Trang

26 tháng 3, 2016

TP.HCM: Dân phản đối chặt cây trăm tuổi để làm đường tàu điện


authorTrần Đáng Thứ Bảy, ngày 26/03/2016 13:44 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Ngày 26.3, hơn 20 người dân ở TP.HCM đã tụ tập tại đường Tôn Đức Thắng (Q.1) phản đối chính quyền cho chặt hạ cây cổ thụ trên đường để làm các dự án giao thông.

   
Theo chị Nguyễn Nữ Phương Dung - một trong những người phản đối cho biết, chính quyền nên lấy ý kiến người dân trước khi cho đốn hạ hàng cây cổ thụ 100 tuổi này. "Tôi sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, những hàng cây như thế này đã ăn vào máu của tôi. Chúng tôi đến đây chỉ muốn chính quyền lắng nghe và xem xét lại quyết định chặt hạ hàng cây này".
 tp.hcm: dan phan doi chat cay tram tuoi de lam duong tau dien hinh anh 1
Người dân ở TP.HCM phản đối chặt cây xanh
 tp.hcm: dan phan doi chat cay tram tuoi de lam duong tau dien hinh anh 2
“Với những dự án giao thông này thành phố sẽ hiện đại hơn, giao thông thuận tiện hơn nhưng dù sao cũng phải thấy rằng  những cây cổ thụ này gắn bó với người dân Sài Gòn cả trăm năm nay. Thực tế, chúng làm cho thành phố đẹp hơn, có hồn hơn rất nhiều so với nếu như sau này chỉ toàn nhà cao tầng, công trình hiện đại", chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt - một người dân sống trong khu vực cho biết.
Trước đó, ngày 23.3, TP.HCM ra công bố sẽ đốn hạ 300 cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng để thực hiện các dự án giao thông, như: metro, cầu Thủ Thiêm 2, Nhà ga Ba Son… Cụ thể, trong số 300 cây kể trên sẽ có 16 cây phải di dời, chặt hạ do nằm trong hạng mục xây dựng nhà ga Ba Son (dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên), số cây còn lại thuộc dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2.
Theo ông Hoàng Như Cương – Phó ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, 16 cây xà cừ (sọ khỉ) thuộc dự án metro sẽ được chặt (12 cây), di dời (4 cây) trước, số còn lại được xử lý sau. Cơ quan chức năng chỉ bứng dưỡng những cây có đường kính dưới 50cm, thân thẳng, không sâu bệnh, số còn lại buộc phải chặt hạ.
Ông Cương còn cho biết, giá thành chặt hạ một cây xà cừ hiện khoảng 4 triệu đồng còn nếu bứng dưỡng sẽ tốn 20 triệu, với những cây lớn phải mất đến 40 triệu nhưng khả năng sống chỉ 50%.

Quên gạt chân chống phạt 3 triệu: Chỉ phạt hành vi...cố ý

BTTD: Đây là luật gì?

(Tin tức thời sự) - CSGT các tỉnh khẳng định chỉ phạt những hành vi cố tình quẹt chân chống xuống lòng đường, còn lại sẽ nhắc nhở người dân.

Phạt thế...nặng quá
Không ít người điều khiển mô tô, xe máy lưu thông trên đường mà quên gạt chân chống. Sự lơ là này có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của họ và người đi đường, đồng thời với hành vi này người dân hoàn toàn có thể bị xử phạt đến 3 triệu, tước giấy phép lái xe trong vòng 2 tháng theo quy định tại Điểm a, Khoản 6 và Điểm c, Khoản 10 Điều 6 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Trao đổi với Đất Việt, nhiều người dân tỏ ra lo lắng và cho rằng hình phạt trên là quá nặng, chưa phù hợp.
Chị Hà (Hà Đông, Hà Nội) thừa nhận nhiều lúc do lãng trí nên quên gạt chân chống, khi đi vào những đoạn đường xấu xe loạng choạng mới phát hiện ra.
“Cái này đâu phải do người dân cố tình đâu mà quy định xử phạt như thế. Nói thật giờ ai cũng nhiều việc và áp lực cả từ gia đình đến cơ quan. Đặc biệt phụ nữ bọn tôi ngoài việc nhà ra còn đưa đón con cái nữa. Nhiều lúc đầu óc lu bù nên quên thôi. Tôi nghĩ CSGT cũng phải hiểu, thông cảm, nhắc nhở thôi. Đâu phải cái gì cũng áp dụng luật mà xử phạt đâu”, chị Hà nói.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, anh Phùng Bá Hưng (Hoài Đức, Hà Nội) khẳng định: “Quên gạt chân chống thì cũng có vài lần mình quên thật. Đưa con đi học rồi vội ghé quán nước mua bao thuốc rồi phóng đi luôn. Đến khi được người bên cạnh nhắc nhở mới phát hiện ra. Vì thế với lỗi nhỏ như thế việc phạt 3 triệu hay tước giấy phép lái xe 2 tháng là quá nặng, cần phải xem lại”.
Cũng theo ông Hưng, đây chỉ là lỗi do vô ý và nên xử lý bằng hình thức nhắc nhở, CSGT nhắc nhở người dân, và bản thân những người đi đường nhắc nhở lẫn nhau. Nếu tái phạm nhiều lần mà ghi hình được thì hẵng nên xử phạt.
Quen gat chan chong phat 3 trieu: Chi phat hanh vi...co y
CSGT các tỉnh khẳng định chỉ phạt những hành vi cố tình quẹt chân chống xuống lòng đường, còn lại sẽ nhắc nhở người dân. Ảnh minh họa
“Nếu cứ chiếu luật mà phạt thì người dân cũng chẳng dám cự cãi gì đâu nhưng tôi nghĩ CSGT phải vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế. Ở mình nhiều quy định đưa ra không đúng, cuối cùng phải sửa đổi hoặc bỏ đấy thôi. Đâu cứ phải phạt mới có tính răn đe, nhắc nhở nhẹ nhàng, tình cảm hiệu quả hơn đấy chứ”, anh Hưng cho biết thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tuân (Hoàng Ngọc Phách, Hà Nội) lại cho rằng cần phải thực hiện đúng quy định để tránh gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông.
“Tôi thấy nhiều trường hợp không gạt chân chống rồi cứ thế lao ầm ầm ngoài đường. Đến đoạn đường xấu thì gặp sự cố đâm lao vào những người xung quanh, gây ra những tai nạn đáng tiếc. Cái này cần phải xử nghiêm làm gương, chứ không nhiều người sẽ cứ vịn cớ quên, không cố tình để vi phạm”, ông Tuân nêu quan điểm.
Nhắc nhở là chính, chỉ phạt hành vi cố ý
Chia sẻ với Đất Việt xung quanh vấn đề này, Đại tá Trần Hoài Bảo, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an tỉnh Tiền Giang cho rằng trong quy định có những lỗi vi phạm như vậy vì thế cần chiếu theo luật để xử lý.
“Việc phạt người điều khiển xe máy, xe mô tô quên gạt chân chống, quẹt xuống đường đã có quy định trước rồi. Nếu anh chạy xe mà gài chân chống nẹt bô, lạng lách, đánh võng thì phát hiện được xử theo đúng luật thôi. Để như vậy sẽ rất nguy hiểm và mất an toàn giao thông”, Đại tá Bảo khẳng định.
Trong khi đó, Thiếu tá Nguyễn Quang Thuận, Phó Đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát, CSGT Công an tỉnh Hà Giang cho rằng đây không phải là một lỗi phổ biến và cũng ít xảy ra.
Tuy nhiên theo thiếu tá Thuận nếu phát hiện vi phạm thì hoàn toàn có thể xử lý theo quy định của phát luật.
“Mình phải có hình ảnh, chứng cứ chứng minh để đối tượng vi phạm tâm phục, khẩu phục. Xử lý rất dễ thôi nếu ghi được hình ảnh. Nếu mà về tận nhà, cơ quan thì mình yêu cầu lên đơn vị xử lý ngay. Những người đưa lên trụ sở đều chấp hành thế.
Việc để chân chống quẹt xuống đường rất nguy hiểm vì nó gây ra những tiếng động khiến người tham gia giao thông cùng chiều hoặc ngược chiều bị giật mình. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, chấn thương trên đường”, Thiếu tá Thuận nêu quan điểm.
Nhìn nhận ở góc độ khác, Thượng tá Phan Thanh Hồng, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam cho rằng cần phân biệt rõ hành vi cố tình vi phạm và những hành vi vô tình quên gạt chân chống để xử lý cho hợp tình, hợp lý.

