Trang

6 tháng 9, 2014

Kẹt xe khủng khiếp sau mưa lớn ở Sài Gòn

(Dân trí) - Giao thông nhiều tuyến đường ở TPHCM ùn tắc nghiêm trọng, đặc biệt là tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh bị kẹt cứng đến mức phương tiện không thể di chuyển.

Đến tận khuya 6/9, nhiều cán bộ, chiến sĩ CSGT đội Hàng Xanh vẫn đang tích cực phân luồng, giải tỏa phương tiện kẹt cứng trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (từ nút giao thông Hàng Xanh đến Bến xe Miền Đông), quận Bình Thạnh.
Kẹt xe khủng khiếp trên đường XVNT sau cơn mưa chiều 6/9
Kẹt xe khủng khiếp trên đường XVNT sau cơn mưa chiều 6/9
Đây được xem là sự cố kẹt xe vô cùng nghiêm trọng kéo dài hàng km suốt trong và sau cơn mưa từ chiều cùng ngày.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, cơn mưa lớn trên diện rộng kéo dài suốt hơn 3 tiếng đồng hồ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TPHCM chìm trong biển nước. Trên các tuyến đường xung quanh khu vực BX Miền Đông như: Nguyễn Xí, Ung Văn Khiêm, Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh), Kha Vạn Cân, QL13 (quận Thủ Đức)...nước ngập sâu hơn nửa bánh xe khiến giao thông trong tình trạng tê liệt. Đúng vào giờ tan tầm (do các công sở làm bù cho ngày nghỉ lễ 2/9 vừa qua) nên lượng phương tiện đổ dồn về khiến tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh kẹt cứng. Nhiều xe buýt chạy lộ trình qua tuyến đường này đã phải tìm hướng đi khác khiến hành khách một phen chới với.
Nhiều tuyến đường xung quanh khu vực BX Miền Đông chìm trong biển nước
Nhiều tuyến đường xung quanh khu vực BX Miền Đông chìm trong biển nước
Đến 20h cùng ngày, giao thông trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh hoàn toàn tê liệt, phương tiện nằm bất động không thể di chuyển trước sự bất lực của lực lượng CSGT, thanh niên xung phong.
Vụ kẹt xe trên đường XVNT đến tối cùng ngày vẫn còn đang diễn biến phức tạp
Vụ kẹt xe trên đường XVNT đến tối cùng ngày vẫn còn đang diễn biến phức tạp
Trong khi đó, hàng trăm ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) bị chết máy phải nhờ xe cứu hộ đưa ra khỏi khu vực ngập nước nằm la liệt trên đường.
Các tuyến đường vào trung tâm thành phố như XLHN, Nguyễn Hữu Cảnh...chìm trong biển nước
Các tuyến đường vào trung tâm thành phố như XLHN, Nguyễn Hữu Cảnh...chìm trong biển nước
Các tuyến đường vào trung tâm thành phố như XLHN, Nguyễn Hữu Cảnh...chìm trong biển nước
Nhiều xe máy từ các tỉnh lưu thông trên xa lộ Hà Nội để vào thành phố cũng vô cùng vất vả, bì bõm lội nước tại khu vực đầu cầu Rạch Chiếc.
Một số hình ảnh kẹt xe khủng khiếp trên đường XVNT và tình trạng ngập nước trên các tuyến đường:
Giao thông trên đường XVNT (từ giao lộ Hàng Xanh đến BX Miền Đông) hoàn toàn tê liệt...
Giao thông trên đường XVNT (từ giao lộ Hàng Xanh đến BX Miền Đông) hoàn toàn tê liệt...
phương tiện nằm bất động không thể di chuyển...
phương tiện nằm bất động không thể di chuyển...
...nhiều xe buýt phải chạy hướng khác để tránh khiến hành khách chới với
...nhiều xe buýt phải chạy hướng khác để tránh khiến hành khách chới với
...hướng đường Điện Biên Phủ vào trung tâm Sài Gòn cũng bị ùn tắc nghiêm trọng
...hướng đường Điện Biên Phủ vào trung tâm Sài Gòn cũng bị ùn tắc nghiêm trọng
Khó ai có thể hình dung được đây là đường hay sông?
Khó ai có thể hình dung được đây là đường hay sông?
Phương tiện bì bõm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh)
Phương tiện bì bõm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh)
Ô tô bị ngập nước chết máy phải nhờ xe cứu hộ đưa khỏi vùng ngập...
Ô tô bị ngập nước chết máy phải nhờ xe cứu hộ đưa khỏi vùng ngập...
...nằm la liệt trên đường.
...nằm la liệt trên đường.
Khu vực đầu cầu Rạch Chiếc trên XLHN nước ngập hơn nửa bánh xe.
Khu vực đầu cầu Rạch Chiếc trên XLHN nước ngập hơn nửa bánh xe.
Xe máy vô cùng khó khăn vượt qua nước ngập để vào thành phố.
Xe máy vô cùng khó khăn vượt qua nước ngập để vào thành phố.
Vũ Lê

Cách nào khơi dậy sức dân?

