Trang

3 tháng 6, 2017

Chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm!


Trong lịch sử, ông cha ta đã đánh bại hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược của TQ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Nay TQ đã xâm chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa, Ải Nam Quan, ½ thác Bản Dốc và rất nhiều lãnh hải... Các vị có thấy hổ thẹn với tiền nhân?
Mỹ, Úc...đã lên án TQ xâm chiếm biển Đông, nhiều nước đề cập tới biển Đông, sao các vị không tố cáo, không không lên án TQ? Sao các vị vòng vo, né tránh trực diện vấn đề biển Đông?
"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di"- Vua Lê Thánh Tông.
Nhỏ bé như Đài Loan còn bắn thẳng vào tàu TQ để bảo vệ toàn vẹn lãnh hải của mình.
TTO - Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng, trưởng đoàn đại biểu quốc phòng VN tại Đối thoại Shangri-La lần 16 cho biết Biển…
TUOITRE.VN|BỞI TUỔI TRẺ

2 tháng 6, 2017

Nợ công VN

Thực tế nợ công của VN cao hơn nhiều
Nợ công được tính là nợ của quốc gia (hiện khoảng 64%). Có nhiều khoản nợ phải được tính vào nợ công như: nợ của các doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh, nợ của các DNNN, nợ của các địa phương, các khoản chi cho an sinh xã hội được nhà nước bảo trợ...
Theo chuyên gia của ngân hàng thế giới, nợ công của VN là 106% GDP. Nếu cứ đi vay để trả nợ thì chắc chắn sẽ vỡ nợ.
Khối nợ công 2,5 triệu tỷ là một trong những vấn đề lớn mà kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt.
VIETNAMNET.VN|BỞI VIETNAMNET.VN

Luật hay hài nhảm"


Không hiểu người làm luật có bị bệnh "thần kinh khốn nạn"?
Cứ nghĩ cách tận thu bậy bạ thì sẽ bị trả giá bậy thôi.
"Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng nếu cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân.
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu lợi dụng mạng xã hội để:
+ Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
+ Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;
+ Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
+ Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
+ Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân người khác để tạo tài khoản sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
- Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng nếu truy nhập trái phép tài khoản mạng xã hội của tổ chức, cá nhân khác".
Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin mạng và an toàn thông tin...
CAFEBIZ.VN

1 tháng 6, 2017

TQ, gã khổng lồ yếu tim


Trong lịch sử, 2 triều đại mạnh nhất TQ là Nguyên Mông và Triều Thanh. Nhục nhã thay! Triều Nguyên Mông, TQ bị bộ tộc tí hon Mông Cổ thống trị. Triều Thanh, TQ bị bộ tộc nhỏ bé Mãn Thanh đô hộ. Trong chiến tranh, TQ luôn thảm bại dưới tay VN. Đây là những vết thương chí tử cào xé trái tim TQ thành căn bệnh kinh niên.
Hiện nay, TQ hùng mạnh nhất mọi thời đại nhưng TQ là gã khổng lồ bị bệnh tim, hắn có thể phát bệnh và chết trong khoảng 20 năm nữa.
Về Ki
nh tế
Nợ công của TQ đã hơn gấp đôi GDP, khoảng 25.500 tỷ USD. Tỷ lệ nợ/GDP của TQ là 249%, tương đương với Mỹ (248%) và EU (270%). Trong khi đó, Mỹ và EU đã phát triển bền vững hàng trăm năm. TQ mới phát triển được mấy chục năm, phát triển không bền vững bằng cách khai thác kiệt quệ tài nguyên và tận dụng mọi tiềm năng.
Nợ công TQ tăng nhanh có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, tăng trưởng trì trệ kéo dài, thậm chí là khủng hoảng kinh tế.
Thực tế đã chứng minh: Những nước lớn có tốc độ nợ công tăng nhanh đều bị khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế. Ví dụ: Liên Xô, Mỹ, Nhật, EU...
Kinh tế TQ đang tiềm ẩn rủi ro rất lớn, quả bom nợ công có thể bùng nổ trong 5-10 năm tới. Kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái trong nhiều năm.
Về Chính trị
CNCS đang giãy chết. Đảng cộng sản TQ là một tập đoàn độc tài, toàn trị và tham nhũng. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh: Tất cả các chế độ độc tài, tham nhũng đều diệt vong.
Với căn bệnh tim kinh niên, nền Kinh tế- Chính trị chứa nhiều rủi ro, nếu không dùng liều thuốc đặc trị "đổi mới thể chế", TQ sẽ chết chắc. 

