Trang

27 tháng 12, 2014

VN phát hành thêm 1 tỷ đôla trái phiếu


  • 27 tháng 12 2014
Số trái phiếu mới sẽ được phát hành ra thị trường vốn quốc tế với mục đích tái cơ cấu nợ công, theo Bộ Tài chính Việt Nam
Việt Nam sắp phát hành thêm một tỷ đôla trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, Bộ Tài chính nước này cho biết.
Thông tin trên được Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đưa ra tại một hội nghị hôm thứ Tư, hãng thông tấn Reuters đưa tin.
"Sắp tới, nếu không có gì thay đổi, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phát hành thêm 1 tỷ đôla trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế với kỳ hạn 10 năm nhằm tái cơ cấu nợ công", ông Dũng được dẫn lời nói.
Trước đó, hồi tháng 11, chính phủ cũng đã phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu ra thị trường quốc tế, cũng với kỳ hạn 10 năm và lãi suất cố định 4,8% một năm.
Mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ của Việt Nam được Moody's đánh giá là B1 và được Standard & Poor's xếp vào hạng BB-, với triển vọng ổn định.
Ông Dũng không đưa ra mốc thời gian cụ thể cho lần phát hành trái phiếu tới.
Hà Nội từng huy động 750 triệu đôla thông qua phát hành trái phiếu chính phủ vào năm 2005.
Số trái phiếu này sẽ đáo hạn vào năm 2016. Tuy nhiên, do Vinashin được cho vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên và khoản vay đã không được sử dụng hiệu quả, nên hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ.
Trong năm 2010, Hà Nội tiếp tục phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất 6,75%/năm.
Số tiền này sau đó được cho một số tập đoàn kinh tế lớn như Dầu khí, Điện lực, Vinalines vay lại.

Bảo đảm an toàn nợ công

Việt Nam sẽ không vay nợ ngắn hạn từ nước ngoài với lãi suất cao để cân bằng ngân sách trong năm 2015, ông Dũng được dẫn lời nói.
Nguyên nhân của quyết định trên là để đảm bảo nợ công ở mức an toàn, ông cho biết thêm.
Trước đó, trong một báo cáo trước Quốc hội hôm 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết nợ công sẽ tăng đến 60,3% đến cuối năm 2014, cao hơn mức 54,2% hồi năm ngoái, nhưng vẫn nằm trong mức cho phép.
Nợ nước ngoài được dự đoán là sẽ tăng lên 39.9% so với GDP vào cuối năm 2014, cao hơn so với mức 37,3% năm ngoái, theo một báo cáo của chính phủ.
Mức này được dự đoán là sẽ tăng đến 64,9% vào năm 2016 trước khi giảm xuống còn 60,2% vào năm 2020.

Biển Đông 2015: Tướng TQ và Mỹ tuyên bố

(Quan hệ quốc tế) - Nhiều tướng lĩnh Trung Quốc tuyên bố hùng hồn bộc lộ tham vọng không dừng lại của nước này, dự báo làm nóng tình hình Biển Đông 2015.

