Trang

12 tháng 3, 2016

“Bạn vàng” Trung Quốc là thế này đây!


Gần 4 ngàn năm lịch sử TQ luôn có dã tâm xâm chiếm, thống trị VN.
Nay TQ đã xâm chiếm lãnh thổ VN (Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc…), xâm chiếm biển đảo của VN (Hoàng Sa và một phần Trường Sa), chiếm lĩnh thị trường VN (hàng năm xuất siêu sang VN mấy chục tỷ usd, quản lý hơn 70% ngành khai khoáng, khống chế để trúng thầu khoảng 90% các công trình, dự án lớn của VN…). Đầu độc dân VN bằng công nghệ bẩn và hàng hóa độc hại, vv và vv. Hôm nay TQ lại chặn nguồn nước sông Mekong khiến Miền Tây khô hạn.

- Tham khảo: TQ xây đập, VN lo thiếu nước.  http://www.bbc.com/vietnamese/lg/vietnam/2009/06/090603_mekong_river.shtml 




Những hình ảnh chưa từng có trong 100 năm qua ở miền Tây

B. Bình | 
Những hình ảnh chưa từng có trong 100 năm qua ở miền Tây
Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, con kênh Bưng Con (xã Viên An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) gần như khô cạn. Ảnh: Dân việt

Hiện, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây đang ở mức báo động và đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh…

Biểu đồ tình hình ngập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đồ họa: TTXVN
Biểu đồ tình hình ngập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đồ họa: TTXVN
Nhiều diện tích vụ lúa Xuân Hè của các hộ gia đình ở Sóc Trăng đến nay gần như bỏ trắng vì không có nước bơm. Ảnh: TTXVN
Nhiều diện tích vụ lúa Xuân Hè của các hộ gia đình ở Sóc Trăng đến nay gần như bỏ trắng vì không có nước bơm. Ảnh: TTXVN
Những nền ruộng khô khan, nứt nẻ tại ấp 4, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Dân việt
Những nền ruộng khô khan, nứt nẻ tại ấp 4, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Dân việt
Lúa của nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng chết khô vì mặn xâm nhập. Ảnh: Báo Nhân dân
Lúa của nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng chết khô vì mặn xâm nhập. Ảnh: Báo Nhân dân
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, toàn tỉnh này có 7.651ha lúa bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Cầu Ngang và Trà Cú. Ảnh: Dân việt
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, toàn tỉnh này có 7.651ha lúa bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Trong đó, tập trung nhiều ở huyện Cầu Ngang và Trà Cú. Ảnh: Dân việt
Cống Xuân Hòa (Tiền Giang) đang khẩn trương bơm nước ngọt vào cứu lúa. Ảnh: VOV
Cống Xuân Hòa (Tiền Giang) đang khẩn trương bơm nước ngọt vào cứu lúa. Ảnh: VOV
Một vùng rộng lớn ở Bạc Liêu nứt nẻ, người dân bỏ hoang. Ảnh: Zing.vn
Một vùng rộng lớn ở Bạc Liêu nứt nẻ, người dân bỏ hoang. Ảnh: Zing.vn
Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất lúa, nhiều vườn cây ăn trái ở tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng cũng đang bị thiệt hại vì hạn mặn. Ảnh: Dân việt
Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất lúa, nhiều vườn cây ăn trái ở tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng cũng đang bị thiệt hại vì hạn mặn. Ảnh: Dân việt
 Cá nuôi của nông dân Bến Tre chết trắng kênh vì nước nhiễm mặn. Ảnh: Zing.vn
 Cá nuôi của nông dân Bến Tre chết trắng kênh vì nước nhiễm mặn. Ảnh: Zing.vn
Miền Tây bị hạn hán, mặn xâm nhập nặng nhất trong 100 năm. Nguồn: Zing.vn
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp, năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm.
Tổng lượng mưa trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua.
Mùa khô năm nay do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm 2 tháng và nhiều khả năng kết thúc muộn. Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây , mặn xâm nhập sâu 40-93 km, tăng 10-15 km so với các năm trước.
Gần 340.000 ha trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, 104.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết.
Tỉnh Vĩnh Long nằm rất xa biển nhưng lần đầu bị nước mặn tấn công. Tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng thiên tai hơn 40.000 ha lúa bị chết, đời sống sản xuất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Các địa phương như Bến Tre, Trà Vinh, Vị Thanh, Rạch Giá có khả năng thiếu nước ngọt sinh hoạt từ 2 tháng trở lên.
Tổng hợp
theo Trí Thức Trẻ

