Trang

19 tháng 1, 2013

Đà Nẵng phản công Chính Phủ





 
                            

 Đã lâu chính trường “ bóng đá” Việt Nam mới lại có một “trận banh quyền lực” hấp dẫn và gay cấn như hiện nay.
 Mở đầu trận đấu đội “chính phủ” ồ ạt tấn công. Tiền đạo “ thanh tra” dẫn bóng tới sát cầu gôn, bất ngờ tung ra một cú sút như trái phá trúng giữa khung thành, nổ tung lưới đội Đà Nẵng. Lưới rách bay tung tóe khiến trọng tài cũng phải kinh hồn, khiếp vía. Hai đội lao vào nhau tranh cãi dữ dội. Đội Đà Nẵng kêu “thanh tra” đã việt vị. Đội Chính Phủ không chịu, tuyên bố bàn thắng hợp lệ.  Hai bên tiếp tục tranh luận, chẳng bên nào chịu nhường bên nào. Trọng tài đành phải cho dừng trận đấu để điều tra.
 Đội Chính Phủ tố cáo:
- Đội Đà Nẵng đã gian lận, sai phạm trong quá trình làm sân vận động và đưa cầu thủ lên đội tuyển trung ương. Cụ thể là đội Đà Nẵng đã làm thất thóat 3.434 tỷ đồng trong quá trình xây dựng sân. Đội Chính Phủ yêu cầu phạt thẻ vàng các cầu thủ liên quan, đề nghị các trọng tài biên: “ môi trường”, “tài chính”, “kế hoạch và đầu tư”, “công an”…tiếp tục thanh tra làm rõ. (các bạn đọc báo, biết rùi).
 Trước bằng chứng, nhân chứng mà đội Chính Phủ đưa ra, trọng tài quyết định công nhận bàn thắng cho đội Chính Phủ. Tỷ số trận đấu là 1-0.
 Trận banh được tiếp tục. Đội Đà Nẵng có bóng từ sân nhà ( sau khi đã hội ý, rút kinh nghiệm ) liền tổ chức phản công. Đội trưởng Nguyễn Bá Thanh sút bóng mạnh lên khu trung tuyến, miệng hét to “Đội Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền, đúng theo quy định”. Đội phó Văn Hữu Chiến đón bóng, dẫn về phía cầu gôn đội Chính Phủ, miệng cũng hét to, rõ từng chữ để uy hiếp đối phương: “Ông bầu CP kết luận bất thường, không thuyết phục. Chúng tôi đã gửi bản tường trình chi tiết rồi”. (các bạn đọc báo nhé). Với quyết tâm cao, Văn Hữu Chiến dẫn bóng vượt qua các hậu vệ đội Chính Phủ, tung chân sút một phát đại bác dữ dội vào lưới đối phương. Bùng! Lưới của đội Chính Phủ cũng rách nát, cầu gôn nghiêng ngả.
 Tỷ số được cân bằng 1-1.
 Trận đấu lại tiếp tục...
 Xem ra thế trận đang nghiêng về đội Đà Nẵng vì họ có các cầu thủ chuyên nghiệp và thường xuyên va chạm với thực tế.
 Đội Chính Phủ có đội hình bảnh bao, đẹp mã nhưng hình như lại có nhiều cầu thủ và ông bầu nghiệp dư.
Tỷ số trận đấu vẫn là 1-1. Chúng ta phải coi tiếp mới biết kết quả thắng thua hay là lại…hòa lãng nhách.
( Tui mới coi xong 2 trận banh giải ngoại hạng Anh. MC thắng Fulham 2-0, WH và A.Vila hòa 2-2 nên ngẫu hứng bình loạn cho vui. Buồn ngủ quá rùi. Chúc các bạn ngủ ngon! ).
Phạm Hải

18 tháng 1, 2013

Lại bàn về Nguyễn Bá Thanh


        Chủ tịch Sang thăm Đà Nẵng trước khi có kết luận của TTCP

 Sai phạm về quản lý đất đai hiện diện ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhiều nơi đã gây nên sự phản kháng, xung đột giữa nhân dân và chính quyền…
 Ngày 17/1/2013 Thanh tra chính phủ kết luận: Đà Nẵng ( địa phương được đánh giá là “ trong sạch nhất ở Việt Nam” ) sai phạm, gây thất thoát tới 3.434 tỷ đồng.
 Về việc này chúng ta thử “bình loạn” coi sao:

- Ông Thanh ( bí thư ) và ông Văn Hữu Chiến ( chủ tịch ĐN ) không đồng ý với kết luận này. Hai ông đã trả lời trên báo Tuổi Trè ngày 18/1/2013, ( Đà Nẵng “phản pháo”).