Tướng lĩnh Trung Quốc tuyên bố gì?
Hàng loạt tướng lĩnh quân đội Trung Quốc vừa được bổ nhiệm chức vụ mới. Theo các trang mạng Trung Quốc ngày 26/12, kế tiếp Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc, Viện khoa học quân sự thay "2 quan chính" (tư lệnh, chính ủy), Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cũng vậy.
Ngày 25/12, trong hoạt động thăm hỏi tại hải quân dịp tròn 6 năm hộ tống vịnh Aden, nguyên Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt, nguyên Chính ủy Vương Đăng Bình lần lượt xuất hiện với tư cách là Phó tư lệnh và Phó chính ủy Hải quân.
Theo đó, khi Tưởng Vĩ Liệt làm chỉ huy biên đội đã phát biểu, cho rằng hạm đội là một lực lượng chiến lược quan trọng để làm cái gọi là "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi biển, củng cố tuyến đường chiến lược Biển Đông, duy trì ổn định tình hình Biển Đông, nhiệm vụ nặng nề, sứ mệnh quang vinh, trách nhiệm to lớn".
Tưởng Vĩ Liệt
Tưởng Vĩ Liệt
Tưởng Vĩ Liệt tuyên bố những lời lẽ hùng hồn, bộc lộ tham vọng không dừng lại của Trung Quốc, dư luận không thể không lưu tâm đó là: "Chúng ta cần luôn kiên định niềm tin ở Biển Đông, cùng chung vinh quang và nhục nhã, đồng lòng đồng đức, hết trách nhiệm, quên mình với Biển Đông; luôn nhớ kỹ sứ mạng thiêng liêng canh giữ Biển Đông, tập trung đánh thắng, khổ luyện, sẵn sàng súng ống, lấy võ công để ngăn chặn chiến tranh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải và quyền lợi biển quốc gia; luôn cố lập công ở Biển Đông, trăn trở và giành vinh quang ở Biển Đông, bằng trung thành và phấn đấu để giành được giấc mơ 'xây dựng quân đội mạnh'".
Bên cạnh đó, Lưu Minh Lợi thay thế Miêu Hoa làm Chính ủy Hải Quân cũng hùng hồn tuyên bố về Biển Đông. Tháng 10/2012, Phó chính ủy Hạm đội Nam Hải kiêm chính ủy lực lượng hàng không Lưu Minh Lợi từng viết bài trên trang mạng “Xây dựng Đảng”, bài viết có tên là "Trung thành thực hiện sứ mệnh, bảo đảm an ninh lãnh hải".
Ông ta viết: "Lực lượng hàng không Hạm đội Nam Hải là lực lượng bay đảm đương nhiệm vụ tác chiến phòng không lãnh thổ vùng biển Biển Đông và Hải Nam" (trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam).
"Những năm gần đây, chúng ta xem xét sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước cùng sứ mệnh được giao, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi chủ nghĩa xã hội, đi sâu xây dựng quan niệm giá trị cốt lõi của quân nhân cách mạng đương đại, tiếp tục tăng cường nền tảng tư tưởng binh sĩ giương cao ngọn cờ xây dựng tinh thần, đã thúc đẩy nâng cấp tổng thể sức chiến đấu cho bộ đội, đã xuất sắc hoàn thành một loạt nhiệm vụ quan trọng như tuần tra trên biển-trên không, duyệt binh quốc khánh, hộ tống biển xa, diễn tập quân sự liên hợp".
Ông ta cũng đề xuất 3 điểm kiến nghị gồm phát huy truyền thống, tôi luyện tinh thần chiến đấu, lãnh đạo đi đầu nêu gương nhằm thực hiện tham vọng bá quyền biển đảo.
Biển Đông sẽ là điểm nóng năm 2015?
Theo Hội đồng các mối quan hệ nước ngoài (CFR) của Mỹ tại Washington, tranh chấp hàng hải trên Biển Đông là 1 trong 10 cuộc giao tranh mà Mỹ ưu tiên ngăn chặn trong năm 2015.
Trong khi đó, Trung tâm Hành động ngăn chặn thuộc CFR đã nâng từ mức thấp lên trung bình trong thang độ khả năng các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông leo thang thành xung đột.
CFR cho rằng hiệp ước quốc phòng giữa Washington và Manila có thể dẫn tới một cuộc chiến giữa Trung Quốc – Philippines liên quan tới hoạt động khai thác trữ lượng khí đốt tự nhiên tại Bãi Cỏ Rong hoặc các ngư trường tại bãi cạn Scarborough.
Chính việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đông Nam Á không thể giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thông qua con đường ngoại giao, rất có thể làm mất đi giá trị của các quy định quốc tế trong việc kiểm soát tranh chấp hàng hải và tạo ra cuộc đua vũ trang bất ổn trong khu vực, CFR nhận định.
Tàu tuần tra bờ biển BRP Pampanga của Philippines đối mặt với 4 tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2012.
Tàu tuần tra bờ biển BRP Pampanga của Philippines đối mặt với 4 tàu Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2012.
Hãng tin Bloomberg ngày 17/12 cũng đưa ra các dự báo điểm nóng trên thế giới năm 2015, từ đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và láng giềng quanh chủ quyền các quần đảo tranh chấp đến căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, Đông Âu, Trung Đông...
Theo Bloomberg, những điểm nóng tiềm tàng ở châu Á có thể là bùng nổ sự đối đầu giữa hải quân Trung Quốc với ngư dân trên Biển Đông, máy bay Trung Quốc và Nhật Bản đụng độ trên khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Sự leo thang đụng độ này sẽ lôi kéo các đồng minh vào, và châm ngòi cho căng thẳng về chủ nghĩa dân tộc.
Không có nơi nào trên thế giới đang có nguy cơ đối đầu giữa các nước như ở các vùng biển quanh Trung Quốc, nơi có các tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới.
Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông với Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc cũng ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông bằng việc tung ra bản đồ đường 9 đoạn (đường lưỡi bò), ôm hết cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Những yêu sách hung hăng về chủ quyền trên biển của Trung Quốc có thể diễn tiến xấu đi. Trung Quốc đang quyết tâm mở rộng chủ quyền trên biển và luôn có nguy cơ xảy ra sự cố về hải quân với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines khi tình hình leo thang ngoài tầm kiểm soát", ông Philippe Moreau-Defarges, Viện Quan hệ quốc tế Pháp tại Paris bình luận.
Tuyết Minh (Tổng hợp GDVN/ĐVO)

