Trang

20 tháng 2, 2019

Gian tham và ngu dốt đang bức tử đồng bằng Sông Cửu Long

Đến năm 2100 đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể chìm dưới nước mặn vì 2 nguyên nhân chính:
- Trung Quốc gian tham, khi làm hàng chục đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông độc chiếm nguồn nước dẫn tới việc mất đi khoảng 40% (đến năm 2040 sẽ mất đến 97%) dòng chảy trầm tích của ĐBSCL. Thiếu nước ngọt khiến ĐBSCL khô hạn và bị nước mặn xâm nhập.
- Người Việt ngu dốt vì lợi ích trước mắt khai thác bừa bãi, lãng phí nguồn nước ngầm khiến ĐBSCL đang sụt lún nghiêm trọng.
Gian tham và ngu dốt cộng hưởng khiến ĐBSCL sụt lún khoảng 1cm mỗi năm.
Biến đổi khí hậu đang làm cho nước biển dâng cao 3- 4 mm/năm cũng là nguyên nhân khiến ĐBSCL ngập mặn.
Để cứu ĐBSCL cần phải làm nhiều hồ, đào kênh trữ nước ngọt, làm đê, xây đập ngăn nước mặn, hạn chế tối đa việc khai thác nước ngần bừa bãi.
Tiếc thay, chính quyền và dân Việt Nam chưa quan tâm, không có biện pháp hữu hiện để cứu ĐBSCL.

Y tế hay Y... tệ !

Y... tệ !
Trẻ bệnh nặng, chờ đóng viện phí để được cấp cứu và... 
bé đã chết !

18 tháng 2, 2019

Di dời lư hương thờTrần Hưng Đạo không thấu tình đạt lý

Lư hương là biểu tượng linh thiêng, tùy tiện di dời vô tình thiếu lý là xúc phạm tiền nhân, xúc phạm lòng tin của nhân dân.
Tượng đài này ở Sài Gòn (tại Công Trường Mê Linh), được xây từ trước 1975, đã trở thành địa chỉ quen thuộc để người dân VN thờ phụng Đức Thánh Trần.
Sáng ngày 17-2, chính quyền Tp HCM cho di dời lư hương từ tượng đài về Đền thờ Đức Thánh Trần trên đường Võ Thị Sáu và bà Yến- Chủ tịch Q.1.giải thích:
- "Việc này để phục vụ người dân tham quan. Còn chuyện thờ cúng, dâng hương dâng hoa chúng tôi đưa về đền Đức Thánh Trần".
Nói thế là không hợp tình, hợp lý.
Các tượng đài thánh nhân đều phải có lư hương để dân thờ phụng.
Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Q. 1, Tp Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1932, về sau đền còn được tu sửa nhiều lần. Tại đây hiển nhiên đã có lư hương rồi, mang thêm lư hương từ tượng đài về để làm gì?
Bà Yến nói "Việc này để phục vụ người dân tham quan" lại càng vô lý. Người dân thăm quan đền thờ trong đó đã có lư hương, chứ không phải đến thăm quan cái lư hương dư thừa mới mang đến.
Nếu chính quyền cho tu sửa tượng đài, vẫn có thể để lư hương tại khu vực, khi nào tu sửa xong thì đặt lại lư hương để dân thờ cúng.
Nên biết, chính quyền di dời lư hương vào sáng ngày 17-2, ngày tưởng niệm 40 năm "giặc Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam", ngày này hàng năm nhân dân Việt Nam thường đến tượng đài Đức Thánh Trần dâng hương để tưởng nhớ Ngài và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc trong các cuộc chiến tranh chống giặc Trung Quốc xâm lược.
Tại sao chính quyền lại chọn đúng ngày này để di dời lư hương?