Trang

25 tháng 12, 2018

Tôi đón Chủ tịch Nước ở Minsk

Năm 1998 tôi là TGĐ chợ BMV (2 Phó TGĐ là Thành lõ và Minh con) ở thủ đô Minsk, Belorusia (Bel)- khu chợ được báo chí viết là đẹp nhất trong các chợ ở Bel. Tôi là DNTN nhưng vì đa số người Việt ở Minsk làm việc trong chợ của tôi nên Đại Sứ Quán đề cử tôi là Phó Ban Đại Diện Cộng Đồng. Từ trối cũng phiền nên tôi nhận lời làm việc không lương.
Tháng 7/1998, anh Hợp- trung tá an ninh Đại Sứ Quán từ Moscow đt cho tôi nói sẽ xuống Minsk công tác, có việc cần họp với tôi.
Tôi đón tiếp họ chu đáo ở nhà riêng và cùng với họ bàn kế hoạch chuẩn bị đón Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương sang thăm Bel, đặc biệt là an ninh. Tôi cùng họ đi thị sát Tp, điều nghiên tình hình xã hội. Tôi phải đuổi mấy băng nhóm XHĐ ra khỏi Minsk, chỉ khi nào Chủ tịch rời đi họ mới được trở lại. Mấy ngày sau, thiếu tướng Minh cũng tới Minsk kiểm tra công việc.
24/8 ngài Đại sứ và phái đoàn ngoại giao tới Minsk. Họ ở Ks nhưng một số việc như thuê ô tô, máy tính, đtdđ, huy động cộng đồng đón CTN... họ nhờ tôi làm vì tôi quen địa bàn và quản lý số đông người Việt
29/8 Chủ tịch Nước Trần Đức Lương tới Minsk. Tôi cho đóng cửa chợ, huy động nhân viên Việt, Nga ở chợ được mấy trăm người, thuê ô tô hạng sang đưa ra sân bay đón CTN. Phái đoàn ở Nhà khách Tổng thống, tôi có giấy phép ra vào cổng để tiện làm việc. Hôm sau, theo yêu cầu của phái đoàn, tôi thuê thêm ô tô, liên lạc viên, phiên dịch, đưa một số cán bộ đi thăm quan Minsk và công tác lẻ, riêng Phó TGĐ Minh con tự lái xe riêng chở nhiều quan khách đi làm việc.
Ngài Đại sứ động viên tôi: Vì Tổ quốc, các bạn ở Bel cố gắng hỗ trợ phái đoàn, các chi phí sẽ được ĐSQ và Bộ Ngoại Giao thanh toán. (các chi phí tôi làm cho phái đoàn đều từ ...túi của tôi, tôi không nhận 1 xu nào của phái đoàn).
Chuyến thăm của CTN kết thúc. Tôi lại huy động hàng trăm nhân viên trong công ty, mua hoa ra sân bay tiễn đoàn.
Nửa tháng sau tôi đi Moscow công tác, tiện thể liệt kê một số hóa đơn, chứng từ để thanh toán. Tôi đt cho ngài đại sứ, ngài bận nên không tiếp, nói tôi gặp phòng kế toán. Đt cho phòng kế toán gần chục lần mới có người làm việc với tôi... qua đt. Họ yêu cầu tất cả các khoản chi phải có HĐ, hóa đơn, chứng từ thể hiện rõ là chi cho phái đoàn và có xác nhận của ban tổ chức... Hehe, yêu cầu này thì tôi không thể có. Thôi vậy, trách nhiệm công dân mà, vì Tổ quốc mà.
Mới đó đã 20 năm rồi. Chuyện bây giờ mới kể.
Ảnh: 1- CTN Trần Đức Lương tới Minsk, 2- Tôi và cộng đồng, 3- Đại sứ Ngô Tất Tố ăn cơm ở nhà tôi, 4- Lịch làm việc của đoàn CTN, 5- Chợ của tôi.
Phạm Văn Hải

24 tháng 12, 2018

Vắt chanh bỏ vỏ?