+ Ông Nguyễn Bá Thanh: UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền.
+ Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến: Bất thường và không thuyết phục. (về kết luận của thủ tướng).
- Tại sao chính phủ lại công bố (rộng rãi) kết luận thanh tra Đà Nẵng vào thời điểm này? (mà không phải là các địa phương khác như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang…?).
- Sự việc này có liên quan gì tới ông Nguyễn Bá Thanh khi ông ra Hà Nội nhận chức trưởng ban nội chính trung ương Đảng (nhiệm vụ chính là phòng, chống tham nhũng)?
- Kết luận của thanh tra chưa nhắc tới trách nhiệm của ông Thanh với cương vị là bí thư kiêm chủ tịch HĐND tp. ĐN?
- Ông Thanh mới hùng hồn tuyên bố chống tham nhũng (khi được bổ nhiệm) mà mục tiêu chính là ngành ngân hàng, ngành được TT Dũng coi trọng nhất “trăm sự nhờ ngân hàng”. Ông Thanh có “phạm húy” không?
- Quan hệ giữa ông Thanh và ông TT Dũng ở Hà Nội sẽ thế nào?
- Đà Nẵng và chính phủ: Ai đúng, ai sai?
 Chúng ta phải đợi hồi sau mới rõ.
 Trước nay tôi tôn trọng và ủng hộ ông Thanh!
                                                                                             Phạm Hải

17 tháng 1, 2013

Xã hội suy đồi, chế độ diệt vong


           Quân đội Trung Quốc đàn áp sinh viên biểu tình
 Cải cách hay xụp đổ?
Trong bối cảnh cuộc tranh luận sôi nổi về cải cách chính trị ở Trung Quốc vốn vẫn không hề giảm nhiệt sau Đại hội Đảng lần thứ 18, nguy cơ về một cuộc cách mạng đã được nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh việc cần thiết phải thay đổi khẩn cấp.
Hôm 25/12 năm ngoái, hơn 70 học giả và luật sư hàng đầu đã trình một bản kiến nghị kêu gọi ban lãnh đạo mới của nước này tiến hành những cải cách chính trị vừa phải trong khuôn khổ Hiến pháp hiện tại.
Các cải cách được đề xuất bao gồm bầu cử tự do, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân và xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập.

‘Nguy cơ cách mạng’