11 tháng 3, 2016

Trung Quốc độc bá sông Mekong

Khủng hoảng sông Mekong: Cuộc thủy chiến không cân sức

 11/03/2016
14-52-51_no-trc-do
Đập Nọa Trác Độ ở Vân Nam. Ảnh: Flickr/International rivers
Đi tìm nguyên nhân nguồn cá tôm trên con sông Mekong dài thứ 12 thế giới cạn kiệt trầm trọng, nhiều biến đổi thủy văn tiêu cực xuất hiện, người ta thấy nổi lên một cái tên: Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số nước láng giềng “quá nhỏ bé và sợ hãi đến mức không dám nêu thẳng vấn đề với Trung Quốc”, theo nhận định của chuyên gia trên báo Financial Times.
Den Kroolong bị một cú điện thoại dựng dậy lúc 6 giờ sáng trong lúc đang ngủ tại nhà ở miền bắc Thái Lan một ngày cuối năm ngoái. Chiếc thuyền của ông đã biến mất.
Là ngư dân giàu kinh nghiệm, trước khi về nhà, anh đã cẩn thận cột chặt thuyền vào cọc ở bờ sông Mekong. Nhưng bạn ông nói có điều gì đó bất thường đã xảy ra trong đêm, cách ly phần đất này của Thái Lan với đất Lào.
Bùn đất, mảnh vỡ, rác rưởi từ đâu đổ về ầm ầm, nước dâng thêm vài mét. Đây là điều bất thường vì tháng 12 là mùa khô, nước sông Mekong thường lặng và cạn. Người ta có thể trồng rau dọc bờ sông.
Lũ lớn giữa mùa khô
Kroolong, 53 tuổi, đã có cháu nội, bắt đầu đánh cá trên sông Mekong từ năm lên chín.
Ông thấy rất ngỡ ngàng khi tới bờ sông: “Đây là lần đầu tiên trong đời tôi chứng kiến cảnh này”, ông nói.
Mọi thứ dọc bờ sông bị tàn phá. Hoa màu ven sông như cà chua và bắp cải bị quét đi hết. Các bè cá bị hư hại nghiêm trọng. Tàu thuyền bị chìm, bị cuốn trôi trong dòng nước lũ.
Ông và người bạn lên một con xuồng khác, vừa chạy xuôi dòng tìm thuyền vừa né tránh khá liều lĩnh những cành cây, khúc gỗ và rác rưởi trôi lềnh bềnh trên sông. Vài giờ sau, họ phát hiện một số người dân Lào ở bên kia sông đã giữ chiếc thuyền của Kroolong.
“Họ đòi 460 USD tiền chuộc trong khi mỗi ngày đánh cá tôi chỉ kiếm được 6 USD. Gọi cảnh sát Thái Lan cũng chẳng ích gì”. Kroolong đành bỏ lại con thuyền và cũng bỏ luôn sinh kế gắn bó với ông bấy lâu nay.
Sau đó Kroolong nhận làm bảo vệ cho một bệnh viện gần đó, nơi ông có nhiều thời gian để nghĩ vì sao con sông lại bất thình lình có lũ lớn đến thế. “Có thể có mưa ở trên phía bắc. Hoặc có thể do đập ở Trung Quốc xả lũ”.
Những con đập mà Kroolong nói đến được xây trên sông Mekong, đoạn chảy trên đất Trung Quốc. Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, đổ về Vân Nam rồi qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam, nơi nó đổ ra biển.
Một nửa chiều dài của Mekong là trên đất Trung Quốc, nơi người ta cho xây dựng con đập đầu tiên ở Vân Nam hơn 20 năm trước. Những con đập đầu tiên đều lớn nhưng không thể so với hai con đập khổng lồ được xây gần đây.
Đập Tiểu Loan, hoàn thành cách đây hơn 5 năm, là một trong các dự án thủy điện lớn nhất Trung Quốc sau đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Bức tường chắn của con đập cao ngang tháp Eiffel ở Pháp, hồ chứa có dung tích 15 tỷ m3 nước.
Tuy nhiên, so với con đập sinh sau là Nọa Trác Độ vẫn còn thua. Hồ chứa của đập này có dung tích 22,7 tỷ m3 nước. Từ lâu đã có những câu chuyện kỳ lạ về ảnh hưởng của các con đập có thể gây ra đối với các nước hạ nguồn, từ hạn hán đến việc nguồn cá suy giảm.
Nhưng điều phóng viên Financial Times thấy rõ nhất, thậm chí còn kỳ lạ hơn là câu chuyện đầy tính cảnh báo về siêu cường mới nhất của thế giới, về nước, một nguồn tài nguyên đang chịu những áp lực ngày càng lớn.
Trung Quốc, một cường quốc kinh tế, nơi khởi nguồn của gần 40 con sông lớn chảy qua hơn mười nước láng giềng.
