Trang

12 tháng 12, 2015

Putin "công cốc" ở Syria?


Can thiệp quân sự của Nga vẫn chưa mang lại những thay đổi quyết định trên chiến trường, khiến hy vọng đạt được tiến bộ ở Syria hiện đổ lên vai ngoại giao.
Trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sắp tới Moscow để gặp Tổng thống Vladimir Putin, các quan chức Mỹ và Israel nhận xét, sự can thiệp của Nga vào Syria cho kết quả không như kỳ vọng, và điều này có thể khiến nhà lãnh đạo Nga sẵn lòng hơn trong việc hợp tác với nỗ lực của Mỹ nhằm giải quyết cuộc nội chiến ở Syria.
Nga, Mỹ, Putin, Obama, Syria, sa lầy, xung đột, nội chiến, can thiệp, quân sự, oanh kích, không kích, tấn công, thất bại
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Wordpress)
Ông Kerry né tránh vấn đề trên, từ chối trả lời một phóng viên hỏi tại một cuộc họp báo ở Paris tuần này rằng liệu ông có nghĩ Putin hối hận đã tấn công ở Syria hay không.
Nhưng khi trò chuyện một cách riêng tư thì các quan chức Mỹ đưa ra một nhận xét thẳng thừng hơn về tâm trạng ở Kremlin. "Người Nga đã nghĩ họ có thể nhanh chóng đạt nhiều thắng lợi trên chiến trường. Nhưng họ không thực sự có được thắng lợi nào...".
Còn theo Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya'alon, Tổng thống Putin từng hy vọng can thiệp quân sự của Nga vào Syria hồi cuối tháng 9 sẽ mở ra một chiến dịch quyết định trong 3 tháng, giúp chính quyền Bashar al-Assad giành lại lãnh địa đã mất. Nhưng có vẻ như ông đã thất bại.
Báo Politico dẫn lời Chris Kozak, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu chiến tranh - một tổ chức cố vấn theo dõi sát sao chiến trường Syria - nhận định, chính phủ Assad đã đạt được một số bước tiến, nhưng chiến dịch không kích của Nga về cơ bản vẫn chưa làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Khi Nga bắt đầu oanh kích ở Syria, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo người đồng cấp Nga về nguy cơ bị sa lầy ở nước ngoài, trong khi phải chuốc họa khủng bố trong nước.
Sau đó, một máy bay khách của Nga chở 224 người đã nổ tung trên bầu trời Ai Cập vì bị cài bom. Cuối tháng 11, Thổ Nhĩ Kỳ đã chọc giận Moscow khi bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 ở biên giới Syria. Quân nổi dậy trên mặt đất bắn chết viên phi công Nga nhảy dù khỏi máy bay và một binh sĩ đến giải cứu; họ cũng phá hủy một máy bay Nga.
Giờ đây, Putin đang đối mặt với bế tắc, với một bản đồ chiến trường có rất ít sự thay đổi.
Các nguồn tin phương Tây cho biết, có những dấu hiệu cho thấy Iran đã rút hơn một nửa lực lượng họ triển khai tới Syria. Điều này chứng tỏ sự thất bại và thậm chí cả sự bất đồng gia tăng giữa Tehran và Moscow về chiến lược.
Giới chức Mỹ lập luận, chính việc Putin "vỡ mộng" đã khiến ông tỏ ý sẵn sàng tham gia các cuộc hòa đàm về Syria.
Hai ông Obama và Kerry hy vọng một thỏa thuận giữa các nước liên quan xung đột - trong đó có Iran, Ảrập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ - sẽ bắt đầu một tiến trình tước bỏ quyền lực của ông Assad, điều kiện mà họ coi là tiên quyết để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria và góp phần đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Khi tới Moscow tuần sau, Ngoại trưởng Mỹ mong muốn sẽ đề cập chủ đề này với người đồng cấp Sergei Lavrov và ông Putin. Trước đó lãnh đạo hai nước đã có một loạt các cuộc gặp gỡ: Putin và Obama có hai lần gặp nhau không chính thức trong tháng 11 và một lần chính thức tại Liên Hợp Quốc vào cuối tháng 9.
Ông Kerry cũng sẽ vận động Nga tham gia một vòng đàm phán hòa bình khác về Syria mà chính quyền Obama muốn tổ chức ở New York City vào ngày 18/12.
Tuy vậy, phía Mỹ không loại trừ khả năng Tổng thống Nga sẽ tăng cường hoạt động quân sự ở Syria.
Phát biểu trước các quan chức quân sự Nga hôm 20/11, ông Putin đã nhắc đến "các giai đoạn tiếp theo" trong chiến dịch tại đó, nhấn mạnh rằng Nga đã đạt được các mục tiêu ban đầu nhưng "chưa đủ để làm cho Syria sạch bóng quân nổi dậy và quân khủng bố, và bảo vệ người Nga khỏi các cuộc tấn công khủng bố".
Thanh Hảo