Phạm Văn Hải

Tận cùng gian dối


Bộ tài chính đưa chi phí làm "Đường sắt trên cao" vào khoản chi "bảo vệ môi trường". Đây là việc làm cực kỳ phi lý và nực cười của Bộ tài chính VN.
Đầu tư "Đường sắt trên cao" là chi phí xây dựng hạ tầng cơ sở.
"Bảo vệ môi trường" là chi phí giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cân bằng sinh thái, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra... Sự thật VN chi cho "bảo vệ môi trường" chỉ 25% từ nguồn thu thuế/phí "bảo vệ môi trường". (Vnexpres).
Sợ bài báo bị xóa nên tôi copy nguyên văn bên dưới:
Bộ Tài chính: Đầu tư Đường sắt trên cao cũng là khoản chi bảo vệ môi trường!
Dân trí. Số liệu do Bộ Tài chính mới công bố cho hay, trong giai đoạn 2012 - 2016, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường (BVMT) bình quân khoảng 26.371 tỷ đồng/năm, cao hơn số thu thuế BVMT (bình quân là khoảng 21.197 tỷ đồng/năm). Đáng chú ý, theo Bộ này, khoản chi cho dự án đường sắt trên cao cũng nằm trong nhiệm vụ chi BVMT
>> Đề xuất nâng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu khi vẫn còn lãng phí, gian lận thuế
>> "Mỗi lít xăng sẽ gánh 8.000 đồng thuế bảo vệ môi trường"
Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) lần hai nhằm lấy ý kiến rộng rãi của người dân về vấn đề này.
Giá xăng dầu bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá đang ở mức thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới
Giá xăng dầu bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá đang ở mức thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới
Chi cho BVMT lớn hơn số thu
Dự thảo vẫn bảo lưu quan điểm đề xuất nâng khung thuế BVMT đối với mặt hàng xăng từ 1.000-4.000 đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít. Các loại dầu nâng từ 300-2.000 đồng/lít,kg lên 900-4.000 đồng/lít,kg (trừ dầu hỏa giữ nguyên 300-2.000 đồng); nhiên liệu bay cũng tăng từ 1.000-3.000 đồng/lít lên 3.000 đồng-6.000 đồng/lít.
Tuy nhiên, so với dự thảo lần 1, lần này trong tờ trình của Bộ Tài chính đã tăng phần diễn giải về chi ngân sách cho nhiệm vụ BVMT, trong đó dẫn đến cả dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao.
Theo tờ trình của Bộ Tài chính, số thu từ thuế BVMT liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016. Cụ thể: Tổng thu thuế BVMT giai đoạn 2012-2016 là 105.985 tỷ đồng, trong đó năm 2012 là 11.160 tỷ đồng; năm 2013 là 11.512 tỷ đồng; năm 2014 là 11.970 tỷ đồng; năm 2015 là 27.020 tỷ đồng; năm 2016 khoảng 44.323 tỷ đồng.
Nguồn thu thuế BVMT chiếm tỷ trọng khoảng 1,36% - 4,27% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) và khoảng 0,34% - 0,97% trên tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm.
Theo lập luận của Bộ Tài chính tại tờ trình, khoản thu từ thuế BVMT không phải là khoản thu mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, không quy định sử dụng cho các nhiệm vụ chi cụ thể mà được sử dụng để bố trí, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và hoạt động định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định,...
Luật NSNN năm 2015 quy định các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối NSNN, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Do đó, kinh phí NSNN bố trí cho các nhiệm vụ BVMT có thể bằng hoặc thấp hơn so với số thu thuế BVMT.