Trung Quốc cũng có năng lực vượt trội trong việc chinh phục các dòng nước. Kể từ những năm 1950, một đội quân gồm các kỹ sư thủy lợi, trong đó có cả cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Lý Bằng, đã chặn, nắn thẳng, uốn dòng các con sông để phục vụ kế hoạch tăng tốc công nghiệp hóa giúp biến Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đưa hơn 500 triệu người thoát khỏi đói nghèo.
14-52-51_mekong
Sông Mekong, đoạn chảy qua Luang Prabang (Lào). Ảnh: Wikipedia.org
Hạ du Mekong – “con tin” của Trung Quốc
Bởi vì Trung Quốc có dân số chiếm 20% thế giới nhưng chỉ có 6% nước ngọt toàn cầu, họ đôi lúc muốn đơn giản là chuyển nước từ nơi có đến nơi không.
Do vậy dự án “đảo nước” từ miền Nam lên miền Bắc khô hạn đã được thực thi. Cùng lúc đó, cơn khát điện đã biến nước này thành nhà xây dựng đập không giống ai với khoảng 22.000 con đập lớn, chiếm gần 50% tổng số toàn cầu.
Và bởi vì các thành phố của Trung Quốc không thể xây thêm các nhà máy điện chạy than nữa, họ lại lên kế hoạch xây thêm các đập thủy điện, bao gồm một số đập ở tỉnh Vân Nam nhằm chuyển điện cho các nhà máy ở phía đông cách đó hàng trăm km.
Nhưng ở hạ du Mekong là 5 quốc gia Đông Nam Á, nơi đói nghèo và thất nghiệp vẫn tràn lan và nguồn đầu tư từ Trung Quốc có vai trò lớn.
Sông Mekong là nhà máy sản xuất cá khổng lồ, là nguồn nước tưới cho mùa màng, nguồn sống của hàng chục triệu người. Dân hạ du Mekong ăn 46kg cá/người/năm, gần gấp đôi con số trung bình của thế giới. Một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam đến từ đồng bằng hạ du Mekong.
Đó là lý do các đập của Trung Quốc gây quan ngại lớn. Ngay cả những đập qui mô tầm trung cũng có thể gây ra các vấn đề đối với dòng sông. Chúng chặn cá lên khu vực sinh sản ở đầu nguồn, chúng xả lũ gây xáo trộn đáy sông, phá hủy các khu vực cá sinh sản.
Các con đập còn chặn lại lớp phù sa giàu dưỡng chất giúp đất đai màu mỡ, không bị rửa trôi. Nhiều ngư dân phải bỏ nghề vì cá ngày càng hiếm. Không những thế, một số nước hạ du nay cũng có kế hoạch xây đập riêng, khiến vấn đề ngày càng trầm trọng.
Các chuyên gia quốc tế nói vấn đề còn nghiêm trọng khi một bên là Trung Quốc, một bên là các nước láng giềng nhỏ hơn đang tranh chấp trên biển Đông.
Nếu Trung Quốc vì lý do nào đó không xả đủ nước trong mùa khô, hầu hết các đập ở hạ du sẽ rất khó khăn trong việc phát điện và vô tình trở thành “con tin” của người Trung Quốc, theo Richard Cronin, nhà nghiên cứu thuộc viện Stimson Center ở Washington (Mỹ).
Ông cho rằng, xét trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang thiếu nước ở một số vùng, họ rất có thể quyết định ưu tiên nước cho sinh hoạt thay vì xả lũ để phát điện và có thể chặn dòng để thực hiện việc này. Trong khi đó, phía Trung Quốc hoàn toàn không muốn chia sẻ thông tin về các con đập.
Theo điều tra của Financial Times, các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu về các con đập ở Vân Nam coi số liệu của họ là bí mật quốc gia. Các nhà báo nước ngoài đến tìm họ đều bị bắt giữ. Một người từng nỗ lực đến thăm đập Tiểu Loan năm 2010 nói ngay cả người Trung Quốc muốn đến gần khu vực đó cũng phải xuất trình thẻ căn cước.
Trung Quốc cũng từ chối thỏa hiệp với các nước liên quan về việc tận dụng dòng sông. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp các nước ngồi lại cùng bàn thảo, chia sẻ thông tin và hợp tác cùng sử dụng chung nguồn nước.
“Nhưng trong trường hợp Mekong, có một bên có lịch sử lâu dài thích hành động đơn phương”, Peter Gleick, chuyên gia của Viện Thái Bình Dương ở California (Mỹ) bình luận.
Trung Quốc là một trong ba nước ít ỏi bỏ phiếu chống lại hiệp ước năm 1997 của Liên hợp quốc về việc quản lý các dòng sông chung và chưa bao giờ đồng ý đàm phán về việc cùng quản lý dòng Mekong.
Theo Nongnghiep.vn/Financial Times

