Trang

26 tháng 8, 2015

Thời kỳ khó khăn của Trung Quốc


(Quan hệ quốc tế) - Ngày 25/8/2015, Tờ “Bình luận quân sự” (Nga) đã cho đăng bài viết với tiêu đề như trên của học giả Nga Igor Kabardin. Xin được giới thiệu tiếp bài viết này.

Ngày thứ hai 24/8 , thị trường chứng khoán Trung Quốc có phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2007 (hơn 8%) và theo sau nó là các thị trường chứng khoán toàn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc đã được viết và nói tới từ lâu , nhưng cuối cùng đã được thế hiện rõ qua những gì đã nhìn thấy được. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã làm cả thế giới phải chú ý khi phá giá đồng nhân dân tệ.
Tuy quy mô phá giá không quá lớn nhưng nó phản ánh một lựa chọn khó khăn mà giới lãnh đạo Trung Quốc phải quyết định.
Một mặt, tiếp tục làm mất giá đồng nhân dân tệ vói nhiều khả năng là có thể kích hoạt lại nền kinh tế ,nhưng mặt khác – nếu như vậy (tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ) thì đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào mức sống của dân chúng vốn đang cực kỳ bất mãn trước sự chia rẽ giàu nghèo.
Nhưng như thế chưa phải là hết. Sự sụt giảm của thị trường vốn hiện này, có nhiều khả năng là liên quan không chỉ đến các thảm họa công nghệ mới đây mà còn liên quan đến bối cảnh chính trị không ổn định bên ngoài Trung Quốc.
Bao Nga: Thoi ky kho khan cua Trung Quoc
Ảnh của bài báo ( không chú thích-ND)
Tháng 9 tới, trong cuốn lịch chính trị của Trung Quốc được mở đầu bằng ngày lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến tranh Trung – Nhật (trong khoa học lịch sử Trung Quốc còn được gọi là “ Cuộc chiến tranh kháng Nhật) và kỷ niệm ngày kết thúc các cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương.
Còn một ngày nữa, không phải là ngày lễ - đó là ngày ký kết Hiệp ước hòa bình San Fransisco 8/9/1951. Hiệp ước hòa bình này có tiếng ở chỗ là chính nó đã “đẻ” ra phần lớn các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á, kể cả những tranh cãi về quy chế của Đài Loan .
Ngày 13/8/2015, Chánh văn phòng sự vụ Đài Loan thuộc Quốc vụ viên Trung Quốc Vương Nghị đã gặp các quan chức cao cấp Mỹ tại Washington. Bắc Kinh cần Mỹ thôi ủng hộ Đài Loan, tuy nhiên Trung Quốc có vẻ như đã có trong tay các phương án khác thay thế.
Trước chuyến thăm trên (của Vương Nghị) một tuần, tờ Global Times đã cho công bố thông tin về việc PLA bắt đầu triển khai đóng tàu sân bay nguyên tử cho Hải quân để bổ sung thêm cho tàu sân bay “Liêu Ninh”. Đế quốc tự coi mình là trung tâm trời đất này lại sẵn sàng cho một cuộc chơi lớn.
Chiến lược “quay lại Châu Á” của Mỹ không chỉ tính đến sự hiện diện của chính các lực lượng Mỹ ven bờ biển Trung Quốc mà còn hướng tới việc xây dựng một lực lượng đối trọng khu vực để kiềm chế Bắc Kinh. Về mặt lý thuyết, chỉ có 3 nước có thể trở thành đối trọng như vậy đối với Trung Quốc – đó là Nga, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tuy nhiên, Liên Bang Nga không có ý định trở thành đối thủ của Trung Quốc vì những lý do dễ hiểu. Nhật Bản chưa thật sự đủ mạnh để có thể đối đầu toàn cầu mặc dù đã được Mỹ tăng cường tiềm lực bằng cách trả lại quần đảo Ryukyu và cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại. Đối với Ấn Độ thì tình hình địa chính trị của nước này rất đặc thù và khó để sử dụng hết các khả năng của Ấn Độ để làm suy yếu Trung Quốc.
Từ cuối năm ngoái (2014), bối cảnh chung tại Châu Á ngày càng trở nên căng thẳng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng Ấn Độ tràn ngập tin tức về việc các tàu ngầm Trung Quốc thăm các cảng của Shrilanka và Pakistan.
Nhật Bản cung cấp các tàu tuần tiễu cho Việt Nam, còn Philippin rất quan tâm đến việc mua các phương tiện kỹ thuật đang được thanh lý nhưng còn rất tốt của Nhật Bản: tàu mang máy bay lên thẳng lớp “Shiran”, các máy bay tuần tiễu “Orion”, các tàu ngầm.
Indonexia cũng đã công khai tuyên bố là sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên20 tỷ đô la do quan ngại “mối đe dọa Trung Quốc” – dù trước đó nước này không quá can dự đến các cuộc tranh chấp của các nước láng giềng.
Cũng cần phải bổ sung thêm vào “danh mục những vấn đề” - các vụ khủng bố ở Thái Lan, - chúng đã ngay lập tức được báo chí địa phương (Thái Lan) gắn với những phần tử ly khai Duy Ngô Nhĩ ở Đông Turkestan (Tân Cương).
Trước đấy, báo chí đưa tin là Trung Quốc và Thái lan đã đạt được sự nhất trí xây dựng kênh đào (Kra – qua eo đất hẹp ở Nam Thái lan –ND) và mặc dù các thông tin rò rĩ này bị các quan chức cả hai nước tức giận bác bỏ, nhưng như các cụ nói là không có lửa làm sao có khói.

