Trang

8 tháng 6, 2018

Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu

Trước những phản biện trái chiều, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội lùi thời gian xem xét thông qua dự thảo Luật Đặc khu sang kỳ họp sau.

Chính phủ vừa thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (Quốc hội khóa 14) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.
Theo thông báo gửi lúc 3h sáng, Chính phủ cho hay việc đề nghị lùi thông qua Luật Đặc khu được thực hiện sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Bộ Kế hoạch Đầu tư là đơn vị chủ trì xây dựng Luật Đặc khu. Ảnh: Hoàng Phong.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại kỳ họp Quốc hội lần này. Bộ Kế hoạch Đầu tư là đơn vị chủ trì xây dựng dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Ảnh: Hoàng Phong.
Dự Luật Đặc khu đã được xây dựng công phu, kỹ lưỡng, nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng 3 đặc khu kinh tế, tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá, có sức lan tỏa lớn. Dự Luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Chính phủ đánh giá, việc lùi thông qua Dự Luật vào kỳ họp thứ 6 là để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện nhằm bảo đảm dự án Luật đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Vân Đồn là một trong ba khu vực được chọn để xây dựng đặc khu kinh tế. Ảnh: Minh Cương.
Vân Đồn là một trong ba khu vực được chọn để xây dựng đặc khu kinh tế. Ảnh: Minh Cương.
Dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc gồm 6 Chương 85 Điều, dự kiến được Quốc hội biểu quyết thông qua vào 15/6.
Quá trình thảo luận, nhiều ý kiến băn khoăn về quy định cho nhà đầu tư thuê đất với thời hạn lên đến 99 năm (quy định hiện hành tối đa là 70 năm) và một số ưu đãi được cho không cần thiết. Giải trình ý kiến đại biểu tại phiên thảo luận ngày 23/5, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị "cho phép giữ nguyên như dự thảo, vì đây là một chính sách vượt trội".
Chỉ trong bốn ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hai lần trao đổi với báo giới về một số vấn đề được dư luận quan tâm trong dự luật.
Ngày 4/6, Thủ tướng nói thời hạn cho thuê đất 99 năm không phải là điểm mấu chốt trong dự Luật mà với đặc khu, điều quan trọng là tạo cơ chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.
Sáng 7/6, Thủ tướng cho hay, sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để có điều chỉnh phù hợp với tình hình; cùng với các giải pháp khác "đảm bảo quốc gia trường tồn, độc lập, phát triển bền vững".
"Chúng tôi sẽ trình Quốc hội theo hướng điều chỉnh giảm thời hạn cho thuê đất xuống một cách hợp lý để đảm bảo nguyện vọng mà bà con kiến nghị; còn xuống bao nhiêu năm thì Quốc hội sẽ xem xét", Thủ tướng nói.
Võ Hải