Sập giàn giáo đường sắt trên cao, ô tô bị đè bẹp

 - Vào sáng sớm ngày 28/12 đã xảy ra vụ sập giàn giáo nghiêm trọng tại dự án đường sắt trên cao Hà Nội khiến một xe ô tô bị vùi.

Hình ảnh nóng về vụ sập giàn giáo tại dự án đường sắt trên cao Hà Nội sáng 28/12.
* NHẤN F5 ĐỂ LIÊN TỤC CẬP NHẬT...
14h29:
Chiếc xe taxi bì vùi lấp đã được đội cứu hộ kéo ra bên ngoài.
13h00:
Thứ trưởng Bộ GVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý đường sắt vì để xảy ra sự cố này.
Liên quan đến vụ việc, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, nguyên nhân dẫn tới sự cố là do giàn giáo bị dịch chuyển khi đổ bê tông, mất khả năng chịu lực dẫn đến sập hệ thống sàn.
Theo ông Trường, việc khắc phục sự cố đang được triển khai khẩn trương và sẽ cố gắng giải quyết xong trong ngày hôm nay và ngày mai.
Thứ trưởng Bộ GVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Bảo - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý đường sắt.
12h40:
Một xe xúc đã được điều động đến để móc những phần bê tông xung quanh chiếc xe taxi. Công nhân vẫn tiếp tục tháo rỡ phần thép bị sụp xuống.
Toàn bộ công nhân được tập trung tháo dỡ từ sáng đến giờ chưa ăn uống nên đã được tiếp sữa và nước ngọt. Cơm hộp cũng đã được mang đến.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Ảnh Nhị Tiến
12h:
"Rất may phần lái và ghế sau chỉ bị tác động nhẹ, nhân viên công trường đang làm việc lúc đó đã đập kính cứu kịp tôi và 3 nữ hành khách" - tài xế taxi kể với PV VietNamNet.
Chiếc xe taxi sắp được đưa ra khỏi đống đổ nát khi một khối lượng lớn sắt thép được dỡ ra.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, do khối lượng bê tông khá lớn đổ xuống đã chết cứng nên toàn bộ 4 bánh của chiếc xe bị mắc kẹt.
Hiện việc đưa chiếc xe ra vẫn đang được triển khai..
>> CẢNH THÁO DỠ GIÀN GIÁO BỊ SẬP
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hình ảnh dỡ đống sắt thép ra khỏi chiếc - Ảnh: Nhị Tiến
12h15:
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt trên cao cho biết, nguyên nhân đang được điều tra và sẽ sớm có kết luận cuối cùng. Nhưng theo ghi nhận có thể sai sót do một đà giáo bị sụt.
Tài xế của hãng taxi Quê Lụa vẫn còn chưa hết bình tâm kể lại vụ thoát chết hy hữu khi giàn giáo dự án đường sắt trên cao HN đổ sụp xuống chiếc xe.
12h10:
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, ông vẫn đang chỉ đạo các bên khắc phục sự cố cũng như tìm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ sập giàn giáo.
Được biết, đơn vị thi công để xảy ra sự cố này là nhà thầu Vinacontex, nhà thầu phụ cho nhà thầu Trung Quốc.
Video hiện trường vụ sập giàn giáo dự án đường sắt Hà Nội.
11h45:
Theo cơ quan chức năng, qua kiểm tra và đánh giá sơ bộ cho thấy giàn giáo chống để đổ bê tông xà mũ số 7 (H07) tại khu vực ga bến xe Hà Đông không đảm bảo an toàn dẫn đến bị sập.
 "Thi công cái kiểu gì mà tai nạn liên tục thế này? Liệu ai sẽ là nạn nhân tiếp theo? Và ai là người chịu trách nhiệm để xảy ra tai nạn liên tiếp như thế này?" - độc giả Bảo Ngọc đang theo dõi bài tường thuật này gửi ý kiến về tòa soạn.
Được biết, trong quá trình kiểm tra định kỳ, cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã liên tục nhắc nhở và yêu cầu Chủ đầu tư cùng các bên liên quan nghiêm túc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công của dự án này.