24 tháng 3, 2016

Vườn xanh

Rảnh việc ghé vườn nhà bạn chơi
Rau xanh trái sạch ngọt mê lơi
Hái một ít rau vài con cá
Về nhậu lai rai cũng đã đời.
(Khu vườn này ở đường 3/2 F.10 Vũng Tàu)
Phạm Hải

TÔN VINH KẺ THÙ LÀ ANH HÙNG DÂN TỘC- sự khiêm nhường vỹ đại.

                                Tướng McArthur và Nhật Hoàng Hirohito

Nước Nhật tôn vinh viên tướng Mỹ Douglas McArthur là một trong 12 NGƯỜI LÀM NÊN NƯỚC NHẬT, McArthur là kẻ thù đã đánh bại Nhật, đứng đầu lực lượng chiếm đóng nước Nhật sau thế chiến 2. 
Sự thật này chứng minh cả hai dân tộc Mỹ- Nhật đều vỹ đại.
Ảnh: Tướng McArthur và Nhật Hoàng Hirohito.
Mời các bạn đọc bài viết của Minh Đức!
Hải Phạm
Người Mỹ đã thay đổi nước Nhật ra sao?
Minh Đức Blog cá nhân
10:29' SA - Thứ bảy, 13/02/2016
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện trước sức tấn công của quân đội Đồng Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng với các nhà lãnh đạo quân đội Đồng Minh trên chiến hạm USS Missouri của Mỹ. Năm ngày sau khi Nhật ký hiệp ước đầu hàng, ngày 7 tháng 9 năm 1945, thống tướng Mỹ Douglas McArthur, người chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương, thiết lập văn phòng làm việc tại Tokyo, mở đầu cho giai đoạn Mỹ chiếm đóng nước Nhật kéo dài trong sáu năm, tám tháng. Trong giai đoạn này, ông McArthur đã đề ra nhiều biện pháp thay đổi nước Nhật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để biến nước Nhật từ một quốc gia hiếu chiến thành một nước đi theo con đường hòa bình, lo phát triển kinh tế...
Tình cảnh nước Nhật sau khi bại trận
Sau khi bị bại trận và phải đầu hàng vô điều kiện vào năm 1945, nước Nhật có nhiều thành phố bị tàn phá vì chiến tranh. Ngoài hai thành phố là Hisosima và Nagasaki bị san phẳng vì bom nguyên tử với hàng triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố khác cũng bị tàn phá vì phi cơ Mỹ ném bom vào các khu trung tâm công nghiệp để triệt hạ sức sản xuất cho chiến tranh của Nhật. Khi người lính Mỹ đặt chân lên nước Nhật họ đã sững sờ vì mức độ nước Nhật bị tàn phá trên sự tưởng tượng của họ. Tại nhiều nơi, chỉ còn lại sườn sắt thép siêu vẹo, cột, đà gỗ bị cháy. Hệ thống cấp nước đến các nhà bị phá hủy nên ở một số nơi, người dân phải lấy nước ở vòi nước công cộng để sinh sống. Ở một số khu vực, nhà cửa bị hư hại không còn cầu tiêu nên người dân phải đào lỗ cạnh nhà để tiêu tiểu.
Hàng triệu người lính giải ngũ cũng một lúc không có công ăn việc làm. Nhiều người dân thất nghiệp vì các nhà máy bị tàn phá. Ngoài đường phố nhiều cựu chiến binh và thương binh phải xin ăn.
Nạn thiếu thực phẩm đã xảy ra. Có trường hợp tại vùng quê có người nhảy lên tàu hỏa để đi lên thành phố xem có thể kiếm gì ăn được. Nhiều người phải tìm rau dại, đào củ ăn thay cơm. Mỹ đã phải cấp tốc chở gạo cứu đói đến cho Nhật. Nhiều trẻ em lớn lên vào thời kỳ này vì thiếu ăn nên đã bị còi cọc, không lớn được.
Nạn lạm phát lên cao. Nạn chợ đen cũng lan tràn. Hàng hóa rất khan hiếm vì nhà máy bị phá hủy hết. Người dân Nhật lúc đó rất nghèo, chỉ có ít tiền nhưng cũng chẳng có gì để mà mua.
Vì Nhật bị thua phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện nên phải chấp nhận các biện pháp mà tướng McArthur đưa ra nhưng cũng có những người Nhật chấp nhận hợp tác với người Mỹ trong các cải cách về nước Nhật vì họ cũng đồng ý là các thay đổi này có lợi cho nước Nhật. Người Nhật đã gọi ông là vị Shogun Mỹ. Shogun nghĩa là Sứ Quân, là người đứng đầu một lãnh địa, vào thời Nhật còn bị nạn sứ quân chia cắt.
Việc làm đầu tiên của ông là ra lệnh chở lương thực và các vật dụng cần thiết cho đời sống đến Nhật để cứu đói và tránh các bất ổn xã hội do nạn đói và thiếu thốn gây ra. Ông ra lệnh thực hiện chương trình cho học sinh ăn trưa tại các trường học Nhật.
Quân đội Mỹ tiến vào nước Nhật, giải thoát các tù binh Mỹ và thi hành các điều kiện đã ký kết trong văn bản đầu hàng. Toàn bộ quân đội Nhật bị giải tán. Các binh sĩ được cho về quê sống. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nhật, nước này bị quân đội ngoại bang chiếm đóng.
Lính Mỹ được lệnh phải tôn trọng phong tục tập quán của nước Nhật và giúp đỡ người dân, chẳng hạn, khi vào nhà phải cởi giày để ở bên ngoài, đứng điều khiển giao thông trước các trạm xe lửa có xe cộ đông đúc, giúp đỡ trẻ em thiếu ăn. Người Nhật cảm động trước cách cư xử này của lính Mỹ.
Điều đầu tiên chính phủ Nhật chuẩn bị khi lính Mỹ tiến vào nước Nhật là mở ra hàng trăm nhà chứa điếm và các trạm giải trí để lính Mỹ đừng xâm phạm đến phụ nữ Nhật. Một số phụ nữ Nhật lo sợ bị lính Mỹ hãm hiếp nên đã cắt tóc ngăn, ăn mặc giả như là đàn ông khi đi ra ngoài. Có người kể là có phụ nữ đem theo những viên thuốc độc cianide để phòng khi bị cưỡng hiếp thì họ sẽ uống thuốc độc tự tử để khỏi bị mang nhục.
Lúc đầu, lính Mỹ được ra lệnh khi đi ra khỏi doanh trại phải trang bị đầy đủ vũ khí giống như khi ra trận, không được phép thân mật hay kết bè bạn với người Nhật. Nhiều người Nhật phàn nàn về chính sách này và sau đó người Mỹ thấy người Nhật không có vẻ gì là thù hận người Mỹ và không có ý định hại người Mỹ nên sáu tháng sau, lệnh trên được bãi bỏ. Lính Mỹ có thể đi ra ngoài phố mà không cần phải đem vũ khí theo.
Khi tướng McArthur ra trước quốc hội Mỹ để trình bày cho quốc hội biết kế hoạch ông sẽ thực hiện tại Nhật, ông nói là sẽ biến nước Nhật thành một nước dân chủ và theo kinh tế tư bản.
