Trang

28 tháng 6, 2014

Hà Lan – Mexico: Lấy cương khắc… cương

Chủ nhật, 29/06/2014 06:46
Đánh giá  (8/2)
Facebook Twitter Google Myspace

Mexico có thể lực và tốc độ rất tốt, thậm chí được liệt vào danh sách các đội bóng mạnh mẽ nhất ở World Cup năm nay. Nhưng Hà Lan với nhiều tên tuổi lạ cũng được Van Gaal biến thành 1 tập thể giàu sức chiến đấu. Đó có thể là yếu tố sẽ giúp “lốc cam” giải mã ẩn số mang tên El Tri…
Lực lượng
- Hà Lan: Đầy đủ lực lượng mạnh nhất
- Mexico: Vắng Jose Juan Vazquez (treo giò)
Phong độ và đối đầu
- Hà Lan toàn thắng trong 5 trận gần nhất.
- Mexico thắng 2/5 trận đấu gần nhất. Trước VCK World Cup 2014, đội bóng này từng để thua 2 đại diện đến từ châu Âu (Bosnia và Bồ Đào Nha).
- Trong 4 lần chạm trán Hà Lan gần nhất, Mexico chưa thắng (thua 3, hòa 1), để lọt lưới ít nhất 2 bàn mỗi trận.
- Hai đội mới chỉ gặp nhau 1 lần tại World Cup trước đây là vào năm 1998 (Hòa 2-2).
 
Đây đã là lần thứ 6 liên tiếp Mexico có mặt ở vòng knock-out World Cup. Đó chẳng phải là kết quả bất ngờ nếu nhìn vào cách họ đã gây ấn tượng trước chủ nhà Brazil. Hay sau đó, El Tri lại thể hiện rõ sự già giơ về đấu pháp và kinh nghiệm khi đánh bại Croatia với tỉ số 3-1. Nói như HLV Scolari “bất cứ đội bóng nào cũng có thể gục ngã nếu xem nhẹ Mexico”.
Đúng vậy! Lực lượng mà Mexico mang tới Brazil hè này không có quá nhiều tên tuổi sáng giá. Ngôi sao nổi tiếng nhất của El Tri, Javier Hernandez đang bị HLV Miguel Herrera đầy ải trên băng ghế dự bị. Trong khi đó, lão tướng Rafael Marquez đã bước sang tuổi 35, độ tuổi mà người ta nghĩ tới chuyện nghỉ hưu nhiều hơn là tỏa sáng ở một giải đấu lớn như World Cup.
Nhưng dưới bàn tay tài năng của HLV Miguel Herrera, Mexico đã trở thành 1 tập thể đoàn kết, thi đấu cực kì hiệu quả với triết lý “không để lọt lưới trước khi nghĩ tới chuyện ghi bàn”. Trong lối chơi ấy, Rafael Marquez bất ngờ khiến người ta nhớ lại giai đoạn đỉnh cao của anh trong màu áo Barca. Hay ngay cả như Guillermo Ochoa, thủ thành vừa bị Ajaccio đẩy ra đường, cũng tỏa sáng rực rỡ với nhiều pha cứu thua đẳng cấp.
Chẳng bởi thế mà ở vòng đấu bảng, dù đối mặt với nhiều sát thủ tên tuổi như Neymar, Eto’o hay Mandzukic, Mexico mới chỉ để lọt lưới vỏn vẹn 1 bàn, là 1 trong 3 đội bóng để lọt lưới ít nhất (cùng với Costa Rica và Bỉ). Không quá lời khi nói rằng chất thép của hàng thủ đang là yếu tố làm nên thành công cho El Tri.
Thật thú vị là ở vòng 1/8, chất thép của Mexico sẽ được trải qua thuốc thử xứng tầm mang tên Hà Lan, đội bóng có hàng công mạnh nhất vòng đấu bảng với 10 bàn thắng. Đây là cơ hội vàng để Oranje chứng tỏ họ đủ khả năng khoan phá mọi cỗ bê tông trên đường chinh phục ngai vàng World Cup đầu tiên trong lịch sử.
Nhắc tới Mexico, không thể không kể tới lối chơi thiên về thể lực và sức mạnh. Yếu tố ấy của El Tri nằm tập trung ở hàng tiền vệ 5 người với những Layun, Salcido, Guardado, Herrera hay Aguilar. Đây chính là những chất liệu để HLV Miguel Herrera xoay chuyển một cách linh hoạt giữa phòng ngự và tấn công.
Nhưng đêm nay, Miguel Herrera sẽ phải đối mặt với người đồng nghiệp dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Đó là Louis van Gaal, người càng trở nên đáng chú ý sau khi nhận lời tiếp quản Man Utd từ David Moyes. Có vẻ như quyết định này đã thúc giục Van Gaal phải thể hiện tất cả những tuyệt kĩ trong nghề cầm quân trên đất Brazil.
Thực tế, nhà cầm quân mang màu áo cam này đã khiến các đối thủ phải nể phục bằng cách sử dụng và thay đổi chiến thuật một cách linh hoạt. Ở trận ra quân, Van Gaal đại thắng Tây Ban Nha với lối chơi phòng ngự - phản công quyến rũ. Ít ngày sau, ông lại hạ gục Australia bằng cách chuyển sơ đồ 3-4-1-2 sang 4-3-3, đặc biệt là ở hiệp 2. Còn ở trận quyết định ngôi đầu bảng B, ông lại đánh bại Chile bởi lối chơi thiên về cơ bắp và thể hiện rõ sự già giơ trong từng thay đổi.
Mexico có thể lực và tốc độ rất tốt, thậm chí được liệt vào danh sách các đội bóng mạnh mẽ nhất ở World Cup năm nay. Nhưng Hà Lan với nhiều tên tuổi lạ cũng được Van Gaal biến thành 1 tập thể giàu sức chiến đấu. Nên nhớ, Oranje là đội bóng vô địch về phạm lỗi ở vòng bảng với 68 lần, hơn 9 lần so với các đội bóng xếp sau. Họ cũng đã bị 2 lần thổi phạt đền.
Lối chơi thiên về sức mạnh chính là cơ sở để HLV Van Gaal đập tan ý đồ kiểm soát tuyến giữa của Mexico, hay xa hơn là dập tắt các tình huống phản công nhanh của đại diện Bắc Mỹ. Hơn nữa, Hà Lan đang sở hữu nhiều cầu thủ có tốc độ tốt. Trong đó, đáng chú ý nhất là Arjen Robben, người đã từng thiết lập kỉ lục về tốc độ với cú bứt phá kinh hoàng ở trận thắng Tây Ban Nha.
Trong 3 trận đấu ở vòng bảng, Robben đều in dấu ấn rất lớn. Đêm nay, khả năng bùng nổ của tiền vệ Bayern còn trở nên lớn hơn khi Van Persie trở lại sau án treo giò. Ở hàng thủ, Bruno Martins Indi cũng sẵn sàng nhập cuộc, đưa Hà Lan trở lại sơ đồ 3-4-1-2. Ở tuyến giữa, bộ đôi tiền vệ cơ bắp De Jong – De Guzman hoàn toàn có thể phá nát toan tính của Mexico giống như việc họ đã làm trước Chile.
Nói tóm lại, Van Gaal chính là nhân tố mà người Hà Lan kì vọng nhất ở giải đấu năm nay trên đất Samba. “Lấy cương khắc cương”, đó có thể là cách mà vị tân thuyền trưởng M.U sẽ dùng để hóa giải ẩn số mang tên Mexico, đội bóng chưa từng vượt qua vòng 1/8 trong 5 kì World Cup gần nhất.
Dự đoán: Hà Lan thắng 2-1

