Trang

15 tháng 2, 2014

Cả xã hội VN đang quá mê tín

- Xã hội VN đang khủng hoảng lòng tin, tham nhũng đã thành quốc nạn, vô cảm thành quốc bệnh... Người VN phải hy vọng vào các thế lực thần bí (thực ra là mê tín, dị đoan) để làm chỗ dựa tinh thần. BTTD

16/02/2014 06:40 (GMT + 7)
TT - Đó là chia sẻ của PGS.TS Lương Hồng Quang (phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện cầu cúng, rải tiền trong lễ hội.

Chen nhau hứng nước thạch nhũ để cầu may mắn tại động Hương Tích, chùa Hương (Hà Nội) - Ảnh: Tiến Thành
Nhét tiền vào cả tay Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Lim, Bắc Ninh - Ảnh: Tiến Thắng
Lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào rằm tháng giêng khiến một đoạn đường dài khoảng 200m nối từ đường Tây Sơn - Nguyễn Trãi bị tê liệt hoàn toàn - Ảnh: Nguyễn KHánh
Hỗn loạn tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ) khi hàng nghìn thanh niên chen nhau giẫm đạp để tranh giành quả phết với hi vọng mang lại may mắn cho gia đình - Ảnh: Nguyễn Khánh
Thành tâm cầu... lộc, cầu an - Ảnh: Nguyễn Khánh
Chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài - Ảnh: Đức Hiếu
Ném tiền xuống giếng ở đền Côn Sơn, Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương - Ảnh: Tiến Thắng
Hậu quả sau trận cướp phết cầu may khiến một thanh niên phải nhờ bạn dìu ra khỏi lễ hội - Ảnh: Nguyễn Khánh
Ông nói: “Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Cùng với đền Bà Chúa Kho, rất nhiều chùa, đền, phủ của chúng ta hiện nay cũng đang đi theo xu hướng này. Nhưng điều kỳ lạ là cả xã hội chấp nhận điều này, đang quá mê tín, quá trông chờ vào vận may từ thánh thần”.
PGS.TS Lương Hồng Quang - Ảnh: Hà Hương
* Đền Bà Chúa Kho được coi là hiện tượng đặc biệt, thu hút hàng vạn người đến cầu cúng mỗi dịp đầu năm và cuối năm, ông lý giải như thế nào về hiện tượng này?
- Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Thành công đầu tiên là đã thay đổi chức năng của nhân vật thờ cúng, từ một người giữ kho lương thành bà chúa giữ tiền, bà chúa của ngân hàng, huyền thoại hóa lên. Giới truyền thông góp phần nhiều cho việc này.
Bên cạnh đó, đền Bà Chúa Kho được quản lý như một tổ chức chuyên nghiệp với sổ sách, quy chế rõ ràng, minh bạch, có cơ chế phân chia lợi ích trong cộng đồng.
Họ dùng nguồn thu đó để bảo tồn, mở rộng nơi thờ tự, các công trình phúc lợi trong dân, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nội bộ. Nhưng mô hình này đang gặp vấn đề là tính tự trị quá cao.
Vấn đề không phải thay một mô hình quản lý này bằng một mô hình quản lý khác, sẽ không hiệu quả, mà theo nguyên tắc của xã hội hiện đại, mọi nguồn thu, mọi nguồn quyên góp cần phải được quản lý bằng luật, thay vì luật làng như hiện nay. Đó là một tiến trình lâu dài.
Cuối cùng, các chủ thể ở đền Bà Chúa Kho đã vận dụng tối đa thời cơ của chính sách. Đó là chính sách về bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc, tự do tôn giáo tín ngưỡng. Họ vận dụng tối đa điều đó để phục hồi. Họ biết rằng phải có được danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia, khi có danh hiệu rồi mới mở rộng phạm vi.
* Lễ hội năm nay, chuyện rải tiền lẻ được thắt chặt nhưng tiền lẻ vẫn tung hoành khắp đền chùa miếu phủ. Có thể cắt nghĩa vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Về nguyên tắc cúng là phải có hương, đăng, quả, thực. Tiền cũng là một lễ vật cúng. Ngày xưa người dân chẳng có nhiều tiền, chỉ có tiền lẻ thôi, họ đặt trong mâm cúng.
Hoặc có tiền giọt dầu gửi cho người đứng đầu cơ sở thờ tự để họ chi phí cho việc cúng lễ. Hòm công đức gần đây mới có, ngày trước không có. Hòm công đức là tư duy của xã hội hiện đại.
Sau này người ta còn có một hình thức nữa là ghi phiếu công đức cho những người quyên góp. Có một hình thức khác là thông qua các đợt duy tu sửa chữa, chủ yếu là cung tiến của người có tiền và giới có địa vị trong xã hội. Đây là số tiền đóng góp lớn nhất.
Trở lại vấn đề rải tiền, nhiều người thật sự không có hiểu biết khi đi lễ nên cứ làm loạn lên. Họ không được trao truyền các nghi thức nghi lễ của cha ông để lại, cộng thêm nữa là tư duy cứ đi lễ thì phải lễ to, có nhiều tiền rải thì xin được nhiều lộc.
Cái xin bây giờ là cái xin trao đổi, tư duy hàng hóa thương mại. Còn ngày xưa cũng có cầu xin nhưng họ có niềm tin, lễ to lễ nhỏ không quan trọng, vấn đề là mình thành tâm.
Hành vi rải tiền không chỉ sai về mặt nghi lễ, mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết, mê tín của rất đông người dân hiện nay.
* Tất cả điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy nào?
- Cả thế giới từ thập niên 1970 đã bước vào quá trình “di sản hóa”, coi truyền thống là những giá trị cần được ứng xử một cách nâng niu, gìn giữ, tách ra khỏi đời sống hiện hữu trong một xu hướng “gán giá trị”, “gán nhãn hiệu”, và đôi lúc là những vật thiêng, có ý nghĩa văn hóa của một cộng đồng người.
Xu hướng này đặc biệt được các nước phát triển sử dụng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống đương đại.
Trong xu thế này, các nước phát triển được cũng nhiều mà mất không ít. Chúng ta đang đứng trước lưỡng nan của sự phát triển văn hóa.
Cái được là tạo ra được sự tiếp nối giữa truyền thống với hiện đại, tiềm năng kinh tế của di sản được phát huy, giá trị của di sản được lan tỏa...
Nhưng có những bất cập:
Thứ nhất, con người rơi vào ảo tưởng, ảo giác, điều này dẫn đến việc mất cân bằng, vị truyền thống một cách siêu hình. Trong khi đó, logic phát triển phải là chuẩn bị gì cho hiện tại và tương lai cần được cân bằng với bảo tồn và phát huy truyền thống.
Hệ quả thứ hai là việc chạy theo danh hiệu đã làm biến dạng di sản, kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các cơ sở thờ tự được mở rộng quy mô, các di sản văn hóa tinh thần cũng được nâng cấp, nâng tầm, nhiều khi làm biến dạng di sản dưới nhiều biểu hiện.
Hệ quả thứ ba, xã hội có vẻ quá mê tín. Trông chờ vào thần thánh, trông chờ vào thế lực siêu nhiên xuất hiện ở nhiều hạng và nhóm xã hội. Một xã hội “tắm mình” trong tín ngưỡng, lễ hội, cúng bái, thờ phụng, nghi lễ. Mê tín nhờ đó cũng trở thành một thứ quyền lực. Đó là điều phải cảnh tỉnh xã hội, nếu không thế hệ trẻ sẽ mất phương hướng.
Đây là vấn đề về chính sách.
* Trong bối cảnh này, theo ông, liệu có biện pháp nào để giảm bớt tình trạng mê tín của xã hội hay không?
- Theo tôi, muốn thay đổi phải cần thời gian để tất cả mọi người thay đổi nhận thức. Khách hành hương hiện nay không có khuôn mẫu văn hóa, họ không biết cái gì nên và không nên khi đến đền chùa miếu phủ.
Mấy chục năm nay người Việt Nam không được trao truyền những nghi thức ấy, cũng không được hướng dẫn. Cho nên, theo tôi, việc đầu tiên là phải giáo dục về việc thực hành các nghi lễ truyền thống.
Trong đó, giới truyền thông cũng cần được trang bị lại hệ thống kiến thức để tránh tình trạng nhiễu loạn như hiện nay.
Mặt khác, bản thân chủ cơ sở thờ tự phải kiên quyết đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh. Nếu họ không vào cuộc thì sự nỗ lực của cả xã hội cũng không giải quyết được việc gì.
Cứ nghĩ người dân rải tiền lung tung thì tiền vẫn cứ thuộc về nhà chùa, nhà đền như hiện nay thì khó thay đổi được gì. Chưa nói đến việc hiện nay chúng ta chưa có những quy chế, chính sách nào hiệu quả về vấn đề này. Chế tài lại càng không.
Một du khách cố thả tiền lên bàn thờ tại đền Trần, Nam Định để cầu may - Ảnh: Nguyễn Khánh
HÀ HƯƠNG thực hiện
* Có vẻ như việc tạo ra những huyền thoại mới để khuếch trương lễ hội, di sản ở Việt Nam đang trở thành xu hướng khá phổ biến?
- Điều đó có ở đền Bà Chúa Kho, đền Trần... và rất nhiều cơ sở thờ tự khác. Như ấn đền Trần ban đầu chỉ là chiếc ấn cầu an, trừ tà, trấn yểm, theo nguyên tắc của Đạo giáo. Không biết từ bao giờ, với sự tham gia của quan chức nhà nước và bị đẩy lên thành ấn cầu quan. Đến cả tôi hằng năm vẫn thường bị nhờ vả đi xin ấn đền Trần. Giải thích mãi nhưng người ta vẫn tin là như thế. Chùa Hà ban đầu chỉ là một ngôi chùa thờ Phật bình thường. Bỗng dưng một ngày trở thành ngôi chùa cầu duyên, là nơi linh thiêng cho đôi lứa. Dần dần tâm thức của con người bị đóng đinh như thế rồi. Còn chùa Phúc Khánh trở thành “thương hiệu” của việc dâng sao, giải hạn, cầu an. Phủ Tây Hồ bị biến thành nơi cầu tài cầu lộc, buôn may bán đắt.