Chính sách của Mỹ tại Nhật sau chiến tranh là tìm cách loại bỏ các thành phần hiếu chiến đã chủ trương gây chiến tranh. Đồng thời với việc loại các thành phần hiếu chiến là sửa đổi kinh tế để các thành phần chủ chiến mất cơ sở về kinh tế. Về mặt xã hội, tinh thần thượng võ theo truyền thống của Nhật bị xóa bỏ bớt.
Thay đổi về chính trị
Sau chiến tranh, có 23 viên chức Nhật trong hàng ngũ lãnh đạo, một số ở trong quân đội, một số bên dân sự, bị đem ra tòa xử về tội ác chiến tranh. Trong số 23 người này, có bảy người bị xử tử. Thủ Tướng Nhật thời chiến tranh là Hideki Tojo cũng nằm trong số người bị xử tử.
Về phần Nhật Hoàng Hirohito, ông đứng ra nhận tất cả trách nhiệm về cuộc chiến và chấp nhận từ chức nếu Mỹ yêu cầu. Tướng McArthur đã không đòi hỏi Nhật Hoàng từ chức.
Có người lý luận là những tướng lãnh, những viên chức chính quyền bị xem là tội phạm chiến tranh và bị trừng phạt chẳng qua là họ nghe theo lệnh Nhật Hoàng. Thế mà đem trị tội những người thi hành lệnh mà lại không trừng phạt người ra lệnh, tức là Nhật Hoàng, thì việc trừng phạt những người kia chẳng còn có giá trị. Nhưng tướng McArthur hành động theo thực tiễn. Ông thấy Nhật Hoàng là người được toàn dân Nhật tôn trọng nên ông muốn Nhật Hoàng được tại vị để làm biểu tượng đoàn kết dân Nhật và đem lại ổn định về chính trị. Nếu đem hạ bệ Nhật Hoàng thì khi người lãnh đạo tối cao không còn, mọi người sẽ quay ra tranh giành quyền lực, chống đối nhau, gây mất ổn định cho đất nước.
Nhật Hoàng đã đi khắp nơi trên đất nước Nhật đến nhiều gia đình để bắt tay người dân, thăm hỏi về đời sống. Việc làm này làm cho người dân rất xúc động và lên tinh thần, cố gắng làm việc để vượt qua các khó khăn.
Hiến pháp của Nhật bị thay đổi để trở thành một hiến pháp của một nước theo đường lối hòa bình. Hiến pháp Nhật trước đó được soạn vào năm 1889 vào thời Minh Trị Thiên Hoàng theo mẫu của hiến pháp Anh để biến chế độ nước Nhật từ chế độ quân chủ thành chế độ quân chủ lập hiến. Trong chế độ quân chủ lập hiến, người dân được quyền bầu đại diện vào quốc hội, đại biểu của dân tham gia việc soạn luật trong khi vua vẫn giữ vai trò lãnh đạo tối cao.Với tư cách là người thắng trận, người Mỹ đã sửa đổi một số điều trong hiến pháp và đưa sang cho quốc hội Nhật biểu quyết chấp nhận. Việc soạn các sửa đổi trong hiến pháp được làm trong thời gian rất ngắn, chỉ có sáu ngày.
Trong hiến pháp mới, Nhật Hoàng vẫn giữ vai trò lãnh đạo tối cao, nhưng chỉ có tính cách biểu tượng cho quốc gia và sự đoàn kết dân tộc mà không có quyền lực trong việc quyết định các đường lối, chính sách của quốc gia. Đường lối và chính sách quốc gia do các chính trị gia được dân bầu lên theo thể thức dân chủ đảm nhiệm.
Hiến pháp mới qui định nước Nhật sẽ không gây chiến với các nước khác để chiếm đất đai. Nước Nhật sẽ không lập một quân đội đông đảo mà chỉ có lực lượng phòng vệ quốc gia.
Trong hiến pháp mới, các quyền tự do căn bản của người dân như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tôn giáo được tôn trọng và phụ nữ cũng được quyền đi bầu.
Hiến pháp mới của Nhật được gọi là Hiến Pháp Hòa Bình, mở đầu với câu:
« Chúng tôi, nhân dân nước Nhật, mong muốn vĩnh viễn có hòa bình… Chúng tôi mong muốn luôn luôn có được một chỗ đứng vinh dựng trong cộng đồng thế giới trong việc duy trì hòa bình thế giới, trong việc hủy bỏ sự độc đoán và sự nô lệ hóa, sự áp bức và lòng bất khoan dung. »
Điều 9 trong hiến pháp Nhật ngăn cấm mọi hoạt động quân sự . Điều này viết : « Nhân dân Nhật không sử dụng chiến tranh để áp đặt lên nước khác uy quyền của mình và không dùng vũ lực trong các vụ tranh chấp với các nước khác ».
Hiến pháp này cũng qui định Nhật sẽ không tuyên bố gây chiến với các nước khác và không xây dựng một lực lượng bộ binh và hải quân lớn. Vì hạn chế có một quân đội lớn nên Nhật tiêu ít vào quốc phòng hơn các nước khác. Mỗi năm Nhật chỉ chi vào quốc phòng khoảng 1% ngân sách quốc gia. Tỉ lệ trung bình của các nước khác là từ 2% đến 4%.
Một số người Nhật muốn Nhật có quân đội mạnh hơn nhưng đa số người Nhật muốn giữ tình trạng như vậy. Cũng có lúc Mỹ muốn Nhật chi vào quốc phòng nhiều hơn vì nếu Nhật có một lực lượng quân sự lớn hơn thì Mỹ sẽ có thể giảm bớt chi phí về lực lượng quân sự của mình tại Á Châu trong việc ngăn ngừa sự bành trướng của khối Cộng Sản nhưng người Nhật cũng vẫn không gia tăng ngân sách quân sự . Họ muốn dồn ngân sách vào việc phát triển kinh tế.
Hiệp Ước Hòa Bình ký tại San Francisco năm 1951 bởi 48 nước, trong đó có Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Nhật qui định Nhật là một nước có chủ quyền về các chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Năm 1956, Nhật trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc. Năm 1965, Nhật ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn), nước trước đây là thuộc địa của Nhật.
Thay đổi văn hóa xã hội
Nhiều điều thay đổi trong xã hội Nhật đã được thực hiện trong giai đoạn này. Những phong tục, tập quán được cho là đề cao tinh thần ham chuộng sử dụng vũ lực và tinh thần quốc gia cực đoan bị ngăn cấm.
Tuồng Kabuki, loại tuồng cổ của Nhật, bị cấm. Tuồng Kabuki đã có từ lâu đời nhưng được đề cao và phổ biến mạnh mẽ trong thập niên 1930 là thời giới quân phiệt Nhật nắm quyền và thời tinh thần dân tộc được đề cao mạnh mẽ. Nhưng đến năm 1947, tức là hai năm sau, thì lệnh cấm bị bãi bỏ và ngày nay, tuồng Kabuki vẫn còn tồn tại.