Đội hình dự kiến
 
THÔNG TIN BÊN LỀ
- Mexico là đội bóng duy nhất của CONCACAF từng đánh bại 1 đội bóng châu Âu ở vòng knock-out World Cup (hạ Bulgaria vào năm 1986).
- 10/12 bàn thắng ở World Cup gần nhất được Mexico ghi trong hiệp 2. 8/9 bàn thắng gần nhất của Hà Lan ở World Cup cũng đến trong hiệp 2.
- Hà Lan thắng 9/10 trận gần nhất ở World Cup. Thất bại duy nhất của Oranje trong số này là trận thua TBN ở CK World Cup 2010.
- Nếu ra sân, Dirk Kuyt sẽ trở thành cầu thủ Hà Lan thứ 7 đạt cột mốc 100 trận.
- Memphis Depay có thể trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn trong 3 trận liên tiếp ở World Cup khi vào sân từ băng ghế dự bị. Trước trận đấu này, Depay đã có 2 bàn thắng vào lưới Australia và Chile.
- Van Persie đã ghi 21 bàn/25 trận gần nhất cho đội tuyển Hà Lan.
- Arjen Robben đã ghi 8 bàn/9 trận gần nhất cho ĐT Hà Lan. Trong 7 trận World Cup gần nhất, tiền vệ này có 5 bàn và 2 đường kiến tạo.
- Mexico là 1 trong 3 đội bóng mới chỉ để lọt lưới vỏn vẹn 1 bàn ở vòng bảng (cùng với Costa Rica và Bỉ).
- Trong 11 lần đụng độ gần nhất với các đại diện châu Âu ở World Cup, Mexico mới chỉ thua 2 (thắng 4, hòa 5, thua 2).
- Đây là lần thứ 6 liên tiếp Mexico có mặt ở vòng 1/8 World Cup.

KẾT QUẢ VÀ LỊCH THI ĐẤU VÒNG 1/8
Vòng 1/8
Ngày/giờTrận đấu
4928/06/14 23:00BRABrazil(*)1*1ChileCHI
5029/06/14 03:00COLColombia2-0UruguayURU
5129/06/14 23:00NEDHà Lan-MexicoMEX
5230/06/14 03:00CRCCosta Rica-Hy LạpGRE
5330/06/14 23:00FRAPháp-NigeriaNGA
5401/07/14 03:00GERĐức-AlgeriaALG
5501/07/14 23:00ARGArgentina-Thụy SỹSUI
5602/07/14 03:00BELBỉ-MỹUSA
Nhật Minh

Tuyệt đỉnh Rodriguez, Colombia hất cẳng Uruguay

 -James Rodgriguez trở thành người hùng của Colombia với cú đúp bàn thắng đẹp mắt, góp công lớn giúp đội nhà khuất phục Uruguay 2-0.