Hoa '3000 năm nở một lần' đúng ngày rằm ở Vũng Tàu

Có tất cả 16 bông, xếp thành một hàng ngang trên một sợi dây phơi, giống như hoa Ưu Đàm - loài hoa "3.000 năm mới nở một lần" mà kinh Phật nhắc đến.

Ảnh do độc giả Nguyễn Anh Hùng chụp lúc 11h ngày 14/2 (tức là rằm tháng giêng năm Giáp Ngọ) tại một căn hộ TP Vũng Tàu, chia sẻ cùng bạn đọc VnExpress.net.
1-3117-1392438352.jpg
4-8659-1392438352.jpg
5-4340-1392438352.jpg

Nguyễn Anh Tùng (Vnexpress)

“Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương bao thế hệ đi trước”


(Dân trí) - Trong cuộc chiến đấu ngày 17/2/1979, cả đại đội 3 chỉ còn 7 người sống sót. Dù tương quan lực lượng quá chênh lệch nhưng họ - những chiến sỹ công an vũ trang Việt Nam - đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
 >>  "Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh"

Chúng tôi tìm đến nhà Đại tá Nguyễn Công Thuận (SN 1951, quê huyện Anh Sơn, hiện sống tại phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An) vào một ngày rét cắt da, cắt thịt. Trong cái lạnh thấu xương, ký ức về một cuộc chiến đấu nơi biên giới phía Bắc hơn 30 năm trước ùa về trong từng lời kể của người anh hùng.
Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Công Thuận
Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Công Thuận.
Khi tình hình biên giới Việt - Trung bắt đầu căng thẳng, đơn vị đại đội 3, tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 Công an nhân dân vũ trang (tức lực lượng bộ đội biên phòng ngày nay) do Nguyễn Công Thuận làm đại đội trưởng được lệnh về Lạng Sơn, đóng quân tại tuyến biên giới khu vực Đồng Đăng, từ cột mốc số 12 - 25 (Tân Thanh đến Bảo Lâm).
Dưới sự chỉ đạo của phía Trung Quốc, tình hình người Hoa tại khu vực biên giới rất căng thẳng. Chỉ tính từ tháng 4 đến tháng 8/1978, có khoảng 5.000 người Hoa tập trung tại Hữu Nghị quan (cửa khẩu Hữu Nghị), đoàn người kéo dài đến 200m, dựng lán trại để vượt biên sang Trung Quốc. Cùng với đó lính Trung Quốc luôn tìm cách gây hấn bằng đá, gậy gộc.
Đại đội 3 có nhiệm vụ vừa vận động người dân ở lại, vừa xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu nếu có tình huống chiến tranh xảy ra. “Ngày 25/8/1978, đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh Lạng Sơn lên vận động, tuyên truyền người Hoa ở lại yên tâm làm ăn sinh sống. Một số cán bộ, chiến sỹ đại đội 3 được cử đi bảo vệ đoàn.
 