Mỹ cảnh báo: Trung Quốc “đủ tiềm năng tấn công lớn” từ Trường Sa

Giám đốc Tình báo Mỹ James Claper nhận định, chỉ trong vài tháng tới đây, với các căn cứ tại Trường Sa, quân đội Trung Quốc đủ khả năng mở những cuộc tấn công đáng kể trên toàn Biển Đông.
Trong một bản báo cáo đề ngày 23.2.2016 gửi Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Thượng viện Mỹ John McCain, Giám đốc Tình báo Quốc gia James Claper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự đã giúp cho Bắc Kinh có “tiềm năng tấn công đáng kể” trong vài tháng tới đây.

Ngày 11.3, Reuters trích dẫn báo cáo cho biết, khả năng "tấn công quân sự" của Trung Quốc vượt xa những gì được xem là "tiền đồn phòng thủ".

Cụ thể, Giám đốc Tình báo Mỹ James Claper thẩm định, ngay trong năm nay với nhịp độ xây dựng "các tiền đồn" này, Trung Quốc sẽ đủ sức bố trí, triển khai một loạt phương tiện tấn công và phòng thủ, cũng như tăng cường yểm trợ cho hải quân và lực lượng tuần duyên. Một khi các cơ sở tiền phương này hoàn tất vào cuối năm nay hay đầu năm 2017, thì lúc đó Trung Quốc "thừa khả năng phát huy nhanh chóng sức mạnh tấn công quan trọng trong vùng".

Khi gặp Tổng thống Barack Obama tại Washington vào tháng 9.2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an Mỹ rằng Bắc Kinh không có ý định quân sự hóa Trường Sa, và Trung Quốc đã ngừng bồi đắp từ tháng 8.

Theo Reuters, cho dù lãnh đạo Trung Quốc bác bỏ mọi cáo buộc, nhưng đích thân Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương Harry Harris hồi tháng Hai đã xác nhận, hành động quân sự hóa Biển Đông rõ ràng nằm trong mục tiêu "thống trị Đông Nam Á".

Trong thư gửi Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ, ông Claper cho biết thêm, tuy chưa thấy Trung Quốc bố trí trang thiết bị và vũ khí quan trọng trên quần đảo Trường Sa, nhưng các cơ sở đã xây xong có khả năng đón tiếp máy bay chiến đấu và các loại vũ khí yểm trợ.