Đứng đầu bảng C với chiến tích toàn thắng cả 3 trận, Colombia được giới chuyên môn đánh giá cao hơn đối thủ nhờ dàn lực lược đồng đều và đang đạt phong độ cao.
Uruguay, Colombia
Hai đội nhập cuộc thận trọng

Trong khi đó, Uruguay lại mất đi tay săn bàn lợi hại nhất Luis Suarez vì án treo giò. Ở tình cảnh đó, HLV Tabarez buộc phải tung lão tướng Diego Forlan vào sân từ đầu.
Với tính chất quan trọng của cuộc chạm trán, hai đội nhập cuộc chậm rãi mang tính chất thăm dò. Tuy vậy, nhờ hàng tiền vệ nhỉnh hơn, Colombia dần chiếm lĩnh khu trung tuyến.
Zuniga hoạt động cực kỳ năng nổ và tung ra cú dứt điểm từ xa trái phá khiến Muslera phải trổ tài. Sau quãng nửa thời gian đầu hiệp một, đôi bên vẫn thi đấu khá chặt chẽ.
Ở tình cảnh đó, thế bế tắc chỉ được khai thông bằng khoảnh khắc lóe sáng cá nhân. Phút 28, có bóng bên ngoài khu cấm địa, James Rodriguez xử lý khéo léo rồi bắt volley chân trái tuyệt đẹp đưa bóng bay căng dội xà ngang vào lưới trước sự ngỡ ngàng của cả hàng thủ Uruguay(Clip Rodriguez ghi bàn).
Một siêu phẩm bàn thắng đã đưa Colombia vượt lên dẫn trước. Bản thân Rodriguez cũng nâng tổng số lần lập công của riêng mình tại World Cup 2014 lên con số 4.
Uruguay, Colombia
Rodriguez lập siêu phẩm bàn thắng
Có được bàn mở tỉ số, Colombia vẫn chơi hứng khởi khiến đối thủ không thể dâng cao đội hình. Teofilo Gutierrez có cơ hội ở góc hẹp nhưng không khuất phục được Muslera.
Cavani tỏ ra đơn độc ở tuyến trên bởi anh chưa tìm được sợi dây liên lạc với Forlan. Ngay cả khi được hưởng quả đá phạt có góc sút rộng, tiền đạo của PSG lại dứt điểm qua xà.
Phút 39, sau tình huống hậu vệ Colombia đánh đầu phá bóng ra, Alvaro Gonzalez đón lõng ngoài tuyến hai bắt volley sấm sét nhưng thủ thành Ospina đã bay người cứu thua xuất sắc.
Sang hiệp hai, khi mà Uruguay vẫn đang loay hoay tìm đường vào khung thành Ospina thì ở dưới hậu tuyến, sự sơ hở của hàng thủ khiến họ phải nhận bàn thua thứ hai.
Uruguay, Colombia
Rodriguez đệm cận thành ghi bàn
Phút 50, Colombia dàn xếp pha tấn công mẫu mực. Armero tạt đẹp vào từ bên cánh trái cho Cuadrado đánh đầu nhả bóng dọn cỗ cho James Rodriguez đệm cận thành nhân đôi cách biệt.(Clip Rodriguez nâng tỉ số 2-0)
Đến lúc này, Uruguay buộc phải dồn lên tấn công. HLV Tabarez liền tung thêm Stuani và Ramirez vào sân. 
Khó khăn trong việc tìm đường vào khung thành Colombia, các cầu thủ Uruguay đành chuyển sang phương án sút xa. Cristan Rodriguez nã đại bác từ ngoài vòng cấm nhưng không khuất phục được Ospina.
Colombia đang triển khai thế trận phòng ngự chắc chắn, khiến đối phương gần như bế tắc. Trong lần hiếm hoi Pereira lẻn được vào vòng cấm thì thủ thành Ospina đã lao ra khép góc.
Uruguay, Colombia
Rodriguez chính là người hùng của Colombia
Phút 83, Cavani quăng chân kết thúc chìm từ khoảng cách hơn 20. Nhưng một lần nữa, Ospina làm nản lòng chân sút Uruguay.
Không thể xuyên thủng mành lưới đối phương, Uruguay chấp nhận thua tâm phục khẩu phục. Trong khi đó, Colombia làm nên lịch sử với lần đầu tiên góp mặt ở vòng tứ kết tại một kỳ World Cup. Đối thủ tiếp theo của thầy trò Pekerman là chủ nhà Brazil.
Đội hình ra sân:
Colombia: Ospina, Zuniga, Zapata, Yepes, Armero, Aguilar, Sanchez Moreno, Cuadrado (Guarin 81'), Rodriguez (Ramos 85'), Martinez, Gutierrez (Mejia 68').
Uruguay: Muslera, Maxi Pereira, Gimenez, Godin, Caceres, Pereira (Ramirez 53'), Gonzalez (Hernandez 67'), Arevalo Rios, Rodriguez, Cavani, Forlan (Stuani 53').
Bàn thắng: Rodriguez 28', 50'.
* T.A

Không thể vừa gây rối vừa la làng

TTO - Trong bài viết đăng trên tờ Matichon ngày 23-6-2014, Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi (Ning Fuikui) đã hoàn toàn đúng khi chỉ ra rằng dư luận quốc tế đang hết sức thất vọng trước những hành động sai trái gần đây của Trung Quốc.

Sau khi đâm tàu kiểm ngư 951 ở mạn phải, tàu Hữu Liên 9 tiếp tục ghìm chặt, không cho tàu 951 quay trở được để cho tàu kéo 285 lấy đà lao vào, phía xa tàu hải tuần 11 dùng vòi rồng phun nước uy hiếp - Ảnh: Văn Vững

Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chủ ý đâm va, làm chìm tàu Việt Nam đang hoạt động bình thường trong vùng biển của mình.
Những hành động trên không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đi ngược lại các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam-Trung Quốc mà còn làm trầm trọng tình hình ở Biển Đông, gia tăng căng thẳng ở khu vực.
Tuy nhiên, để biện minh cho những hành động hoàn toàn sai trái của phía Trung Quốc, Đại sứ Ninh đã không ngần ngại xuyên tạc, bịa đặt và đổ lỗi cho Việt Nam nhằm bóp méo sự thật. Vậy những sự thật nào đang được Đại sứ Ninh cố gắng che giấu?
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải của Trung Quốc
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền một cách liên tục và hòa bình tại hai quần đảo này. Ít nhất kể từ thế kỷ 17, khi mà vùng lãnh thổ này còn vô chủ, các chúa Nguyễn của Việt Nam đã thành lập những đội dân binh, gọi là đội Hoàng Sa, để cai quản và khai thác quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa này có nhiệm vụ hàng năm tới quần đảo Hoàng Sa để khai thác sản vật, đo đạc, trồng cây, dựng bia, xây dựng chùa chiền, cứu hộ tàu thuyền…. Tất cả những hoạt động này đều được ghi lại trong các tài liệu chính thức.
Trong khi đó, Trung Quốc đã phủ nhận ý định thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi vào năm 1898, sau sự kiện tàu Bellona và Himeji Maru đắm tại Hoàng Sa bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, Phó vương Quảng Đông đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, không thuộc về Trung Quốc, không có liên quan gì về mặt hành chính đối với bất cứ quận nào của Hải Nam và không cơ quan nào có trách nhiệm kiểm soát khu vực này.
Mặt khác, nhiều tài liệu của Trung Quốc, như Hải ngoại Kỷ sự (Haiwai jishi) năm 1696 hay Hải Lục (Hailu) năm 1820 đã công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.
Các Hội nghị Cairo năm 1943 và Potsdam năm 1945 mà Trung Quốc là một bên tham dự đã yêu cầu Nhật Bản phải trả lại các đảo trong Thái Bình Dương đã cưỡng chiếm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo đó, các lãnh thổ Nhật Bản phải trả Trung Quốc là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Không có bất cứ tài liệu quốc tế liên quan nào ghi rằng Trung Quốc giành lại Hoàng Sa từ Nhật Bản năm 1946, như luận điệu của Đại sứ Ninh.
Đặc biệt, tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đề xuất yêu cầu Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống. Cũng tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất kỳ phản đối nào của 51 nước tham dự.
Năm 1956, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm khu vực phía Đông và năm 1974, chiếm khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác, một nguyên tắc mang tính mệnh lệnh của luật pháp quốc tế. Hành động xâm lược này cũng như tất cả những hành động sai trái khác của phía Trung Quốc nhằm xâm phạm quần đảo Hoàng Sa vẫn luôn bị phía Việt Nam lên án một cách mạnh mẽ.
Việc Đại sứ Ninh cố ý úp mở về một số tài liệu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1974 để nói Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa là hành động xuyên tạc lịch sử. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được giao quản lý phần lãnh thổ miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra, không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một bên tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ, hiển nhiên là Trung Quốc đã biết rất rõ điều này.
Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam
Mặc dù đã cố ý đánh lạc hướng dư luận sang vấn đề chủ quyền, Đại sứ Ninh cũng không thể làm thay đổi được một sự thật khác. Đó là, dù cho diễn giải theo bất cứ cách nào thì giàn khoan của Trung Quốc vẫn hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu Đại sứ Ninh chịu khó bỏ chút thời gian ra đọc một số tài liệu cơ bản về luật biển thì sẽ biết là cả cái gọi là “vùng biển 17 hải lý” của bãi đá Tri Tôn lẫn “đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa” mà Trung Quốc vẽ ra đều đi ngược lại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Vì thế, với việc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan tại khu vực có vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 60-80 hải lý, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính Đại sứ Ninh đã thú nhận là Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm các vùng biển của Việt Nam này để tiến hành đơn phương khảo sát. Những lần như vậy, Việt Nam đã đưa tàu thực thi pháp luật tới cảnh báo, xua đuổi các tàu và giàn khoan Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp, đồng thời gửi công hàm ngoại giao phản đối. Tất cả những sự việc này đã được ghi lại một cách hết sức rõ ràng.
Đại sứ Ninh cũng tự cho phép mình đưa ra những lời vu cáo không dựa trên bất cứ bằng cớ nào. Ông Ninh lớn tiếng nói rằng Việt Nam cử người nhái đến khu vực hạ đặt giàn khoan, rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc 1416 lần, nhưng cả ông Đại sứ lẫn chính quyền Trung Quốc đều không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố sai trái nói trên. Trái lại, theo những băng ghi hình mà Việt Nam công bố cũng như theo những gì các phóng viên quốc tế ghi lại tại hiện trường thì sự thật hoàn toàn ngược lại.