Bản kiến nghị, do Giáo sư Trương Thiên Phàm ở Khoa Luật Đại học Bắc Kinh chấp bút, cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ xảy ra một cuộc cách mạng nếu nước này không thay đổi.
“Nếu những cải cách hệ thống mà xã hội Trung Quốc đang đòi hỏi khẩn cấp tiếp tục bị ghìm nén và tinh trạng tham nhũng và bất bình xã hội tích tụ lại đến mức độ nguy hiểm và bùng nổ thì lúc đó Trung Quốc sẽ một lần nữa để lỡ cơ hội cải cách hòa bình và sẽ chìm sâu trong hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo lực,” bản kiến nghị viết.
Không chỉ những người đã ký tên vào kiến nghị thư mới có những quan ngại này mà nhiều người khác cũng thế.
"Cơ hội (cải cách) không kéo dài lâu. Nhiều lắm là 5 đến 10 năm. Có thể không đến 10 năm."
Giáo sư Tôn Lập Bình
Một trong số các nhân vật bi quan là Giáo sư Tôn Lập Bình, một trong những nhà xã hội học hàng đầu Trung Quốc và là người hướng dẫn luận án tiến sỹ cho Tập Cận Bình, tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phát biểu tại hội thảo Tài Kinh thường niên ở Bắc Kinh hôm 29/11, tức là hai tuần sau khi Đại hội 18 bế mạc, ông Tôn nói rằng cánh cửa cơ hội cải cách của Trung Quốc nhiều nhất ‘chỉ khoảng từ 5 đến 10 năm nữa’.
Giáo sư Tôn dẫn lời Giáo sư Bùi Mẫn Hân tại Trường Claremont McKenna rằng ‘một cuộc cách mạng âm thầm đang diễn ra’ trong đời sống chính trị Trung Quốc khi mà niềm tin của dân chúng vào chính quyền đang suy giảm và năng lực duy trì ổn định của Chính phủ đang suy yếu.
Tuy nhiên ông Tôn cũng nói rằng hiện chưa phải là quá muộn để tiến hành thay đổi.
“Tôi nghĩ, vào lúc này, dân chúng vẫn còn một chút tin tưởng và cảm tình dành cho chính quyền. Nếu một vấn đề nào đó không được giải quyết mà lãnh đạo xin lỗi thì người dân vẫn cảm động đến khóc,” ông nói.
“Tuy nhiên, cơ hội không kéo dài lâu. Nhiều lắm là 5 đến 10 năm. Có thể không đến 10 năm. Có thể trên dưới 5 năm,” ông nói thêm.

‘Cái giá cực đắt’


Điều gì sẽ xảy ra nếu uy tín của chính quyền không còn chút gì? Câu trả lời của Giáo sư Tôn là: “Khi đó, chỉ còn có một cách: cai trị bằng bạo lực và đàn áp bất cứ ai chống đối. Xã hội sẽ phải trả một cái giá cực kỳ đắt.”
Quan ngại của ông Tôn cũng được ông Nhiệm Chí Cường, một ông trùm bất động sản mạnh miệng đồng thời cũng là một người dùng nổi bật trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
Bình luận về ý kiến ông Vương Bá Mẫn, tổng biên tập tạp chí Tài Kinh, rằng ‘không cải cách còn nguy hiểm hơn là bản thân cải cách’, ông Nhiệm viết trên trang blog của mình rằng ‘Nếu không cải cách thì sẽ không có Đại hội Đảng lần thứ 19’.
Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra trong vòng 5 năm nữa.
Viễn cảnh về một cuộc cách mạng bạo lực không chỉ là một chủ đề bình luận của các học giả cũng như trên mạng. Có những dấu hiệu cho thấy ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, ở một mức độ nào đó, cũng có cùng quan ngại về khả năng sụp đổ của chế độ.
"Nếu không cải cách thì sẽ không có Đại hội Đảng lần thứ 19."
Nhiệm Chí Cường, trùm bất động sản
Hồi cuối tháng 12, Tổng bí thư Tập Cận Bình, đã đưa ra một lời cảnh báo bất thường về chu kỳ thịnh rồi suy của các triều đại trong lịch sử Trung Hoa.
Tại một cuộc gặp với lãnh đạo các đảng phái phi cộng sản, ông Tập đã nhắc đến một cuộc gặp hồi năm 1945 giữa cố Chủ tịch Mao Trạch Đông và ông Hoàng Viêm Bồi, lãnh đạo của một đảng thân Cộng sản.
Hoàng hỏi Mao rằng làm sao mà Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tránh được chu kỳ thịnh suy của các triều đại Trung Quốc và Mao trả lời rằng đảng của ông đã tìm được cứu cánh – đó là dân chủ.
Cuộc đàm đạo này, dù rằng đã hơn sáu thập kỷ trôi qua, ngày ngay vẫn giữ nguyên giá trị như là một động lực và lời cảnh báo đối với Đảng Cộng sản, ông Tập được dẫn lời nói.
Cũng giống như câu nói ‘dân chủ’ của Mao không nên được hiểu theo nghĩa đen, sự đề cập mơ hồ của ông Tập về dân chủ như là đường thoát của Đảng có thể được diễn dịch theo nhiều cách khác nhau.