Các môn võ bị cấm dạy trong đó có cả môn như Kiếm Đạo. Sau này, khi Nhật được trả lại chủ quyền vào năm 1952, chính quyền Nhật đã bãi bỏ luật cấm dạy võ. Các cuộc tranh tài về võ và đánh kiếm được phục hồi lại. Nhưng sau này các môn võ nghệ được xem như là thể thao chứ không phải để đào tạo, huấn luyện võ sĩ để theo sự nghiệp chiến tranh như thời xưa.
Trong trường học, giáo viên dạy học sinh về tinh thần dân chủ thay vì dạy học sinh phải tôn thờ Nhật Hoàng. Những đoạn ca tụng tinh thần thượng võ của giới Samurai trong sách giáo khoa bị bãi bỏ. Người dân Nhật phải đem nộp hết các kiếm, trong đó có các thanh kiếm cổ có từ hàng trăm năm. Ước lượng có đến hàng triệu thanh kiếm phải đem nộp cho nhà nước.
Thần Đạo không còn được xem là quốc giáo mặc dù không bị cấm. Nhật Hoàng tuy còn tại vị nhưng không được xem là một vị thần ở dưới trần thế như xưa. Việc bãi bỏ Thần Đạo là quốc giáo và để cho tự do tôn giáo đã đưa đến hiện tượng có một số người đứng ra đi giảng đạo, qui tụ tín đồ và thành lập tôn giáo, đạo giáo mới.
Thay đổi về kinh tế
Trước khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra vào năm 1939, Nhật đã là một nước công nghiệp hóa với hệ thống kinh tế, chính trị có những nét giống như các nước tư bản Tây Phương. Nhật có những công ty lớn gọi là Zaibatsu, do tư nhân làm chủ, và kinh doanh trong nhiều ngành. Zaibatsu tiếng Nhật có nghĩa là tập đoàn tài chính. Các Zaibatsu hoạt động trong ngành khai thác quặng mỏ, luyện thép, chế tạo máy móc, chế tạo vũ khí, buôn bán với các nước. Một số các Zaibatsu này là cơ sở kinh tế của tầng lớp chủ chiến tại Nhật.
Chế độ chính trị Nhật cũng phát triển theo qui luật hạ tầng kiến trúc chi phối thượng từng kiến trúc với các công ty lớn có liên hệ với các đảng chính trị và các đảng này tranh đấu cho quyền lợi của các công ty trong quốc hội. Có sự liên hệ giữa các Zaibatsu và các đảng chính trị và giới quân nhân chủ trương dùng chiến tranh bành trướng để chiếm các vùng có nhiều quặng mỏ, nhiêu liệu. Số công ty lớn đáng được gọi là Zaibatsu có đến hàng chục. Trong đó bốn Zaibatsu lớn nhất là Mitsubishi, Sumitomo, Misui và Yasuda. Các công ty này đã hiện diện hàng chục năm, từ khi Minh Trị Thiên Hoàng canh tân nước Nhật vào thập niên 1860. Hãng Mitsubishi cũng chế tạo khí giới, bom đạn để phục vụ cho chiến tranh. Chiếc chiến đấu cơ nổi tiếng của Nhật là Zero được chế tạo bởi hãng Mitsubishi.
Sau 1945, Mỹ giải tán mười sáu Zaibasu, trong số đó có bốn công ty lớn nhất là Mitsubishi, Sumitomo, Misui và Yasuda. Hai mươi sáu Zaibatsu được tái cấu trúc lại để trở thành hàng trăm công ty nhỏ. Mục đích của việc tái cấu trúc là để xóa bỏ ảnh hưởng của những thành phần chủ chiến trong xã hội Nhật, từ lãnh vực chính trị cho đến kinh tế, văn hóa chứ không chỉ giới hạn trong việc đem xét xử những người lãnh đạo chiến tranh trong quân đội và chính phủ mà thôi.
Đồng thời việc tổ chức lại một số tập đoàn tài chánh lớn là việc ban hành Luật Tản Quyền và Ủy Ban Kinh Doanh Công Bằng. Luật này nhằm mục đích giảm bớt việc tập trung nguồn lợi kinh tế vào trong tay một thiểu số người.
Kinh tế Nhật sau đó, với chính phủ có chủ quyền, có đặc tính là chính phủ can thiệp và chi phối khá nhiều vào hoạt động kinh tế chứ không tự do như nền kinh tế Mỹ. Một số thí dụ trong việc chính phủ can thiệp vào kinh tế như chính phủ hạn chế số hãng được mở ra trong một số ngành công nghiệp quan trọng. Việc hạn chế số hãng được mở ra nhằm mục đích vừa duy trì sự cạnh tranh giữa các hãng với nhau, vừa giữ cho số vốn được tập trung trong một số hãng mạnh, có khả năng cạnh tranh với các công ty mạnh trên thế giới chứ không tản mát vốn vào các công ty nhỏ không đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Một thí dụ khác như chính phủ giúp đỡ cho một số công ty quan trọng khi các công ty này gặp khó khăn, tránh cho các công ty bị vỡ nợ, phải đóng cửa quá sớm, tạo thêm điều kiện cho các công ty lướt qua các khó khăn khi kinh tế thế giới không thuận lợi. Các biện pháp can thiệp của chính phủ có những ưu điểm cũng như khuyết điểm cho nền kinh tế nói chung.
Nói chung Mỹ không tìm cách làm cho kinh tế Nhật suy yếu đi khi giải tán các công ty lớn mà chỉ tìm cách xóa bỏ ảnh hưởng của các thành phần chủ chiến. Mỹ muốn Nhật có một nền kinh tế thịnh vượng phát triển trong khung cảnh hòa bình. Nền kinh tế thịnh vượng đem lại công ăn việc làm cho người dân sẽ giảm bớt số người nghèo khổ bất mãn, thấy cuộc đời mình bị bế tắc, không có tương lai sẽ gia nhập các phong trào chính trị cực đoan, chủ trương dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội.
Người Mỹ đã thay đổi được gì?
Những việc làm của tướng McArthur như thay đổi hiến pháp, thay đổi kinh tế, văn hóa sau đó có điều được bỏ đi, có điều chỉ áp dụng ở một mức độ nào đó hoặc chỉ có ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội Nhật đến một mức nào đó.
Điều đã thay đổi nước Nhật là phe quân nhân mất ảnh hưởng và không còn can thiệp vào kinh tế, chính trị Nhật nữa . Quân đội Nhật chỉ giữ vai trò phòng vệ quốc gia chứ những người lãnh đạo quân đội không làm kinh tế, không can thiệp vào đường lối của chính phủ do dân bầu.