Luật an ninh mạng VN chống tự do sử dụng internet


Tài khoản Facebook của bạn có thể khóa bất cứ lúc nào, dịch vụ 3/4G cũng có thể bị cắt, bạn dễ dàng bị ra tòa hoặc thậm chí bị bỏ tù… Bạn không chỉ bị tước đoạt. Bạn bị “lột sạch” quyền công dân khi Luật an ninh mạng được Quốc hội thông qua ngày 12-6-2018. Không phải tự nhiên mà Luật an ninh mạng được bấm nút vài ngày trước khi Luật đặc khu thoát ra khỏi cánh cửa sân khấu Quốc hội.
Điều 5 Luật an ninh mạng quy định:
– Ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng internet, việc sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
– Yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
– Thu thập dữ liệu điện tử liên quan tới hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
– Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
– Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
(Căn cứ những quy định này thì bạn hoàn toàn không còn là “chủ” tài khoản của mình. Công an kiểm soát toàn bộ không gian biểu đạt cá nhân của từng công dân. Công an không chỉ có quyền yêu cầu “xóa bỏ” (thông tin) mà thậm chí cấm “truy cập”. Bạn dễ dàng bị quy chụp “vi phạm” vào những điều mơ hồ như “thông tin trái pháp luật”, “thông tin sai sự thật”. Bạn bị theo dõi và bị đánh cắp thông tin cá nhân một cách công khai vì công an có quyền “thu thập dữ liệu điện tử”. Chưa hết, công an có quyền “kiểm tra an ninh mạng đột xuất” (Điều 12). Nói cách khác, “cuộc sống mạng” của bạn thuộc quyền quyết định gần như tuyệt đối của công an!
Ở Điều 15, bạn bị cấm loan tải:
– “Thông tin có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân” (Những bức ảnh “chế” hoặc bình luận các phát ngôn nhảm nhí của đám quan chức có chịu sự áp đặt của quy định này?)
– “Thông tin có nội dung tuyên truyền, kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây mất ổn định về an ninh trật tự” (Những chia sẻ ủng hộ giới tài xế ứng phó với BOT có nằm trong quy định này? Hiểu theo cách nào đi nữa thì thực chất quy định này là nhắm vào các kêu gọi biểu tình ôn hòa).
Ở Điều 16, bạn bị cấm “Cố ý nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái phép” (Như thế nào là “ghi âm trái phép”? Ghi âm đoạn nói chuyện giữa một người dân với một tên cảnh sát công lộ vòi vĩnh hối lộ có “trái phép” không?)
Ở Điều 21, “Các doanh nghiệp viễn thông, internet, công nghệ thông tin, cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an” để “ngừng cung cấp thông tin mạng tại các khu vực cụ thể”.
Ở Điều 26, họ (các doanh nghiệp viễn thông…, trong nước lẫn nước ngoài) bị yêu cầu:
– “Thiết lập cơ chế xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách… khi có yêu cầu bằng văn bản”;
– “Xóa bỏ thông tin, ngăn chặn việc chia sẻ thông tin… chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng”;
– Ngoài ra còn phải “lưu vết liên quan để cung cấp cho lực lượng chuyên trách”; và tệ hại hơn: “Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân… khi có yêu cầu” (Điều đó có nghĩa dù bạn không hề được cung cấp miễn phí dịch vụ truyền thông khi đăng ký sử dụng mạng nhưng bạn không những không thể đòi hỏi bất kỳ giá trị cộng thêm nào của dịch vụ mà còn có thể bị cắt bất cứ lúc nào)
“Cuộc sống mạng” của bạn thuộc quyền quyết định gần như tuyệt đối của công an (kinhtedothi)