Đất của mình, chỗ đứng của mình, nhà của mình thì mình phải giữ lấy (Ảnh tư liệu)
"Đất của mình, chỗ đứng của mình, nhà của mình thì mình phải giữ lấy" (Ảnh tư liệu) 
Lính biên phòng Trung Quốc đã dùng gậy, đá tấn công đoàn cán bộ và lực lượng bảo vệ khiến đồng chí Lê Đình Chinh hi sinh và một số đồng chí khác bị thương. Lợi dụng sự hỗn loạn, hàng nghìn người Hoa đã vượt biên sang Trung Quốc” - ông Thuận nhớ lại.
Công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới khi có nguy cơ chiến tranh được đẩy lên cao. Tuy nhiên, với quan điểm không để xảy ra tiếng súng, lực lượng vũ trang Việt Nam được lệnh hết sức kiềm chế. “Đơn vị chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ cao điểm Pò Pùn (Tân Thanh) và cột mốc 16 - là điểm tranh chấp giữa 2 bên. Việc canh gác, bảo vệ được thực hiện hết sức nghiêm ngặt nhưng vẫn đảm bảo tránh xung đột. Tối ngày 16/2/1979, khi đi kiểm tra khu vực biên giới nghe mấy tiếng mìn nổ lên chát chúa vang lên, công tác sẵn sàng chiến đấu được đẩy lên cao, dự liệu một cuộc chiến tranh vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, Đại tá Thuận kể.
Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Công Thuận
Đại tá Thuận bên tấm bằng ghi nhận chiến công bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc trong cuộc chiến đấu ngày 17/2/1979.
Đúng như lời dự đoán, 4h sáng ngày 17/2/1979, một tiếng mìn nổ ngay sân đơn vị, tiếp đó hỏa lực địch các loại cấp tập tấn công khiến chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ doanh trại, kho tàng của đại đội 3 bị thiêu hủy.
7h30 phút sáng ngày 17/2/1979, địch tấn công doanh trại từ bản Cốc Nam xuống và từ bản Khơ Đa sang. Đơn vị được lệnh triển khai đội hình chiến đấu. Toàn bộ hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn của đại đội 3 bị phá hủy hoàn toàn sau đợt pháo của địch, một số anh em hi sinh, một số khác bị thương nặng. Lúc này, toàn bộ thông tin liên lạc với tuyến sau đều bị cắt đứt. Việc liên lạc với trung đội tăng cường lên bảo vệ Pò Pùn cũng không thực hiện được (sau này mới biết, 27/30 cán bộ, chiến sỹ tăng cường lên Pò Pún đã hi sinh trong cuộc tấn công của địch). Toàn bộ cán bộ, chiến sỹ đại đội 3 phải chiến đấu trong thế bị cô lập.
 
“Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương bao thế hệ đi trước”
Báo Nhân dân số ra ngày 20/3/1979
Ngay trong loạt đạn đầu tiên, đại đội trưởng Nguyễn Công Thuận đã dính đạn xuyên đùi. Băng bó sơ qua, Nguyễn Công Thuận lao vào chiến đấu. “Lên đến gần chốt thì đồng chí Hùng - phụ trách khẩu trung liên báo cáo phía trước có địch. Đồng chí Hùng dính đạn, hi sinh. Tôi phát hiện phía trước là 3 tên địch và một khẩu ĐK57 đang chuẩn bị tấn công về phía ta. Chẳng kịp suy nghĩ, vớ lấy khẩu trung liên, tôi nã một loạt đạn vào 3 tên địch, tiêu diệt tại chỗ 2 tên.
Có những lúc, khẩu cối 60 không kịp dựng chân đế, cứ kê trên đùi, nhắm về phía địch mà nã đạn. Chiến sỹ ta số bị thương, số hi sinh, lực lượng ít ỏi còn lại phải căng mình chiến đấu trước sự tấn công cả bằng xe tăng của địch. Đến 9h sáng ngày 17/2/1979, phía đường 4B xuất hiện 4 chiếc xe tăng hướng thẳng tới nơi đơn vị chúng tôi đóng quân. Tôi nhảy đến khẩu B40, nhắm thẳng chiếc xe tăng đang quay ngang và siết cò. Chiếc xe khựng lại, bốc cháy.
Cuộc chiến đấu không cân sức trong thế giằng co kéo dài đến 11h trưa. Lúc này đạn dược hết, anh em bị thương và hi sinh gần hết, chúng tôi buộc phải lùi về tuyến sau, ẩn mình dưới dòng suối hoặc tản vào các nhà dân. Các cao điểm bị địch khống chế, một lực lượng lớn địch tràn qua đơn vị tiến sâu hơn vào phía trong. Trên đường rút lui, vừa tải thương, vừa đưa tử sỹ ra, chúng tôi tiếp tục bị địch phục kích, truy bắt. Chiều ngày 18/2/1979, khi đến khu vực an toàn, cả đại đội chỉ còn vỏn vẹn 7 người trong tình trạng bị thương gần hết”, đôi mắt vị đại tá già chùng xuống, ngấn nước.
Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Công Thuận
"Từng tấc đất của Tố quốc là máu xương của bao thế hệ đi trước. Bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là nhiệm vụ của những người lính như chúng tôi".
Sau thời gian điều trị vết thương, đơn vị ông Thuận được củng cố. Tháng 4/1979, toàn đơn vị được lệnh hành quân lên Bảo Lạc (Cao Bằng) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tuyến biên giới Việt - Trung. Chiến tranh biên giới kết thúc, đơn vị của ông sáp nhập tham gia bảo vệ thủ đô.
Với thành tích chiến đấu trong trận chiến ngày 17/2/1979, tiêu diệt 30 tên địch và 1 chiếc xe tăng, tháng 12/1979, thiếu úy Nguyễn Công Thuận được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, phong vượt cấp lên thượng úy.
Nói về trận chiến đấu ngày 17/2/1979, vị đại tá già nắm chặt tay: “Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương, là nước mắt của bao thế hệ đi trước. Là đất của mình, chỗ đứng của mình, nhà của mình thì nhiệm vụ của những người lính như chúng tôi là phải giữ lấy từng tấc đất của Tổ quốc”.
Hoàng Lam