Doanh nghiệp “không sợ Bộ trưởng, sợ nhất cán bộ thu thuế“

Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Đăng Bởi  - 
thu tuc hanh chinh, thue, hai quan, tiet kiem
Ông Nguyễn Đình Cung

"Nhiều doanh nghiệp, người ta nói: “Không sợ Bộ trưởng mà sợ cán bộ trực tiếp thu thuế. Cán bộ nói doanh nghiệp sai là sai, nói doanh nghiệp đúng là đúng”. ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ.

Không sợ Bộ trưởng, sợ nhất cán bộ thu thuế
Tại hội thảo Công bố báo cáo kết quả chương trình phối hợp giám sát thuế – hải quan năm 2015, ông Nguyễn Đình Cung cho hay, với một nền kinh tế mở như Việt Nam, chỉ số cải cách trong lĩnh vực Thuế và Hải quan tác động tới hơn 333 tỷ USD.
Ông Cung nói thêm, chúng ta mới chỉ bàn tới lĩnh vực thông quan trong vấn đề cải cách Hải quan mà trong thủ tục Hải quan chỉ chiếm 1/4 của thông quan, còn 3/4 thì thuộc chuyên ngành do các cơ quan khác thực hiện. Thuế có cải thiện về thứ bậc còn Hải quan lại tụt mỗi năm một bậc, vì sao?
Bên cạnh đó, ông Cung cũng đặt ra vấn đề kiểm tra chuyên ngành tại hội nghị. Theo ông Cung hiện nay có hơn 300 văn bản kiểm tra chuyên ngành. Chính điều này đã gây ra tình trạng “8 không” của các quy định pháp luật Việt Nam.
“Đó là không cụ thể, không rõ ràng, không nhất quán, không minh bạch, không hợp lý, không tiên lượng được, không hiệu quả và không hiệu lực. Chính việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành làm giảm tốc độ, gây khó khăn cho việc thông quan”– ông Cung nhấn mạnh.
Ông Cung nêu cụ thể, các cơ quan Hải quan vẫn kiểm tra khoảng 35% số lô hàng xuất khẩu trong khi các nước khác chỉ kiểm tra 5,6% tổng lô hàng xuất nhập khẩu. Ngoài ra, việc kiểm tra này cũng liên quan tới hơn 10 Bộ. Dưới mỗi Bộ lại có hàng trăm đơn vị liên quan, dẫn tới quá trình mất thời gian, phiền hà tốn kém cho doanh nghiệp.
Đồng thời, khi nói về thái độ làm việc của cán bộ Thuế, ông Cung chia sẻ: “Qua thực tế khảo sát nhiều doanh nghiệp, người ta nói: “Không sợ Bộ trưởng mà sợ cán bộ trực tiếp thu thuế. Cán bộ nói doanh nghiệp sai là sai, nói doanh nghiệp đúng là đúng. Chính vì vậy, chúng ta cần trực tiếp làm rõ những vấn đề này”.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hải Giang – Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng nhận định rằng, sự quyết liệt và quyết tâm từ Trung ương là rất cao nhưng dường như càng đi xuống địa phương thì lại càng giảm.
Theo ông Giang, trong thời gian tới cần phải làm quyết liệt hơn tới từng cán bộ trực tiếp làm việc, cần có cơ chế để giám sát và phản biện tốt hơn giữa các đơn vị phối hợp.
Cũng góp ý về môt số hạn chế của việc cải cách thủ tục hành chính, ông Nguyễn Phương Bắc – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho rằng, ngành Hải quan cần cải cách nhiều hơn, tăng tính đối thoại hơn nữa. Bộ Tài chính cần nâng cao sự phối hợp thông tin của 2 ngành. 
“Ví dụ như trong nhiều trường hợp Cục thuế có đầy đủ thông tin của doanh nghiệp rồi thì phía Hải quan vẫn loay hoay đi kiểm tra lại liệu đúng hay không” – ông Bắc cho hay.
Cải cách hành chính có tiến bộ
Bên cạnh những điểm hạn chế thì công tác cải cách hành chính trong thời gian qua cũng ghi nhận nhiều tiến bộ. Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho hay, 75-80% các doanh nghiệp khi khảo sát đều cho rằng những cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan đã có những tiến bộ nhất định trong những năm gần đây.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đề xuất 2 hướng nhằm tiếp tục phát huy việc cải cách thủ tục hành chính. Thứ nhất, trong năm 2016, tiếp tục kiểm tra ở 6 tỉnh thuộc 3 vùng miền. Thứ hai, triển khai thí điểm, đánh giá tại từng tỉnh và nên chọn những tỉnh, thành phố có lượng hàng hóa lớn, một số địa phương có cửa khẩu biên giới, cảng lớn liên quan tới xuất nhập khẩu (dự kiến khoảng 10-15 tỉnh, thành) để giám sát được tốt hơn.
Bên cạnh đó, ông Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng nhận định rằng, trong lĩnh vực thuế, Bộ đã thực hiện cắt giảm được khoảng 420 giờ. Số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế giảm từ 537 giờ xuống còn 117 giờ, đồng thời giảm được 8 lần khai và nộp thuế giá trị gia tăng, giảm được 4 lần nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo cơ quan thuế triển khai mạnh các dự án hiện đại hóa công tác thu nộp thuế. Đến nay có trên 98,95% số doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử, có 90,81% doanh nghiệp đăng ký tham gia nộp thuế điện tử.
Bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho biết, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan trong thời gian qua đã mang tới những luồng gió mới. Những luồng gió này đã làm cho doanh nghiệp tin tưởng hơn vào đường lối chính sách của Đảng.
Song song với đó, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho rằng, báo cáo này đã đưa ra nhiều kết quả khả quan.
“Nếu nhìn lại vài năm trước đây, ngành tài chính của chúng ta đặc biệt là thuế và hải quan đội sổ so với khu vực ASEAN, là 2 điểm nóng nhất của môi trường kinh doanh.  Tuy nhiên hiện tại 2 ngành này đã trở thành hai ngành tiên phong trong cải cách hành chính” – ông Lộc nhấn mạnh.
Hoàng Long