Một năm chi vài nghìn tỉ để… lập quy hoạch


Đăng Bởi  - 
chi vai nghin ti de lap quy hoach
Quy hoạch dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội.

Riêng theo kế hoạch lập quy hoạch năm 2012 do các Bộ, ngành và địa phương đề xuất thì ngân sách cần phải chi tới 5.140 tỉ đồng cho 2.604 dự án quy hoạch.

LTS: Từ trận lũ ở khu mỏ Quảng Ninh, đến việc xây dựng một dự án mới, triển khai chính sách kinh tế - phát triển… đều động đến một vấn đề đang và sẽ còn tồn tại: quy hoạch.
Xuất phát từ những hạn chế, yếu kém về công tác quy hoạch, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã soạn thảo và đưa ra lấy ý kiến dự thảo Luật quy hoạch.
Dưới đây là góc nhìn của GS-TS Đặng Hùng Võ về vấn đề này.
Quy hoạch không nhất quán
Hãy lấy một ví dụ điển hình, dăm năm trước đây Nhà nước đã phê duyệt quy hoạch đất trồng cà phê ở mức 400 nghìn ha. Khi giá cà phê dâng cao trên thị trường đã làm cho nông dân đã tự mở rộng diện tích cà phê lên tới 500 nghìn, rồi 600 nghìn ha, thế là quy hoạch đất trồng cà phê lại phải điều chỉnh mở rộng theo thực tế. Trong khi đó, quy hoạch sử dụng đất chỉ quan tâm tới đất trồng cây lâu năm thôi và cho phép người nông dân được tự chuyển đổi cơ cấu trồng cây lâu năm theo thị trường.
Như vậy, giữa các loại quy hoạch không hề nhất quán và quy hoạch đất sản xuất là không cần thiết. Vậy vì sao mà ngành sản xuất cà phê nói riêng, và các ngành sản xuất hàng hóa nói chung vẫn cứ thích Nhà nước phê duyệt quy hoạch cho mình trong khi quan hệ cung - cầu trên thị trường đóng vai trò quyết định. Vấn đề là các cán bộ quản lý chưa đổi mới tư duy và chưa muốn đổi mới tư duy về quy hoạch khi kinh tế đất nước đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung (bao cấp) sang cơ chế thị trường.
Trong kinh tế bao cấp, quy hoạch - kế hoạch là công cụ để điều khiển các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Cái gì có trong quy hoạch, kế hoạch mới được làm và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có quyền lực trong dàn dựng kế hoạch hóa. Các nhà kinh tế học gọi đây là nền kinh tế có điều khiển.
Ngược lại, kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều chỉnh theo các quy luật của thị trường, kế hoạch hóa không còn đóng vai trò điều khiển nền kinh tế nữa và vai trò của quy hoạch cũng đã thay đổi. Nhà nước chỉ quy hoạch những yếu tố có tác động chung tới toàn xã hội như sử dụng các nguồn lực công, phát triển hạ tầng và dịch vụ công.
Lúc đó, quy hoạch được hiểu theo nghĩa xây dựng kịch bản sử dụng không gian lãnh thổ sao cho hiệu quả và bền vững nhất. Xây dựng quy hoạch cần có sự tham gia của tất cả các bên có quyền và lợi ích liên quan, trong đó nhân dân là yếu tố tham gia quan trọng nhất. Nói cách khác, vai trò của quy hoạch - kế hoạch đã thay đổi hoàn toàn khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường.