Quốc yến Mỹ và sự đáng thương của chai vang Đà Lạt


Salaat_TNLO.jpg.ashxNgười Việt, giờ không thể nhớ tới một thương hiệu rượu Việt nào cho ra hồn. Trừ rượu nếp “Hà Nội 29”
Thực đơn “Quốc yến” mà Tổng thống Mỹ, đất nước giàu nhất thế giới chiêu đãi thượng khách, cũng là đồng minh chiến lược, đã được tiết lộ tràn ngập trên báo chí vào ngày hôm qua.
Món trứng cá muối, từ loại cá nuôi ở các cửa sông của bang Illinois; Trứng chim cút bang Pennsylvania. Món sa lát mang cái tên mỹ miều “Khu vườn Mùa đông” được lấy từ “rau vườn nhà” của đệ nhất phu nhân.
Món chính bao gồm sườn bò được mang tới từ một trang trại của gia đình tổng thống ở Colorado, ăn kèm với khoai tây chiên tới từ Vermont.
Kem vani có nguồn gốc từ bang Pennsylvania; kẹo bông rắc vỏ cam, kẹo mềm làm từ siro của cây phong ở bang Vermont. Và rượu trong quốc yến là loại được đặt từ từ California và Vigirnia, nơi vị khách được chiêu đãi, Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa tới thăm.
Sở dĩ phải liệt kê dài dòng tất cả các món ăn trong bữa tiệc, là để nhấn mạnh nguồn gốc nội địa của tất cả các loại thực phẩm cho một bữa tiệc nhà nước. Và không ngẫu nhiên, khi “đọc vị” thực đơn, khối anh nông dân Mỹ có thể cười phá lên rằng “Quốc yến cũng thường thôi”, hoặc tự tin hơn, hoàn toàn có thể ngỏ lời mời khánh tới dự một “quốc yến” tại gia với các loại sơn hào hải vị thậm chí còn hoành tráng hơn cả Nhà Trắng.
Nói đến chai rượu “Quốc yến” chỉ có giá 30 USD lại nhớ đến chai vang Đà Lạt.
Hồi hội nghị APEC diễn ra năm 2006, nông dân Đà Lạt đã sướng đến tê người khi Thủ tướng Chính phủ chọn vang Đà Lạt làm thức uống chính thức chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia. Quyết định ấy bấy giờ gây cảm hứng đến mức có người “thổn thức lên mây xanh”, rằng “Cũng là đồ uống, vang Đà Lạt chất lượng cao thì có cơ may tồn tại và phát triển, còn nếu đi vào con đường “làm theo” ra vang Bordeaux hay vang California thì có bỏ công của ra gấp 5 10 lần nhưng sản phẩm chính quốc sẽ vẫn mãi mãi tụt hậu, phá sản cầm chắc trong tay”.
Nhưng sau 7-8 năm, điều gì đang xảy ra? Vang Pháp đang thống lĩnh toàn bộ thị phần rượu vang. Sau vang Pháp, hồi tháng 11 năm ngoái, một báo cáo cho biết vang Úc cũng len chân vào thị phần ít ỏi còn sót lại với 15% thị phần.
Vấn đề đã có từ trước vẫn tồn tại sau đó: Người Việt hầu như không “tự hào hàng Việt” trong thực tế.
Không chỉ rượu vang, giờ đến lượt bò Úc cũng được nhập nguyên con, đàn áp không thương tiếc bò Việt trên thị trường với giá bán không chênh lệch bao nhiêu. Rồi sau bò, đến lượt lô 600 con trâu đầu tiên vào Việt Nam. Ngay cả đến “café số 1 thế giới” giờ cũng tủi phận “ẩn nấp” trong cái bóng nước ngoài.
Tuần trước BBC vừa làm một phóng sự điều tra cho biết lượng cà phê tiêu thụ tại Anh có nguồn gốc từ Việt Nam và đang đứng đầu thị trường này. Nhưng xem phóng sự, không ai mừng cả khi đằng sau đó là một sự thật mà có người gọi là “đắng hơn café”. Ấy là “khi tiêu thụ tại Anh thì cà phê Việt Nam đã được pha chế qua bàn tay của các nhà sản xuất Brazil. Nghĩa là nó đã khoác một cái vỏ bọc là cà phê Brazil và hầu hết người uống cà phê ở Anh vẫn tin đó là cà phê Brazil”.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang chờ phía trước với việc cánh cửa bảo hộ phải mở toang. Vang Đà Lạt sẽ ra sao khi những chai rượu vang Cali, có mặt trong Quốc yến của Tổng thống Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam khi thuế xuất trở về 0%?
Tất nhiên không thể đổ hết trách nhiệm lên người tiêu dùng khi giờ đây họ không thể nhớ tới một thương hiệu rượu Việt nào cho ra hồn. Trừ rượu nếp “Hà Nội 29”.
Theo Đào Tuấn

14 tháng 2, 2014

Mỹ - Trung "đe" nhau ngay tại Bắc Kinh

(Petrotimes) - Không nằm ngoài dự đoán của giới phân tích, trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh ngày hôm qua (14/2), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tiếp tục cảnh báo chống lại các động thái đơn phương hòng áp đặt cái gọi là “vùng nhận diện phòng không” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị (phải)
Sau một ngày tiếp kiến và hội đàm với các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Kerry nhấn mạnh rằng, ông cũng đã nêu bật sự cần thiết phải giảm bớt những lo ngại về tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.
Chuyến công du châu Á của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa 2 cường quốc hàng đầu khu vực là Nhật Bản và Trung Quốc đang xấu đi nhanh chóng và căng thẳng nhất trong những năm gần đây do tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
Hồi năm ngoái, Washington đã rất giận dữ trước việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt “vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao trùm lên không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật. Và nay, trước thông tin Trung Quốc có thể đang xem xét thiết lập một ADIZ tương tự ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có đồng minh Philippines của Mỹ, dù Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận, song Washington và không thể không cảnh báo.
“Chúng tôi đã làm rõ rằng, các hành động đơn phương, không báo trước và không qua tham vấn như vậy có thể sẽ gây thách thức với một số quốc gia trong khu vực, và do đó, sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực”, ông Kerry nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho hay, bất kỳ động thái nào như vậy trong tương lai cũng nên được thực hiện một cách “cởi mở, minh bạch, có trách nhiệm”. Đồng thời, Trung Quốc phải đáp ứng “các tiêu chuẩn cao nhất” của sự cởi mở để “giảm nhẹ bất kỳ khả năng hiểu lầm nào”.
Các cuộc trao đổi giữa ông Kerry và lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh cũng tập trung vào các “phương hướng cụ thể trước mắt” để giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.
Trước những tuyên bố cảnh báo mạnh mẽ từ người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi Washington tôn trọng các lợi ích “chủ quyền” của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo ông Vương Nghị, nhìn chung, tình hình Biển Đông đang ổn định. Trung Quốc có đủ tự tin để làm việc với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm bảo vệ hòa bình khu vực. Trung Quốc và ASEAN đã thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tăng cường hợp tác hàng hải. Bên cạnh đó, việc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cũng đang tiến triển thuận lợi.
Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định, sự tự do và an toàn hàng hải ở Biển Đông đã, đang và sẽ luôn luôn được đảm bảo và không thể nghi ngờ về điều này. Tất cả các nước có quyền hợp pháp đều được tự do hàng hải ở Biển Đông.
Mặc dù vẫn khăng khăng cho rằng, Trung Quốc có cái gọi là “bằng chứng lịch sử” cũng như “cơ sở pháp lý” về “chủ quyền” ở Biển Đông và biển Hoa Đông, song ông Vương cho biết: “Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình và tiếp tục tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp với các nước láng giềng thông qua đàm phán và tham vấn”.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng, không ai có thể làm lung lay quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ “chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ”.
Ông kêu gọi Mỹ tôn trọng “sự thật lịch sử” và “lợi ích quốc gia” của Trung Quốc, tuân thủ một lập trường khách quan và không thiên vị, đồng thời có những hành động thiết thực để thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau trong khu vực, nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định.
Ngoài ra, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vấn đề CHDCND Triều Tiên cũng được nêu bật trong chương trình nghị sự giữa ông Kerry và lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh. Hai bên đã đưa ra các ý tưởng cụ thể trên bàn đàm phán nhằm tìm cách thúc đẩy đồng minh của Trung Quốc thực hiện các bước cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Minh Châu