Sách của de Tocqueville

Điều mỉa mai là sự quan tâm của giới lãnh đạo Trung Quốc về một cuốn sách cổ của người Pháp có lẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về quan điểm của ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tương lai của Đảng.
Hôm 30/11, Vương Kỳ Sơn, tân chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng, đã kêu gọi các quan chức và học giả hãy đọc tác phẩm kinh điển của Alexis de Tocqueville về Cách mạng Pháp, Chế độ cũ và Cách mạng.
Các bản tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc không cho biết ông Vương có nói rõ vì sao ông yêu cầu đọc cuốn sách này hay không, nhưng bản tóm tắt ngắn tác phẩm của Tocqueville được đăng tải trên báo chí chính thống giúp chúng ta hiểu được phần nào.
Theo đó, lập luận chính yếu của Tocqueville là: ‘chế độ phong kiến trước kia sụp đổ là do suy đồi và mất lòng dân, nhưng những cuộc bạo loạn xã hội không đem lại kết quả mà những nhà cách mạng mong muốn. Cả những kẻ thống trị và quần chúng cuối cùng đều bị ngọn lửa phẫn nộ nuốt chửng.’
"Chế độ phong kiến trước kia sụp đổ là do suy đồi và mất lòng dân, nhưng những cuộc bạo loạn xã hội không đem lại kết quả mà những nhà cách mạng mong muốn. Cả những kẻ thống trị và quần chúng cuối cùng đều bị ngọn lửa phẫn nộ nuốt chửng."
Alexis de Tocqueville
Với việc kêu gọi đọc cuốn sách này, rõ ràng ông Vương muốn cảnh báo các quan chức trong Đảng rằng tham nhũng và sự xơ cứng có thể làm cho một chế độ hùng mạnh sụp đổ trong chốc lát.
Đồng thời, lời cảnh báo của ông Vương dường như cũng nhắm vào những trí thức có quan điểm tự do và những người muốn làm cách mạng vốn đòi hòi nhanh chóng dân chủ hóa xã hội. Ông Vương cảnh báo họ về những nguy cơ mà thay đổi cách mạng sẽ đem lại, chẳng hạn như hỗn loạn, đổ máu và những hậu quả không lường trước được.
Bản thân ông Vương và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác dường như nhận ra nhu cầu phải thay đổi. Tuy nhiên đối với họ, điều quan trọng cũng không kém là phải kiểm soát những tiếng nói kêu gọi thay đổi vốn ngày càng tăng và không cho những tiếng nói đó đi quá xa.
Chính vì vậy mà chẳng có gì ngạc nhiên khi bản kiến nghị cải cách của các học giả, vốn chỉ dám dừng ở mức cải cách chính trị vừa phải, bị dỡ bỏ chẳng lâu sau khi nó được đưa lên mạng.
   (Theo bbc ngày 17/1/2013 )
Một lần nữa Biển Trời Tự Do khẳng định:
- Khi xã hội suy đồi thì chế độ diệt vong.
- Xã hội công bằng, dân giàu nước mạnh thì chế độ trường tồn.
 Phạm Hải

16 tháng 1, 2013

Đảng viên tê liệt




Đảng viên ở Vinashin tê liệt hết?

“Cần đặc biệt quan tâm xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Tôi thấy hết sức buồn. Trong cách mạng tháng Tám ta chỉ có 5.000 đảng viên mà vẫn giành thắng lợi. Tập đoàn Vinashin có tới 6.000 đảng viên. Nhưng mà tê liệt. Làm trái, đầu tư tràn lan, rồi trái pháp luật kéo dài một thời gian mà tôi không nhận được bất kỳ đơn thư tố cáo của bất kỳ đảng viên nào. Rồi người đứng đầu thì được bầu vào hết cấp ủy này đến cấp ủy khác.
Hay ở Vinalines, mấy nghìn đảng viên mà vẫn làm sai làm trái như thế. Con sâu làm rầu nồi canh. Người dân đặt câu hỏi còn Vina nào nữa? DNNN đi liền với tiêu cực, phạm pháp, tham nhũng. Đội ngũ đảng viên của chúng ta rất lớn, vậy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên ở đâu?” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Theo Lê Nhung (Vietnamnet)


 Thưa bạn đọc!
 Như những gì ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã nói thì không phải chỉ có một con sâu làm rầu nồi canh mà cả bầy sâu đã phá nát vườn rau.