BTTD: Mất lòng dân là mất nước !
TT - Nhân dịp 69 năm Quốc khánh, nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan đã đề cập nhiều lần bài học cơ bản “khơi dậy sức dân”.
Ông cho rằng dựa vào sức dân là “bảo bối vạn năng”. Trước đó, ông Vũ Ngọc Hoàng, phó ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, lo lắng tình trạng tụt hậu của Việt Nam. Diễn đàn chủ nhật tuần này xin tiếp nối chủ đề trên.
Cần mục tiêu rõ ràng, hợp lòng dân
DƯƠNG TRUNG QUỐC
Ảnh: V.Dũng
Ảnh: V.Dũng
“Làm thế nào khơi dậy sức dân?”, câu hỏi ấy thường là của các nhà chính trị, những người hiểu được nguyên lý người xưa đúc kết “nâng thuyền hay lật thuyền cũng là do dân”.
Nhưng có điều không phải lúc nào nhà chính trị cũng coi trọng nguyên lý ấy chỉ bởi lẽ đơn giản: dân là số người rất đông và nhà chính trị (người cầm quyền) bao giờ cũng chỉ là một số nhỏ. Có cùng suy nghĩ đã khó, mà điều hòa quyền lợi còn khó hơn nhiều.
Vì thế, câu hỏi này thường chỉ được đặt ra khi thế nước đang bị thử thách. 
Duy trì và bồi đắp mới là quyết định
Chẳng phải lấy những dẫn chứng lịch sử xa xưa, ngay trong ký ức của những thế hệ đã trải qua thời kỳ Cách mạng Tháng 8-1945 qua các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập tự chủ... đã có biết bao bằng chứng lịch sử phong phú và đúc kết được nhiều bài học quý giá.
Cảnh người giàu trong Tuần lễ vàng những năm đầu nước nhà độc lập đến những người dân bình thường sẵn sàng dỡ nhà lót đường cho xe ra mặt trận thời kháng chiến, hay mới đây thôi cả nước hướng tới các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc... cho thấy sức mạnh tiềm tàng trong dân một khi được khơi dậy.
Chỉ có được sức mạnh ấy khi người lãnh đạo đưa ra được một mục tiêu đúng đắn hợp lòng dân, mà trước hết là quy tụ được sức mạnh bắt nguồn từ tinh thần dân tộc và ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người dân...
Tuy nhiên, lịch sử còn cho thấy bài học: khơi dậy là quan trọng nhưng duy trì và bồi đắp sức dân, điều mà tổ tiên ta đã dạy là kế sách “sâu rễ bền gốc”, mới thật sự là điều quyết định.
Hơn nữa, trong chiến tranh, khi những mục tiêu là rõ ràng và việc thực hiện mục tiêu ấy được mọi người tham gia một cách bình đẳng thì chính sự gương mẫu của thế hệ các nhà lãnh đạo là một động lực thúc đẩy và duy trì nguồn lực ấy.
Nhưng điều chắc chắn trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, những nguồn lực ấy đứng trước những thách thức lớn. Mà những thách thức ấy trước hết và mang tính quyết định lại ở phía những người có trách nhiệm “khơi nguồn”. 
Nhớ lại hồi phát động Cách mạng Tháng Tám, chỉ cần đưa ra lời giải thích: “Trong lúc này không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng... thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” là đủ sức mạnh quy tụ khối đại đoàn kết toàn dân.
Mấu chốt của vấn đề chính là những mục tiêu để quy tụ sức dân ngày nay, theo tôi, chưa đủ rõ ràng. Đó là những câu chữ ít nhiều chưa được xác định đầy đủ, ví như “công nghiệp hóa - hiện đại hóa”...
Sự thay đổi tích cực của xã hội nước ta thời gian qua là điều có thật. Nhưng chính những biểu hiện ưu việt nhất của những ý niệm tốt đẹp mà ở ta đang đặt mục tiêu, như giáo dục và y tế, thì giờ đây lại là những bức xúc nhất của toàn xã hội...
Làm sao cho dân tin vào chế độ, vào lãnh đạo
Mấu chốt của vấn đề chính là những mục tiêu để quy tụ sức dân ngày nay, theo tôi, chưa đủ rõ ràng
Ông DƯƠNG TRUNG QUỐC
Tuy nhiên, theo tôi, điều tác động trực tiếp nhất đối với người dân là họ “soi” vào những người lãnh đạo qua lời nói và việc làm. Và tiêu chí người dân quan tâm nhất trong những mục tiêu chúng ta đưa vào cương lĩnh thành câu chữ, chính là sự “công bằng”.
Hiện tượng gần đây khá phổ biến là mỗi lần người dân, qua các cơ quan truyền thông nêu lên hiện tượng quan chức sở hữu tài sản “khủng” thì gần như bộ máy công quyền đều giải thích là hợp pháp và “đã khai báo đầy đủ với tổ chức”.