Ý sắp có thủ tướng trẻ nhất lịch sử

(Dân trí) - Thị trưởng thành phố Florence, ông Matteo Renzi, đang rất được kỳ vọng trở thành lãnh đạo mới của Ý, sau khi thủ tướng Enrico Letta từ chức và các cuộc bàn thảo thành lập chính phủ mới đã bắt đầu. Ở tuổi 39, ông Renzi sẽ là thủ tướng trẻ nhất nước Ý.

Tổng thống Ý Georgio Napolitano đang bắt đầu các cuộc tham vấn để thành lập chính phủ mới, sau khi ông Enrico Letta đệ đơn từ chức trong ngày hôm qua (14/2).
Ông Matteo Renzi sẽ
là thủ tướng trẻ nhất nước Ý
Ông Matteo Renzi sẽ là thủ tướng trẻ nhất nước Ý
Trong đó, thị trưởng Florence Matteo Renzi hầu như chắc chắn sẽ được trao vị trí này sau khi ông đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ.
Ông Letta buộc phải ra đi sau một cuộc bỏ phiếu trong nội bộ đảng, do ông Renzi khởi xướng. Chính trị gia 39 tuổi này sẽ trở thành thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Ý.
Sau khi chấp thuận đơn từ chức của thủ tướng, văn phòng Tổng thống Napolitano cho biết các cuộc bàn thảo sẽ bắt đầu với các lãnh đạo đảng chính trị để tìm người thay thế.
Quá trình tham vấn sẽ diễn ra nhanh chóng để tìm “một giải pháp hữu hiệu”, và kết luận sẽ được đưa ra trong ngày thứ Bảy, thông báo viết.
Vị trí của ông Letta đã trở nên không thể cứu vãn sau khi đảng Dân chủ ủng hộ lời kêu gọi bầu chính phủ mới. Ông Renzi cho rằng thay đổi là cần thiết để chấm dứt “sự bất ổn”.
Chính phủ mới cần phải nắm quyền cho đến cuối nhiệm kỳ quốc hội hiện tại, vào năm 2018, vị thị trưởng Florence nói.
Ông Renzi cũng cáo buộc ông Letta thiếu hành động để cải thiện tình hình kinh tế, vốn có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 40 năm qua, còn kinh tế suy thoái 9% trong 7 năm qua.
Matteo Renzi là ai?
Matteo Renzi, vị thị trưởng trẻ và lôi cuốn của Florence, đắc cử Chủ tịch đảng Dân chủ trung tả, tổ chức chính trị hùng mạnh nhất nước Ý hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông Renzi được xem là
người lôi cuốn và hoàn toàn mới mẻ
Ông Renzi được xem là người lôi cuốn và hoàn toàn mới mẻ
Ông Renzi chỉ mới 39 tuổi và chưa từng là thành viên của quốc hội, nhưng lại đang được kỳ vọng sẽ trở thành thủ tướng mới của Ý.
Vị chủ tịch đảng trẻ tuổi đôi khi còn được gọi là Il Rottamatore (Kẻ thích ẩu đả). Biệt danh này xuất phát từ lời kêu gọi xóa bỏ toàn bộ hệ thống chính trị hiện tại của Ý, vốn bị đa số ý kiến xem là thiếu tin cậy, tham nhũng tràn lan, và đã khiến đất nước này vấp phải liên tiếp thất bại những thập niên qua.
Sự thăng tiến của Renzi là một dấu hiệu cho thấy một sự chuyển giao thế hệ, vốn rất cần thiết, đang diễn ra tại đất nước này. Đến nay ông Renzi là chính trị gia có tỷ lệ ủng hộ cao nhất và vượt xa số còn lại. Ông tự miêu tả về mình là “người có tham vọng khổng lồ”.
Theo phóng viên BBC tại Rome, ông là một sự khác lạ hoàn toàn so với các chính trị gia truyền thống của Ý. Renzi luôn cho thấy nguồn năng lượng bất tận. Ông thích chạy lên sân khấu trong trang phục quần jean màu đen, và tham dự các buổi họp với áo sơ mi. Khi di chuyển, ông thường đi bằng ô tô nhỏ hoặc thậm chí bằng xe đạp.
Trong cách giao tiếp, ông là người dễ tính, thoái mái – nhanh nhẹn và lưu loát khi nói không cần văn bản, với đủ các chủ đề và thường đưa ra những giải pháp có tầm bao quát.
Renzi luôn tìm cách truyền đi một niềm tin rằng chính trị có thể được thực hiện một cách khác biệt, và thay đổi là có thể.
Thủ tướng Ý Letta đã
từ chức
Thủ tướng Ý Letta đã từ chức
Ông từng kết thúc một cuộc tranh luận trên truyền hình bằng cách nói rằng ông đem đến một thứ rất hiếm tại Ý: Hy vọng.
“Mọi người đều lo lắng và bất mãn”, ông nói. “Họ không còn tin tưởng ai. Tôi thì vẫn tin và đó là lí do vì sao tôi làm chính trị - bởi tôi vẫn còn tin tưởng”.
Việc giành ghế chủ tịch đảng Dân chủ là một bước đi lớn trong hy vọng trở thành thủ tướng của ông Renzi. Hiện đảng Dân chủ đã là phe đa số trong chính phủ liên minh của Ý, vốn gồm cả các thành phần trung - tả.
Ngay khi đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ, trong tháng Giêng, ông Renzi đã mời cựu thủ tướng Silvio Berlusconi, người đã bị trục xuất khỏi quốc hội, những vẫn đang lãnh đạo phong trào Nước Ý tiến lên (FI), tới trụ sở đảng mình để bàn về thỏa thuận cải cách bầu cử.
Động thái này đã khiến nhiều người cánh tả trong đảng Dân chủ tức giận, nhưng ông Renzi lại không hề thấy vậy.
“Thật là mâu thuẫn khi nói “Bạn phải đối thoại với FI nhưng không phải với Berlusconi”. Phải chăng tôi cần nói chuyện với Dudu (con chó của vợ ông Berlusconi)?”.
Đến tháng 2, Renzi càng tỏ rõ ý định muốn thay thế Letta và chính phủ liên minh của đảng Dân chủ với các đảng trung – tả nhỏ. Sau một bữa tối với Tổng thống Giorgio Napolitano, ông Renzi nói rằng chính phủ đã “cạn năng lượng” và một quyết định cần được đưa ra đối với việc liệu nên sạc pin hay thay pin.
Sau đó là một cuộc họp trực tiếp với Letta. Nội dung cuộc họp không được công bố, nhưng vị thủ tướng rời cuộc họp với những tranh luận gay gắt, và ngay hôm sau Renzi công bố ý định của mình.
Ông cảm ơn vị thủ tướng nhưng nói rằng đất nước đang ở ngã tư, và một giai đoạn mới với một vị thủ tướng mới là cần thiết và cấp bách. Ít giờ sau, Letta tuyên bố ông sẽ từ chức.
Thanh Tùng
Tổng hợp