Trần Đại Nghĩa (1913–1997) Từng làm việc tại Viện Hàng không và Vũ trụ Pháp, sau đó bỏ Pháp theo Hồ Chí Minh về VN kháng chiến, là Thiếu tướng QĐND VN, giáo sư, viện sĩ, nhà khoa học, nhà quản lý cấp cao, cha đẻ ngành công nghiệp quốc phòng VN.
Một câu chuyện buồn sau khi ông về hưu:
KỶ NIỆM MỘT LẦN GẶP VĨ NHÂN 
(Đọc để thấy các đồng chí ở sứ quán (và quan chức ta nói chung) xử sự thế nào!)
Năm 1988 đi hội nghị ở Ba Lan, transit ở Moscow. Sẵn có lá đa trong túi, vào hẳn nhà khách Sứ quán ở cho oai, mỗi ngày mất có1 $.
Tối, xuống CLB xem tivi, thấy có 1 cụ già tầm 75 tuổi mặc áo lông Đức ngồi co ro ở đó. Hết tivi, thấy cụ không về, hỏi thì cụ bảo:
– Tôi transit qua đây, vào nhà khách nhưng không có tiền, nên không được ở. Xin mãi, họ mới cho ngồi nhờ ở đây đợi mai đi tiếp. Ngoài phố tuyết rơi, lạnh quá!
Liền mời cụ về phòng ngủ cùng, vì có 2 giường đầy đủ chăn đệm. Đoán cụ đói, nên lấy bánh mì bơ và xúc xích mời cụ ăn, xong mới leo lên giường. Trái múi giờ, 2 ông cháu chưa ngủ được nên nói chuyện mãi. Kì lạ, cụ già cái gì cũng biết, càng nói chuyện càng ngạc nhiên về độ uyên bác phi thường của cụ. Gần sáng, mới tò mò hỏi, cụ đi đâu mà qua cái đất Moscow lạnh lẽo này, và sao mà cụ không có lấy 1 $ để ngủ ở nhà khách. Cụ đáp:
– Tôi được Viện Hàn lâm khoa học Hungary mời sang hội nghị khoa học. Họ lo vé máy bay đi lại, ăn ở bên kia chu đáo. Mỗi tiền đi đường thì họ không nghĩ tới, mà hưu rồi nên Nhà nước ta cũng chẳng cấp cho tôi, và tôi cũng chẳng có.
Ngạc nhiên ghê gớm, lúc chia tay hỏi tên, cụ đáp:
– Tôi là Trần Đại Nghĩa !
Ôi chao ôi, thì ra đây là nhà khoa học lừng danh, một trong những người chế tạo bom bay V1, V2 nổi tiếng trong Thế chiến thứ 2. Con người này từng theo Cụ Hồ về Việt Bắc, chế tạo bom ba càng, súng không giật SKZ, bazooka, thủy lôi áp suất ABS, đạn bay, …, góp phần không nhỏ cho đất nước trong cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc. Và, chỉ vì không có 1 $, cụ không được ngủ ở nhà khách Sứ quán Việt Nam tại Moscow!
Tác giả: Nguyen Canh Hoang (theo FB Đức Bảo Phạm)
Ảnh Gs Trần Đại Nghĩa.

Đất nước tôi


Đất nước tôi 
Đánh giết trộm chó, luật chẳng tin. 
Bán nước, cướp biển... câm lặng nhìn.

23 tháng 12, 2018

Khủng khiếp


Khủng khiếp
Tổng nợ công của VN là 235% GDP (241 tỉ)= 566 tỉ usd.
Mỗi người VN cõng khoản nợ 5.790 usd= 134 triệu vnd.