Tôi nhớ đến phát biểu đầu tiên của mình trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội (khóa XI), tôi bày tỏ sự ngạc nhiên về sự khai báo quá khiêm tốn tài sản của các ứng viên đề cử vào các chức vụ của Nhà nước rằng “người nghèo chỉ có thể làm cách mạng đánh thực dân đuổi phát xít... chứ người lãnh đạo đất nước làm giàu thì cũng phải là những người biết làm giàu”.
Nhưng vấn đề làm giàu phải trên một nền tảng công bằng, theo đúng luật pháp và minh bạch. Trường hợp một vị chủ tịch tỉnh bị phát hiện có tài sản khủng bao gồm cả nhà và đất, cơ quan có trách nhiệm biện bạch rằng với mấy chục hecta cao su vào thời điểm được giá thì xây cái nhà ấy có gì là khó và mọi tài sản này đã khai báo với tổ chức và dân cũng chỉ được biết đến thế?!
Cần trả lời thẳng cho câu hỏi trên: Chúng ta luôn gắn dân tộc với chế độ. Khơi nguồn sức dân để góp phần bảo vệ và làm giàu cho dân tộc cũng là bảo vệ chế độ. Dân tộc và Tổ quốc thì dân dễ thấy và sẵn sàng như tổ tiên đã làm.
Nhưng chế độ được biểu thị rõ nhất là bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ lãnh đạo thì chắc chắn người dân có quyền đắn đo, cân nhắc. Vì thế muốn khơi được nguồn thì phải làm sao cho dân tin vào chế độ, vào lãnh đạo và đội ngũ cán bộ của chế độ.
Ba động lực làm trỗi dậy sức dân
TS VŨ MINH KHƯƠNG (ĐHQG Singapore)
Ảnh tư liệu
Ảnh tư liệu
Một dân tộc chỉ thật sự bước vào công cuộc phát triển thần kỳ khi sức mạnh tiềm tàng của nó trỗi dậy nhờ ba động lực chủ đạo: xúc cảm, khai sáng và phối thuộc hành động.
Xúc cảm là động lực trung tâm của mọi quá trình cải biến. Nó làm cháy lên khát vọng vươn lên của một dân tộc; làm cả xã hội, từ lãnh đạo đến người dân, thấy lo lắng cho vận mệnh của đất nước và trách nhiệm với thế hệ tương lai; khơi dậy phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người và cháy lên tình cảm đồng bào, đồng chí thân thiết và cao thượng.
Thế nhưng nếu động lực xúc cảm bị đè nén hoặc thui chột, xã hội sẽ bị ngự trị vô hình bởi sự nghi ngờ, giận dữ và vô cảm. Trong trạng thái này, người dân dễ bị kích động, gây phẫn uất, dẫn đến hành động thiếu lý trí, thậm chí đốt phá - bạo loạn.
Động lực xúc cảm thường bột phát mạnh khi đất nước phải đương đầu với những thách thức nghiệt ngã. Vì vậy, nuôi dưỡng và nâng tầm động lực xúc cảm cần là một ưu tiên hàng đầu và một trọng tâm xuyên suốt trong mọi nỗ lực khơi dậy sức mạnh của một dân tộc.
Để làm được điều đó, đất nước cần có những sáng kiến và thiết chế xã hội làm người dân có thể tham gia sâu rộng hơn vào công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
Khai sáng là khả năng nhận thức và ra quyết định. Nó được cấu thành bởi ba yếu tố: tư duy mới, tri thức thời đại và năng lực học hỏi. Khai sáng giúp xã hội, từ lãnh đạo đến người dân, không chỉ thoát bỏ được ý thức hệ giáo điều mà còn dốc lòng học hỏi cái hay trong kho tàng tri thức nhân loại và quả cảm thử nghiệm cái mới trong nỗ lực vươn lên của chính mình.
Thiếu động lực khai sáng, dân tộc sẽ bị trì trệ vì thiếu tầm nhìn xa cho những bước đi lớn, thiếu tính quyết đoán trong các lựa chọn chiến lược và thiếu tính thử nghiệm sáng tạo cho các nỗ lực đòi hỏi tính đột phá.
Phối thuộc hành động tạo nên sức mạnh cộng hưởng của một dân tộc. Động lực này đòi hỏi Chính phủ, doanh nghiệp và người dân có sự hợp tác gắn bó.
Chính phủ đóng vai trò không chỉ là người giám sát thực thi pháp luật mà còn là nơi tụ họp để doanh nghiệp và người dân bàn bạc, đánh giá và hoạch định kế hoạch hợp tác phát triển.
Chính phủ không nên đi sâu về chi tiết, mà nên vạch ra các hướng đi chiến lược trên cơ sở thảo luận sâu sắc với trí thức, doanh nhân và các đại diện của xã hội.
Chính phủ cũng cần có các biện pháp hỗ trợ thích đáng cho các nỗ lực phối thuộc và phải là một tấm gương đi đầu trong nỗ lực học hỏi thử nghiệm. Dưới đây là ba ví dụ nhỏ nhưng có tính thiết thực:
1. Lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên. Thay vì chọn ngay ngành cụ thể, Chính phủ nên đặt ra ba tiêu chí để cả xã hội thảo luận: sức mạnh đòn bẩy (nghĩa là phát triển của ngành này tạo sức lan tỏa mạnh sang các ngành khác); tiến bộ kỹ thuật (ngành có tiến bộ kỹ thuật nhanh thường giúp các nước đi sau bắt kịp nhanh và hiệu quả hơn) và tăng năng suất lao động (ngành có năng suất lao động tăng nhanh giúp tăng sức cạnh tranh và nâng cao mức sống người dân mạnh mẽ hơn).