TQ sang VN 'giải cứu CT Hồ Chí Minh'

Cập nhật: 15:36 GMT - thứ sáu, 14 tháng 2, 2014

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ năm 1959 ở Bắc Kinh
Cựu binh Ngô Nhật Đăng của Cuộc chiến Biên giới 1979, đang sống ở Hà Nội, vẫn còn nhớ ngày vào quân ngũ và sau đó lăn lộn bốn năm ở vùng biên giới. 
Đó là ngày 25/8/1978 trong một đợt "tổng động viên" học sinh và sinh viên, ông nói với BBC hôm 13/2/2014, không lâu trước ngày kỷ niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt - Trung.
Ông Đăng, khi đó 20 tuổi, và nhiều bạn bè rời trường đại học và được cử đi đào tạo hạ sỹ quan nhằm tạo ra lớp "cán bộ khung" để huấn luyện tân binh.
"Lúc đó tình hình [giữa Việt Nam và Trung Quốc] cũng đã căng thẳng từ một vài năm trước, chuyện người Hoa về nước và không khí mà mọi người nghĩ tới chiến tranh là điều chắc chắn có thể xảy ra chứ không phải mọi thứ đều bất ngờ.
"Chúng tôi lúc đấy xác định là có thể xảy ra chiến tranh với Trung Quốc."
Ông Đăng nói hai ngày sau khi Trung Quốc đưa quân qua biên giới hôm 17/2, ông và đồng đội được lệnh lên đường và tới mặt trận Cao Bằng vào đêm 20/2.
Ông ở lại đó trong bốn năm tiếp theo cho tới khi giải ngũ. Nhiệm vụ của ông Đăng và tiểu đoàn trong những ngày tháng Hai năm 1979 là "đánh đằng sau lưng, gọi là luồn sâu phá hoại" quân Trung Quốc.
"Những ấn tượng đầu tiên [đối với] những thằng sinh viên là khi ban đêm về bom đạn ầm ĩ... thần chết đứng sát ngay bên cạnh.
"Anh nên nhớ là lúc ấy Hồ Chí Minh đã mất được 10 năm rồi mà họ không biết và nói nguyên văn là "Tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ Tịch, gây sự chia rẽ giữa hai bên và chúng ta sang đây để đánh tập đoàn phản động bành trướng tiểu Á Lê Duẩn để giải cứu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh."
Ngô Nhật Đăng
"Cái ấn tượng nhất là cảnh nhân dân Cao Bằng tan hoang. Nhân dân Cao Bằng đêm ngày chạy trên đường [trong] không khí chiến tranh."
Người cựu binh năm nay 55 tuổi nói quân Trung Quốc tới Cao Bằng muộn hơn so với một số mặt trận khác.
"Các tuyến khác thì tôi không biết nhưng Cao Bằng hầu như toàn là quân chính quy của Trung Quốc và khi bọn tôi bắt một số tù binh thì họ khai đều là Quân khu Thành Đô và có lực lượng rất lớn bao gồm cả xe tăng, thiết giáp, pháo binh.
"Vấn đề hậu cần của họ cũng được chuẩn bị rất chu đáo."
Ông Đăng nói ông có tham gia khai thác thông tin ban đầu từ một số tù binh Trung Quốc trước khi gửi họ về 'quân khu' và kể lại:

Trung Quốc rà mìn ở vùng biên sau cuộc chiến với Việt Nam
"Họ cũng bị bưng bít thông tin. Có những thông tin cũng buồn cười
"Thí dụ họ nói rằng 'bên kia chúng tôi học tập [rằng] tình hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc được Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch vun đắp, bây giờ tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ tịch.
"Anh nên nhớ là lúc ấy Hồ Chí Minh đã mất được 10 năm rồi mà họ không biết và nói nguyên văn là "Tập đoàn phản động Lê Duẩn bắt giam Hồ Chủ Tịch, gây sự chia rẽ giữa hai bên và chúng ta sang đây để đánh tập đoàn phản động bành trướng tiểu bá Lê Duẩn để giải cứu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh."
Ông Đăng nói cũng có những nơi ở Cao Bằng lính Trung Quốc chỉ niêm phong các cơ sở mà không cướp phá.

Trung Quốc 'bắn nhau'