Tư bản thế này thì giãy chết chắc rồi

Theo VnExpress

Tỷ phú Mỹ thưởng 1.350 nhân viên mỗi người 100.000 USD

Mỗi nhân viên, không phân biệt cấp bậc được nhận 100.000 USD tiền thưởng cuối năm trong chương trình khuyến khích mở rộng công ty có tên "Dream 2015".
ty-phu-my-thuong-1350-nhan-vien-moi-nguoi-100000-usd
Amanda Thompson, tiếp tân tại Hilcopr. Ảnh chụp màn hình: Fox26
Theo SMH, tỷ phú Jeffery Hildebrand, người sáng lập kiêm CEO của công ty dầu khí Hilcopr, tặng thưởng cho toàn bộ nhân viên sau khi công ty này đạt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu, khí đốt, cũng như giá trị tài sản sau 5 năm.
"Đó mới là món quà thực sự", Amanda Thompson, tiếp tân tại Hilcopr nói.
Tiền thưởng tiếp thêm động lực làm việc cho nhân viên, khiến họ luôn cố gắng làm tốt nhất phần việc của mình, bà Thompson, người làm việc 10 năm tại Hilcopr cho biết.
Đây không phải lần đầu công ty này trao số tiền thưởng lớn cho nhân viên. Khi Hilcopr mở rộng gấp đôi năm 2011, trong chương trình "Double Drive", mỗi nhân viên được thưởng một chi phiếu 50.000 USD để mua xe hoặc đổi sang tiền mặt.
ty-phu-my-thuong-1350-nhan-vien-moi-nguoi-100000-usd-1
Tỷ phú Jeffery Hildebrand. Ảnh: Hilcopr
Hilcopr nổi tiếng là một trong những công ty tuyệt vời nhất để làm việc tại Mỹ. Không chỉ tạo nhiều ưu đãi và chi tiêu hào phóng cho nhân viên, trong danh sách những nơi làm việc tuyệt vời nhất do tạp chí Fortune đưa ra thường niên, nhân viên ở đây dùng những từ như trao quyền tự chủ, tự do, trách nhiệm và kết nối, để mô tả công ty.
"Khi bạn đề xuất ý tưởng với cấp trên, họ thực sự lắng nghe, và theo sát ý tưởng của bạn", một nhân viên nói. "Tôi chưa từng được đối xử như thế ở bất kỳ công ty nào trước đây".
Hồng Hạnh