2. Thúc đẩy áp dụng công nghệ thông tin. Nên khuyến khích và hỗ trợ những áp dụng nhỏ nhưng khả thi, có tác dụng lớn trong thay đổi nhận thức và tăng hiệu quả kinh tế.
Chẳng hạn, khuyến khích các nhóm làm thương mại điện tử (TMĐT) kết nối với các quán ăn ngon (chẳng hạn phở gà Lê Văn Hưu ở Hà Nội) làm phần TMĐT giúp họ.
Nhóm TMĐT sẽ lo phần quảng cáo và giao hàng, trong khi chủ hiệu phở chỉ cần lo tổ chức mở rộng sản xuất với chất lượng ổn định mà không phải quá bận tâm vào tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật của TMĐT.
3. Quản lý lao động nước ngoài. Nên học tập Singapore việc thu phí trong sử dụng lao động nước ngoài.
Mức phí đủ lớn buộc các chủ doanh nghiệp cân nhắc về hiệu quả kinh tế giữa sử dụng lao động trong nước và nước ngoài. Đồng thời khoản thu từ phí này nên dành cho các địa phương có lao động nước ngoài chi cho đào tạo và phát triển nguồn lao động trong nước.
Chẳng hạn, 10.000 lao động nước ngoài ở Vũng Áng với mức phí tối thiểu 500 USD/năm trong giai đoạn trước đây đã có thể giúp Hà Tĩnh có 5 triệu USD hằng năm cho đào tạo và phát triển nguồn lao động của mình.
Luật sư TRẦN HỮU HUỲNH 
(chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế VN):
Biết tin dân và được dân tin
Ảnh: Nguyễn Khánh
Ảnh: Nguyễn Khánh
Để khơi dậy sức dân, việc đầu tiên Nhà nước phải tin dân, biết lấy dân làm gốc. Chuyện này đã trở thành giá trị được đúc kết qua nhiều thế hệ.
Đáng tiếc là ngày nay không phải lúc nào và ở đâu cũng thấm nhuần tinh thần ấy. Khi Nhà nước tin dân và xác định được tư cách phục vụ của mình, sẽ không bao giờ Nhà nước cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt ý tưởng để khơi dậy sức dân.
Sức dân là một khái niệm rộng lớn, ở đây nếu chỉ xét riêng về nguồn lực vật chất thì người dân Việt Nam nói chung chưa phải là dân giàu. Như vậy, không có cách nào tốt hơn để khơi dậy sức dân là khai phóng con người, phát huy tiềm năng trí tuệ của dân ta.
Nói ngắn gọn muốn đi lên phải dựa vào yếu tố con người. Mà nói đến con người thì ở nước nào và thời đại nào cũng vậy, tiềm năng của con người chỉ có thể nảy nở trên nền dân chủ và tự do cá nhân được tôn trọng.
Không nên hiểu rằng dân chủ đơn thuần là ban phát, hay tự do là cái có thể đem cho được. Đó là những gì gốc rễ trong câu chuyện khơi mạch nguyên khí quốc gia.
Biết tin dân để phát huy dân chủ, đến lượt dân sẽ tin Nhà nước khi Nhà nước được cấu trúc để vận hành hiệu quả và minh bạch. Niềm tin luôn là một trong những động lực lớn nhất để người ta dốc sức vì những điều có nghĩa lý.
Do đó trong nền kinh tế thị trường hôm nay, muốn khơi dậy sức dân thì một trong những điều thiết thực nhất là quyền sở hữu tài sản cá nhân phải được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ như là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của người dân.
Ví dụ như một người dân nào đó bỏ đồng vốn ra lập xí nghiệp nho nhỏ để làm áo sơmi, có thể hôm nay sản phẩm chỉ bán trong tỉnh, nhưng ngày mai là trong cả nước và ngày kia là ra nước ngoài.
ho nên thương hiệu nho nhỏ của xí nghiệp nho nhỏ đó phải được bảo vệ tối đa, bảo vệ không kém gì các nước khác bảo vệ đối với Intel hay Coca-Cola... Bảo vệ đến tận cùng, bảo vệ triệt để, bảo vệ một cách kiên quyết nhất để truyền đi cho người dân thông điệp rằng mọi sáng kiến cá nhân, mọi đồng tiền cá nhân đều được bảo vệ khi đem ra sản xuất kinh doanh.
Đi liền với bảo vệ quyền sở hữu là việc thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Đây cũng là chỗ chúng ta làm chưa tốt chừng nào còn phân biệt thành phần kinh tế này, thành phần kinh tế kia...
Một vấn đề nữa, chúng ta đang có một cuộc cải cách liên hệ mật thiết đến những quyền cơ bản nêu trên của người dân là cải cách tư pháp.
Với tư cách là một “chân kiềng” không thể thiếu, phải đẩy tới công cuộc cải cách tư pháp để quyền và nghĩa vụ của người dân được vun đắp trên những nền móng vững vàng.
V.V.THÀNH ghi

