Trang

24 tháng 1, 2019

Vô rừng hái táo và bài học nhớ đời

Chúng tôi là nhóm người Úc gốc Việt, tham dự khóa tu 3 tháng "an cư kiết hạ" với chư Sư người Úc tại một tu viện. Ngày mãn hạ, tu viện tổ chức dã ngoại. Chúng tôi vô rừng... và… kìa, một vườn táo hoang. Chao ôi đẹp quá! Cây trổ quả chi chít, từng chùm trái chín đỏ, vàng ươm. Cả bọn trầm trồ chiêm ngưỡng và… sực tỉnh ngay là “HÁI”. Vâng, tha hồ hái, táo vô chủ, táo mọc hoang mà, không hái cũng uổng…thế là một bịch, hai bịch, ba bịch đầy …và lại chạy ra xe lấy thêm bịch để đựng… cả chục bịch rồi mà trên cây vẫn còn chi chít trái…có người đề nghị cởi áo khoác ra để làm bọc đựng …
Bỗng ông Brian- Phật tử mới, người Úc nói to:
- Enough! – đủ rồi, đừng hái nữa!
- Why? – Sao vậy? còn sớm mà, trái chín còn đầy mà, chúng tôi muốn hái nhiều nữa mà…, Không hái thì trái sẽ rụng và phí thôi, táo mọc hoang mà …v.v….
Ông Brian đã mỉm cười một cách nhẹ nhàng và nói:
- Vâng, đây là táo hoang, chúng ta có thể hái, nhưng chỉ nên hái vừa đủ thôi. Phần còn lại trên cây, nên để cho những người đến sau...
- Nhưng ai cũng chừa lại thì phí quá, rất nhiều trái chín đã bị chim chóc cắn phá, một số rụng đầy dưới mặt đất, bị các loài thú vật nào đó gặm nhắm, ôi, uổng phí hết sức!
Ông Brian vẫn với nụ cười hiền hòa:
- Không phí đâu, chúng ta nên nhường phần cho các loài sinh vật quanh đây, chúng cũng biết vườn táo này không có chủ, và rất thích đến đây để ăn ...
Mô Phật! Thật là xấu hổ, qua 3 tháng tu tập, nghe pháp, ngồi thiền…vậy mà mới xả giới mãn hạ sáng nay thì tham lam, ích kỷ vẫn còn nguyên.
Cám ơn ông Brian, cám ơn vườn táo hoang! Nhờ có “họ” mà chúng tôi được một bài học tuyệt vời, niềm vui và có một câu chuyện không quên được trong đời.

(Theo Liên Phật Hội)

Đẩy thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân

Biển người Venezuela xuống đường phản đối, lật đổ chính quyền "xhcn" của tổng thống Maduro.
Ông Guaido- thủ lĩnh phe "dân chủ", Chủ tịch Quốc hội đã tuyên bố là Tổng thống lâm thời Venezuela ngày 23/1 vì được đại đa số dân ủng hộ.
Được lòng dân sẽ có chính quyền, mất lòng dân chế độ sẽ sụp đổ.

23 tháng 1, 2019

Người Việt xưa và nay

Người Việt xưa: 
- "Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một quốc gia nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người Annam và người Nhật Bản chắc chắn có mối quan hệ thân tộc từ xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc... tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại..." (Paul Doumer- Toàn quyền Đông Dương 1897-1902 và Tổng thống Pháp 1931- 1932).
Người Việt nay: 
- "Người Việt đang từng ngày làm xấu hình ảnh đất nước. Từ việc xả rác, khạc nhổ, vệ sinh tùy tiện cho đến hàng gian, hàng giả, tham ô, lãng phí…
Một bộ phận người Việt hung hăng, hễ va quệt là muốn ăn thua đủ. Một bộ phận người Việt đố kỵ, chẳng muốn ai hơn mình, càng không thể giúp ai để họ hơn mình. Một số người Việt khôn ranh, cái gì cũng muốn hơn thiên hạ, kể cả việc phá giá chơi nhau và tư duy kiểu thằng Bờm; không trung thực từ việp xếp hàng, khai báo, mua sắm…
Có không it người Việt thích nói dối, chuộng hình thức và ít chú trọng thực chất. Lòng tự trọng vốn là phẩm chất tốt đẹp của cha ông giờ gần như mai một. Khi lòng tự trọng quá hiếm thì biết xấu hổ cũng là chuyện lạ". ("Người Việt xấu xí"- Nguyễn Văn Mỹ, Báo Thanh Niên).

22 tháng 1, 2019

Triều đại nào có công lớn nhất Việt Nam?