11 tháng 12, 2015

Công ty Nhật bồi thường gần 25 tỉ đồng do nhân viên tự tử

Tập đoàn Watami Co. ở Nhật đã phải bồi thường khoảng 1,1 triệu USD (tương đương 25 tỉ đồng Việt Nam) cho gia đình một nữ nhân viên. Cô này trước đó đã tự tử vì làm việc quá sức.
Công ty Nhật bồi thường gần 25 tỉ đồng do nhân viên tự tử - ảnh 1
Ảnh cô Mina Mori, người đã tự tử vì làm việc quá sức - Ảnh chụp màn hình The Japan Times
Watami Co. chuyên kinh doanh quán rượu kiểu Nhật, chi nhánh của họ rải khắp đất nước. Tập đoàn này đã nhận trách nhiệm liên quan vụ tự tử của cô Mina Mori, 26 tuổi, xảy ra hồi tháng 6.2008, theo The Japan Times.
Mina tự tử chỉ 2 tháng sau khi làm việc tại Watami Co. Cô phải làm việc ca đêm kéo dài 10 giờ/ngày và tổng thời gian làm thêm lên đến 140 giờ/tháng.
Một tháng trước khi tự tử, Mina từng than thở rằng cơ thể cô cảm thấy đau ê ẩm, kiệt sức và không còn di chuyển linh hoạt như trước.
Ngoài tiền bồi thường, tập đoàn Nhật Bản còn phải công bố chi tiết sự việc và gửi lời xin lỗi chính thức đến gia đình cô Mina trên trang web của Watami Co. trong vòng 1 năm.
Số tiền bồi thường trong vụ này được cho là cao gấp đôi so với những vụ tương tự từng xảy ra. Nguyên nhân là do một số khoản bồi thường mới vừa được áp dụng.
Trong cuộc gọp báo, cha của cô Mina, ông Tsuyoshi Mori, hy vọng bi kịch của con gái ông có thể thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là những người đang là "tù nhân" trong chính công việc mình làm. Phía tập đoàn cũng cam kết sẽ không để tình trạng tương tự tái diễn.
Chính phủ Nhật Bản cho biết trong năm 2014 có đến 121 trường hợp tử vong liên quan đến công việc. Số lượng những vụ tự tử và cố gắng tự tử tăng cao kỷ lục với con số 99 vụ.
Ngọc Quý

Dân chắn ngang QL1A đòi thả 2 người bị bắt


Người dân thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi dàn hàng chắn ngang QL1A - Ảnh: Nguyên Dũng
Người dân thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi dàn hàng chắn ngang QL1A - Ảnh: Nguyên Dũng
Ngày 11.12, nhiều người ở thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã dàn hàng chắn ngang QL1A, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, để yêu cầu thả 2 người bị bắt.
Chiều nay 11.12, theo quan sát của PV Thanh Niên, tại khu vực đỉnh Đèo Con (giáp ranh giữa hai xã Kỳ Nam và Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh), nhiều trẻ em, người già, phụ nữ đứng, ngồi dàn hàng, chắn ngang QL1A.
Cạnh đó, rất nhiều gạch đá, gậy gộc, băng rôn cũng được người dân dựng chắn ngang đường.
anh-dan-chan-ql1a-1
Người dân đứng, ngồi chắn ngang QL1A - Ảnh: Nguyên Dũng
Hàng trăm xe ô tô bị kẹt cứng về cả hai phía nam và bắc Đèo Con. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ công an mặc sắc phục có mặt tại hiện trường để vận động, giải thích cho người dân và đảm an ninh trật tự, phân luồng giao thông.
Chị N.T.T. (45 tuổi, ngụ thôn Đông yên, xã Kỳ Lợi) cho biết, người dân địa phương ra chắn ngang QL1A để yêu cầu thả 2 người trong thôn bị công an bắt giữ trước đó.
Theo chị T., tối 9.12, tại vùng tái định cư thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi) phát ra một tiếng nổ lớn nghi là tiếng mìn tự tạo phát nổ. Sau đó, lực lượng Công an thị xã Kỳ Anh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ 2 người.
anh-dan-chan-ql1a-2
Đến chiều 11.12, người dân vẫn đứng chắn ngang QL1A - Ảnh: Nguyên Dũng
Trung tá Hà Phi Hoàng, Đội trưởng đội CSGT thị xã Kỳ Anh cho biết, người dân thôn Đông Yên kéo ra đường, cản trở giao thông, làm QL1A bị ùn tắc nhiều giờ. Trước tình thế đó, xe chạy đường dài đến địa bàn thị xã Kỳ Anh được CSGT hướng dẫn đi theo QL12 để theo đường Hồ Chí Minh vào các tỉnh miền Nam. Các xe khi đến ngã ba thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) được CSGT hướng dẫn đi lên đường Hồ Chí Minh để tiếp tục hành trình ra các tỉnh miền Bắc.
anh-dan-chan-ql1-3
anh-dan-chan-ql1-4
anh-dan-chan-ql1-5
Hàng trăm xe ô tô bị kẹt cứng - Ảnh: Nguyên Dũng
Trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Đặng Hoài Sơn, Trưởng Công an thị xã Kỳ Anh cho biết, ông đang có mặt tại hiện trường để giải thích, vận động người dân và điều tra vụ việc.
Đại tá Nguyễn Văn An, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hiện đã giao cho chính quyền thị xã Kỳ Anh tới vận động người dân giải tán nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. 
Lúc 19 giờ cùng ngày, ông Lê Văn Đông, Trưởng Công an xã Kỳ Nam cho biết, hiện vẫn còn hàng trăm người dàn hàng, chắn ngang QL1A khiến các phương tiện giao thông không thể qua lại.
Nguyên Dũng