Ukraina. Ngừng bắn, súng vẫn nổ


Sáng nay 7-9, đạn pháo vẫn rung chuyển miền đông Ukraine 

07/09/2014 06:06 GMT+7
TTO - Rạng sáng nay 7-9, những tiếng đạn pháo vẫn vang lên ầm ầm ở ngoại ô thành phố Mariupol thuộc miền đông Ukraine bất chấp lệnh ngừng bắn giữa chính quyền Kiev và quân ly khai.  
Xe quân sự của quân đội Ukraine di chuyển ở ngoại ô Mariupol  - Ảnh:Reuters 
Theo Reuters, các nhân chứng cho biết hàng chục tiếng nổ  lớn đã vang lên tại ngoại ô Mariupol, một trạm kiểm soát của quân đội Ukraine chìm trong biển lửa. Một xe tải, một trạm xăng và một cơ sở công nghiệp cũng bốc cháy dữ dội.
“Đã có một vụ tấn công bằng pháo kích. Chúng tôi chưa rõ số người thương vong” - Reuters dẫn lời một quan chức Ukraine. Tổ chức Chữ thập đỏ cũng xác nhận nhiều xe chở hàng cứu trợ tới thành phố Luhansk do quân ly khai kiểm soát cũng buộc phải quay đầu vì các vụ pháo kích.
Mới trước đó vài giờ, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trao đổi qua điện thoại và xác định “thỏa thuận ngừng bắn đang được thực hiện có hiệu quả”.
Cả hai ông đều cho rằng phải tìm cách để lệnh ngừng bắn kéo dài.
Tuy nhiên người phát ngôn quân đội Ukraine Andriy Lysenko cáo buộc phe ly khai đã bắn vào lực lượng Kiev 10 lần kể từ sau khi có lệnh ngừng bắn. Một số binh sĩ thuộc tiểu đoàn Aydar của Ukraine cũng bị bao vây và bị sát hại.
Trước khi Kiev và quân ly khai đạt thỏa thuận ngừng bắn, lực lượng Kiev đã vất vả chống đỡ những đợt tấn công của phe thân Nga tại thành phố cảng Mariupol, cửa ngõ quan trọng đi vào miền nam Ukraine. Kiev cáo buộc lính Nga hỗ trợ quân ly khai tại đây.
Trong khi đó, chính phủ Nga thề sẽ trả đũa nếu Liên minh châu Âu (EU) áp các biện pháp trừng phạt mới. EU cho biết sẽ công bố vòng cấm vận mới vào ngày mai 8-9, tuy nhiên có thể thay đổi ý định nếu Nga rút quân khỏi Ukraine và lệnh ngừng bắn có hiệu quả.
NGUYỆT PHƯƠNG

"Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh"

HỒNG THỦY

(GDVN) - Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.
Lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự nhà nổi trái phép ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tờ Thời báo Trung Hoa xuất bản tại Đài Loan ngày 6/9 đưa tin, truyền thông Trung Quốc hôm qua 5/9 xuất hiện một bài bình luận về cục diện Biển Đông hiện nay, trong đó nhận định rằng lực lượng hải quân Đài Loan chỉ tập trung nhằm vào tác chiến với đại lục nên có thái độ tiêu cực trong việc hợp tác với Bắc Kinh ở Biển Đông.
Hợp tác hai bờ eo biển Đài Loan trong vấn đề Biển Đông là điều hoàn toàn không thể, giới phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh nên quên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp), chỉ có thể tự dựa vào sức mình để "giải quyết", tức đánh chiếm các đảo, đá, rặng san hô ở Trường Sa.
Giới phân tích Trung Quốc nói rằng, thủ đoạn duy nhất để Bắc Kinh "giải quyết" vấn đề Biển Đông, đánh chiếm Trường Sa là sử dụng căn cứ quân sự (xây dựng bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn và đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang đẩy mạnh đắp nền xây đảo nhân tạo. Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.
Mục bình luận quân sự của tờ Sina nhận định, thập niên 50, 60 của thế kỷ trước thực lực hải quân Đài Loan khá hơn Trung Quốc. Nhưng hải quân Đài Loan ngoài việc chiếm đóng (bất hợp pháp) đảo Ba Bình thì chẳng có "chí hướng" gì lớn nên "các đảo ở Trường Sa mới bị 4 nước ven Biển Đông chiếm đóng"?!
Sang thập niên 70 cán cân thực lực hải quân 2 bờ nghiêng về Bắc Kinh, những năm 80 hải quân Trung Quốc đã hình thành ưu thế vượt trội rõ rệt và sự mất cân bằng trong tương quan lực lượng hải quân 2 bờ eo biển Đài Loan ngày càng lớn. Truyền thông Trung Quốc ví von, đảo Ba Bình đối với Đài Loan như miếng sườn gà, ăn thì không ngon vứt đi thì tiếc.
Hình ảnh Trung Quốc đắp đất phong nền xây đảo nhân tạo trái phép tại đá Gạc Ma, Trường Sa được trang Sina đăng tải.
Do sự khác biệt về ý thức hệ với Bắc Kinh và quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật, Đài Loan sẽ không nhường đảo Ba Bình cho Trung Quốc, càng không hợp tác với Bắc Kinh trong cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc cho rằng cách "giải quyết" duy nhất với Bắc Kinh là phong nền đắp đất, biến đá thành đảo để xây dựng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn có giá trị quân sự cao nhất.
Phân tích trên bình luận quân sự của Sina cho rằng vấn đề Biển Đông ngày nay Bắc Kinh chỉ có thể dựa vào sức mình và quên đảo Ba Bình đi, Đài Loan không bị bức phải rút khỏi Trường Sa đã là may lắm rồi.
Theo giới phân tích Trung Quốc, mặc dù đại bộ phận đảo, đá và rặng san hô ở quần đảo Trường San nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam và Philippines, nhưng tham vọng "chiến lược cốt lõi" của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải đá và đảo, mà là biển nên Trung Quốc cần có một trung tâm quân sự ở Trường Sa. Đảo nhân tạo vì thế có ý nghĩa quan trọng không phải nghĩ bàn.
Diễn đàn này gợi ý cho Bắc Kinh mở rộng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn thành địa điểm đồn trú thường xuyên cho 5000 quân và mở trung tâm chỉ huy nghề cá của Trung Quốc ở Biển Đông, đưa "ngư dân" ra nuôi trồng trong các đầm phá trong lòng bãi đá này.
Đá Chữ Thập còn có giá trị gấp nhiều lần Vành Khăn ở chỗ nó cách cảng Cam Ranh của Việt Nam chỉ khoảng 600, 700 km và rất phù hợp cho việc xây dựng căn cứ quân sự. Vì vậy Bắc Kinh tất sẽ phải bất chấp mọi giá để biến bãi đá này thành 1 đảo nhân tạo lớn và xây dựng 1 căn cứ quân sự tổng hợp và sẽ trực tiếp uy hiếp cảng Cam Ranh của Việt Nam?!
Những bình luận quân sự trên báo chí Trung Quốc, Đài Loan về vấn đề Biển Đông tuy sặc mùi hiếu chiến và khiêu khích, nhưng cũng không thể xem thường khi trên thực địa Trung Quốc và Đài Loan đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng bất hợp pháp, Việt Nam cần hết sức cảnh giác và có phương án đối phó phù hợp - PV.