Từ năm 1991, Nhà nước Việt Nam đã quyết định xóa bỏ kinh tế bao cấp và áp dụng cơ chế kinh tế thị trường. Một số thể chế kinh tế đã thay đổi phục vụ cho sự phát triển của cơ chế thị trường, nhưng tư duy bao cấp vẫn còn tồn dư khá nặng nề trong bộ máy quản lý, nhất là trong quản lý quy hoạch - kế hoạch. Theo thói quen quản lý hiện nay, dự án hay công trình nào đã đưa được vào quy hoạch, kế hoạch thì mới được duyệt, được cấp vốn từ ngân sách. Thế là quy hoạch nở rộ, chồng chéo, thiếu tính hệ thống, thiếu nhất quán giữa các cấp, các ngành.
Về mặt pháp luật, đến 2012, cả nước đã có tới 56 văn bản luật và 47 nghị định của Chính phủ liên quan tới quy hoạch gồm các loại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (0 Luật và 1 Nghị định); quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (32 Luật và 22 Nghị định); quy hoạch sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên (6 Luật và 5 Nghị định); quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị (4 Luật và 9 Nghị định); quy hoạch các lĩnh vực xã hội (12 Luật và 9 Nghị định); quy hoạch môi trường (2 Luật và 1 Nghị định).
Nhìn vào số lượng và thể loại có thể hình dung ngay được sự rộng khắp về quy hoạch, tình trạng chồng chéo là hệ quả đương nhiên. Mặt khác, vẫn còn tồn tại các khoảng trống không có quy hoạch. Ví dụ, quy hoạch sử dụng đất không có hạng mục quy hoạch sân Golf, nên khi thấy các địa phương đua nhau làm sân Golf thì Thủ tướng Chính phủ phải phê duyệt riêng quy hoạch sân Golf cho cả nước.
Về chi phí lập quy hoạch, riêng theo kế hoạch lập quy hoạch năm 2012 do các Bộ, ngành và địa phương đề xuất thì ngân sách cần phải chi tới 5.140 tỷ đồng cho 2.604 dự án quy hoạch, trong đó 167 dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, 180 thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và 2.257 thuộc thẩm quyền của lãnh đạo địa phương. Nếu phân tích theo tính chất của quy hoạch thì quy hoạch lãnh thổ và vùng có 264 dự án yêu cầu kinh phí 531 tỷ đồng, quy hoạch các ngành có 2.340 dự án yêu cầu kinh phí 4.609 tỷ đồng. Nhìn vào số lượng dự án và mức kinh phí đòi hỏi có thể thấy ngay là quá lãng phí, nhất là phân tích sâu về chất lượng quy hoạch thì mức lãng phí còn cao hơn nhiều.
Về thể chế quy hoạch, các bước thực hiện từ khâu phê duyệt chủ trương lập quy hoạch, tổ chức xây dựng quy hoạch, thẩm định quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, thực hiện quy hoạch và giám sát quá trình thực hiện trong các loại quy hoạch đều không thể hiện tính nhất quán. Các quy định rất không thống nhất về thẩm quyền, tính độc lập giữa các khâu, sự tham gia của cộng đồng và cơ chế bảo đảm chất lượng quy hoạch. Về nội dung các loại quy hoạch cũng thể hiện sự thiếu nhất quán, kể từ khái niệm quy hoạch, phạm vi điều chỉnh về không gian và thời gian, cho tới loại hình, cấp độ quy hoạch.
Cần làm gì?
Nói về chất lượng quy hoạch, cách thức xây dựng quy hoạch ở Việt Nam chưa dựa trên những nguyên tắc chuẩn mực về chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các bên tham gia vào bài toán quy hoạch, về giải bài toán chi phí - lợi ích trong quy hoạch. Tư duy về quy hoạch vẫn tập trung vào nguyên tắc tạo dựng công cụ quản lý của Nhà nước mà đa số trường hợp chỉ mang tính hình thức, hướng theo lợi ích của giới quản lý của Nhà nước.