 Phạm Hải

15 tháng 1, 2013

Tham nhũng - đụng đâu cũng thấy!


 Ngày 15/1 tại TP.HCM, ĐHQG TP.HCM phối hợp với Tạp chí Cộng Sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”.

Tham nhũng hiện đang có mặt ở mọi nơi, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam. Việc phòng chống tham nhũng đòi hỏi sự nhìn nhận và xác định đúng đối tượng, loại tham nhũng và gốc rễ của tham nhũng mới có thể có giải pháp chống vấn nạn này... 
Nhận diện tham nhũng
 Phát biểu tại hội thảo các đại biểu đều thống nhất cho rằng tham nhũng đang trở thành vấn nạn quốc gia, là nỗi day dứt đối với lòng tự hào dân tộc và ý thức công dân của mỗi công dân. Tham nhũng đang là vấn đề chính trị, đạo đức, pháp lý và văn hóa đang thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, các cơ quan công quyền và các đoàn thể chính trị -xã hội...
Theo PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên hội đồng lý luận Trung ương: Tham nhũng đang làm thất thoát một lượng lớn tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng các dự án, các công trình xây dựng, làm xấu đi môi trường kinh tế, xã hội, làm nản lòng các nhà đầu tư, làm giảm tốc độ tăng trưởng, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế nước nhà...
GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn, tham nhũng trong xã hội hiện đại tồn tại dưới rất nhiều biến thể vô cùng tinh vi, hết sức khéo léo, cực kỳ xảo quyệt nên nhiều khi rất khó phát hiện mặc dù mọi người đều có thể cảm nhận được. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, ở nước ta hiện nay bất kể ngành nào, kể cả các cấp trong ngành giáo dục, trong các cơ quan nghiên cứu khoa học, bất kể địa phương nào, cấp nào cũng đều có tham nhũng tuy mức độ có khác nhau.
 Trong đó có thể phân ra hai loại tham nhũng cơ bản là tham nhũng kinh tế và tham nhũng chính trị. Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế là loại tham nhũng phổ biến nhất từ trước đến nay trên thế giới. Người nắm kinh tế hoặc làm việc trong lĩnh vực kinh tế là người có môi trường thuận lợi nhất để tham nhũng. Những người nắm quyền điều hành trong lĩnh vực này càng dễ có điều kiện hơn những người khác để tham nhũng.
 Các vụ án lớn ở nước ta trong thời gian vừa qua là minh chứng cụ thể nhất cho điều này. Hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng tiến thuế của dân, tiền ngân sách nhà nước đã bị bọn sâu mọt này lấy làm của riêng hoặc tiêu xài phung phí theo nhiều cách khác nhau. Khi các vụ tham nhũng bị phát hiện thì khả năng thu hồi là rất nhỏ.
 Tệ hại hơn nữa, loại tham nhũng trong lĩnh vực này còn tồn tại dưới dạng mách nước, vạch đường, bảo kê để trốn thuế, khai man thuế, phá rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, vườn quốc gia v.v.
Đặc biệt nhất là tham nhũng trong chính trị, trong việc chi phối các chính sách. Theo GS, TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng lý luận Trung ương: “Đây mới là điều đáng lo ngại nhất đối với sự tồn vong của chế độ, của đất nước. Nó bộc lộ sự hư hỏng của con người, sự vẩn đục trong bộ máy, sự đánh mất nhân cách, liêm sỉ, lòng tự trọng, nghĩa vụ, bổn phận của người cán bộ, công chức; đó chính là những kẻ thoái hóa biến chất. Thoái hóa đạo đức, biến dạng của quyền lực tất yếu dẫn tới phi pháp, phạm pháp.
Giải quyết từ gốc rễ