Lãnh đạo cao cấp về hưu làm "đại học"


Hơn 100 nguyên lãnh đạo cấp cao đang công tác tại ĐH Kinh doanh & Công nghệ

Infonet  3 đăng lại
TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: “Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu. Trong đó có hơn 100 cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước…".
Ngay sau khi trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN) được Bộ GD&ĐT đồng ý cho đào tạo ngành Y, Dược, dư luận đã có nhiều phản ứng với các ý kiến, quan điểm khá trái ngược nhau. Trong đó, có ý kiến cho rằng, ĐH KD&CN tuyển hoặc mời quá nhiều nguyên lãnh đạo cấp cao của nhà nước về giảng dạy, nên được ưu tiên hơn.
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nơi dư luận đang xôn xao.
Để làm rõ hơn ý kiến này, PV Infonet đã trao đổi với TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – Nguyên Vụ trưởng Vụ khoa học hợp tác Quốc tế, Tổng cục Địa chính - Chuyên viên Ban đối ngoại Trung ương Đảng – Chuyên gia Việt Nam tại Cộng hòa DCND Lào.
TS Nguyễn Kim Sơn - Chánh văn phòng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định: “Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ vào thời điểm này có 1.130 giảng viên cơ hữu, trong đó có 150 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và 550 thạc sỹ. Trong đó có hơn 100 cán bộ nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước và giám đốc các trường, các Tổng công ty Nhà nước… đang tham gia giảng dạy, quản lý ở trường”.
TS Nguyễn Kim Sơn trao đổi với PV Infonet.
“Vào thời điểm hiện tại trường có một hiệu trưởng là GS Trần Phương là lão thành cách mạng – Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng). Ngoài ra, trường có 7 phó hiệu trưởng đó là TS Đỗ Quốc Lượng – Nguyên quyền thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, TS Lê Khắc Đóa – Nguyên Chánh văn phòng – Bộ GD&ĐT.
Tiếp đến là TS Trần Công Bảy – Nguyên trợ lý Ủy viên Bộ chính trị - Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn doanh nghiệp và nhà nước, PGS. TS Hà Đức Trụ - Nguyên phó tổng giám đốc kho bạc Nhà nước, GS.TS Vũ Văn Hóa – Nguyên Giám đốc HV Tài chính. PGS. TS Đỗ Minh Cương - Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề - Bộ lao Động thương Binh xã hội, GS.TS Đinh Văn Tiến – Nguyên phó giám đốc HV Hành chính chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của một số đơn vị gồm có: PGS.TS Văn Tất Thu – Chủ nhiệm khoa Quản lý nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, GS.TS Nguyễn Hữu Khiển – Phó chủ nhiệm khoa Quản lý nhà nước, nguyên phó giám đốc học viện Hành chính chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
GS.TS Nguyễn Công Nghiệp – Chủ nhiệm Khoa Tài chính - Nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Tài Chính, GS. TSKH Vũ Huy Từ - Viện trưởng Viện đào tạo sau đại học - Nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng… Ngoài ra còn rất nhiều giảng viên, cán bộ cơ hữu của Trường từng kinh qua các cương vị lãnh đạo cục, vụ, viện trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước”, TS Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
“Tất cả những cán bộ trên đây, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước còn có sức khỏe, tự nguyện về trường làm cán bộ, giảng viên cơ hữu và tham gia cổ đông của trường. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị bầu ra Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và thông qua các chức danh trưởng các đơn vị chủ chốt của trường (trưởng các phòng chức năng, chủ nhiệm các khoa đào tạo, giám đốc các viện nghiên cứu và trung tâm …).
Những thành viên này là những nhà khoa học đầu ngành vừa tham gia giảng dạy, vừa quản lý và đóng góp khoa học, đưa trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ngày càng phát triển”, TS Nguyễn Kim Sơn phân tích.
TS Nguyễn Kim Sơn cũng thẳng thắn chia sẻ: “Tất cả những người về đây đã và đang đóng góp trí tuệ, kiến thức, tài năng, kinh nghiệm đã được nhà nước đào tạo trở thành những nhà khoa học đầu ngành, các nhà quản lý trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Họ đã và đang mang những tinh hoa trí tuệ nhất của mình truyền đạt kiến thức cho sinh viên trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, để trường phát triển rực rỡ hơn”.
“Tôi tin rằng trường sẽ thực hiện thành công quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường được đào tạo Y đa khoa và Dược học ở trình độ Đại học chính quy”, TS Nguyễn Kim Sơn tâm sự.
Ở một diễn biến khác cũng liên quan đến trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhưng về việc mở ngành Y đa khoa và Dược học. TS Nguyễn Kim Sơn cho biết: “Đến lúc này, Trường đã hội tụ được đội ngũ các nhà khoa học Y – Dược có trình độ cao và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo hai ngành này.
Các sinh viên theo học ngành Y đa khoa và Dược học sẽ học lý thuyết tại Cơ sở 1 (Vĩnh Tuy, Hà Nội), học thực hành tại Cơ sở 2 (Từ Sơn – Bắc Ninh). Tất cả các điều kiện đã sẵn sàng để tuyển sinh và giảng dạy”.
Theo TS Nguyễn Kim Sơn, về cơ cấu tổ chức quản lý giảng dạy Y đa khoa và Dược học được trường thành lập khoa Y và khoa Dược. Chủ nhiệm khoa Y là GS.TSKH Lê Anh Tuấn – nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội và Phó chủ nhiệm khoa là PGS. TS Nguyễn Văn Tường – Nguyên phó hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Khoa học – Đào tạo Bộ Y tế .
Còn Chủ nhiệm khoa Dược là PGS.TS Lê Văn Truyền – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và phó chủ nhiệm khoa là TS Lê Ngọc Phan - Nguyên phó Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Trung ương 2. Khoa Y và Dược có đội ngũ đông đảo các Giáo sư bác sỹ có trình độ chuyên môn cao đã đăng ký tham gia đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học.
“Tôi tin rằng trường sẽ thực hiện thành công quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường được đào tạo Y đa khoa và Dược học ở trình độ Đại học chính quy”, TS Nguyễn Kim Sơn tâm sự.
Tiến Dũng