Mặc dù ông Đăng nói phía Trung Quốc đưa sang Cao Bằng cả 'quân đoàn', ông cho biết lực lượng quân đội của Việt Nam ở Cao Bằng "rất ít".
Nhưng ông Đăng cũng nói: "Trong Cao Bằng có điều rất đặc biệt là lính Trung Quốc chết rất nhiều.
"Lúc đó lực lượng địa phương ở Việt Nam có rất ít và có [thêm] một số dân quân."
Ông Ngô Nhật Đăng
Ông Ngô Nhật Đăng nói ông sẽ phải suy nghĩ lại nếu lại phải cầm súng
"Ở Cao Bằng tuyến phía đông họ [Trung Quốc] tràn sang không sang được và mặt trận cuối cùng ở Cao Bằng là huyện Thông Nông và huyện Bảo Lạc.
"Phía đó bên phía Việt Nam không có lực lượng. Họ đưa cả một quân đoàn vào phía đó.
"Từ cánh quân phía tây của Trung Quốc kéo về và phía bên này của Trung Quốc kéo sang đến đèo Mã Quỳnh thì bộ đội Việt Nam có bắn hai bên.
"Bên Trung Quốc họ tưởng lầm và họ bắn lại, cả một trận giao chiến kéo dài gần cả một đêm, Trung Quốc bắn nhầm vào nhau và phía đấy họ thiệt hại rất nhiều."
Cụ thể hơn về phía lực lượng Việt Nam, ông Đăng nói:
"Lúc đó về phía lực lượng vũ trang có duy nhất một tiểu đoàn của tôi thôi.
"Có một trung đoàn chủ lực của Việt Nam, trung đoàn 246, thì họ giữ lại ở khu vực Hà Quảng."
""Chúng tôi gặp nhân dân trong rừng thì họ rất mừng. Họ có nói từ năm 1948 chưa có bộ đôi lên đây, bộ đội lên rất là mừng... Lúc đấy giữa sống, chết và bảo vệ tổ quốc thì mọi người không nghĩ gì nhiều."
Ngô Nhật Đăng
Ông Đăng cũng nói tiểu đoàn của ông gần 300 người đã mất liên lạc và bộ đàm chỉ bắt được sóng của phía Trung Quốc khi đến huyện Nguyên Bình, vốn đã bị quân Trung Quốc chiếm từ vài ngày trước mà tiểu đoàn không biết.
Tình hình càng nguy hiểm hơn khi tiểu đoàn ông đã để lại nhiều vũ khí cho quân địa phương với mục tiêu sẽ được trang bị thêm khi tới Nguyên Bình.
"Khi ấy biên chế của trung đội 30 người mà chỉ có ba khẩu súng. Hồi ấy là anh em mang theo đạn," ông nói.
"Bọn tôi phải tập trung vũ khí cho một số cơ số trong tiểu đoàn và vừa bám theo Tàu vừa kêu gọi vũ khí chuyển tiếp lên.
"May mà lúc đấy tiểu đoàn trưởng chỉ huy là người rất dày dạn chiến trận, tính toán được.
"Khi chúng tôi được tiểu đoàn của công nhân mỏ Tĩnh Túc tiếp tế đạn, đánh một hai trận thì quân Trung Quốc đã bắt đầu rút về rồi."
Trả lời câu hỏi về tâm trạng của những người lính trẻ khi đó, ông Đăng nói:
"Lúc đó có rất nhiều tâm trạng, sợ hãi có, buồn bã có.
"Chúng tôi nhìn thấy những cảnh tan hoang, rồi phía Trung Quốc, có những người dân khi họ đi vòng qua đèo Mã Phục ở khu vực Hà Quảng, có những vụ thảm sát, thậm chí có cả dân binh sang dỡ nhà cửa, chợ bên kia, nhân dân chạy vào trong rừng.
"Chúng tôi gặp nhân dân trong rừng thì họ rất mừng. Họ có nói từ năm 1948 chưa có bộ đội lên đây, bộ đội lên rất là mừng."

'Hai thái cực'

Ông Đăng nói ông đã chứng kiến cả sự tàn bạo cũng như hành động chừng mực của binh lính Trung Quốc hồi đầu năm 1979.
"Cũng rất khó hiểu. Nó có hai thái cực.
"Ở phía Hà Quảng có những điều xảy ra trong chiến tranh cực kỳ dã man mà chúng tôi chứng kiến.
"Người dân bị chém giết, nhà cửa bị đốt phá.
"Hoặc là bản thân họ [binh lính Trung Quốc] ví dụ như là tôi chính mắt chứng kiến lúc họ rút về có một xe bị sa lầy.
"Tôi trên đồi nhìn xuống ven đường thấy người chỉ huy mở cửa kính xe, lôi người tài xế và dùng búa đập chết ngay tại trận.

Ông Đăng nói không phải tới đâu lính Trung Quốc cũng cướp phá
"...Thế nhưng lại cũng có những vùng, như vùng Thông Nông ấy, thì họ lại không động chạm, không phá phách.
"Những kho lương thực, những cửa hàng bách hóa vẫn còn nguyên, không bị cướp phá và [họ] dán trên cửa những băng bằng hai thứ tiếng là 'Niêm phong của Bộ đội Biên phòng Trung Quốc'."
Ông Đăng nói sau những ngày chiến trận, ông được giao nhiệm vụ đi xác định tọa độ các đường mòn dọc theo biên giới và có tiếp xúc với người Trung Quốc.
"Có những lúc tôi cũng lạc sang đất Trung Quốc. Vì cải trang [nên] cũng gặp những người lính Trung Quốc rồi [biết] thái độ của họ.
"[Nói về] chốt của hai bên [thì] trời không có sương mù có thể nhìn rõ [nhau], thậm chí hét to có thể nghe thấy nhau.
"Nhưng có những hành động trong chiến tranh họ như người khác hẳn, như là say máu họ trở thành con người khác."
Cựu binh nói tình hình sau chiến trận cũng vẫn căng thẳng với các tổ trinh sát của Việt Nam được cử sang Trung Quốc trong khi thám báo Trung Quốc lại sang Việt Nam.
Hai bên cũng "bắt cóc" người của nhau để lấy thông tin.
Ông Đăng nói một người bạn của ông đã bị bắt cóc ngay trước khi chuẩn bị về phép vì được tin người em trai đã hy sinh ở mặt trận Lạng Sơn.
Nhưng tình hình tại Cao Bằng được ông Đăng đánh giá là không căng thẳng bằng ở một số nơi khác.
"Ngay trong phố nhà tôi cũng có hai người đi bộ đội và hy sinh vào năm 82, 83 ở mặt trận Thanh Thủy, Hà Giang."

'Bài học lịch sử'