Chính Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng hùng hậu tàu bè các loại, có lúc lên tới gần 140 chiếc, trong đó có cả những tàu quân sự hiện đại, trang bị vũ khí đầy đủ để hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981 hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã cố tình đâm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự Việt Nam, gây thương tích cho hàng chục cán bộ kiểm ngư và ngư dân, gây hư hại nhiều tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và thậm chí đâm chìm một cách dã man tàu cá của Việt Nam.
Thật là nực cười khi Đại sứ Ninh nhắc tới “một lượng lớn chướng ngại vật, trong đó có lưới đánh cá và các vật trôi nổi” trên biển để công kích Việt Nam. Đó không là gì khác ngoài những bộ phận, vật dụng rơi ra từ tàu Việt Nam sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công và đây cũng chính là những bằng chứng rất rõ ràng về sự hung hãn của tàu Trung Quốc.
Tất cả bằng chứng về sự hiếu chiến và vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đều đã được công bố một cách rộng rãi. Các bạn Thái cũng có thể tham khảo những hãng thông tấn có trụ sở tại Thái Lan đã cử phóng viên ra hiện trường để biết thêm chi tiết.
Xuất phát từ sự bức xúc, phẫn nộ trước những hành động phi pháp, vô nhân đạo của Trung Quốc và để bày tỏ lòng yêu nước, người dân Việt Nam đã tuần hành phản đối tự phát. Một số người đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam, có các hành vi kích động, phi pháp, gây ảnh hưởng ngoài ý muốn đối với một số công nhân Trung Quốc và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngay lập tức, Chính phủ Việt Nam đã triển khai quyết liệt một loạt các biện pháp như bắt giữ, xử lý những kẻ gây rối, đảm bảo an ninh, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại.
Cho đến nay, tình hình đã hoàn toàn ổn định, các doanh nghiệp nước ngoài đã quay trở lại sản xuất bình thường. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đánh giá rất cao những nỗ lực vừa qua của Chính phủ Việt Nam. Vậy mà, Đại sứ Ninh vẫn không ngừng đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam, cố tình rêu rao, bóp méo sự thật. Và trước khi vội vàng chỉ trích Chính phủ Việt Nam, phải chăng Đại sứ Ninh nên tự hỏi chính quyền Trung Quốc đã có chính sách gì với các doanh nghiệp Nhật Bản bị thiệt hại tương tự do những vụ bạo động chống Nhật Bản tại Trung Quốc 2 năm về trước.
Trung Quốc phớt lờ thiện chí của Việt Nam
Ngay từ ngày đầu tiên Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981, Việt Nam đã nỗ lực chủ động đề xuất tiếp xúc, trao đổi, yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, tiến hành đàm phán song phương thực chất để giải quyết các vấn đề trên biển giữa hai nước.
Cho tới nay, Việt Nam đã tiến hành hơn 30 cuộc trao đổi với phía Trung Quốc ở tất cả các cấp, gần đây nhất Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã mời Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Hà Nội để trao đổi. Tuy nhiên, cho đến nay, phía Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối rút giàn khoan và đàm phán thực chất với Việt Nam để ổn định tình hình.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Đại sứ Ninh khi cho rằng một quốc gia nên biết trọng lời hứa của mình và khẩn thiết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lời hứa của Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 9 năm 1975 là giải quyết những bất đồng giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa thông qua hiệp thương hữu nghị, cũng như kêu gọi Chính phủ Trung Quốc tôn trọng tất cả những cam kết liên quan tới việc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.
Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình
Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở Vịnh Thái Lan nói riêng và ở Biển Đông nói chung bằng hành động cụ thể. Năm 1997, Việt Nam đã ký kết với Thái Lan Hiệp định phân định Vịnh Thái Lan. Đây là Hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên tại Đông Nam Á sau khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực và cũng là Hiệp định phân định biển đầu tiên ở Vịnh Thái Lan.
Chính phủ hai nước Việt Nam và Thái Lan triển khai nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả nhằm bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển tại khu vực này, tiến hành hoạt động tuần tra chung.
Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định phân định biên giới biển với nhiều quốc gia khác trong Vịnh Thái Lan và trên biển Đông, trong đó có Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên của Trung Quốc. Việt Nam cũng triển khai nhiều sáng kiến hợp tác song phương và đa phương quan trọng trên biển Đông trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thăm dò khai thác dầu khí. Đặc biệt, ngay trước khi Trung Quốc đơn phương tiến hành khoan thăm dò, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập nhóm thảo luận hợp tác cùng phát triển trên biển.
Kiên định chủ trương tôn trọng luật pháp quốc tế, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, Việt Nam sẵn sàng sử dụng tất cả các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ những quyền và lợi ích trên biển chính đáng của mình. Việt Nam mong rằng chính phủ và người dân trên toàn thế giới, trong đó có Chính phủ và người dân Thái Lan sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong các nỗ lực thực hiện chủ trương đúng đắn này.
Có vẻ như Đại sứ Ninh rất thích trích dẫn ngạn ngữ. Vậy cũng xin kết thúc bài viết này bằng việc trích dẫn một câu ngạn ngữ Trung Quốc “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trung Quốc nên tự hỏi vì sao mình lại bị dư luận quốc tế lên án như thế hơn là trách cứ, bắt bẻ cộng đồng quốc tế một cách vô căn cứ.
TRẦN VĂN