Thực trạng này dẫn tới quy hoạch chạy theo tư duy nhiệm kỳ của lãnh đạo và thiếu sự tham gia của các bên ngoài nhà nước. Thường là quy hoạch hay mang tính "lãng mạn" của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch xong thường hay bị "treo" vì không đủ nguồn lực để thực hiện "bức tranh quy hoạch rất lãng mạn" đã được phê duyệt.
Tình trạng này tạo nên ngữ cảnh phải thường xuyên điều chỉnh quy hoạch. Việc lấy ý kiến của nhân dân thường không gắn với minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của các cán bộ nhà nước. Tiếp theo, cơ chế giám sát của nhân dân đối với thực thi quy hoạch cũng gần như chưa được thể chế hóa, người dân có phát hiện sai sót gì thì cũng không biết nói với ai.
Vậy cần làm gì để đổi mới tích cực công tác quản lý quy hoạch?
Thứ nhất, cần tạo dựng khung pháp luật và thể chế thống nhất về quy hoạch sao cho bảo đảm tính hệ thống, nhất quán đối với mọi loại quy hoạch, trong đó cần xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp. Việc cố nắm giữ quyền lực về quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương cần được xem xét khoa học và quyết định mạch lạc. Hy vọng, Luật Quy hoạch sẽ được Quốc hội xem xét hoàn thành được sứ mệnh khó khăn này.
Thứ hai, cần xác định rõ đối tượng nào cần quy hoạch và không cần quy hoạch trong cơ chế thị trường để không còn lãng phí, chồng chéo, khoảng trống trong quy hoạch. Theo hướng này, quy hoạch cần tập trung vào quy hoạch không gian gắn với sử dụng các nguồn lực công vì mục đích công.
Thứ ba, cần thay đổi phương pháp xây dựng quy hoạch, cần dựa chủ yếu vào phân tích chi phí - lợi ích và phân tích chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các bên có quyền và lợi ích liên quan để quy hoạch trở thành lời giải của bài toán phát triển bền vững.
Thứ tư, quy hoạch phải được xây dựng trên hệ thống thông tin địa lý với dữ liệu địa lý quốc gia thống nhất, chính xác và được cập nhật, đóng vai trò hệ thống trợ giúp con người ra quyết định về phát triển.
Thứ năm, trong chuỗi quy trình từ lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, giám sát trong quy hoạch cần được xác định trên nguyên tắc bảo đảm tính độc lập cao nhất với sự tham gia thực chất của tất cả các bên có liên quan. Ví dụ như cần trao việc lập quy hoạch cho giới chuyên môn, trao việc thẩm định cho các hiệp hội nghề nghiệp, việc phê duyệt thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, việc giám sát cần trao cho doanh nghiệp, người dân và các tổ chức xã hội.
Thay đổi tư duy về quy hoạch thường là khâu khó khăn nhất ở tất cả các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Dù khó nhưng vẫn phải quyết tâm làm để phát triển được bền vững và dễ dàng thoát nhanh khỏi cái bẫy thu nhập trung bình.
Theo Gs.TsKh. Đặng Hùng Võ/ VietNamNet