Nếu nhìn vào một số quốc gia ngày nay như Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Pakistan… với quân đội và cơ quan an ninh có ảnh hưởng trong chính trị, kinh tế và có hậu quả xấu cho quốc gia thì việc triệt tiêu được ảnh hưởng của giới quân nhân Nhật sau Thế Chiến Hai là sự thành công. Sự thành công này có lợi cho Mỹ là Nhật sẽ không dùng quân sự mà chống Mỹ, nhưng cũng có lợi cho Nhật là các thành phần kinh tế, xã hội khác trong nước Nhật có cơ hội được hoạt động và phát triển mà không bị giới quân nhân lấn át.
Tại Thái Lan, quân đội vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong chính trị. Thủ tướng Thái mặc dù được dân bầu lên nhưng có thể bị lật đổ khi quân đội làm đảo chánh. Như vậy, khi thủ tướng Thái có những chính sách làm thiệt hại đến quyền lợi của quân đội thì sẽ bị quân đội ngăn cản. Nếu thủ tướng cứ tiếp tục chính sách đó thì sẽ bị quân đội làm đảo chánh lật đổ, rồi sau đó quân đội lại để cho bầu cử để có thủ tướng mới. Một số tướng lãnh Thái tham nhũng và có quyền lợi trong một số công ty. Việc quân đội dùng sức mạnh xen vào chính trị khiến cho một số hành vi phạm pháp, tham nhũng không bị trừng phạt và quân đội dùng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người chứ không theo sự công bằng xã hội.
Nước Nhật đã từng trải qua sự thay đổi vào giữa thế kỷ 19 khi những người lãnh đạo muốn canh tân nước Nhật. Việc kinh doanh trước đó bị coi thường. Tầng lớp thương nhân bị đứng hàng chót trong bốn tầng lớp Sĩ, Nông, Công, Thương. Tầng trên cùng là Sĩ tức là Võ Sĩ, Samurai, là người được trọng vọng, có quyền đeo kiếm đi ngoài đường. Sĩ của Nhật khác với Sĩ của Trung Hoa và Việt Nam. Sĩ của Trung Hoa và Việt Nam là Nho sĩ, là người xem trọng việc giáo dục dân, giải quyết vấn đề bằng hòa bình hơn là dùng vũ lực. Để chấn hưng thương mại, những người chủ trương canh tân đã viết sách thay đổi cách nhìn của dân Nhật về giới thương nhân. Tầng lớp võ sĩ cũng bị giảm bớt giá trị khi chính quyền không còn duy trì sự phân biệt các tầng lớp một cách chặt chẽ như xưa. Với sự thay đổi của người Mỹ, giới quân nhân bị mất ảnh hưởng rất nhiều, tinh thần võ sĩ đạo đề cao sự can đảm, không sợ chết không còn được trọng vọng, thay vào đó là một lớp doanh nhân, xem việc kiếm tiền là mục tiêu cần theo đuổi.
Việc giảm đi tinh thần thượng võ, gia tăng tinh thần kinh doanh làm cho một số người Nhật bất mãn vì thấy văn hóa truyền thống của Nhật bị phai nhạt đi. Nhưng chính đa số dân Nhật cũng tán thành việc làm giảm bớt tinh thần thượng võ vì họ thấy sự tai hại ghê gớm của chiến tranh. Về những năm sau này, có trường hợp một người Nhật tự mổ bụng tự tử để tỏ ý phản đối văn hóa mới, không còn xem trọng các đức tính của Samurai nữa.
Những gì nước Nhật không thay đổi
Tuy Mỹ có thay đổi hiến pháp và luật pháp, cũng với ý định thay đổi cả văn hóa Nhật nhưng sau hàng chục năm, có những điều Nhật vẫn không thay đổi nhiều.
Xã hội Nhật vẫn có tính cách tôn ti trật tự, người dưới nghe lời người trên, chứ không giống như các nước Tây Phương mỗi người là cá nhân bình đẳng với nhau.
Vai trò phụ nữ Nhật trong các hoạt động kinh tế, xã hội vẫn khiêm nhường hơn so với vai trò phụ nữ Tây Phương. Trong hàng chục năm sau chiến tranh, gia đình Nhật vẫn còn là người chồng đi làm, vợ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái trong khi cùng thời gian đó, tỉ lệ phụ nữ Tây Phương ra ngoài đi làm cao hơn.
Người Nhật vẫn giữ thói làm việc rất cẩn thận, chu đáo. Vào đầu thập niên 1980, khi hàng hóa Nhật với đồ điện tử, xe hơi, xe mô tô xuất cảng lan tràn trên thế giới, người Mỹ thấy hàng hóa Nhật tốt hơn, bền hơn nên tìm hiểu tại sao. Họ thắc mắc tại sao người Nhật học phương pháp kiểm soát phẩm chất trong công nghiệp từ Mỹ lại sản xuất ra hàng hóa có phẩm chất cao hơn hàng hóa Mỹ. Người Mỹ thấy là sở dĩ hàng hóa Nhật có phẩm chất tốt là vì người Nhật làm việc với thái độ cẩn thận, chu đáo, để ý đến từng chi tiết nhỏ.
Phép lạ Nhật Bản
Vào thời gian đầu tiên sau 1945, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nên kinh tế Nhật là kinh tế thắt lưng buộc bụng, đời sống kham khổ, phải làm việc nhiều. Đến thập niên 1960 người ta nói đến Phép Lạ Nhật Bản khi kinh tế Nhật hồi phục mau chóng và đi vào giai đoạn tăng trưởng với tốc độ nhanh. Vào thời gian này, tại Châu Âu, kinh tế Tây Đức cũng hồi phục và phát triển nhanh. Dư luận tại miền Nam lúc đó nói rằng Đức và Nhật là hai nước kẻ thù của Mỹ mà ngày nay trở thành bạn và có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, nên có nhiều người hy vọng việc miền Nam sẽ có được sự giúp đỡ của Mỹ để phát triển kinh tế.
Tại Châu Âu, sự giúp đỡ của Mỹ được nhắc đến qua chương trình Marshall. Qua chương trình này, Mỹ đem tiền cho các nước Tây Âu vay để các nước này xây dựng lại hạ tầng cơ sở, hồi phục lại nền công nghiệp đã bị chiến tranh tàn phá trong Thế Chiến Hai. Tại Nhật, không có chuyện Mỹ đổ tiền vào một cách dồi dào như tại Tây Âu nhưng Mỹ cũng có góp phần làm cho kinh tế Nhật phát triển nhanh hơn trong việc dành các hợp đồng cung cấp quân trang, quân dụng cho quân đội Mỹ trong hai cuộc chiến tranh tại Đại Hàn, 1950 – 1953, và chiến tranh tại Việt Nam vào thập niên 1960.
Sự phục hồi kinh tế của hai nước Tây Đức và Nhật cũng là do chính phủ các nước này biết quản lý kinh tế một cách khôn ngoan và người dân các nước này hăng hái làm việc, nhưng đối với dân miền Nam lúc đó thì trường hợp hai nước này cho thấy ít ra là hai nước này có thể trở thành thịnh vượng khi nằm trong khu vực ảnh hưởng của Mỹ, dù là trước đó đã là kẻ thù của Mỹ.