Bị đánh chết sau khi đo nồng độ cồn

BTTD: công khai gây tội ác... Đây cũng là hồi chuông báo động...

(NLĐO) - Người nhà ông Nguyễn Văn Chín (SN 1970, ngụ hẻm 1050 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết ông Chín bị hai thanh niên đánh chết sau khi ông bị CSGT đo nồng độ cồn. Công an quận Tân Bình, TP HCM đang thụ lý điều tra.

Đến chiều tối 27-6, người nhà ông Nguyễn Văn Chín vẫn chưa hết bức xúc bởi cái chết vô cùng oan ức của ông Chín.
Vợ nạn nhân Nguyễn Văn Chín
Vợ nạn nhân Nguyễn Văn Chín
Ông Nguyễn Văn Tình (anh ruột nạn nhân), kể lại trước khi chết tại bệnh viện, ông Chín đã kể lại với gia đình diễn biến việc bị 2 thanh niên vô cớ đánh đập.
Theo đó, vào tối 25-6, ông Chín có tiệc ở công ty nên có uống bia. Khoảng 23 giờ cùng ngày, ông Chín điều khiển xe máy về nhà. Khi đến ngã tư Trường Chinh và Tân Kỳ - Tân Quý, có một tổ tuần tra CSGT đứng gần ngã tư ra hiệu ông Chín dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Sau đó tổ tuần tra CSGT đưa xe máy của ông Chín lên xe tải chở về đồn nhưng ông Chín yêu cầu phải giao biên bản để biết lỗi gì và nộp phạt ở đâu.
Trong lúc vụ việc chưa được giải quyết theo yêu cầu của ông Chín thì  xuất hiện 2 đối tượng mặc thường phục đứng gần tốp CSGT bước tới, kéo ông Chín ra chỗ khuất, nói là sẽ đưa biên bản. Sau đó, ông Chín bị 2 người này đánh đập tàn nhẫn đến bất tỉnh.
“Khoảng 23 giờ 45 phút cùng ngày, em tôi tỉnh dậy, lúc đó tốp CSGT đã rời đi và em tôi lết ra đường gọi taxi chở vào Bệnh viện Thống Nhất để cấp cứu. Do em tôi không có thân nhân đi cùng nên phía bệnh viện mới lấy ĐTDĐ của Chín gọi về gia đình. Lúc chúng tôi vào, Chín vẫn tỉnh táo nhưng đau quằn quại vùng bụng”.
Theo ông Tình, kết quả chẩn đoán của bệnh viện xác định ông Chín bị tổn thương  ruột non, dập dây cơ tràng. Mặc dù các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng đến 1 giờ 30 phút ngày 27-6, ông Chín tử vong.
Hiện Công an quận Tân Bình đang thụ lý vụ việc, điều tra nguyên nhân gây ra cái chết bất thường của ông Chín.
Tin - ảnh: Y. Thanh

Đắng lòng người đóng thuế

BTTD: ông chủ tịch Đồng Tháp can đảm nói ra sự thật mà dân đã biết từ lâu về một nền "hành là chính" của VN. Dân nghèo vì nuôi cán bộ.

TT - Nói thật thì mất lòng, ông bà mình nói vậy. Vì sự thật thường mang vị đắng chứ không ngọt, như sự thật mà ông chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã nói ra trước bàn dân thiên hạ hôm 7-5 khiến các sinh viên đầy nhiệt huyết của Trường đại học Đồng Tháp như nhận ngay một gáo nước lạnh.Sự thật mà ông chủ tịch tỉnh nói ra là như thế này: trong guồng máy điều hành nhà nước ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay, chỉ 30% cán bộ công chức làm việc tốt, 30% làm việc cầm chừng, và đặc biệt có đến 30% cán bộ công chức có mặt chỉ để lãnh lương.
Ông còn nói thêm về con số 1/3 công chức đặc biệt này như sau: không có họ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến công việc của cơ quan. Nếu hiểu theo tinh thần của các con số, thì chỉ có 30% số cán bộ công chức nhà nước xứng đáng được lãnh lương!
Phải chăng sự thật phũ phàng này chỉ có ở tỉnh Đồng Tháp? Thật ra đây là căn bệnh chung từ lâu nay ở khá nhiều nơi trong cả nước, về đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương ngân sách nhưng không làm tròn chức trách.
Và không phải chờ đến khi ông chủ tịch tỉnh này nói ra người ta mới biết, nhưng dù sao cũng phải ghi nhận ông là người có chức quyền hiếm hoi đã cụ thể hóa sự thật đó bằng những con số, những con số làm đắng lòng người đóng thuế!
Thế thì người đóng thuế để nuôi bộ máy (chí ít là ở Đồng Tháp) sẽ đặt câu hỏi: tại sao 70% số lượng người không đáng lãnh lương kia vẫn được lãnh lương, và điều quan trọng là tại sao họ tiếp tục được tồn tại trong bộ máy đó?
Mới đây, Vụ Ngân sách của Bộ Tài chính công bố có 6 triệu người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Và số tiền để chi cho khoản tăng lương tối thiểu từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng/tháng kể từ ngày 1-5 đến hết năm 2012 là 48.000 tỉ đồng.
Một trong những bài toán nan giải của Nhà nước ta lâu nay là vấn đề tiền lương. Vẫn biết rằng tiền lương công chức luôn không đủ để giúp họ sống một cuộc sống đàng hoàng, thế nhưng qua bao nhiêu lần cải cách, cải tiến tiền lương, tăng lương thì đồng lương vẫn không thay đổi. Với đồng lương đó, dễ hiểu tại sao chỉ có một số ít người làm việc tốt.
Với đồng lương đó, dễ hiểu tại sao tham nhũng, hối lộ, tệ nạn vòi vĩnh phong bì lan tràn; dễ hiểu vì sao với đồng lương không đủ sống mà rất nhiều cán bộ công chức vẫn sống khỏe. Và cũng rất dễ hiểu về một số hệ lụy bất thường mà xã hội đang phải gánh chịu ngày hôm nay.
Bài toán tiền lương dĩ nhiên chưa bao giờ tách rời bài toán về cải cách hành chính và tinh giản biên chế. Thế nhưng nhiều năm nay, những lời kêu gọi và cả hành động trong lĩnh vực này chẳng thu nhận được hiệu quả bao nhiêu.
Ai cũng biết rằng một người ăn một cái bánh sẽ no hơn ba người ăn một cái bánh, thế nhưng làm sao để giúp một người làm việc tốt ăn đủ một cái bánh thay vì phải chia thêm cho hai người không xứng đáng khác vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Có lẽ nó còn khó hơn bài toán bổ đề của giáo sư Ngô Bảo Châu! Khó nhưng phải giải, giải sớm vì đó là trách nhiệm của một nhà nước vì nhân dân!
 NGUYỄN VỸ DU

Mần chi rứa ?




Vén quần cởi áo... lỗ nó đâu ?

Vạch khe sờ mép...thọc thiệt sâu
Mượt mà mơn mởn mồng mời mọc
Miên man mò mẫm mải mê mần.