25 tháng 8, 2015

Trung Quốc điều tàu tên lửa hiện đại đến biển Đông


Đăng Bởi  - 
Trung Quoc dua tau khu truc ten lua Truong Sa den Bien Dong
Tàu khu trục hiện đại nhất của Trung Quốc tên Trường Sa sẽ hoạt động tại Biển Đông

Ngày 17.8, Trung Quốc điều tàu khu trục tên lửa Trường Sa(mượn cớ lấy theo tên thành phố thủ phủ tỉnh Hồ Nam ở Trung Quốc) đến biển Đông. Đây là tàu khu trục thứ 2 thuộc lớp 052D đã chính thức phục vụ hạm đội Nam Hải, theo tờ Hải quân Nhân dân của Trung Quốc cho biết.

Tàu Trường Sa sẽ đóng quân tại bến cảng Á Long, căn cứ Tam Á thuộc đảo Hải Nam, căn cứ chính của hạm đội. Tàu khu trục này mang số hiệu 173, đã được hoàn thành vào tháng 12.2013 và được thiết kế để gia tăng khả năng phòng không cũng như chống hạm cho hạm đội Trung Quốc ở biển Đông.
Trung Quốc hiện có tổng cộng 8 tàu chiến được trang bị loại radar mảng pha quét điện tử mệnh danh là "Aegis của Trung Quốc", nhằm giúp nước này gia tăng sức mạnh quân sự.
Trong 8 tàu chiến hiện đại nhất đó chỉ có 2 tàu Type 52D là Côn Minh và Trường Sa, 6 tàu còn lại là tàu khu trục Type 052C.
Type 052D là loại tàu khu trục được cải tiến từ Type 052C và được Trung Quốc "khoe khoang" là có sức mạnh tương đương với tàu khu trục lớp Flight III Arleigh Burke của Mỹ.
Vũ khí đáng chú ý nhất của tàu là 64 tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 có tầm bắn 200km, tốc độ Mach 4,2, trần bay 30.000m. Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu và giữa, đến cuối hành trình thì chuyển sang dùng radar chủ động.
Hỏa lực chống hạm của Type 052D gồm 8 tên lửa tầm xa YJ-12 có tầm bắn 400km, tốc độ Mach 2,5, giai đoạn cuối bay cách mặt biển 30m, phương thức dẫn đường của YJ-12 tương tự như HHQ-9.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo hạm 130mm H/PJ-38, tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-10 và hệ thống phòng thủ tầm cực gần H/PJ-12. Bệ phóng thẳng đứng của Type 052D có thể bắn cả tên lửa hành trình đối đất CJ-10 và tên lửa chống ngầm Y-8.
Trung Quốc đã lên kế hoạch đóng tới 10 tàu khu trục thuộc Type 052D này nhằm gia tăng sức mạnh cho hạm đội của mình.
Việc Trung Quốc điều tàu khu trục tên lửa Trường Sa đến biển Đông, được xem như là một động thái gia tăng căng thẳng trên biển Đông, vốn đã gia tăng gần đây bởi những hành động của Trung Quốc như xây dựng đảo nhân tạo, tập trận khổng lồ, xây dựng lực lượng dân quân biển...
Trước đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc trên biển Đông một trong những hành động được xem là gây hấn mới nhất: "Đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, ngăn cản đà phát triển quan hệ hai nước, đe dọa an ninh an toàn hàng hải trong khu vực. Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc thực hiện những hành động có trách nhiệm và dừng ngay những hành động làm căng thẳng, phức tạp trong khu vực".
Thiên Hà (theo Want China Times)