Luật an ninh mạng Việt Nam thực chất gần như là phiên bản tiếng Việt của Luật an ninh mạng Trung Quốc (có thể dễ dàng so sánh hai luật, bằng cách tham khảo bộ luật Trung Quốc, với tên tiếng Anh “Management Regulations on Internet Forum and Community” hoặc tiếng Hoa “互联网论坛社区服务管理规定”). Điều này dễ hiểu vì sĩ quan an ninh mạng Việt Nam được đào tạo ở Trung Quốc và “công tác” an ninh mạng được hai nước thường xuyên chia sẻ. Cũng không loại trừ khả năng thiết bị kỹ thuật và hạ tầng an ninh mạng của Việt Nam được chính Trung Quốc thiết kế giúp. Hai nước cũng gần như luôn “vai kề vai” ở vị trí chót bảng về tự do internet do tổ chức Freedom House xếp hạng hàng năm. Thậm chí thời điểm áp dụng cũng chẳng cách xa nhau nhiều. Chỉ gần một năm sau khi Trung Quốc tung ra các quy định khắc nghiệt hơn trong khuôn khổ Luật an ninh mạng (vào ngày 25-8-2017; có hiệu lực 1-10-2017) thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng lẫn một cơ quan gọi là “Cơ yếu chính phủ” của Việt Nam cũng hối hả “thực tế hóa” Luật an ninh mạng bằng “lá phiếu” của Quốc hội bù nhìn vào ngày 12-6-2018.
Ngày 7-9-2017, Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (“Quốc gia hỗ liên võng tin tức biện công thất”) đã yêu cầu các công ty mạng nội địa WeChat, QQ, Weibo, Zhihu, Inke, Yizhibo… phải cung cấp “thông tin chia sẻ” lẫn thông tin cá nhân người sử dụng. Với Việt Nam, mạng nội địa như Zalo chắc chắn sẽ tương tự và không loại trừ khả năng các công ty mạng nước ngoài cũng phải thực hiện. Chẳng phải tự nhiên Việt Nam yêu cầu các công ty như Google hoặc Facebook đặt máy chủ ở Việt Nam. Đó là một trong những cách “kiếm chuyện” để Google hoặc Facebook phải thỏa hiệp, như cách Google đầu hàng trước Trung Quốc để có thể tiếp tục khai thác thị trường này. “Bán linh hồn cho quỷ” là chuyện bắt đầu trở nên bình thường đối với các tập đoàn khổng lồ nói chung. Mark Zukerberg từng công khai vuốt ve Tập Cận Bình; và tháng 12-2017 tại Quảng Châu, Tim Cook nói rằng Apple “tôn trọng luật an ninh mạng của Trung Quốc và sẽ tuân thủ “luật chơi”.
Trở lại với Luật an ninh mạng Việt Nam. Việc tài khoản Google hoặc Facebook của bạn bị khóa theo yêu cầu công an có thể còn khó nhưng việc bạn có nguy cơ vĩnh viễn bị cô lập khỏi thế giới mạng (vì bị nhà mạng Việt Nam cắt hoặc từ chối không cho đăng ký dịch vụ nối mạng), một khi bạn lọt vào “sổ đen”, là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra. Luật an ninh mạng không phải để bảo vệ mạng. Luật an ninh mạng là để bảo vệ chế độ. Luật an ninh mạng là để bịt miệng người dân. Và: Luật an ninh mạng được thiết kế để bảo vệ Luật đặc khu (nhằm ngăn cản các ý kiến chống đối những gì xảy ra xung quanh đề tài đặc khu, bây giờ cũng như trong tương lai).
Chẳng phải tự nhiên mà hai dự luật này được bấm nút gần như cùng thời điểm (Luật an ninh mạng ngày 12 và Luật đặc khu ngày 15-6-2018). Tất cả đã được tính từ trước và tính từ lâu. Có thể có sự tư vấn của Trung Quốc. Đây là một “quyết tâm” của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là quyết tâm của Nguyễn Phú Trọng. Chưa bao giờ mà ý định đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Quốc rõ bằng lúc này. Hãy xem lại các tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc từ các chuyến công du Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng. Những gì còn “mơ hồ” (đối với người dân) thật ra đã được ghi bằng giấy trắng mực đen. Đã có những cam kết giữa hai nước và bây giờ từng bước được thực hiện, đúng “quy trình”.
M.Kim. @ Trí Việt News
Tài khoản Facebook của bạn có thể khóa bất cứ lúc nào, dịch vụ 3/4G cũng có thể bị cắt, bạn dễ dàng bị ra tòa hoặc thậm chí bị bỏ tù… Bạn không chỉ bị tước đoạt.…
TRIVIET.NEWS