Trong số các trang bị đã được đưa ra các đảo nhân tạo, có trạm ra đa quân sự và cơ sở dành cho tên lửa đất đối không và đất đối biển. Mỹ cũng chưa thấy máy bay quân sự Trung Quốc hoạt động trong vùng, nhưng tàu chiến đủ loại, kể cả tàu trang bị tên lửa, hiện diện rất đông trong khu vực. Đường băng trên đá Chữ Thập đủ khả năng đón máy bay chiến đấu và vận tải.

Bản báo cáo của giám đốc Tình báo Mỹ nói thêm, tuy không có bằng cớ Trung Quốc sẽ chiếm thêm và bồi đắp đảo đá ngầm tại Trường Sa, nhưng ông cho biết trong vùng còn ít nhất 400 hecta có thể khai thác được.

Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay Trung Quốc đã xây xong 1.170 hecta đảo nhân tạo tại Trường Sa trong ý đồ lấn chiếm hầu hết Biển Đông.

Video: Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa
 

Tin bài liên quan

Cục trưởng Cục chống tham nhũng sợ kẻ tham nhũng. Botay.com !

Chống lại có khi chúng tôi chết trước!













Dân trí Đây là câu nói của ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ - khi nói công tác phòng chống tham nhũng tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng (Hội nghị chống tham nhũng) do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 4.3.2016.

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp
Phát biểu tại Hội nghị chống tham nhũng, ông Nguyễn Hồng Diện, quyền Chánh thanh tra Bộ Tư pháp khẳng định “Không có trường hợp nào tặng quà, nhận quà tặng trái với quy định của pháp luật.”. Tuy nhiên ông Phạm Trọng Đạt cho rằng, người dân không công nhận điều này.
Nói rõ hơn về nguyên nhân, ông Đạt so sánh: “Cả nước Nga rộng như thế mà chỉ có hơn 1,2 vạn người thuộc diện kê khai tài sản, trong khi chúng ta có hơn 1 triệu người kê khai tài sản. Nhưng vấn đề của chúng ta là kê khai nhưng không công khai, lại không “truy nguyên”. Kê khai xong cất trong tủ, thi thoảng lôi ra” ( bài “Đi ăn cơm 25.000 đồng nhưng “tặng nhau” phong bì hàng nghìn USD!”- Dân trí ngày 5.3).
Thực ra, điều ông Đạt nói đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận với rất nhiều ý kiến khác nhau khi xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng và thảo luận sửa đổi một số điều của luật này. Đó là, những ai nên thuộc diện cần kê khai để đảm bảo tính khả thi và kê khai xong thì sử dụng những bản kê khai đó như thế nào… Tất cả đã thành luật. Nhưng vấn đề là, tại sao một vị nguyên đại tá công an, nay đứng đầu Cục Chống tham nhũng như ông Đạt vẫn nhắc lại với không ít bức xúc?
Đứng đầu một đơn vị chống tham nhũng, ông Đạt thấy không ổn khi hầu hết các cơ quan, các địa phương đều báo cáo không phát hiện ra tham nhũng ở đơn vị mình. Thực tế, việc phát hiện hầu hết là do nội bộ tố cáo, khi đó các cơ quan truyền thông và lực lượng chức năng vào cuộc mới … lộ tham nhũng. Ngay tại Hội nghị chống tham nhũng này, Ông Nguyễn Quang Thái - Phó cục phó trưởng Cục Thi hành án Hà Nội – rất tự hào khi cho rằng dù thi hành án là lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng nhưng nhờ “phòng là chính” nên thời gian qua Hà Nội không phát sinh trường hợp tham nhũng nào (!) …
Tổng quan hơn, ông Đạt đề nghị: Bộ Tư pháp đánh giá trong số 9 giải pháp phòng ngừa tham nhũng đến nay đã làm được cái gì, cái gì chưa được và làm được thì ở mức nào. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ muốn đề cập đến việc sử dụng bản kê khai tài sản của các vị quan chức.
Một trong những giải pháp được cho là rất cơ bản phòng chống tham nhũng chính là việc kê khai tài sản. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên ông Phạm Trọng Đạt đặt câu hỏi “Chẳng hạn như việc kê khai tài sản nói bây giờ là hình thức, vậy tại sao ta cứ để mãi thế không sửa?”. Không dừng lại ở đó, ông Đạt nói thẳng: “vấn đề của chúng ta là kê khai nhưng không công khai, lại không truy nguyên. Kê khai xong cất trong tủ, thi thoảng lôi ra. Kê khai tài sản, thu nhập phải minh bạch và quản lý được thì hãy kê khai.”
Có lẽ đây là điều rất “nóng” bấy lâu trong dư luận, chỉ có khác là, những bức xúc này được chính vị đứng đầu một lực lượng chống tham nhũng thốt lên ở một diễn đàn chống tham nhũng.
Chắc chắn một điều, nếu với những vị thuộc diện phải kê khai tài sản được công khai, dù có dấu diếm dưới nhiều hình thức, nhưng với tai mắt của nhân dân, của các lực lượng chức năng thì cái đuôi tham nhũng kiểu gì cũng lộ diện. Vậy liệu cái lý bảo vệ bí mật riêng tư cho mỗi cá nhân để không muốn công khai tài sản có thể so sánh, có đủ thuyết phục dư luận khi vấn nạn tham nhũng với các nhóm lợi ích ngày càng phức tạp và tinh vi? Tại sao ở nhiều nước tiên tiến, việc kê khai tài sản và công khai minh bạch chúng lại được thực hiện rộng rãi, lẽ nào họ không biết bảo vệ những bí mật cá nhân?
Vậy tại sao những điều mà ai cũng thấy bất cập nhưng không sớm được sửa để công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả hơn?
Phải chăng, như ông Đạt chia sẻ “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho. Chúng tôi chống lại có khi “chết' trước” (Vietnamnet ngày 5.3). Về vấn đề này, Dân trí từng có bài “Nguy cơ “người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng”?” (ngày 30.12.2015). Đó là lời cảnh báo của ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII: “người tham nhũng sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại …”
Vương Hà

Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam


10/03/2016 09:25 GMT+7
TT - Trong thời hiện đại, 3-4 thập kỷ là đủ để một quốc gia có thể cất cánh hoặc các trục trặc lộ diện ra để rồi mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam
Sách do NXB Tri Thức ấn hành - Ảnh: Hữu Khoa
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore đã hóa rồng, trong khi một số nước trong khu vực vẫn chưa thể cất cánh cho dù đạt được một số giai đoạn tăng trưởng cao. Đâu là những nguyên nhân tạo ra sự thành bại này?
Năm 2015-2016 là thời điểm hết sức đặc biệt đối với Việt Nam. Kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước và 30 năm đổi mới. Cho dù có được tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ xếp sau Trung Quốc trong 30 năm qua, nhưng đây không phải là mức tăng trưởng đúng tiềm năng của Việt Nam.
Hơn thế, những trục trặc đã lộ diện hoặc đang tiềm ẩn làm cho việc đoán định về tương lai của Việt Nam hết sức khó khăn.
Có rất nhiều điều đáng trăn trở hay cần hành động ngay trong bối cảnh Việt Nam đang có thêm một cơ hội nữa khi nền kinh tế Trung Quốc đã chựng lại và việc mở cửa sâu rộng của Việt Nam. Có lẽ đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình và vươn lên.
Những cơ hội bị bỏ lỡ, những trục trặc và Việt Nam cần làm gì để có thể hiện thực cơ hội đang đến được giáo sư Trần Văn Thọ phân tích thấu đáo trongCú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam.
Vẫn thế, những suy tư và sự nặng lòng với đất nước luôn triền miên trong ông. Những phân tích sắc lẹm trong quyển sách đáng đọc này buộc những ai quan tâm đến tương lai và sự phát triển của nước nhà phải trăn trở và suy ngẫm.
HUỲNH THẾ DU

9 tháng 3, 2016

Bộ trưởng Tài chính: "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”


Mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”. Đây là phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