 Tình trạng tham nhũng ở Việt Nam xuất hiện ở hầu khắp các cấp, ngành, lĩnh vực như hành chính, tư pháp, nhà nước, tư nhân… từ qui mô nhỏ đến lớn. Đáng lo ngại hơn cả là nhiều người dân nhận biết được các hành vi tham nhũng của những người có chức, có quyền nhưng hầu hết không dám tố cáo vì sợ bị trả thù hoặc không thấy lợi lộc. Vì vậy việc phòng, chống tham nhũng trrong thời điểm hiện tại phải xác định là không dễ dàng.
Theo PGS, TS Đoàn Công Tiến, nguyên hiệu trưởng trường ĐHKT TP.HCM, nguyên nhân của tham nhũng là do chúng ta duy trì quá lâu nền kinh tế công hữu, một nền kinh tế công hữu tạo ra một khối tài sản không có chủ, kêu gọi và khơi gợi lòng tham trong con người.
Trong khi đó, GS, TS Trần Đình Bút lại cho rằng chính việc tư duy chính trị không theo kịp tư duy quản lý nên đã tạo cơ hội cho việc nảy sinh nạn tham nhũng. Vì vậy việc chống tham nhũng phải thực hiện từ tư duy đến đường lối và giải quyết các vấn đề từ gốc rể...
 Theo đó, phải đi từ các vấn đề cốt lõi từ giáo dục đạo đức nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong toàn Đảng, toàn dân, trong Nhà nước và các đoàn thể, tạo ra áp lực xã hội và đề cao dũng khí của cả dân tộc trong việc giải quyết quốc nạn tham nhũng. Về luật pháp phải coi chống tham nhũng là chống một tội ác xã hội, trừng trị cái ác để bảo vệ cái thiện, sự lương thiện vì sự bình yên của cuộc sống, sự an toàn của phẩm giá, sự lành mạnh của xã hội.
 Mặt khác cần bảo vệ người tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng cùng gia đình họ bằng sức mạnh luật pháp và an ninh, đồng thời cũng nghiêm trị những sự lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai, vu khống, làm nhục, làm hại người khác vì những động cơ xấu. 
 Về mặt vĩ mô, để chống lại nạn tham nhũng thì nhà nước pháp quyền phải được củng cố thật sự vững chắc. Luật pháp phải được nhanh chóng bổ sung, nhất là bịt ngay những lỗ hổng nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lợi dụng rất phổ biến những lỗ hổng này, trước hết là bổ sung luật công vụ vì tham nhũng chỉ gắn với những người thực thi công vụ các cấp chứ không liên quan đến người dân bình thường.
 Quốc hội phải thực sự là cơ quan lập pháp chứ không phải chỉ là cơ quan thông qua luật pháp do các bộ, các ngành chấp bút đệ trình nhằm tránh tình trạng lợi ích nhóm, lợi ích ngành chi phối luật pháp và các chính sách.
 Cơ quan phòng chống tham nhũng phải có thực quyền, có cơ chế đặc biệt dưới sự giám sát của Quốc hội và độc lập đối với mọi thành phần của Chính phủ. Cơ quan này được lập ra để kiểm soát hoạt động của Chính phủ, của các cơ quan công quyền thì người đứng đầu Chính phủ không thể là người đứng đầu cơ quan này.
 Đẩy nhanh tiến trình kiểm soát tài sản và kiểm soát thu nhập, việc không công khai, không minh bạch là điều kiện hết sức thuận lợi cho hành vi tham nhũng.
 Sửa đổi luật phòng, chống tham nhũng, khuyến khích tố giác người tham nhũng; không đánh đồng người đòi hối lộ với người buộc phải đưa hối lộ nếu người bị buộc đưa hối lộ tự giác và tố cáo người đã đòi hối lộ, đã hoặc sẽ nhận hối lộ, với nhà chức trách.
 Đồng thời, phải xử lý thật nghiêm những kẻ mắc tội tham nhũng, dù kẻ đó ở bất cứ cương vị nào, và cần coi tham nhũng là nội xâm phải kiên quyết diệt trừ… Đặc biệt cần có đổi mới trong tư duy quản lý để hạn chế nạn tham nhũng.
Theo Thùy Trang
Petro Times