7 tháng 6, 2018

"Luật đặc khu" nhượng địa cho Trung Quốc


Căn cứ vào nội dung LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC (luật đặc khu), dễ dàng nhận ra những điều khoản có lợi cho Trung Quốc, tạo điều kiện cho người Trung Quốc mang vũ khí tới đặc khu thuê đất, sống, làm ăn và chiếm đóng đặc khu.
1. Điều 55.4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh (là Trung Quốc) sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì doanh nghiệp bảo lãnh có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp giấy phép một lần với thời hạn xác định.
2. Điều 46.2. Người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày trong 01 năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm tại đặc khu không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3. Phụ lục IV. 4. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
4. Đánh giá chung: "Luật đặc khu" có quá nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài mà cụ thể là Trung Quốc, thiếu biện pháp chế tài, ràng buộc trách nhiệm rất lỏng lẻo.
5. Kết luận: 
5.1. "luật đặc khu" tạo điều kiện cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam. 
5.2. Trung Quốc đang là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của Việt Nam. 
Dẫn chứng cụ thể từ báo đảng và nhà nước Việt Nam:
- Trung Quốc đang tiến hành chiến tranh vũ trang chiếm biển đảo của VN, đã chiến >1/2 diện tích biển VN, tàu thuyền TQ đã vào sát bờ chỉ còn cách Đà Nẵng 30 hải lý: https://news.zing.vn/thuong-tuong-le-chiem-tau-trung-quoc-d…). 
- Các căn cứ quân sự trái phép của Trung Quốc ở Trường Sa của Việt Nam: https://thanhnien.vn/…/can-canh-cac-co-so-quan-su-trung-quo….
- Hàng chục vạn ngư dân Việt đang bị giặc Trung Quốc uy hiếp tài sản và tính mạng: https://viettimes.vn/2-nam-hon-4000-tau-ca-hon-2300-ngu-dan….
- Đất người Trung Quốc mua có thể cho cả trăm nghìn người ở https://news.zing.vn/dat-nguoi-trung-quoc-mua-co-the-cho-ca… 
- Phố Trung Quốc bao vây sân bay quân sự Đà Nẵng: https://news.zing.vn/pho-trung-quoc-o-da-nang-bao-vay-san-b… 
- Thực phẩm bẩn của Trung Quốc đầu độc dân tộc Việt: http://vietnamnet.vn/…/viet-nam-bai-phe-thai-thuc-pham-ban-… 
- Việt Nam là bãi rác công nghiệp của trung Quốc: http://plo.vn/…/lo-viet-nam-thanh-bai-rac-cong-nghe-trung-q… 
Vv... và vv...
Toàn văn dự luật đặc khu:
https://thuvienphapluat.vn/…/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te… 
YÊU CẦU QUỐC HỘI VIỆT NAM DỪNG THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU!
Phạm Văn Hải

5 tháng 6, 2018

Đề nghị Quốc hội dừng thông qua "Luật đặc khu"

