tư này sẽ phát sinh các tranh chấp. Thông Chí - Dung Hà
DUNG HÀ - NAM DƯƠNG (GHI)

THƯ KHIẾU NẠI gửi Chủ tịch QH, Thủ Tướng VN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
THƯ KHIẾU NẠI
V/v: Thông tư số 33/2017 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ thi hành Luật Đất đai có dấu hiệu vi phạm HIẾN PHÁP và PHÁP LUẬT, phủ định PHÁP LỆNH THỪA KẾ/Quyền sử dụng đất.
Kính gửi: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân- chủ tịch Quốc hội !
Đồng kính gửi:
- Ông Nguyễn Xuân Phúc- Thủ tướng Chính phủ!
- Ông Trần Hồng Hà- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường!
Tôi là công dân Phạm Văn Hải
- CMND số 172 660 118, cấp ngày 09/09/09 tại Thanh Hóa
- Hộ khẩu thường trú: 919 Chung cư D-II-I Chí Linh, P.10, Tp. Vũng Tàu
- ĐT: 01666 73 3456, Gmail: phamvanhaivt@gmail.com
Thưa bà Chủ tịch, thưa ông Thủ tướng và ông Bộ trưởng!
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 33/2017 quy định chi tiết một số điều Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 5.12.2017.
Sau khi nghiên cứu kỹ, tôi nhận thấy Thông tư và Nghị định này có dấu hiệu vi phạm Điều 32 HIẾN PHÁP nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, vi phạm Điều 163 BỘ LUẬT DÂN SỰ/Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, vi phạm Điều 733 PHÁP LỆNH THỪA KẾ (Chương XXXIII - Thừa kế quyền sử dụng đất),... làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của công dân về “Quyền sử dụng đất”, “Quyền sở hữu tài sản” và “Quyền thừa kế”.
Vậy tôi đề nghị quý bà, các quý ông kiểm tra, xem xét, chỉnh sửa “Thông tư số 33/2017 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ thi hành Luật Đất đai” cho hợp Hiến, hợp Pháp, bảo đảm quyền lợi của công dân Việt Nam.
Tôi xin cảm ơn !
Tp Vũng Tàu ngày 23/11/2017
(Tôi chịu mọi trách nhiệm liên quan tới thư này)
Công dân Phạm Văn Hải (đã ký)
Đã gửi Mail cho các địa chỉ sau:
hotro@qh.gov.vn
thongtinchinhphu@chinhphu.vn
banbientap@monre.gov.vn, portal@monre.gov.vn

21 tháng 11, 2017

Thờ bại tướng Quan Công là bất trí

Nhiều người VN bắt trước TQ tôn thờ Quan Công (QC) như thần thánh. 
Ở VN có mấy chục đền/miếu thờ QC. 
Năm 2015 tỉnh Sóc Trăng đề xuất xây tượng Quan Công cao 36m nhìn ra Biển Đông.
Tôi coi QC là người bình thường, thậm chí tầm thường, có ưu, có khuyết. Ưu của QC thì mọi người đang thờ, tôi chỉ ra những điều tầm thường của QC thôi. Các bạn mở TAM QUỐC và Google ra coi nhé.
1- Quan Công BẤT TRUNG
QC hàng Tào Tháo nhưng ngụy biện "hàng Hán bất h
àng Tào", sự thật thì QC đã hàng Tào, đã vì Tào mà chém 2 tướng Nhan Lương- Văn Sú để trả ơn. Khi nói câu này, QC còn mang thêm tội KHI QUÂN vì dám so Tào Tháo (gian thần) với nhà Hán.
QC sao sánh bằng Trần Bình Trọng- thà chết không hàng giặc Nguyên Mông "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc".
2, Quan Công NGẠO MẠN KHI QUÂN (xúc phạm Luu Bị)
QC nhận mình là hổ, nói Tôn Quyền là chó. Trong khi chủ/anh của QC là Lưu Bị lấy em gái Tôn Quyền. Vậy là QC coi chủ mình ngang hàng "chó" vậy.
3. Quan Công VÔ SỈ
QC đánh võ ngang bằng với lão tướng Hoàng Trung- một trung thần của Lưu Bị, hơn QC gần 20 tuổi. Khi đứng đầu "ngũ hổ tướng" lại chê Hoàng Trung (xếp cuối): Hoàng Trung là ai mà dám ngang hàng với ta. (lão tướng Hoàng Trung, trí dũng song toàn).
4. Quan Công BẤT NGHĨA
QC nhận Quan Bình làm con nuôi, khi Lưu Bị nhận Lưu Phong làm con nuôi thì QC chê, không hài lòng. Vì vậy khi QC bị bại trận ở chiến dịch Phàn Thành, Lưu Phong không đến cứu khiến QC bị bắt và bị chém chết.
5. Quan Công BẤT TRÍ
Trước khi đánh Phàn Thành, QC phạt nặng 2 tướng là Phó Sĩ Nhân và Mi Phương vì vi phạm quân lệnh nhưng lại giao cho họ trọng trách giữ 2 thành. Kết cục 2 tướng này đầu hàng, dâng Kinh Châu cho Đông Ngô.
QC rất khinh thường Lục Tốn nên chết vì mưu của Lục Tốn- một tướng trẻ còn vô danh chỉ đáng tuổi con mình.
6. Quan Công KÉM TẦM CHIẾN LƯỢC
Đang giữ vị trí chiến lược Kinh Châu, QC đưa quân đi đánh Phàn Thành. Kết quả không chiếm được Phàn Thành lại mất cả Kinh Châu... vv.
Tóm lại: Không nên thờ bại tướng Quan Công!
Xem ra danh tướng lẫy lừng TQ, được người TQ coi như thần thánh còn thua xa các danh tướng VN như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huệ...
Đã rõ vì sao TQ bao lần đại bại ở VN.
VN có rất nhiều anh hùng hào kiệt sao người Việt không thờ mà lại thờ bại tướng cụt đầu Quan Công?
Bọn Hán gian và Hán nô tuyên truyền, tôn thờ QC để mỵ dân VN, thực hiện mưu đồ Hán hóa dân Việt mà thôi.

https://vtc.vn/de-xuat-xay-tuong-anh-hung-trung-quoc-nhin-r… 
Ảnh tượng gỗ Qc.

20 tháng 11, 2017

Thêm một thiên đường XHCN sụp đổ

Được TQ ủng hộ và đi theo CNXH Marxist, Mugabe đẩy Dimbabwe tới thảm họa đói nghèo. 
“Cải cách ruộng đất” đã biến vựa lúa thành cánh đồng hoang tàn.
Lạm phát phi mã, tham nhũng, buôn lậu tăng mạnh, độc tài kinh tế (175/ 180 trong bảng tự do kinh doanh), tuổi thọ thấp nhất thế giới (2006), người nhiễm HIV cao nhất thế giới…
Các thí nghiệm kinh tế tùy tiện và phiêu lưu quân sự biến vựa lúa Zimbabwe thành xứ đói nghèo và lạm phát kỷ lục.
BBC.COM