Theo đó, tổng số chi NSNN cho các nhiệm vụ BVMT giai đoạn 2012 - 2016 là khoảng 131.857 tỷ đồng, gấp đôi so với con số công bố tại dự thảo lấy ý kiến lần 1 là 52.142 tỷ đồng. Đáng chú ý là tổng chi cho nhiệm vụ BVMT giai đoạn này còn lớn hơn cả số thu.
Hàng loạt khoản chi trực tiếp và gián tiếp
Trong đó, theo Bộ Tài chính, tổng số chi thường xuyên cho BVMT là khoảng 89.131 tỷ đồng, riêng chi thường xuyên từ NSNN (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) bố trí trực tiếp cho sự nghiệp BVMT (không quá 1% tổng chi NSNN) là khoảng 52.420 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có khoảng 36.711 tỷ đồng để chi cho các hoạt động kinh tế của ngân sách trung ương - NSTW (gồm chi thực hiện các dự án điều tra, đánh giá về đất đai, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo,… bố trí trong dự toán chi NSNN hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm...
Tổng số chi đầu tư phát triển của NSTW cho các chương trình, dự án theo ngành, lĩnh vực quản lý tập trung ở 2 ngành: ngành tài nguyên và môi trường và ngành cấp nước và xử lý rác thải, nước thải và chi lồng ghép từ nhiều chương trình như Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn, Chương trình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu,... là khoảng 24.246 tỷ đồng.
Số chi từ dự phòng NSTW để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ các địa phương xử lý các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong năm như đê kè, hồ chứa,... là khoảng 18.480 tỷ đồng.
Như vậy, trong giai đoạn 2012 - 2016, chi NSNN cho nhiệm vụ BVMT (bao gồm cả các khoản vay, viện trợ đã đưa vào NSNN để chi thường xuyên cho BVMT hoặc chi đầu tư phát triển BVMT; chưa tính chi các hoạt động kinh tế, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng của ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ BVMT và các khoản vay, viện trợ chi trực tiếp cho dự án về BVMT không đưa vào NSNN) bình quân là khoảng 26.371 tỷ đồng/năm, cao hơn số thu thuế BVMT (bình quân là khoảng 21.197 tỷ đồng/năm).
Ngoài ra còn một số nội dung, nhiệm vụ do NSNN chi trả góp phần BVMT như: dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao, các dự án, chương trình khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ xanh, bền vững,...
Theo dự thảo của bộ Tài chính, việc chi cho đầu tư xây đường sắt trên cao cũng là… bảo vệ môi trường.
NGUOIDUATIN.VN

Đại họa gia đình trị ở VN

Đất nước này của ai?
Nguyễn Nhân Chiến- Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Vợ là Ngô Thị Khường- Phó phòng Bảo hiểm XH Tp. Bắc Ninh, con trai Nguyễn Nhân Chinh là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh, con trai Nguyễn Nhân Đạt là Trưởng phòng Thi đua Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh. Các em của Chiến gồm: Nguyễn Nhân Thắng- Phó chánh VP UBND tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Nhân Bình- Phó CT UBND huyện Tiên Du, Nguyễn Thị Ngọc- Trưởng phòng Công tác HS SV Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra còn một loạt những người được cho là em dâu, em rể, anh con bác ruột, cháu họ... của Chiến cũng giữ chức vụ ở nhiều cơ quan khác nhau tại tỉnh Bắc Ninh. (Nếu ở thời Hồng Đức hậu Lê hay Nhà Nguyễn thì họ nhà Chiến đã bị tru di tam tộc, thậm chí cửu tộc).
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh được cho là một trường hợp
MOTTHEGIOI.VN|BỞI MỘT THẾ GIỚI