Trong hình ảnh có thể có: Phạm Văn Hải

Kính gửi: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân!
Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc!
V/v: Đề nghị Quốc hội dừng thông qua LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC!
Tôi là Phạm Văn Hải, là công dân Việt Nam.
Nghề nghiệp: Biên kịch/Đạo diễn/Sản xuất phim.
Hộ khẩu thường trú: 919 c/c 21 tầng DII-I Trung tâm Chí Linh, F.10 Tp. Vũng Tàu.
ĐT: 01666 73 3456, Mail: phamvanhaivt@gmail.com 
Tôi đã nghiên cứu LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC, nhận thấy luật này có nhiều điều không phù hợp như sau:
1- Quốc hội "lấn sân" Chính phủ
Trong dự luật này, Quốc hội đã lấn sân, bỏ qua nhiều quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, cụ thể những việc mà Quốc hội đang làm dưới đây, nhiều lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Chính phủ:
1.1. Chương II. QUY HOẠCH ĐẶC KHU- Đây là công việc của Chính phủ.
1.2. Chương III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC BIỆT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI ĐẶC KHU- Một nửa là công việc của Chính phủ phải làm.
1.3. Chương IV. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CƠ QUAN KHÁC CỦA NHÀ NƯỚC Ở ĐẶC KHU- Cũng khoảng một nửa là công việc của Chính phủ.
1.4. PHỤ LỤC- Đây là công việc của Chính phủ và Bộ Kế hoạch- Đầu tư.
Chính phủ nên ra chính sách thành lập đặc khu, trình Quốc hội xét duyệt, khi Quốc hội thông qua mới giao Chính phủ triển khai. Quốc hội nên bổ xung một số điều luật áp dụng cho đặc khu, không cần ra một bộ luật cho một đặc khu cụ thể.
2. Cùng nhiều bất cập khác
2.1- Đánh giá chung: Rất nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nhưng thiếu biện pháp chế tài, ràng buộc trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ.
2.2- Thời hạn cho thuê sử dụng đất tại đặc khu tới 70 đến 99 năm (Mục 2, điều 32) là vi phạm Luật đất đai, thời hạn quá dài, làm mất cơ hội để Việt Nam sử dụng đất phát triển kinh tế- quốc phòng. 
2.3- "Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng" (Phụ lục IV.4).
Điều này nguy hiểm đến an ninh quốc gia khi người nước ngoài vận chuyển vào Việt Nam rồi kinh doanh vũ khí như xe tăng, đại bác, máy bay, tên lửa, đạn, mìn... 
3. Các vị tham khảo bài viết của luật sư Trần Đình Thu
QUỐC HỘI SAI CĂN BẢN VỀ QUY TRÌNH PHÁP LÝ, VÌ VẤN ĐỀ 3 ĐẶC KHU KHÔNG THỂ LÀM THÀNH LUẬT.
Vấn đề 3 đặc khu hiện nay thực ra không phải là đối tượng của pháp luật mà là đối tượng của chính sách. Vì nói đến luật là nói đến những quy tắc xử sự chung cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức, chỉ phân biệt lĩnh vực, đối tượng chứ không thể phân biệt vùng miền. Chỉ có chính sách mới có thể phân biệt vùng miền.
Thí dụ chúng ta có chính sách ưu tiên cho một số vùng cụ thể bị thiên tai nhiều trong những năm vừa qua. Hoặc chúng ta có chính sách miễn giảm thuế cho một địa phương nào đó vì mất mùa quá nặng nề… Với 3 vùng mà chính phủ muốn làm đặc khu, thì cũng như vậy. Dù là quan trọng nhưng nó lại mang tính chất vùng miền, nó không phải là vấn đề chung cho mọi vùng miền nên nó vẫn là đối tượng của chính sách mà thôi.
Đối với những vấn đề thuộc về chính sách như vậy, nếu nhỏ thì chính phủ ra quyết định, lớn thì Ủy ban thường vụ quốc hội ra nghị quyết. Chứ không bao giờ có chuyện ra một luật cho các vấn đề liên quan đến một địa phương hay vài địa phương cụ thể. Trong trưòng hợp này, chỉ có thể ban hành Luật đặc khu chứ không thể ban hành Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được.
Vậy thì với 3 vùng, quy trình phải được làm như thế nào?
Nếu là luật, quốc hội có thể đặt hàng cho Ban soạn thảo rồi sau đó đưa ra thảo luận ở các phiên họp toàn thể, nhưng là một chính sách thì không thể theo quy trình đó. Một chính sách lớn như 3 vùng đặc khu cần phải được thảo luận và biểu quyết về chủ trương ở quốc hội trước đã. Sau khi biểu quyết thông qua chủ trương, mới đến thủ tục giao cho Ủy ban thường vụ quốc hội xây dựng nghị quyết và trình ra quốc hội một lần nữa. Như chúng ta từng làm với dự án đường sắt cao tốc năm xưa vậy.
Vì lý do như vậy, nên việc thảo luận Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc hiện nay là sai quy trình pháp lý. Do đó quốc hội cần cho dừng ngay việc thảo luận và làm lại đúng quy trình như tôi phân tích ở trên. (Luật sư Trần Đình Thu)
4. Các vị hãy nghe chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói về đặc khu theo link:
https://www.youtube.com/watch?v=GikEQHBRYn8 
5. Kết luận: 
5.1. Dự Luật chưa hoàn chỉnh. 
5.2. Điều kiện, hoàn cảnh đất nước hiện nay không phù hợp để mở các đặc khu theo dự luật (nói thật, đa số dân rất bất bình). 
Vì vậy, Quốc hội nên dừng thông qua luật này. 
Tôi xin cảm ơn!
Công dân Phạm Văn Hải 
Đã gửi đến: hotro@qh.gov.vn, thongtinchinhphu@chinhphu.vn, thuvienquochoi@gmail.com. 
Phạm Văn Hải