10 tháng 12, 2015

Khi thành ủy hết tiền, thành phố vỡ nợ


authorNguyễn Quang A Thứ Ba, ngày 08/12/2015 06:15 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Còn bao nhiêu cơ quan nữa ở trong tình trạng này? Chi ngân sách không phải là bí mật quốc gia.

   
Dư luận nóng lên về tin “Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động”. Rồi đến thành phố Cà Mau hết tiền trả lương phải xin tạm ứng ngân sách năm sau để chữa cháy. Đây là căn bệnh trầm kha từ lâu và bây giờ khi báo chí đưa tin thì mới khiến dư luận bức xúc, nhưng thực sự nó đã mưng mủ lâu lắm rồi.
Luật ngân sách Việt Nam không hề có cụm từ “bội thu” mà chỉ có “bội chi” (trừ luật mới 2015 có hiệu lực từ 2017 mà trong đó, Điều 7, có 1 lần nói đến “bội thu” trong khi có 39 lần nói đến “bội chi”; còn luật 2002 đang hiện hành không có cụm từ “bội thu” và có 10 lần nói đến “bội chi”). Cái gốc này tất sinh ra tai họa và vài cái lá cỏn con ở Bạc Liêu và Cà Mau héo rồi rụng chỉ là chuyện nhỏ.
Nguy cơ toàn bộ cái cây ngân sách đổ mới là điều đáng nói và các nhà hoạch định chính sách ở cấp cao nhất phải chịu trách nhiệm (minh chứng là các đại biểu quốc hội chẳng lo gì nên trong luật trước 2015 không có khái niệm bội thu) và phải tìm cách sửa tận gốc.
Từ hàng chục năm cả bộ máy không biết khái niệm “bội thu ngân sách” mà chỉ chăm chú sao cho “bội chi” dưới mức 5% GDP.
Thực tế theo số liệu quyết toán tổng thu và tổng chi ngân sách (từ 2007-2013) của Tổng cục Thống kê (2 hàng đầu) rồi từ đấy tính ra 2 hàng cuối, thấy số liệu còn đáng sợ (tuy bội chi vẫn có thể dưới 5% GDP):
khi thanh uy het tien, thanh pho vo no hinh anh 1