5 tháng 9, 2014

Tin Trung Quốc, khác gì “đổ thóc giống…”!

BTTD: Tin TQ thì hoạn quách. TQ đang thừa mấy trăm triệu đàn ông, chúng có âm mưu đẩy sang để đồng hóa dân Việt.

(Dân trí) - Cứ trên nói một kiểu, dưới làm một kiểu, bất nhất thế này, lươn lẹo thế này thì làm sao có được niềm tin để “phát triển quan hệ” như lời ông Chủ tịch Tập Cận Bình? Tin vào những điều Trung Quốc nói, khác gì “đổ thóc giống ra mà ăn”...

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)


Những ngày qua, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động trái phép trên Biển Đông. Không chỉ gây hấn với ngư dân trên biển, ngày 2/9,  tàu Coconut Princess của Trung Quốc rời bến với dự định đưa 216 hành khách tới các đảo trong Nhóm Lưỡi Liềm gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa tại quần đảo Hoàng Sa cúa Việt Nam.

Đây không phải là chuyến “du lịch trá hình” đầu tiên  bởi trước đó, vào tháng 4/2013, Công ty TNHH cổ phần vận tải biển Hải Hiệp đã đưa hơn 3.000 du khách tới tham quan một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.
Tuy nhiên, hành động “du lịch” của Trung Quốc không đánh lừa được dư luận quốc tế. Tạp chí Diplomat có trụ sở ở Tokyo chuyên viết về khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định đây thực chất là những toan tính chính trị.
“Bằng cách đưa các tàu du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc đã củng cố tuyên bố kiểm soát tuyệt đối khu vực. Các tàu du lịch cung cấp nơi ăn ở của du khách, cho phép Trung Quốc đưa được một lượng lớn người tới mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như yêu cầu ở trên mặt đất”. Tờ Diplomat nhận định.
Ngày4/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này.”
Thực ra, hành động của Trung Quốc không lạ. Họ đã nhiều và rất nhiều lần có những hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đáng “ngạc nhiên” là hình như đã thành thông lệ, cứ khi nào có cuộc gặp gỡ cấp cao của lãnh đạo hai nước thì phía Trung Quốc lại tiến hành những hành động khiêu khích hoặc xâm lấn trái phép.
Nhớ lại dịp 10/2011, trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó có đoạn: “Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp…”. Thế nhưng sau đó, họ thành lập các cơ quan hành chính trên đảo Hoàng Sa của ta và tiến tới thành lập cái gọi là “TP. Tam Sa”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 6/2013, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung khẳng định: “Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước…” thì ngoài biển họ gây hấn, giở trò bắt giữ trái phép tàu thuyền của ngư dân ta.
Mới chiều ngày 27/8/2014 vừa qua, trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc với ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn khẳng định: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển…”
Thế mà ngay sau đó, Trung Quốc lại có những hành động du lịch đầy “kỳ quặc” kiểu nói một đằng, làm một nẻo.
Cứ trên nói một kiểu, dưới làm một kiểu, bất nhất thế này, lươn lẹo thế này thì làm sao có được niềm tin để “phát triển quan hệ” như lời ông Chủ tịch Tập Cận Bình?
Tin vào những điều Trung Quốc nói, khác gì “đổ thóc giống ra mà ăn” như câu thành ngữ ngàn đời tổ tiên ta để lại.

Bùi Hoàng Tám

Điên khùng cổ phiếu tăng 165%/tháng.


Diễn biến thị trường bình thường, các doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường nhưng một số mã chứng khoán tăng chóng mặt, đặc biệt là KSH tăng đến 165%/tháng.
Chúc mừng các nhà đầu tư may mắn!
Các mã chứng khoán tăng nhanh trong tháng qua:
-       KSH tăng 165%
-       TMT- 72.73%
-       SBC- 64.52%
-       PXT- 43.75%
-       KBC- 43%
-       TNT- 42%
-       ….
Tuy nhiên, chứng khoán là kênh đầu tư có rất nhiều rủi ro và cạm bẫy, nếu không có chuyên môn thì không nên tham gia.