Bán đảo Triều Tiên đột nhiên bị đun sôi sùng sục


Đăng Bởi  - 
Tai sao Ban dao Trieu Tien dot nhien cang thang

Trước hết là Triều Tiên, ông Kim đã ban bố tình trạng chiến tranh, có hơn 1 triệu thanh niên đăng ký tòng quân, 50 tàu ngầm đã xuất phát đến vị trí tấn công cùng hàng ngàn quân và xe tăng áp sát biên giới.
Châu Á-TBD đã chứng kiến gần đây nhất là 3 lần tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng nhưng có vẻ như mọi nguyên nhân đều đổ dồn về Bắc Triều Tiên bởi họ thử tên lửa đạn đạo, chế tạo vũ khí hạt nhân…, một lý do rất “chính đáng” để Mỹ-Hàn-Nhật Bản triển khai vũ khí, tập trận. Thôi cứ cho là do Triều Tiên là nguyên nhân chính đi, Mỹ-Hàn-Nhật Bản là phụ nhưng được lợi lớn.
Tuy nhiên, lần này tình hình có vẻ như không phải là do Triều Tiên mà do chính Mỹ-Hàn khiêu khích.
Đầu tiên là cuộc tập trận Mỹ-Hàn sát biên giới Bắc Triều Tiên. Tiếp theo là sự kiện lính Hàn Quốc bị giẫm phải mìn (trên đất Hàn Quốc) và lập tức Hàn Quốc triển khai hàng ngàn chiếc loa công suất lớn chĩa sang Bắc Triều Tiên để tuyên truyền, chống chế độ Triều Tiên liên tục…
Hành động này của Hàn Quốc là buộc Triều Tiên không thể chịu đựng được khiến Bộ Tổng tư lệnh Triều Tiên đã chuyển tải thông điệp hạn cho miền Nam 48 giờ để tháo dỡ các bộ loa trên biên giới giữa hai miền Triều Tiên và chấm dứt chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng. Nếu không Triều Tiên đe dọa sẽ triển khai hoạt động chiến sự. Thời hạn tối hậu thư kết thúc vào lúc 17:00 theo giờ địa phương (15:00 giờ Hà Nội) ngày 22 tháng Tám.
Vào giờ chót, hai bên đã đi đến thống nhất sẽ có cuộc đàm phán ở cấp cao vào lúc 18:00 giờ Bình Nhưỡng (tức 16:00 giờ Hà Nội) ngày hôm nay, 22.8.2015. Và đến lúc này cuộc đàm phán vẫn chưa có dấu hiệu thành công. Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi, đương nhiên đó là điều không bao giờ với Triều Tiên. Vì thế tuy đàm phán nhưng cả 4 bên đều điều động quân.
Trước hết là Triều Tiên, ông Kim đã ban bố tình trạng chiến tranh, có hơn 1 triệu thanh niên đăng ký tòng quân, 50 tàu ngầm đã xuất phát đến vị trí tấn công cùng hàng ngàn quân và xe tăng áp sát biên giới.
Hàn Quốc cũng không kém, không những thế đang dự kiến cho Mỹ triển khai máy bay B-52 để sẵn sàng phủ đầu Triều Tiên.
Trung Quốc cũng lập tức điều hàng ngàn quân và xe tăng đến cách biên giới Bắc Triều Tiên 30 km để đề phòng bất trắc...
Vậy Mỹ-Hàn Quốc tạo nên căng thẳng như vậy để nhằm mục đích gì?
Rõ ràng là Mỹ-Hàn không muốn có một cuộc chiến xảy ra giữa 2 miền, nhưng nếu khiêu khích quá đà thì không lường hết sự việc, nên Mỹ đã tự điều chỉnh theo cách “nước sôi thì nhỏ lửa”, Mỹ đã ngừng cuộc tập trận.
Mỹ ngưng tập trận nhưng với cách đàm phán này, các yêu sách đưa ra khó có thể đạt thỏa thuận cho 2 bên, cho nên căng thẳng vẫn được duy trì cao.
Ở trong một tình thế đất nước đang tình trạng chiến tranh thì chẳng có một vị tổng thống nào có thể rời đất nước đi thăm viếng ai hết. Tổng thống Hàn Quốc có dám sang Trung Quốc khi chưa rõ tung tích 50 chiếc tàu ngầm Triều Tiên đang ở đâu trong lãnh hải của mình không? Và hàng ngàn quân và xe tăng Triều Tiên đang áp sát biên giới? Đó là lý do chính đáng nhất mà Hàn Quốc trưng ra để từ chối lời mời mà vừa khiến Trung Quốc đỡ ngượng, nhưng đáp ứng nguyện vọng của Mỹ, Nhật Bản.
Có thể nhiều người chưa tin chuyện này, nhưng hãy nghe tờ Hoàn Cầu Thời báo cảnh báo: “Trung Quốc không muốn cuộc duyệt binh của họ bị gián đoạn vì những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hoặc bà Park Geun-hye bị ngăn cản tham dự. Nhưng nếu cuộc duyệt binh của Bắc Kinh thực sự bị gián đoạn bởi bất kỳ sự can thiệp nguy hiểm nào, Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi nhìn”.
Ai dám khẳng định rằng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không có liên quan trực tiếp đến cuộc duyệt binh lớn của Trung Quốc mừng ngày chiến thắng Nhật Bản?
Nếu vậy thì tình hình Nam-Bắc Triều Tiên sẽ bình thường sau một tuần nữa. Chiến tranh sẽ không xảy ra.
Lê Ngọc Thống/ Đất Việt