Tóm tắt các triều đại trong lịch sử Việt Nam:
1- HỒNG BÀNG & VĂN LANG (Khoảng thế kỷ 7- 3 trước CN)
- Kinh Dương Vương (~3054-~2839 TCN): Theo truyền thuyết thuộc dòng dõi Vua Thần Nông, được suy tôn làm thủy tổ của người Bách Việt, đặt tên nước là Xích Quỷ có lãnh thổ rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục... Những ghi chép lại không rõ ràng, mang tính thần thoại, dã sử.
- Lạc Long Quân: Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt theo truyền thuyết "bọc trăm trứng".
- Hùng Vương: Ngôi vua đầu vào năm 2879 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, truyền qua 18 đời vua, đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm mất nước.
2- ÂU LẠC & NAM VIỆT (Thế kỷ 3 trước CN)
- An Dương Vương (257-207 TCN): "Truyện nỏ thần". 
- Hai Bà Trưng (40 – 43): Khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh. Bà Triệu (246 – 248): Khởi nghĩa chống quân Đông Ngô.
3- NHÀ LÝ & NHÀ TRIỆU (541-602): Lý Nam Đế (541-548), Triệu Việt Vương (549-571), Lý Phật Tử (571-602), Mai Hắc Đế (722), Phùng Hưng (791).
4- NHÀ KHÚC (905 – 939): Khởi nghĩa đánh đuổi quân Đường, làm Tiết độ xứ Tĩnh Hải Quân (Giao Chỉ).
5- NHÀ NGÔ (939 – 967): Đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938).
6- NHÀ ĐINH (968 – 980): Dẹp loạn 12 xứ quân.
7- NHÀ TIỀN LÊ (980 – 1010): Đánh thắng quân Tống xâm lược.
8- NHÀ LÝ (1010 – 1225): Dời đô về Thăng Long, phá Tống, phạt Chiêm.
9- NHÀ TRẦN (1225 – 1400): 3 lần đánh thắng quân Nguyên- Mông.
10- NHÀ HỒ (1400 – 1407): Kháng Minh thất bại.
11- NHÀ HẬU LÊ (1428 – 1788): Đánh đuổi quân Minh giành độc lập, đánh thắng Chiêm Thành mở rộng bờ cõi phương Nam tới Bình Định.
12- Bắc Triều – Nhà Mạc : (1527 – 1593).
13- Nam Triều – Lê Trung Hưng (1533 – 1788).
14- Thời TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH
– Chúa Trịnh (1545 – 1787).
– Chúa Nguyễn (1600 – 1802), tiếp theo là Triều Nguyễn.
15- NHÀ TÂY SƠN (1788 – 1802): Đánh thắng quân Xiêm, lật đổ Nhà Lê- Trịnh, đánh đuổi quân Thanh xâm lược.
16- NHÀ NGUYỄN (1802 – 1945): Đọc ở phần sau.
17- Thời NAM BẮC: (1954 – 1975)
– Việt Nam Cộng Hòa.
– Việt Nam Dân chủ cộng hòa: Giành độc lập, đánh thắng Pháp, thắng Mỹ- VNCH thống nhất đất nước.
18- VIỆT NAM XHCN (1975 – NAY): Ai cũng rõ.
Công lao của các triều đại với đất nước dựa trên 4 nền tảng chính: Lập Nước, Dựng Nước, Giữ Nước và Mở Cõi.
Xét 4 yếu tố này thì NHÀ NGUYỄN hội tụ tất cả, có công lớn nhất lịch sử Việt Nam.
Nói đến NHÀ NGUYỄN là phải tính từ thời Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) "mang gươm đi mở cõi", đến thời Nguyễn Ánh- Gia Long thành lập nên Nước Việt Nam (1802), tới khi Bảo Đại- vua Nguyễn cuối cùng thoái vị (1945).
Đến thời Lê Anh Tông (1568) lãnh thổ Đại Việt (Việt Nam) chỉ từ Ải Nam Quan tới Quảng Ngãi, Bình Định. Lúc này Nguyễn Hoàng là Tướng Quân/Tổng Trấn cai quản Xứ Quảng Nam và Thuận Hóa, khởi đầu sự nghiệp xây dựng cơ đồ Nhà Nguyễn ở Đàng Trong.
Trải qua 11 đời chúa, Nhà Nguyễn không ngừng mở rộng lãnh thổ về Phương Nam, Phương Tây, tới tận Hà Tiên, Cà Mau. Năm 1802 Nguyễn Ánh (Gia Long) thống nhất 3 Miền Bắc- Trung- Nam thành một dải từ Ải Nam Quan tới Cà Mau, lập nên Nước Việt Nam cường thịch nhất Đông Nam Á, khiến Nhà Thanh (Trung Quốc) cũng phải kiêng nể, Việt Nam không có họa ngoại xâm. Thời Minh Mạng (1802 – 1841), Nhà Nguyễn vẫn không ngừng mở rộng lãnh thổ sang Lào và Campuchia. Năm 1835 lãnh thổ Đại Nam (VN) rộng lớn gấp 1,7 lần ngày nay. 
Vua Minh Mạng đã xác lập chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông.
- "Năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và quy mô kinh tế, lớn hơn Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ bình quân thế giới"- BT Bùi Quang Vinh.
Tiếc rằng tới thời Tự Đức (1847 – 1883) và các đời vua sau, Nhà Nguyễn suy yếu dần và Việt Nam bị thực dân Pháp xâm chiếm.
Kết luận: Nhà Nguyễn đã xây dựng vương triều phát triển hùng mạnh trong khoảng 250 năm (1600-1850), mở rộng lãnh thổ Việt Nam từ Quãng Ngãi tới Cà Mau, thành lập nên Nước Việt Nam như ngày nay.
Ảnh: 1- Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, 2- Nguyễn Ánh, 3- Bản đồ VN thời Minh Mạng lớn gấp 1.7 lần ngày nay.

Phạm Văn Hải (Tổng hợp theo internet)