4 tháng 6, 2018

Thư gửi Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ v/v: Luật Đặc Khu


                                     Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
                     Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 
                                    ----------------------------------------------
                                               THƯ GÓP Ý SỬA LUẬT 
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC.
Kính gửi: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân!
                  Đồng kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ban        
                  soạn thảo LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN         
                  ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC!                                          
Tôi là Phạm Văn Hải
Nghề nghiệp: Biên kịch/Đạo diễn/Sản xuất phim.
Hộ khẩu thường trú: 919 c/c 21 tầng DII-I Trung tâm Chí Linh, F.10 Tp. Vũng Tàu.
ĐT: 01666 73 3456, Mail: phamvanhaivt@gmail.com 
Tôi đã nghiên cứu LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC. Tôi góp ý 4 nội dung sau:
1- Đánh giá chung: Rất nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nhưng biện pháp chế tài, ràng buộc trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Cần đề cao luật pháp Việt Nam, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài sống và làm việc tại Đặc khu có trách nhiệm tuân thủ luật pháp VN, nếu sai phạm sẽ bị xử lý theo luật pháp VN.
2- Thời hạn cho thuê sử dụng đất tại đặc khu tới 70 đến 99 năm (Mục 2, điều 32) là vi phạm Luật đất đai, thời hạn 70 năm đến 99 năm là quá dài, làm mất cơ hội để Việt Nam sử dụng đất phát triển kinh tế- quốc phòng. Thời hạn cho thuê đất 50 năm là vừa đủ.
3-  "Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng" (Phụ lục IV.4).
Điều này nguy hiểm đến an ninh quốc gia khi người nước ngoài vận chuyển vào Việt Nam rồi kinh doanh vũ khí như xe tăng, đại bác, máy bay, tên lửa, đạn, mìn... 
4- Để bảo đảm tính dân chủ, LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC cần được TRƯNG CẦU DÂN Ý.                                       
Rất mong bà Chủ tịch Quốc hội, ông Thủ tướng Chính phủ và Ban soạn thảo luật lưu tâm, nghiên cứu, chỉnh sửa.
Xin cảm ơn!
Công dân Phạm Văn Hải
Nơi nhận:  hotro@qh.gov.vn, thongtinchinhphu@chinhphu.vn,  thuvienquochoi@gmail.com, nguoidan.chinhphu.vn .

3 ĐIỀU ĐẶC BIỆT LƯU Ý về Đặc khu kinh tế


Tôi đã nghiên cứu LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC. Tôi góp ý sửa 3 nội dung như sau:
1- Đánh giá chung: Rất nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nhưng biện pháp chế tài, ràng buộc trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Cần đề cao luật pháp Việt Nam, yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài sống và làm việc tại Đặc khu có trách nhiệm tuân thủ luật pháp VN, nếu sai phạm sẽ bị xử lý theo luật pháp VN.
2- Thời hạn cho thuê sử dụng đất tại đặc khu tới 70 đến 99 năm (Mục 2, điều 32) là vi phạm Luật đất đai, thời hạn tới 70 năm, đến 99 năm là quá dài, làm mất cơ hội cho VN sử dụng đất để phát triển kinh tế- quốc phòng. Thời hạn cho thuê đất 50 năm là vừa đủ.
3-  "Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng" (Phụ lục IV.4).
Điều này nguy hiểm đến an ninh quốc gia khi người nước ngoài vận chuyển vào Việt Nam rồi kinh doanh các loại vũ khí như xe tăng, đại bác, máy bay, tên lửa, đạn, mìn... 

Các bạn đọc dự luật:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-don-vi-hanh-chinh-kinh-te-dac-biet-2017-340180.aspx 
Phạm Văn Hải