11h20:
Một xe cứu hỏa đã được điều đến, đề phòng cháy nổ lúc dọn dẹp hiện trường.
Ngay lúc này, PV VietNamNet quan sát thấy, lực lượng dọn dẹp đang nỗ lực hết mình. Chiếc taxi đã 'lộ' dần trong đống giàn giáo khổng lồ.
>> CẢNH THÁO DỠ GIÀN GIÁO BỊ SẬP
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Ảnh Nhị Tiến
11: 
Theo một chuyên gia, phải mất tới hơn 1 ngày để dỡ được đống đổ nát tại hiện trường.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, hiện tình hình giao thông khu vực sập giàn giáo giao đang bị ùn tắc do bên giàn giáo bị sập (hướng đi Nguyễn Trãi – Hà Đông) đã được ngăn lại để khắc phục sự cố.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Giao thông quanh hiện trường đã bị ùn tắc nghiêm trọng - Ảnh: Vũ Điệp
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, phần đường còn lại cho phương tiện lưu thông cũng rất hẹp nên thường xuyên bị ùn ứ. Lực lược CSGT, TTGT đã được huy động để điều tiết, đảm bảo an toàn giao thông.
Xử lý hiện trường, khắc phục sự cố
Trao đổi với VietNamNet, ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia cho biết: Sự cố sập giàn giáo tại công trường thi công đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông xảy ra khi đơn vị thi công đang tiến hành đổ bê tông nhà ga.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường xuống hiện trường chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, Đơn vị thi công, Tổng thầu và Tư vấn Giám sát cùng các bên có liên quan tiến hành xử lý ngay hiện trường để tìm nguyên nhân, khắc phụ sự cố.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường vụ sập giàn giáo - Ảnh: Vũ Điệp
Tại hiện trường, trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Ngay sau khi sự cố xảy ra ông đã chỉ đạo lực lượng TTGT có mặt huy động lực lượng để điều tiết giao thông.
Tuy nhiên, do phạm vi ảnh hưởng của vụ sập giàn giáo chiếm phần lớn diện tích đường nên không thể tránh khỏi tình trạng ùn ứ.
Ông Viện cũng cho biết, trong ngày hôm nay Sở GTVT Hà Nội sẽ phối hợp cùng với các đơn vị liên quan giải quyết xong hiện trường sự cố để đảm bảo giao thông lưu thông trở lại bình thường.
Vũ Điệp 
10h30:
Trao đổi với PV VietNamNet, tài xế xe taxi Nguyễn Bá Dương (SN 1974, ở Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, khi đang lưu thông theo hướng Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội), đến đoạn bến xe Hà Đông cũ, bất ngờ nghe tiếng động lớn. 
Sau đó, sắt thép phía trên ào ạt rơi xuống chiếc xe taxi.
Những người có liên quan đến vụ đã được đưa về cơ quan chức năng làm việc. 
TÀI XẾ TAXI KỂ LẠI: 

Tài xế của hãng taxi Quê Lụa vẫn còn chưa hết bình tâm kể lại vụ thoát chết hy hữu khi giàn giáo dự án đường sắt trên cao HN đổ sụp xuống chiếc xe.
10h:
Hiện trường đang được thu dọn, xử lý để đảm bảo giao thông.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Ảnh Nhị Tiến
9h30: 
Ngay sau khi biết thông tin vụ việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, Đơn vị thi công và các bên có liên quan xử lý ngay hiện trường, tìm nguyên nhân.
Bộ trưởng Thăng đã yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thu dọn hiện trường để đảm bảo giao thông.
9h: 
Chiếc xe taxi vẫn đang nằm trong đống đổ nát. Lái xe thoát nạn đã về nhà để ổn định tinh thần.