Phạm Hải

Brazil - Chile: Khi Scolari lo sợ

Sở hữu ưu thế chủ nhà cùng thành tích đối đầu vượt trội, nhưng HLV Scolari vẫn không giấu quan ngại khi Brazil đụng phải láng giềng Nam Mỹ ở vòng 16 đội hôm nay.
Chile, về lý thuyết, không phải là đối thủ đáng để Brazil quan ngại. Ba lần gặp nhau gần nhất tại World Cup, Brazil đều gieo rắc kinh hoàng cho đối thủ Nam Mỹ, với hai chiến thắng 4-1 rồi 3-0 đều ở vòng hai các năm 1998 và 2010, và một trận thắng 4-2 ở bán kết năm 1962, khi Chile chính là chủ nhà.
Lần gần nhất Brazil thua Chile diễn ra cách đây 14 năm, với thất bại 0-3 trên sân khách hồi tháng 8/2000 ở vòng loại World Cup 2002. Nhưng từ sau thất bại ấy, Brazil thắng 10 và hòa 2 suốt 12 lần chạm trán tiếp theo tính đến trước trận đấu hôm nay. Brazil cũng chưa từng thất thủ khi tiếp Chile trên sân nhà, với 26 trận kéo dài suốt 95 năm qua.
Scolari-2447-1403913608.jpg
Scolari rất dè dặt khi nói về Chile. Ảnh: LES.
Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Scolari lại luôn dè dặt khi nói về đội bóng láng riềng Nam Mỹ này. Ngay sau khi biết kết quả bốc thăm chia bảng World Cup 2014 hồi tháng 12 năm ngoái, HLV đội tuyển chủ nhà đã nói thẳng rằng Chile là đội ông muốn tránh nhất nếu Brazil vượt qua vòng bảng và góp mặt ở vòng 16 đội.
"Tôi hy vọng Chile không thể vượt qua vòng bảng. Tôi thà gặp một ông lớn khác từ châu Âu, còn hơn gặp đội bóng này. Chile được tổ chức rất tốt và chơi thông minh", Scolari phát biểu vào thời điểm ấy. Nhưng ghét của nào, trời trao của ấy. Trong khi Brazil dễ dàng cán đích ở vị trí trí nhất bảng A, Chile gây sốc khi vượt qua nhà ĐKVĐ thế giới Tây Ban Nha để xếp nhì bảng B và tạo nên cặp đấu ở vòng 16 đội mà Scolari muốn tránh nhất.
"Khi tôi nói về Chile hơn sáu tháng trước, lắm kẻ đã cười nhạo tôi, vì họ cho rằng Chile không đủ mạnh để đe dọa Brazil. Nhưng tôi thì biết rất rõ về công việc của HLV Jorge Sampaoli và các cầu thủ Chile. Chúng tôi biết họ chơi cừ như thế nào", Scolari nhắc lại quan ngại của ông về đối thủ Brazil sẽ đối đầu tại Belo Horizonte hôm nay.
"Các thống kê và lịch sử chẳng nghĩa lý gì đâu. Tôi tin từ khi được HLV Sampaoli dẫn dắt, Chile chơi máu lửa và ấn tượng hơn hẳn. Các cầu thủ đã thích nghi hoàn hảo vào một hệ thống, một lối chơi mà Sampaoli tin rằng là tốt nhất cho đội", HLV tuyển Brazil nói thêm.
Thực tế vòng bảng cho thấy rõ điều đó, khi Chile trình diễn thứ bóng tấn công nuột nà và hiệu quả để thắng hai trận đầu. Trận họ thắng 2-0 và phế ngôi nhà vô địch Tây Ban Nha ở lượt đấu thứ hai cho thấy khi ở phong độ cao nhất, đội quân của Sampaoli đủ sức thắng bất kỳ đối thủ nào.
Vidal-Chile-v-Spain-7557-1403913608.jpg
Cách Chile đánh bại Tây Ban Nha (áo đỏ) cho thấy họ đủ sức gây khó khăn cho bất kỳ ứng cử viên nào trên chặng đường còn lại tại World Cup 2014. Ảnh: Reuters.
Brazil, trong khi đó, lại tồn tại không ít vấn đề, dù họ vẫn cán đích ở vị trí nhất bảng như thói quen suốt tám kỳ World Cup trước đó. Ba trận đấu ở bảng A cho thấy Brazil đang lệ thuộc vào Neymar. Họ chỉ thắng nếu tiền đạo số 10 này ghi bàn. Khi anh tịt ngòi, Brazil cũng bất lực và bị Mexico cầm hòa 0-0.
Vị trí hậu vệ phải của Dani Alves cũng tạo cảm giác bất an, khi cầu thủ của Barca giỏi dâng cao hỗ trợ tấn công, nhưng lại kém khi phải lùi về làm nhiệm vụ phòng ngự. Croatia đã liên tục khoét vào điểm yếu này trong trận ra quân và mở tỷ số từ một lần Alves bỏ vị trí và không về kịp.
Vấn đề cũng tồn tại với Brazil ở khu vực giữa sân. Paulinho sa sút đáng kể so với Confed Cup 2013, khi anh này rực sáng và được xem như một trong những tiền vệ con thoi hay nhất thế giới. Scolari đã rất kiên nhẫn với Paulinho, nhưng đến hết hiệp đầu trận gặp Cameroon, ông đành phải rút cầu thủ của Tottenham này khỏi sân để thay bằng Fernandinho.