   
Xem thêm> > Kêu “đứt dây chết” là hơi muộn!
Câu chuyện cân đối thu chi ngân sách đã được thảo luận sôi nổi, thậm chí có lúc gay gắt tại Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm (2016-2020). Nhiều con số giả định được đưa ra trong các bản kế hoạch để lấy ý kiến cơ quan thường trực Quốc hội, trước khi trình ra kỳ họp toàn thể, sẽ khai mạc vào cuối tháng này. Đây cũng là điểm gây ra nhiều tranh luận.
Đơn cử theo dự tính của Chính phủ, tổng GDP 5 năm tới sẽ đạt khoảng 31 triệu tỷ đồng. Hay con số 2,1 triệu tỷ là nguồn vốn dự kiến cho đầu tư trung hạn của thời kỳ này, trong khi nợ công được đặt mục tiêu giảm xuống còn 60%, trong đó nợ Chính phủ là 5%...
Với số liệu GDP, bản thân cơ quan điều hành cũng trích dẫn tính toán của các tổ chức quốc tế cho thấy con số chỉ khoảng 28 triệu tỷ đồng, song Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Bùi Quang Vinh vẫn lạc quan khi nghiêng về kịch bản cao. “Họ tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (CPI) rất thấp, nhưng tôi nghĩ CPI trong giai đoạn này tăng trung bình 4-5% là hợp lý. Đây là cơ sở để chúng ta tính toán các chỉ số khác, từ thu, chi đến nợ công”, ông Vinh nói.
Tương tự với vấn đề ngân sách khi Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách - Phùng Quốc Hiển cũng tỏ ra hoài nghi khi thấy Bộ trưởng Tài chính "còn lo về nhiều con số". Ông Hiển cho rằng cần thảo luận kỹ việc quyết định hướng hay quyết con số để tránh chuyện cuối kỳ, không thu đủ lại phải điều chỉnh, không đúng tinh thần của luật.
Giải thích về những mức dự tính đưa ra, Bộ trưởng Tài chính - Đinh Tiến Dũng cho biết có thể tính chính xác thu chi năm 2016, song giai đoạn 2017-2020 chỉ là định hướng. “Anh Hiển có dám đảm bảo giá dầu trong 5 năm tới là 45 USD không?", ông Dũng đặt câu hỏi ngược lại.
bo truong tai chinh: "den nam 2017 ma dut day thi chung ta chet” hinh anh 1
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận điều hành ngân sách giai đoạn hiện nay rất khó khăn.
Tuy vậy, Bộ trưởng Tài chính cũng thừa nhận, mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”, ông Dũng cảm thán.
Trấn an Bộ trưởng với câu nói đùa: “Mấy năm nay giá dầu cứ lên xuống có ai chết đâu mà anh lo”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định kế hoạch nêu trên chính là định hướng, dựa vào đó để điều hành. Do vậy, ông yêu cầu các thông số đưa ra phải chính xác để đại biểu Quốc hội có cơ sở yên tâm "bấm nút".
“Tôi đề nghị làm kỹ, đến kỳ họp sau Quốc hội thông qua, chứ chưa chắc chắn như vậy thì thường vụ làm sao “gật” được”, ông nói.
Bàn về giải pháp cụ thể để tăng thu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ dự kiến điều chỉnh 8 loại chính sách về thuế để tránh hụt thu khoảng 450.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan điều hành ước tính có thể thu về khoảng 150.000 tỷ từ thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy vậy, những giải pháp này cũng vấp phải sự phản ứng từ Chủ tịch Quốc hội. “Riêng giải pháp tăng thuế lên để thu nữa là tôi không đồng ý đâu. Đất nước ta lúc này không tăng thuế được đâu”, ông Hùng nói.
Theo Chí Hiếu (vnexpress)

Mọi lĩnh vực đều có tham nhũng, người không tham nhũng bị người tham nhũng cô lập