Đau đớn mất 3 tỷ USD: Hoảng loạn 'ngày đen tối'


 Phiên giảm điểm mạnh nhất trong 15 tháng qua khiến chứng khoán mất gần 30 điểm. Theo đó, hơn 3 tỷ USD vốn hóa bốc hơi khiến dân đầu tư hoang mang. VN-Index mất hơn 110 điểm so với đỉnh cao hồi giữa tháng 7. 
Hoảng loạn bán tháo
Gần như toàn bộ cổ phiếu trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội bất ngờ bị bán tháo ở mức độ chưa từng có kể từ cuối tháng 5 năm ngoái. Hàng trăm mã giảm sàn từ đầu tới cuối phiên, kéo VN-Index giảm suýt soát 30 điểm (-5,28%) về sát 525 điểm.
Chốt phiên, VN-Index giảm 29,37 điểm, tương ứng giảm 5,28% về 526,93 điểm. Còn HNX-Index giảm 4,51 điểm (-5,81%) về 73,09 điểm. Đây là phiên mất điểm mạnh nhất trong 15 tháng qua.
Trong phiên, có lúc VN-Index mất tới 32,63 điểm, tương ứng giảm 5,87% xuống 523,67 điểm (13h18 phút). 
Như vậy, so với mức cao nhất 2015 thiết lập hôm 14/7 (638,69 điểm), VN-Index đã mất tổng cộng hơn 110 điểm, tương đương 17,5%.
Với cú lao dốc ngày 24/8, tổng vốn hóa của TTCK Việt Nam đã bốc hơi hơn 60 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 3 tỷ USD. Trong 3 phiên qua, VN-Index giảm 9,2%, khiến vốn hóa thị trường giảm gần 4 tỷ USD. 
Tính từ đầu tháng 8, VN-Index mất tổng cộng hơn 15%, vốn hóa thị trường bốc hơi gần 150 ngàn tỷ đồng (gần 6,6 tỷ USD). Còn so với đỉnh cao giữa tháng 7, thị trường đã mất gần 7,6 tỷ USD.
chứng khoán, VN-Index, HNX-Index, cổ phiếu, thông tin xấu, hoảng loạn, lãi suất, tiết kiệm, chứng-khoán, cổ-phiếu, đánh-giá, nhận-định, thông-tin-xấu, hoảng-loạn 
Ông Lê Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) lý giải, có nhiều thông tin không tốt phủ bóng trên TTCK trong vài phiên gần đây, nhất là trong ngày giao dịch đầu tuần mới (24/8). Theo đó, chứng khoán thế giới chao đảo. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc có lúc giảm tới 9%, trước khi đóng cửa với mức mất 8,5% xuống 3.209,9 điểm, sau khi đã giảm sâu trong nhiều phiên trước đó.
Cũng theo chuyên gia TVB, nhiều NĐT lo ngại biến động tỷ giá khó lường, khả năng một cuộc chiến tiền tệ mới trên thế giới, hành động cơ cấu của khối ngoại, dự báo lãi suất trong nước, các tin đồn liên quan tới anh em doanh nhân nhà ông Đặng Thành Tâm, vấn đề Nam - Bắc Hàn,... sẽ còn tác động tới thị trường.
Hiện tượng khối ngoại bán ròng chứng chỉ quỹ và cổ phiếu trên TTCK Việt trong vài phiên gần đây cùng với áp lực bán giải chấp tại nhiều CTCK khi cổ phiếu rớt giá mạnh đã nhấn chìm thị trường.
Trên thực tế, hàng loạt thông tin xấu đã xuất hiện từ trước đó. Thị trường tài chính, tiền tệ và chứng khoán thế giới đã rúng động trong gần 2 tuần qua, kể từ khi Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng NDT tổng cộng 4,6% bắt đầu từ ngày 11/8.
Nhiều CTCK lo ngại về khả năng rút vốn của khối ngoại ở các thị trường mới nổi, trong đó có Trung Quốc. Sự lo ngại này cũng xuất hiện tại Việt Nam sau khi NHNN hai lần quyết định nới biên độ tỷ giá USD/VND thêm tổng cộng +-2% và nâng tỷ giá thêm 1% sau khi đã nâng tổng cộng 2% trong 2 lần hồi tháng 1 và tháng 5/2015.