Bội chi, thì phải vay tiền để tiêu. Và nợ nần tích tụ tất đến ngày vỡ nợ khi không còn khả năng chi trả nữa. Theo đúng thuật ngữ kinh tế, thành ủy Bạc Liêu và Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau đã vỡ nợ!
Còn bao nhiêu cơ quan nữa ở trong tình trạng này? Ít ai biết. Và đó là căn bệnh thứ hai: không minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình. Chi ngân sách không phải là bí mật quốc gia.
Vấn đề cốt lõi là luật ngân sách nhà nước. Ở hầu hết các nước, mỗi năm quốc hội thông qua một luật ngân sách riêng cho năm tài chính tiếp theo, trong đó quy định hết sức rõ tất cả các khoản chi chính và phân bố chi tiết các khoản chi đó cho các đơn vị hưởng ngân sách. Hành pháp không được tiêu hơn mức quy định của luật đó, chi hơn là phạm pháp, là có tội. Muốn tiêu hơn chính phủ phải xin quốc hội sửa luật.
Ở ta thì không có luật ngân sách nhà nước hàng năm mà có luật ngân sách khung, sau đó có dự toán và quyết toán hàng năm. Đến nay, cuối 2015, chưa thấy quyết toán 2013 trên trang của Tổng cục Thống kê! Quốc hội như thế nắm đằng lưỡi mà lẽ ra phải nắm lấy chuôi.
Không siết chặt kỷ luật (bằng ra luật ngân sách hàng năm), không minh bạch và khi người dân góp ý hoặc tỏ thái độ (như “chê” lãnh đạo trên facebook thì bị kỷ luật), thì vỡ nợ là chuyện dễ hiểu.
Ngân sách nhà nước trung ương đã vậy, ngân sách địa phương cũng phải thế. Nhà nước ta quá tập trung đồng thời quá phân tán. Không có quy định rõ ràng quyền hạn giữa trung ương và địa phương dẫn đến trung ương can thiệp quá sâu vào công việc địa phương, nhưng đồng thời với sự phân cấp mập mờ lại có quá nhiều kẽ hở để địa phương “vung tay quá trán.”
Phân cấp tù mù là căn bệnh nữa phải sửa. Cải cách thể chế, hành chính là phải cụ thể như vậy chứ không chỉ nói suông. Không cải cách thể chế triệt để thì đất nước cũng rất có thể có ngày sẽ vỡ nợ.

Đất người Trung Quốc mua có thể cho cả trăm nghìn người ở

(BTTD: TQ đang xâm lấn lãnh thổ VN bằng nhiều thủ đoạn thâm hiểm)

Zing.vn

 "Những người đứng tên mua đất ở Đà Nẵng không vi phạm pháp luật. Nhưng đằng sau họ lại là người Trung Quốc nên rất khó kiểm soát", Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng chia sẻ.
Sáng 9/11, bên lề kỳ họp thứ 15, HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng đã trả lời Zing.vn xung quanh vấn đề người Trung Quốc giấu mặt mua đất ở ven biển.

Người Trung Quốc có nhiều hơn 138 lô đất

- Vừa qua, ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn cho biết chỉ riêng ở quận này đã có 71 cá nhân Việt Nam mua hộ 138 lô đất cho người Trung Quốc. Vậy toàn thành phố, có bao nhiêu lô đất đã rơi vào tay người nước ngoài?
- Hiện, anh em bên Sở đang thống kê nên chưa có số liệu chính xác. Nhưng trên toàn thành phố chắc chắn số lô đất rơi vào tay người Trung Quốc sẽ nhiều hơn con số 138 lô như anh Bằng nói. Những lô đất rơi vào tay nước ngoài chủ yếu ở khu vực ven biển quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Đất người Trung Quốc mua có thể cho cả trăm nghìn người ở
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN - MT TP Đà Nẵng. Ảnh: Đ. Nguyên.
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh:Không xây cao tầng ở khu vực nhạy cảm
Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở ngành phải tăng cường rà soát, kiểm tra, quản lý chặt việc mua bán đất, nhất là ở các khu vực quan trọng, nhạy cảm mà vừa qua người dân, cử tri phản ánh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý người nước ngoài, tình trạng người nước ngoài nhập cảnh vào du lịch rồi ở lại làm việc “chui”.
Chủ trương của TP Đà Nẵng là không cho ghép thửa, xây dựng các công trình cao tầng tại những khu vực nhạy cảm. Việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn phải hết sức chặt chẽ và không chủ quan
- Người Trung Quốc giấu mặt nhờ người Việt Nam mua đất bằng cách nào?
- Theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài chưa được phép mua đất tại Việt Nam. Do đó, họ lách luật bằng cách đưa tiền nhờ các cá nhân người Việt đứng tên để mua đất. Trong hồ sơ, những trường hợp này đều mua đất hợp pháp, đúng quy trình, quy hoạch.
Họ thực hiện đầy đủ các giấy tờ và nghĩa vụ về thuế thì mình phải chấp nhận để họ mua. Nhưng đứng sau các cá nhân người Việt lại là người Trung Quốc. Đây mới là vấn đề mà chúng ta phải lưu ý. Ví dụ, tôi đưa cho anh 2 tỷ đồng để anh mua một lô đất ở khu vực ven biển. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh.
Sau đó, tôi và anh phối hợp thành lập một công ty cổ phần có tổng số vốn khoảng 20 tỷ. Anh góp cổ phần bằng chính lô đất trên để công ty xây khách sạn, nhà hàng.