Phạm Hải

Quốc hội Triều Tiên sẽ củng cố nỗ lực "thoát Trung"?

BTTD: Ngu tối như Triều Tiên mà còn biết tìm ra con đường sáng.
(Tin tức 24h) - Quốc hội Triều Tiên quyết định triệu tập họp SPA vào ngày 25/9 tới. Nhiều đồn đoán rằng SPA sẽ củng cố nỗ lực thoát Trung của Triều Tiên.
Đây là kỳ họp thứ hai trong năm nay. Kỳ họp đầu tiên của Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân tối cao (SPA) trong năm 2014 đã diễn ra vào ngày 9/4 và bầu các chức danh chủ chốt, theo đó, ông Kim Jong Un tiếp tục được bầu làm nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên kiêm chức Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng, ông Pak Pong Ju tiếp tục giữ chức Thủ tướng, ông Kim Yong-nam tiếp tục làm Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội và ông Choe Thae Bok tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch SPA.
SPA khóa 13 được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử ngày 9/3 vừa qua, trong đó các cử tri bầu ra 687 đại biểu. 
Đây là cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên được tổ chức kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un, Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, lên nắm quyền hồi tháng 12/2011.
Quốc hội là cơ quan nắm giữ quyền lực cao nhất của Triều Tiên với quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, thông qua ngân sách và bổ nhiệm các vị trí cấp cao, trong đó có Ủy ban Quốc phòng.
Triều Tiên đang tìm mọi cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc
Triều Tiên đang tìm mọi cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc
Nhiều đồn đoán cho rằng tại kỳ họp lần này, SPA sẽ củng cố nỗ lực thoát Trung của Chủ tịch Kim Jong Un. Dưới thời của nhà lãnh đạo trẻ tuổi này, đặc biệt trước thời điểm diễn ra kỳ họp quốc hội, Triều Tiên đã phát đi nhiều tín hiệu cho thấy nước này đang cởi mở hơn quốc tế để thoát khỏi tình trạng cô lập, giảm bớt khó khăn về kinh tế, đặc biệt là giảm dần sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trong diễn biến mới nhất, trong chuyến thăm làm việc tại Triều Tiên hôm 2/9 của ông Alexander Torshin, Phó Chủ tịch thứ nhất của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), hai bên đã bàn về việc mở rộng các mối quan hệ liên nghị viện, tăng cường hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa.
Tại cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên Choe Thae Bok, ông Torshin đã cảm ơn Bình Nhưỡng có quan điểm tích cực và cân nhắc về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cũng như ủng hộ Nga tại diễn đàn Liên hợp quốc về vấn đề này.
Theo ông Torshin, Triều Tiên hiểu rõ thế nào là biện pháp trừng phạt và một dân tộc chia rẽ, do vậy nhận thức được “sự thật lịch sử trong tình huống này thuộc về Nga”.
Phó Chủ tịch Thượng viện Nga cũng mời các nghị sỹ Triều Tiên đến thăm bán đảo Crimea vốn đã sáp nhập vào Liên bang Nga từ hồi tháng Ba năm nay.
Trong khuôn khổ cuộc gặp, Phó Chủ tịch Thượng viện Nga cũng kêu gọi mở rộng quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Ngoài ra, ông Torshin cũng cam kết giới thiệu cho các công ty du lịch Nga về cơ sở hạ tầng du lịch của Triều Tiên nhằm hướng du khách Nga đi du lịch tới quốc gia châu Á này.
Với Mỹ, quốc gia bị coi là kẻ thù số một của Triều Tiên, hai bên cũng thúc đẩy các nỗ lực hòa đàm với Bình Nhưỡng về việc phóng thích ba công dân Mỹ hiện đang bị phía Triều Tiên giam giữ. Tương tự, Triều Tiên đã tiến hành những cuộc họp bí mật với Nhật Bản bàn về vấn đề bắt cóc công dân. Đổi lại, Nhật Bản dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Bình Nhưỡng.
Dự kiến, nhà ngoại giao kỳ cựu Kang Sok-ju, Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên, dự kiến sẽ thăm châu Âu 10 ngày bắt đầu từ tuần này, trong khi Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-young cũng có kế hoạch công du tới Mỹ để tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào cuối tháng này.
Minh Thái