20 tháng 12, 2018

Nguy hại từ các dự án đầu tư TQ tại VN

VN đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của TQ.
Vốn gọi là «ưu đãi» của TQ cho VN thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các DN TQ) và kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại VN. Vốn vay TQ có lãi suất là 3%/năm, cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 – 1,2%), Hàn Quốc (0-2%) hoặc Ấn Độ (1,75%). 
Một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị TQ «thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư… ảnh hưởng hiệu quả đầu tư ».
VN vay nợ nhiều từ TQ đang góp phần khiến quan hệ giữa hai nước bất đối xứng, không bình đẳng, vay nợ trong lĩnh vực điện, xây các nhà máy điện than với công nghệ TQ, gây ô nhiễm và gây phản ứng không hài lòng, tiêu cực trong dân chúng. 
Các dự án mà VN nhận đầu tư của TQ chủ yếu là do EVN ký kết, theo phương thức «chìa khóa trao tay» và công nhân TQ thực hiện xây lắp các công nghệ TQ, hoàn thành và chuyển giao cho VN. Sự giám sát của VN đối với các dự án này cũng không được thực hiện, nên không bảo đảm về mặt kỹ thuật, cũng như gây ô nhiễm môi trường.
Trong số 19 dự án nhiệt điện đầu tư theo phương thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao ), có 3 dự án có sự tham gia của nhà đầu tư TQ với cổ phần chiếm đa số chi phối. Đó là dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3. Ngoài ra, nhiều DN TQ cũng đã trúng thầu các dự án nhiệt điện ở VN. Chẳng hạn như nhà thầu KAIDI đã lần lượt trúng thầu các dự án như Nhà máy điện Thăng Long, Nhà máy điện Hải Dương và Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.
Nhiều nhà thầu TQ trúng thầu các dự án của VN, nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện tình trạng thi công chậm tiến độ, chất lượng hàng hóa, công trình không cao, xuống cấp nhanh… 
Theo ts Lê Đăng Doanh: Dự án Vân Đồn – Móng Cái có lợi lớn cho TQ. Nếu có dự án này thì hàng hóa, du khách TQ có thể sang VN một cách dễ dàng. Dự án luật đặc khu đã bị người dân phản đối rất gay gắt và chính phủ đã phải tạm dừng trình Quốc Hội.
Dư án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, một dự án vay vốn của TQ, vừa bị chậm trễ, vừa bị đội giá. Vốn ban đầu là 552 triệu đôla, nhưng nay đã tăng lên tới gần 900 triệu đôla. 
Để tránh cho các nhà thầu TQ liên tục thắng thầu, biện pháp cần thực hiện là VN phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn TQ quá nhiều.
Chính phủ phải xét lại các quy định, luật lệ về đầu tư và đấu thầu. Thủ thuật của TQ là bỏ thầu với giá rất thấp nên luôn thắng thầu. Khi tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần. Cuối cùng VN phải trả một cái giá đắt với công nghệ kém và ô nhiễm môi trường.

VN mất biển thật rồi !

Ngày 22/5/2018 Thượng tướng Lê Chiêm nói: Tàu Trung Quốc đánh cá cách Đà Nẵng 30- 40 hải lý.
Ngư dân Việt đánh bắt cá trên vùng biển VN thường xuyên bị tàu thuyền TQ đâm chìm, cướp phá và đánh giết.
Theo Viettime ngày 8/5/2016: chỉ trong 2 năm, hơn 4.000 tàu cá, hơn 2.300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển.
Nay, hải quân TQ bắn ngư lôi ở vùng biển VN, ở Quảng Trạch Quảng Bình vớt được một quả ngư lôi mầu đỏ, ở Phú yên vớt được một quả ngư lôi mầu đen chưa nổ. Theo chuyên gia nói cự ly hoạt động của loại ngư lôi này khoảng 4-50km. Cách đây không lâu, 3 ngư dân Việt bị chết ở vùng biển Hoàng Sa vì "vật thể lạ" phát nổ...
Vậy là hải quân TQ đã làm chủ cả vùng biển VN rồi.

Chẳng biết hải quân, biên phòng, cảnh sát biển VN ở đâu?
Hơn 1 triệu người VN mới xuống đường yêu bóng đá, hô vang "VN vô địch", "Yêu bóng đá là yêu tổ quốc" giờ này ở đâu?
Yêu bóng đá sao không yêu biển đảo quê hương?
 Mất biển rồi, Tổ quốc có còn không?

PVH

16 tháng 12, 2018

MỘT DÂN TỘC THẤT BẠI

Tôi nhìn thấy chiến thắng của bóng đá VN, nhìn triệu người cuồng nhiệt đi bão... và tôi thấy
MỘT DÂN TỘC THẤT BẠI.

13 tháng 12, 2018

SĂN CỔ VẬT | Phim Chiếu Rạp |

SĂN CỔ VẬT (Hunting Antique) là bộ phim điện ảnh kể về cuộc phiêu lưu mạo hiểm của một "Liên minh" trong hành trình Săn Cổ Vật. Vì bản làng, vì tình bạn và tình yêu họ xứng đáng trở thành "Huyền thoại". Đạo diễn : Đinh Thái Thuỵ - Phạm Văn Hải Giám đốc sản xuất & Biên tập : Phạm Văn Hải
Mời các bạn coi phim theo link: https://www.youtube.com/watch?v=sVQNjv17Euw