Phép lạ Nhật Bản là làm việc nhiều và chịu khó,Vào thập niên 1950, 1960 dân Nhật sống đời sống cần kiệm, kham khổ. Một ký giả Tây phương mô tả bữa cơm của một gia đình công nhân Nhật thường không có thịt. Trên mâm chỉ có mấy miếng đậu phụ. Cả nhà ăn đậu phụ chấm tương. Ăn xong rồi thì chan canh rau cũng nấu với đậu phụ. Ăn canh sau cùng cũng để rửa sạch bát để không còn dính một hạt cơm nào trong bát. Nhật là đảo quốc thì ăn tôm, cá nhiều hơn. Thịt bò tại Nhật rất đắt chỉ có nhà giàu mới có tiền ăn thịt bò. Vì Nhật ít đất nên không để đất trồng cỏ để nuôi bò, cho nên phải nhập cảng thịt bò. Người Nhật, người Đài Loan và người Đại Hàn ăn đậu phụ rất nhiều so với người Việt.
Đậu phụ là nguồn cung cấp chất đạm cho bắp thịt cần cho những người làm việc nặng và đậu phụ rẻ hơn thịt.
Phép lạ Nhật Bản cũng là sự tính toán, tiết kiệm trong đời sống. Nhật tuy đất ít nhưng cũng có thể tự túc được gạo. Để phát huy năng suất của đất, người Nhật sử dụng nhiều phân bón hóa học. Vì thế giá thành của lúa làm ra cao. Chính phủ Nhật phải phụ cấp cho nông dân để nông dân có thể bán lúa trong nước với giá thấp hơn. Để đạt được mức cung cấp gạo tối đa cho một diện tích đất ít ỏi, người Nhật trồng loại lúa thượng hạng. Loại lúa này họ đem xuất cảng bán được với giá cao. Số tiền bán được họ mua gạo hạng thường về cho dân dùng như thế họ có được nhiều gạo hơn. Trong những năm từ đầu thiên niên kỷ 2000, chính phủ Nhật bỏ phụ cấp trồng lúa cho nông dân và bỏ chính sách phải tự túc được về gạo mà nhập cảng gạo cho dân trong nước dùng. Họ dùng đất để xây nhà máy, chế tạo hàng hóa đem bán thì được lợi gấp bội việc trồng lúa.
Phép lạ Nhật Bản cũng là sự tỉnh táo, sáng suốt nhìn vào tình thế. Người Nhật có thể rình giết lính Mỹ, quấy rối quân đội Mỹ mãi mãi để đuổi người Mỹ đang chiếm đóng nước Nhật. Nhưng làm thế thì Nhật sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ và mất đi dịp học hỏi kỹ thuật của người Mỹ. Người Nhật hiểu họ thua Mỹ là vì kém về kỹ thuật trong nhiều mặt, kém về tiềm năng kinh tế. Vì thế họ đưa ra khẩu hiệu"đuổi kịp người Tây Phương, vượt qua người Tây Phương". Họ đã từng canh tân nước Nhật vì thấy khoa học kỹ thuật và kinh tế là nền tảng của sức mạnh quốc gia. Họ tìm cách xây dựng nền tảng của sức mạnh quốc gia trong khi hoàn cảnh bại trận giới hạn họ trong một số mặt. Họ đã tự nhủ với nhau rằng "Nếu chúng ta không thể làm người thắng giỏi thì chúng ta sẽ làm người thua giỏi". Người thua giỏi là người biết nuôi sức mình để chờ cơ hội thuận tiện mà đứng thẳng lên.
Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ?
Cho đến ngày nay cũng vẫn còn có người gọi các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của các nước tư bản Tây phương là « thuộc địa kiểu mới » của các nước Tây phương.
Chữ thuộc địa kiểu mới phát sinh từ chỗ sau Thế Chiến Hai, các nước Tây Phương đã trả lại độc lập cho các nước thuộc địa nhưng vẫn giữ quan hệ về kinh tế, chính trị với các nước này. Các nước thuộc địa cũ tuy được độc lập nhưng vẫn còn nền kinh tế nông nghiệp, chưa công nghiệp hóa nên vẫn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của các nước Tây phương, các nước Tây Phương vẫn khai thác và mua nguyên liệu từ các nước thuộc địa cũ giống như thời các nước này còn là thuộc địa. Chẳng hạn, các nước cựu thuộc địa của Anh, sau khi được trả độc lập vẫn ở trong khối Common Wealth do Anh dẫn đầu và buôn bán, giao thiệp với Anh. Một số nước cựu thuộc địa của Pháp ở trong khối Liên Hiệp Pháp và tiếp tục buôn bán, giao thiệp với Pháp.
Trường hợp của Nhật xem ra không thể xếp chung vào với các nước cựu thuộc địa vì Nhật đã là một nước công nghiệp hóa chẳng khác gì các nước Tây phương từ trước Thế Chiến Hai. Sau Thế Chiến Hai, vì thua trận nên Nhật và Đức bị Mỹ khống chế không cho có quân đội lớn, nhưng về mặt kinh tế, Nhật là một nước công nghiệp hóa nên Nhật bán hàng cho các nước khác đồng thời mua nguyên liệu từ các nước khác giống y như các nước Tây Phương đã công nghiệp hóa chứ không phải là nước chỉ tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của các nước Tây phương và cung cấp nguyên liệu cho các nước công nghiệp. Vì thế không thể gọi Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Nhật bán hàng sang Mỹ nhiều hơn Mỹ bán sang Nhật. Công ty Toyota của Nhật đã soán ngôi công ty GM của Mỹ trong ngôi vị công ty bán xe hơi nhiều nhất thế giới thì đâu thể gọi Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Qua đến thập niên 1980, một số nước Á Châu trước đây bị gọi là thuộc địa kiểu mới như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Phillipines lại được xem là Con Rồng Của Á Châu khi có nền kinh tế phát triển nhanh. Trường hợp Đài Loan và Nam Hàn thì từ nước nông nghiệp sau Thế Chiến Hai ngày nay đã thành một nước công nghiệp sản xuất hàng bán đi khắp thế giới.
Dù gọi là thuộc địa kiểu mới hay là gì chăng nữa thì trong nền kinh tế tự do của thế giới, nước nào mà người dân hăng hái hoạt động, có chính sách phát triển khôn ngoan thì cũng vươn lên được.
Người Mỹ đã thay đổi nước Nhật ở chỗ giới hạn khuynh hướng gây chiến tranh, nhưng trong khung cảnh kinh tế tự do của thế giới, nước Nhật cũng vẫn vươn lên được bằng các sử dụng tốt nhất các điều kiện eo hẹp nhất định mà họ có.
Nguồn: Blog cá nhân Minh Đức