Ở vòng bảng, Brazil vẫn còn đủ thời gian để khắc phục sai lầm. Nhưng khi vào đến vòng loại trực tiếp từ hôm nay, điều đó không được tái diễn. "Giờ thì chúng tôi không thể mắc thêm bất kỳ sai lầm nào. Ở vòng bảng, bạn có thể sai sót đôi chút, nhưng vẫn vượt qua. Còn bây giờ thì không, chúng tôi phải tạo ra một đội bóng cân bằng nếu muốn đi tiếp", Scolari nhấn mạnh.
Hiệp hai trận đấu với Cameroon cho thấy vấn đề ở giữa sân của Brazil có thể được khắc phục với Fernandinho, người vào thay Paulinho và ngay lập tức tạo khác biệt với một pha phát động tấn công dẫn đến bàn thứ ba rồi đích thân ghi bàn thứ tư. Nhưng hạn chế ở vị trí hậu vệ phải của Dani Alves cũng sự lệ thuộc vào Neymar thì có vẻ lại là căn bệnh trầm kha của Brazil.
Neymar-4343-1403913608.jpg
Giảm lệ thuộc vào Neymar mà vẫn đảm bảo hiệu quả và chỉ tiêu chiến thắng là bài toán nan giải nhất với Brazil hiện tại. Ảnh: Reuters.
Scolari có thể thay Dani Alves bằng Maicon, nhưng cầu thủ đang khoác áo Roma cũng không được đánh giá cao ở nhiệm vụ phòng ngự. Trên tuyến đầu, Scolari cũng cố tìm giải bài toán lệ thuộc vào Neymar bằng cách thay thế các mắt xích bên cạnh như dùng Jô đá cắm thay vì Fred đang sa sút, hoặc Ramires hay Bernard chơi ở vị trí lệch phải của Hulk. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương án này thì vẫn phải chờ thực tế kiểm chứng.
Trong khi đó, Chile hứa hẹn sẽ mạnh lên đáng kể khi tiền vệ giàu sức chiến đấu, quả đấm thép của họ từ giữa sân Arturo Vidal trở lại sau chấn thương. Sự vắng mặt của ngôi sao đang khoác áo Juventus này được cho là một lý do khiến Chile thúc thủ thua 0-2 dưới tay Hà Lan ở lượt cuối bảng B.
Thống kê trước trận
- Brazil toàn thắng cả ba lần gặp Chile tại World Cup, đều ở các giai đoạn đấu knock-out (4-1 ở vòng 16 đội năm 1998, 3-0 ở vòng 16 đội năm 2010 và 4-2 ở bán kết năm 1962).
- Chile lọt lưới 11 bàn trong ba lần gần nhất chạm trán Brazil ở World Cup, tức trung bình 3,7 bàn mỗi trận.
- Eduardo Varggas đều ghi bàn ở hai lần gần nhất anh cùng Chile đối đầu Brazil, trong đó có một bàn trên sân Belo Horizonte mà hai đội gặp nhau hôm nay trong trận giao hữu hồi tháng 4/2013.
- Brazil luôn ghi được ít nhất hai bàn mỗi trận trong chín lần gần nhất gặp Chile, ghi cả thảy 32 bàn (trung bình mỗi trận 3,6 bàn) trong chín trận ấy.
- Neymar ghi bàn thứ 100 của World Cup 2014 (bàn đầu của anh trong trận thắng Cameroon) trong trận thứ 100 của Brazil tại ngày hội lớn nhất hành tinh.
- Neymar đang có bốn bàn qua ba trận đầu World Cup 2014 và có tám bàn, nếu tính sáu trận gần nhất anh khoác áo tuyển Brazil.
- Bốn trong năm bàn thắng của Chile tại World Cup 2014 được ghi trong hiệp một. Bàn còn lại đến ở phút 90.
- Chile toàn thua ở hai lần gần nhất lọt vào vòng hai World Cup, đều thua trước Brazil (4-1 năm 1998, 3-0 năm 2010)
- Brazil thắng cả năm trận gần nhất mà họ dự ở vòng hai World Cup, ghi 13 bàn và có tới bốn trận giữ sạch lưới.
- Lần gần nhất Brazil thua một trận vòng hai World Cup diễn ra từ năm 1990, khi họ gục ngã 0-1 trước nhà ĐKVĐ Argentina, đội sau đó vào chung kết và thua Tây Đức.
- Brazil chỉ thua một trận duy nhất trong 10 trận World Cup mà họ gặp các đối thủ láng giềng Nam Mỹ (thắng tám, hòa 1 trong chín trận còn lại).
- Chile thua cả bốn trận World Cup mà họ gặp các đối thủ Nam Mỹ, ba trong số đó là trước tuyển Brazil.
- Chile chưa từng đánh bại Brazil trên sân khách (thua 20 và hòa sáu).
- Brazil đang có mạch 40 trận bất bại trên sân nhà, tính từ lần gần nhất thua Paraguay 0-1 trong trận giao hữu hồi tháng 8/2002.
Đội hình xuất phát dự kiến
line-ups-9715-1403913608.jpg
Phương Minh
28/6/2014 23:00
  
Brazil
 - 
Chile
  
Chile
CHI 3 - 1 AUS
(14/6/2014 05:00)
SPA 0 - 2 CHI
(19/6/2014 02:00)
NET 2 - 0 CHI
(23/6/2014 23:00)
Brazil
BRA 0 - 0 MEX
(18/6/2014 02:00)
CAM 1 - 4 BRA
(24/6/2014 03:00)
Dự đoán đội vô địch
Quốc tịch:Chile
Ngày sinh: 25/7/1987
Chiều cao:180
Cân nặng:74 kg
Vị trí:Tiền vệ
Áo số:23
Quốc tịch:Brazil
Ngày sinh: 5/2/1992
Chiều cao:174
Cân nặng:65 kg
Vị trí:Tiền đạo
Áo số:10