Ông Đăng nói cả Việt Nam và Trung Quốc đã né tránh nói về cuộc chiến với những lý do "không thể chấp nhận được".
"Đã đến lúc [công khai bàn luận về cuộc chiến] rồi. Nó như một bài học lịch sử để rút lại kinh nghiệm.
"Chuyện đó theo tôi nghĩ là phải công khai sự ghi nhận đối với những người hy sinh. Đồng đội tôi cũng nằm xuống và những cảm xúc thông thường về mặt gia đình thôi, những tình cảm của con người mà bị lãng quên một cách rất là khó hiểu như thế trong khi các sự kiện khác lại tổ chức tưởng niệm."
Ông Đăng cũng không đồng ý rằng chính quyền tránh kỷ niệm để giữ quan hệ tốt với Trung Quốc và bình luận:
"Có những dân tộc rất nhỏ bé như Philippines, Israel hay là Thụy Sỹ, một đất nước rất nhỏ bé bên cạnh những người khổng lồ, nhưng họ có tư thế rất đàng hoàng."
"Cách hành xử như nhà nước Việt Nam [làm] với những người lính đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc, đã từng đổ máu chúng tôi cảm thấy như một sự xúc phạm."
Ngô Nhật Đăng
"Cách hành xử như nhà nước Việt Nam [làm] với những người lính đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh vệ quốc, đã từng đổ máu chúng tôi cảm thấy như một sự xúc phạm."
Ông Đăng nói nhiều đồng đội ông cảm thấy "phẫn nộ và chán ngán" và nó sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của họ nếu lại phải cầm súng.
"Với cách hành xử như thế này [của chính quyền], chắc chắn phải suy nghĩ lại [chuyện lại cầm súng].
"Nói chỉ trở thành [hiện thực] khi mà bắt buộc, bất khả từ chối.
"Chứ còn nếu để sẵn sàng với nhiệt huyết như năm 79, sẵn sàng lên đường, sẵn sàng hy sinh ... thì tôi nghĩ là không có.
"Không phải riêng tôi mà rất nhiều người. Không phải những người là cựu binh 79 mà ngay cả lớp trẻ bây giờ."
Người cựu binh cũng nói ông đã có nhiều lần thăm Trung Quốc và biết rằng những người từng ở phía bên kia chiến tuyến cũng bị "lãng quên".
"Bản thân tôi rất mong muốn, mơ ước là làm sao chúng ta có những cuộc [gặp mặt giữa] những người có thể gọi là nạn nhân cũng được của cả hai phía," ông Đăng nói với BBC.
"Điều đó thật là tuyệt vời, có thể bày tỏ [cách nhìn và tình cảm] của phía bên này, phía bên kia.
"Nó như bài học để gửi gắm tới thế hệ sau."
Ông Đăng nói ông có tham vọng làm một phim tài liệu về Cuộc chiến Biên giới nhưng không tin chính quyền sẽ ủng hộ để làm phim một cách đúng đắn.
Theo bbc

Thế giới 24h: Tin sốc về Triều Tiên


 - Một cơ quan điều tra của Liên hợp quốc phát hiện tội ác chống loài người ở Triều Tiên; Trung Quốc kiên quyết bảo vệ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên... là các tin nóng.
Nổi bật
Hãng tin AP ngày 14/2 dẫn hai nguồn tin thân cận với bản báo cáo của Ủy ban Điều tra của Liên hợp quốc cho biết, cơ quan này đã phát hiện được có những "tội ác chống lại loài người" tại Triều Tiên và khuyến nghị đưa những gì tìm thấy lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC).
Triều Tiên, tội ác, loài người, điều tra, nhân quyền, Liên hợp quốc
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm hỏi người dân. (Ảnh: CNN)
Theo các nguồn tin giấu tên, ủy ban trên đã tiến hành một cuộc điều tra trong thời gian một năm và đã tìm thấy bằng chứng về một loạt những "tội ác chống lại loài người" và còn có cả một chiến dịch với quy mô lớn nhằm bắt cóc những cá nhân tại Hàn Quốc và tại Nhật Bản.
Báo cáo, dự kiến công bố vào ngày 17/2 tới, không xem xét chi tiết trách nhiệm cá nhân đối với các tội ác nói trên, song khuyến nghị các bước hướng tới trách nhiệm giải trình.
Ủy ban gồm 3 người, đứng đầu là thẩm phán Australia Michael Kirby đã nghỉ hưu. Ủy ban này được cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc thành lập tháng 3 năm ngoái, trong nỗ lực quốc tế nghiêm túc nhất điều tra chứng cứ về vi phạm nhân quyền có hệ thống ở Triều Tiên.
Một phát ngôn viên giấu tên của phái bộ ngoại giao Triều Tiên tại Liên hợp quốc đã nói với hãng thông tấn AP rằng, "chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những phát hiện không có cơ sở trong thực tế của Ủy ban Điều tra về những tội ác chống lại loài người. Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó".
Tin vắn
- Hàn Quốc và Triều Tiên đã nhất trí tổ chức cuộc đoàn tụ các gia đình ly tán trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) theo đúng kế hoạch, từ ngày 20 cho đến ngày 25/2.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida ngày 14/2 cho biết rằng, Nhật Bản có thể sẽ cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào quốc gia này trong trường hợp khẩn cấp.
- Một quan chức Uzbekistan cho hay Tổng thống Islam Karimov hoãn chuyến thăm tới CH Séc do các bộ trưởng nước này đã quyết định đi nghỉ và không coi trọng chuyến thăm.
- Ngày 14/2, Tổng chưởng lý Ukraine Viktor Pshonka cho biết, tất cả 234 người biểu tình bị bắt trong đợt bạo động chống chính phủ làm rung chuyển quốc gia này, đã được thả.
- Ngày 14/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng các nỗ lực khiêu khích Chính phủ Syria để đẩy nước này khỏi hội nghị hòa bình Geneva 2 là không đúng đắn và phi lôgic.
- Ngày 14/2, lực lượng cảnh sát Thái Lan bắt đầu tiến hành chiến dịch giải tán những địa điểm bị người chống đối chiếm đóng nhưng chính phủ lại đang gặp áp lực lớn từ nông dân.
- Theo Tân Hoa Xã, 11 phần tử khủng bố đã bị cảnh sát Trung Quốc tiêu diệt trong một cuộc tấn công vào chiều 14/2 tại khu tự trị Tân Cương ở khu vực phía tây bắc nước này.
- Chiều 14/2, Thủ tướng Italy Enrico Letta đã chính thức trao thư từ nhiệm cho Tổng thống Giorgio Napolitano, chấm dứt 10 tháng lãnh đạo chính phủ liên hiệp với nhiều sóng gió.
- Ngày 14/2, Bộ trưởng Bộ Ngoại gao Mỹ John Kerry đã kêu gọi, Trung Quốc "công khai, minh bạch" trong mọi hành động thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới.
- Trong cuộc gặp người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không bao giờ để xảy ra hỗn loạn hay chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên.
Tin ảnh
Triều Tiên, tội ác, loài người, điều tra, nhân quyền, Liên hợp quốc
Ngày lễ Tình nhân ngày càng phổ biến trong giới trẻ ở Pakistan. (Ảnh: THX)
Phát ngôn
Hôm 14/2, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng cáo buộc những người hậu thuẫn phe đối lập Syria tìm cách "thay đổi chế độ".
Sự kiện
Ngày 15/2/2003, các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Iraq đã diễn ra ở hơn 600 thành phố trên toàn cầu. Ước tính có từ 8 tới 30 triệu người tham dự, đông nhất trong lịch sử.
Thanh Vân (tổng hợp)