Đà Nẵng nắm rõ danh sách người Trung Quốc mua đất

"Địa phương đã nắm được danh tính 71 cá nhân Việt Nam mua hộ 138 lô đất cho người Trung Quốc. Vấn đề này vẫn trong tầm kiểm soát", Bí thư quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) khẳng định.
Trong tổng số vốn 22 tỷ đồng, tôi góp 20 tỷ thì đương nhiên sẽ làm chủ tịch HĐQT, có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Vừa rồi, qua rà soát tôi phát hiện có nhiều trường hợp các doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần của người Trung Quốc nhiều hơn.

Xây dựng công trình cho cả trăm nghìn người ở

- Người Trung Quốc giấu mặt mua đất để làm gì?
- Họ mua đất trống để làm nhà, khách sạn quy mô hàng chục tầng. Diện tích đất không lớn nhưng sau này cụm ấy có thể ở được cả trăm nghìn người. Cả khu vực Silver Shores và xung quanh phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) hiện nay người Trung Quốc ở rất đông
- Những lô đất rơi vào tay nước ngoài chủ yếu ở khu vực ven biển - nơi được đánh giá rất "nhạy cảm". Vậy theo ông vấn đề này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến an ninh quốc phòng?
- Vấn đề này tôi cũng đã có ý kiến nhiều lần với lãnh đạo TP là rất nguy hiểm đến an ninh trật tự và quốc phòng. Pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện cho người nước ngoài đến đầu tư làm ăn, sinh sống.
Nhưng đến đây anh phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật pháp nước sở tại. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, họ đến bằng đường du lịch "chui", ở thì không đăng ký tạm trú nên nguy cơ gây mất an ninh trật tự.
Đất người Trung Quốc mua có thể cho cả trăm nghìn người ở
Nhiều lô đất ven biển đã trở thành khách sạn cao tầng do người Trung Quốc làm chủ. Ảnh: Đ.Nguyên.
Còn đối với vấn đề an ninh quốc phòng, dọc tuyến đường ven biển của Đà Nẵng rất quan trọng trong việc phòng thủ. Đây cũng là nơi có sân bay Nước Mặn nên chúng ta không nên để cho người nước ngoài xây dựng các tòa nhà cao tầng ở khu vực này. Những vấn đề trên đáng lo ngại nhưng tôi tin, các cơ quan chức năng kiểm soát tốt vấn đề này. 
- Vậy theo ông, làm thế nào để hạn chế, ngăn chặn tình trạng người Trung Quốc giấu mặt mua đất ở khu vực ven biển?
- Có những công ty mua đất, tôi phải chuyển cho Sở KH&ĐT kiểm tra nguồn gốc, vốn liếng của ai nhưng cũng khó. Bây giờ TP cần phải tính toán để khống chế chiều cao của các tòa nhà ở khu vực này, đừng cho họ xây cao quá. Về quy mô, chỉ cho họ làm nhỏ thôi. Đất ở các khu vực "nhạy cảm" không được cho tách thửa.  
Ông Huỳnh Nghĩa - Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng: Rất nguy hiểm
Việc người Trung Quốc núp bóng mua đất là rất nguy hiểm. Các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật. Cần hết sức thận trọng trước hiện tượng người nước ngoài mua đất, xây dựng các công trình cao tầng tại những khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
TP Đà Nẵng cần sớm rà soát ngay về quy hoạch, bố trí đất đai tại khu vực ven biển để có biện pháp quản lý tốt hơn. Phải lưu tâm tới vấn đề quản lý tạm trú, không để xảy ra tình trạng người lao động lợi dụng nhập cảnh Việt Nam bằng visa du lịch để làm việc trái phép.

Mỗi tuần có 57 chuyến bay từ Trung Quốc đến Đà Nẵng

Công ty Silver Shores khai thác trung bình mỗi tuần 57 chuyến bay từ các tỉnh của Trung Quốc đến Đà Nẵng, báo cáo của Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho biết.