Nhà thầu Trung Quốc làm đường ống Sông Đà:Những câu hỏi khó...


(Tin tức thời sự) - Cơ quan lựa chọn nhà thầu cung cấp đường ống gang dẻo để cung cấp trong giai đoạn 2, phải cam kết với dân, với chính quyền thành phố HN.

Người chọn thầu phải chịu trách nhiệm
Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex- Viwasupco, đơn vị chủ đầu tư dự án nước Sông Đà giai đoạn II vừa phát đi thông cáo lý giải việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo cho dự án đang gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, công ty được lựa chọn là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 23/3, ĐBQH Bùi Thị An (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) cho biết: "Theo tôi, về nguyên tắc đối với đấu thầu trong nước hay quốc tế thì đều liên quan đến chuyện liên kết, ký kết văn bản giữa hai nước với nhau.
Hơn nữa, điều quan trọng nhất đó chính là tiêu chí đấu thầu. Đây là yếu tố quyết định ai có thể tham gia đấu thầu. Tất cả những điểm này, chỉ có những người tham gia duyệt thầu, thắng thầu mới nắm rõ".
Chính vì thế, theo bà An, thứ nhất, phải quy trách nhiệm đến cùng ai là người chọn thầu; thứ hai, công bố công khai toàn bộ chỉ tiêu kỹ thuật của gói thầu trên, nói rõ, tuổi thọ đường ống là bao lâu, vệ sinh an toàn thực phẩm của ống này với nước sinh hoạt như thế nào.
Nha thau Trung Quoc lam duong ong Song Da:Nhung cau hoi kho...
Đường ống nước sông Đà giai đoạn 1 đã gặp 17 sự cố
Từ đó, để người chọn thầu phải chịu trách nhiệm trước dân, nếu nghỉ hưu thì người kế nhiệm phải chịu trách nhiệm đến cùng với dân, vì đây là vấn đề an sinh xã hội, vì liên quan đến cuộc sống của mười mấy chục nghìn người dân thành phố Hà Nội.
"Phải đề nghị, người chọn thầu phải chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra với dân từ chất lượng, tuổi thọ của ống, vệ sinh an toàn nước", bà An nhấn mạnh.
Trước giải thích và sự tin tưởng của Vinaconex về năng lực của nhà thầu Trung Quốc, bà An cho rằng, rất nhiều người đều lập luận khi đấu thầu, tuyển chọn đều là quy trình tốt, nhưng sản phẩm đưa vào sử dụng toàn sai, hoạt động không tốt.
Lạ một điều, lúc đó đều đổ cho yếu tố khách quan, cho nên, bây giờ đề nghị người chịu trách nhiệm cao nhất là người chọn thầu, công bố công khai toàn bộ chỉ tiêu kỹ thuật của đường ống nước này, trong đó bao gồm các yếu tố: tuổi trọ công trình, đường ống.
Đây là người chịu trách nhiệm chính trước dân, trước chính quyền Hà Nội, trước cử tri Hà Nội về việc lựa chọn này.
Phải công khai cam kết
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, bà An nhấn mạnh: "Chúng ta phải đề nghị người chọn thầu cam kết với chính quyền, với người dân rằng đã chọn thầu đúng, cam kết tất cả tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo.
Khi đó, nếu sau này đưa vào sử dụng gặp sự cố, thì mới có thể quy trách nhiệm, tránh tình trạng như hiện nay".
Về việc trưng cầu ý kiến của người dân, theo bà An, Luật trưng cầu dân ý cũng có quy định, cái gì có liên quan đến lợi ích của dân thì phải hỏi ý kiến của dân, kể cả việc chọn thầu, cuối cùng thì cũng chỉ để chọn thầu đúng.
Nhưng nếu chủ đầu tư khẳng định đã chọn đúng, chọn được nhà thầu kinh nghiệm, đảm bảo được mọi yêu cầu, thì có thể cam kết với dân, với chính quyền, UBND TP Hà Nội là được. Trong đó, nêu rõ nếu xảy ra sự cố phải chịu trách nhiệm không những dân sự mà còn là hình sự.
Bà An nói, sẽ không được đổ cho chất liệu làm đường ống như giai đoạn 1, cũng không thể đổ do yếu tố khách quan.
"Với dự án đường ống nước sông Đà giai đoạn 1 đường ống đã dùng công nghệ Trung Quốc, 3 năm 17 sự cố, giờ đây giai đoạn 2 chúng ta lại tiếp tục lựa chọn nhà thầu Trung Quốc, thì cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về ngành cấp thoát nước, vật liệu.
Và chuyện người dân mất niềm tin vào năng lực nhà thầu Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu khi quá nhiều công trình có liên quan đến Trung Quốc đang khiến người dân vô cùng lo lắng. Vì thế, cần có những cam kết công khai, rõ ràng từ phía chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp vật liệu này", bà An khẳng định.
Châu An

23 tháng 3, 2016

Nữ sinh dân tộc Mường giành học bổng 5,5 tỷ đồng của ĐH Mỹ danh tiếng


Bùi Trần Bảo Ngọc, cô gái 9X đến từ mảnh đất Hòa Bình tâm sự, có bố là người dân tộc Mường nên em thấu hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc. Đó là nguồn cảm hứng của bài luận giúp Ngọc chinh phục suất học bổng “khủng” đất Mỹ.
Thông tin cá nhân
Họ và tên: Bùi Trần Bảo Ngọc
Sinh năm: 1997
- Cựu học sinh Chuyên Toán trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Tốt nghiệp Tú tài quốc tế tại trường Thế giới liên kết Đông Nam Á (UWCSEA), Singapore
Thành tích cá nhân và hoạt động nổi bật:
- Giải Nhì kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 9
- Giải Nhất Cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay Casio Khu vực miền Bắc, lớp 9
- Bằng khen danh dự của Chủ tịch tỉnh Hoà Bình, lớp 9
- Học bổng “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học” của Viện nghiên cứu cao cấp về toán, lớp 10
- Học bổng UWC toàn phần từ trường UWCSEA Singapore, lớp 11
- Học bổng trị giá 240,000 USD/4 năm (khoảng 5,5 tỉ đồng) từ trường Đại học Duke, Mỹ.
- Chủ tịch tổ chức Định hướng du học và phát triển tiếng Anh (SAGS), trường Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Đồng trưởng ban tổ chức cuộc thi Hùng biện tiếng Anh U-Talk 2014
- Đồng trưởng ban tổ chức Ngày hội ngôn ngữ mẹ đẻ quốc tế 2015 (International Mother Tongue Day)
- Trưởng ban truyền thông tại UWCSEA Senior Ambassadors
- Thành viên ban tổ chức Hội nghị Hoà bình tại Thái Lan năm 2015
- Thành viên ban tổ chức UWC Scholarship Singapore Selection Camp 2015-2016
- Thành viên dàn hợp xướng Singers, biểu diễn tại OPUS Concert 2014-2015