Tin xấu: đâu là điểm dừng?
Ngay trước phiên giao dịch, CTCK VCBS đã cho rằng, tâm lý của các NĐT trở nên khá bi quan và hoảng loạn khi những tin tức không mấy tích cực liên tục xuất hiện. Và áp lực giải chấp đang hiện hữu rõ nét hơn bao giờ hết.
Một đặc điểm của đợt giảm này là áp lực bán dứt khoát hơn, ồ ạt hơn và hoàn toàn chiếm áp đảo lực cầu yếu. Và, tất cả các cổ phiếu từ bluechips đến penny đều không thoát khỏi xu hướng giảm chung.
chứng khoán, VN-Index, HNX-Index, cổ phiếu, thông tin xấu, hoảng loạn, lãi suất, tiết kiệm, chứng-khoán, cổ-phiếu, đánh-giá, nhận-định, thông-tin-xấu, hoảng-loạn
NĐT nên thận trọng và không nên vội vàng bắt đáy.
Bên cạnh đó, theo CTCK này, giá dầu thô thế giới liên tục phá đáy 6 năm và chỉ còn khoảng 40 USD/thùng (tới chiều 24/8 chỉ còn 39,38 USD/thùng) đã khiến cho một trong những nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn là dầu khí bị ảnh hưởng tiêu cực.
Đại diện một CTCK cho rằng, TTCK hoảng loạn trong phiên đầu tuần là do sự cộng hưởng của quá nhiều tin xấu. Và điều đáng lo ngại là, nhiều NĐT không biết đâu là điểm dừng của những rối loạn trên thị trường tài chính, chứng khoán trên thế giới.
Chứng khoán Trung Quốc hôm 24/8 đã giảm ở mức mạnh nhất kể từ 2007. Chứng khoán Nhật cũng giảm mạnh nhất kể từ 2/2014. Trước đó, chứng khoán Mỹ giảm mạnh nhất trong 4 năm.
Điều quan trọng là không biết sự bất ổn trên thế giới sẽ còn kéo dài bao lâu. Do vậy, cũng như nhiều NĐT đã quyết định cắt lỗ. Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để có thể mua được cổ phiếu giá rẻ.
Ông Lê Quang Trí cho rằng, TTCK có thể sẽ sớm ổn định trở lại. Khối lượng giao dịch lớn (đạt hơn 3 ngàn tỷ trên sàn TP.HCM) cho thấy lực mua vào ở vùng giá thấp không hề nhỏ. Giao dịch tăng mạnh cho thấy, NĐT bắt đầu chấp nhận vùng giá hiện tại bắt đâu hợp lý để giải ngân dần.
Ông Trí nói thêm, với mức giá/lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) trung bình của toàn sàn khoản 8-9 lần như hiện nay, vùng đáy cũng đã rất gần và TTCK sẽ ổn định trở lại. NĐT có thể xem xét giải ngân vào thị trường... cho kế hoạch trung hạn.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm 37% so với đỉnh ghi nhận hôm 12/6 và thổi bay 4 ngàn tỷ USD. Nhưng đó là hậu quả của một nền kinh tế đang diễn biến xấu đi và một số lĩnh vực đã rơi vào tình trạng bong bóng.
Biến động trên TTCK Trung Quốc có lẽ đang gây áp lực lớn tới TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, sự hoảng loạn có lẽ một phần do yếu tố tâm lý bầy đàn của các NĐT trong nước. Dòng tiền hiện vẫn khá lớn, chảy vào vàng rất nhỏ và chưa có dấu hiệu đổ vào BĐS. Còn hiện tượng bán của khối ngoại về ngắn hạn là có tác động tiêu cực tới TTCK. Tuy nhiên, đây có lẽ cũng chỉ là hành động tái cơ cấu. Khối lượng bán ra và trăm tỷ đồng không lớn so với quy mô vốn ngoại trên 12 tỷ USD.
M. Hà