LĐO PHI LONG   

ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) phát biểu tại phiên thảo luận chiều 28.10.
Thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 tại Quốc hội chiều 28.10, một số ý kiến cho rằng, nội dung trong báo cáo còn chung chung, chưa đánh giá kết quả, tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm, hạn chế của các cơ quan có chức năng, nhất là các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng.
    Chống tham nhũng còn hạn chế
    Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), việc phát hiện xử lý tham nhũng chưa tương ứng với tình hình và mong đợi dư luận xã hội, xử lý tham nhũng rất chậm. Thiệt hại do tham nhũng gây ra là hơn 900 tỷ đồng và gần 10.000 m2 đất nhưng thu hồi tài sản tham nhũng chỉ đạt hơn 55%. Tài sản tham nhũng thu hồi thấp đó chính là điều cử tri coi rằng "hy sinh đời bố củng cố đời con".
    Từ đó ông Nghĩa đề nghị, tỷ lệ thu hồi càng thấp thì án càng phải cao. Có như vậy mới bắt tội phạm tham nhũng nộp tài sản cho Nhà nước, và chỉ được đặc xá khi trả cho Nhà nước hơn 60% tài sản bị thất thoát.
    Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) thì cho rằng, tham nhũng làm cho chính trị suy yếu, thể chế bê bối. Theo ông Phương, tham nhũng ngày càng phức tạp và ngày càng tinh vi gây bức xúc trong xã hội. 
    "Hầu hết mọi lĩnh vực đều có tham nhũng, người không tham nhũng bị người tham nhũng cô lập, tham nhũng chính sách cho hộ nghèo, chế độ chính sách với người có công. Tham nhũng vặt và hối lộ công diễn ra phổ biến và nghiêm trọng. Hối lộ xảy ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Công chức tạo ra những thủ tục mà người ta gọi là lệ phí bôi trơn” - ông Phương nhấn mạnh. 
    Đáng chú ý, một trong những hình thức tham nhũng tinh nhất mà lâu nay ít đề cập, báo cáo của Chính phủ cũng chưa nói rõ chính là tham nhũng chính sách, chạy chọt để đưa chính sách hưởng lợi ích nhóm cá nhân. Trong khi đó, xử lý tham nhũng lại nhẹ, vẫn còn tình trạng người đứng đầu bao che cho cấp dưới.
    Để chống tham nhũng trong thời gian tới, ông Phương cho rằng, cần xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan đơn vị mình. 
    Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) chỉ rõ, báo cáo của Chính phủ nhận định tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng làm cản trở sự phát triển của đất nước nhưng kết quả từ điều tra, truy tố, xét xử đều giảm so với năm 2014. 
    "Có loại tội phạm giảm thì được nhân dân biểu dương đồng tình. Nhưng tội phạm tham nhũng giảm trong khi tham nhũng đang còn nghiêm trọng là lỗi của các cơ quan phòng chống tham nhũng. Đây là điều có lỗi với nhân dân với cử tri” ông Học nêu quan điểm.
    Còn đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) cho rằng qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, cử tri vẫn đánh giá tham nhũng vẫn là chưa có chuyển biến cho nên chúng ta phải đánh giá lại vấn đề này. 

    Vai trò người đứng đầu phòng chống tội phạm còn hạn chế
    Thảo luận về báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm do Bộ Công an trình bày, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng, công tác phòng chống tội phạm trong năm qua có nhiều vụ diễn biến phức tạp, hành vi phạm tội vô cùng nguy hiểm.
    Một số vụ án giết nhiều người trong cùng một gia đình gây hoang mang trong xã hội. Dù cơ quan điều tra đã nhanh chóng vào cuộc truy bắt tội phạm nhưng vẫn gây tâm lý bất an trong xã hội. 
    Còn đại biểu Lưu Thị Huyền (Ninh Bình) đã chỉ ra những nguyên nhân yếu kém khiến tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng cao như vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng chống tội phạm còn hạn chế; vai trò của gia đình chưa được đề cao; công tác quản lý trò chơi bạo lực chưa được ngăn chặn, tình trạng giải quyết việc làm chưa được giải quyết; hệ thống quy định pháp luật trong chống tội phạm còn chưa đồng bộ, đủ sức răn đe… 
    Nhấn mạnh tình hình vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, xem thường pháp luật, cướp của giết người, giết người dã man diễn ra gây bức xúc trong xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) nhấn mạnh, tình hình trên là hết sức nghiêm trọng, vì vậy cần bổ sung các giải pháp tăng cường công tác đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra giám sát để ngăn chặn tình trạng vi phạm xảy ra, ngăn chặn vi phạm học đường. 

    * Clip: ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) phát biểu tại phiên thảo luận chiều 28.10. 
     

    Tin bài nổi bật