học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Bảo Ngọc - cô gái dân tộc Mường xinh xắn sinh ra tại mảnh đất Hòa Bình.
Trải nghiệm đa văn hóa tại đảo quốc sư tử
Hành trình du học của Bảo Ngọc khởi đầu từ đất nước Singapore. Là cô gái thông minh năng động, sau khi tốt nghiệp lớp 11 trường THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội với những thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc, Bảo Ngọc được nhận học bổng toàn phần của trường Thế giới liên kết Đông Nam Á (UWCSEA) tại Singapore.
Đây là một trong hệ thống 15 trường UWC trên toàn thế giới, được thành lập nhằm mục đích lấy giáo dục làm động lực liên kết các quốc gia, các nền văn hoá và con người vì mục tiêu hoà bình và một tương lai bền vững.
Tại UWCSEA, cô gái Việt được gặp gỡ với bạn bè từ hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới, tham gia nhiều hoạt động liên quan đến việc quảng bá các nền văn hoá, xây dựng hoà bình và tìm hiểu các vấn đề xã hội.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Nhận học bổng toàn phần chương trình Tú tài quốc tế tại trường Thế giới liên kết Đông Nam Á (UWCSEA), Singapore, cô gái Việt có những trải nghiệm đa văn hóa để trưởng thành.
Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu khi đặt chân vào môi trường giáo dục đa văn hóa, Ngọc bắt đầu “cháy” hết mình với việc học hành và các hoạt động ở UWC.
“Bên cạnh việc học và thi bình thường, chúng em còn làm nhiều các bài tiểu luận, đề tài nghiên cứu độc lập gắn liền với thực tế. Chương trình Tú tài quốc tế (International Baccalaureate - IB) tại UWCSEA rất khuyến khích chúng em tìm hiểu những thông tin nóng hổi của xã hội như làn sóng tị nạn tại châu Âu, sự khủng hoảng của nền kinh tế Hy Lạp hay đưa những trải nghiệm cá nhân từ nền văn hoá của mình vào các đề tài nghiên cứu.
Điều này giúp chúng em tự suy nghĩ một cách sâu sắc và tránh dựa dẫm hay sao chép từ các bài nghiên cứu khác”, Ngọc chia sẻ.
Một điều khiến 9X Việt đặc biệt ấn tượng là sự năng động của môi trường ở đây. Các học sinh như Ngọc được yêu cầu phải tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, tình nguyện diễn ra trong và ngoài trường một cách thường xuyên.
Cũng như các học sinh UWC khác, hoạt động ngoại khoá với Ngọc không còn là điều bắt buộc mà dần trở thành một phần không thế thiếu trong cuộc sống du học, giúp em năng động và trưởng thành hơn.
“Em ấn tượng nhất hồi hè lớp 11, em được đến vùng biên giới Thái Lan, Myanmar một tuần để tổ chức hội nghị Hoà bình với người dân tị nạn ở đó. Chúng em đã sống cùng nhau một tuần, tham gia rất nhiều hoạt động và chia sẻ với nhau rất nhiều kỷ niệm sâu sắc. Có người bạn còn đi xe mười mấy cây số để đến tặng em một món quà trước khi chia tay.
Sự kiện này đã khiến em nhận ra rất nhiều bài học quý giá về hoà bình, tình bạn, văn hóa, cuộc sống của chính mình và những người xung quanh”.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Ngọc rạng rỡ trong ngày tốt nghiệp tại Singapore.
Trân trọng văn hóa dân tộc để trưởng thành và vươn xa
Cuối năm lớp 11, vì còn “mải” tận hưởng cuộc sống ở UWC nên học đại học với Ngọc vẫn còn khá mông lung. “Nhưng phải đến một lần nói chuyện với một anh bạn từng là cựu học sinh UWC Costa Rica, hiện đang học tập tại ĐH Duke, em mới thực sự bị cuốn hút bởi trường và quyết định nộp hồ sơ sớm đợt 1- Early Decision”, Ngọc kể.
Và cô gái Việt bằng khả năng học tập, trải nghiệm xã hội phong phú cùng suy nghĩ sâu sắc trong bài luận đã chinh phục hội đồng tuyển sinh ĐH Duke danh tiếng ngay trong lần đầu nộp hồ sơ.
Hành trình du học Singapore cùng trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa là chất liệu cho bài luận phụ của Bảo Ngọc. Còn bài luận chính, cô gái Việt đã nói về tác động của bố và người dân tộc Mường lên việc hình thành nên con người mình.
“Bố em là người dân tộc Mường nên từ nhỏ em đã được thấu hiểu và học cách trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. Đây chính là nguồn cảm hứng cho em viết bài luận chính nói về tác động của bố và dân tộc Mường lên việc hình thành nên con người em”. Với Ngọc, trân trọng văn hóa cội nguồn chính là động lực giúp em trưởng thành và đi xa.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ
Trân trọng nguồn cội, bản sắc văn hóa dân tộc Mường là cảm hứng trong bài luận chính gửi đến ĐH Duke của cô gái Việt.
Ngọc “bật mí”: “Thực ra không có công thức chung cho một hồ sơ đại học thành công vì mỗi người có một hoàn cảnh và điểm mạnh, yếu khác nhau.
Em chỉ muốn nói với những ai đang muốn đi du học rằng: Hồ sơ đại học không chỉ là những con số mà còn là cả con người bạn. Hãy coi thử thách là cơ hội, làm những gì bạn đam mê, và cho nhà tuyển sinh thấy sự đa dạng trong một tổng thế thống nhất ở bạn”.
Xuất sắc chinh phục học bổng trị giá gần 5,5 tỷ đồng của ĐH Duke (xếp thứ 8 trong top 10 trường ĐH Quốc gia tốt nhất nước Mỹ theo bảng xếp hạng của U.S. News & World Report năm 2015), nữ tân sinh viên dự định theo học ngành Kinh tế và Khoa học chính trị, vì đó là đam mê của em cũng là một trong những thế mạnh của nhà trường.
học bổng, du học sinh, xin học bổng, học bổng Mỹ

“Trong tương lai gần, em muốn được học hết sức, chơi hết mình, đi tới nhiều nơi và trải nghiệm nhiều nền văn hoá để mở mang tầm mắt và trau dồi kiến thức. Như Shelby Davis- Chủ tịch quỹ học bổng Davis UWC Scholarship đã từng nói, “A life consists of 3 phases: Learn, Earn and Return”, em muốn cháy hết mình cho tuổi trẻ, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để quay trở về làm những việc có ích cho xã hội sau này”, cô gái Việt khẳng định.
(Theo Lệ Thu/ Dân Trí)
(Ảnh NVCC)