>> VIDEO: CẢNH NGỔN NGANG SAU VỤ SẬP GIÀN GIÁO ĐƯỜNG SẮT
Hình ảnh nóng về vụ sập giàn giáo tại dự án đường sắt trên cao Hà Nội sáng 28/12.
Rất nhiều các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ sập.
8h35: 
Xác nhận với VietNamNet về sự việc trên, ông Nguyễn Văn Long - Chủ tịch phường Mộ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay vụ sập xảy ra vào khoảng 3h sáng ngày 28/12.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
 
Hiện trường vụ sập - Ảnh: Otofun
Ngay sau khi nhận được thông tin, phường đã điều động lực lượng tới hiện trường và phối hợp với cơ quan chức năng xử lý hiện trường.
8h30: 
Tại hiện trường, nhiều nhiều người dân cho PV VietNamNet biết, vào thời điểm xảy ra sự việc mọi người đang ngủ say thì bất ngờ nghe thấy một tiếng động lớn.
Nhiều người đã ra khỏi nhà xem và thấy cảnh đổ sập của khu nhà ga đang xây dựng.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Chiếc ô tô bị đè bẹp trong đống đổ nát
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
 
Hiện trường vụ sập giàn giáo sáng 28/12 - Ảnh: Nhị Tiến
Theo tìm hiểu của PV, theo dự kiến, sáng 28/12 tại toa kết cấu phần trên ga sẽ được đổ bê tông. Tuy nhiên, trong quá trình đổ bê tông, giàn giáo đã đổ sập xuống.
8h: 
Theo quan sát của PV, hiện trường vụ sập đã được che kín. Các phương tiện giao thông không được qua lại khu vực, phải đi vào làn trong cùng.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường vụ sập - Ảnh: Nhị Tiến
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
 
Ảnh: Phạm Hải
7h45: 
Thông tin cho biết, chiếc xe bị kẹt trong đống đổ nát hiệu Matiz, mang BKS 30V - 8195. Lái xe quê ở Dương Nội, Hà Đông.
7h15: 
Một nhân chứng nói với PV, vụ sập giàn giáo khiến một xe taxi mắc kẹt bên trong. Rất may tài xế và 3 hành khách đã được giải thoát ra ngoài.
>> VIDEO: CẢNH NGỔN NGANG SAU VỤ SẬP GIÀN GIÁO ĐƯỜNG SẮT
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường vụ sập giàn giáo - Ảnh: Phạm Hải
7h: 
Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng 3h30 sáng ngày 28/12, tại công trình ga 3 tầng thuộc dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh, đối diện bến xe Hà Đông cũ đã xảy ra vụ sập giàn giáo.
....
Trước đó, vào ngày 6/11, tại dự án đường sắt nội đô Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông xảy ra vụ tai nạn khiến một người đi đường tử vong và 2 người khác bị thương.
Ngay sau đó Bộ GTVT đã yêu cầu tạm thời đình chỉ thi công trên toàn tuyến dự án Cát Linh-Hà Đông để kiểm tra, rà soát các vị trí thi công, lên phương án đảm bảo an toàn giao thông trước khi triển khai thi công tiếp.
đường sắt; sập giàn giáo; Hà Đông
Hiện trường đã bị phong tỏa - Ảnh: Nhị Tiến
Sau tai nạn, để đảm bảo quá trình thi công không xảy ra sai sót, ông Lê Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, Ban sẽ cùng với các đơn vị Tư vấn giám sát, thi công sẽ tiếp tục kiểm tra, rà soát các biển báo an toàn cũng như gia cố thêm hàng rào chắc chắn, hàn xì tại các điểm có nguy cơ mất an toàn… để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động trên toàn tuyến.
Vào ngày 16/11, sau thời gian tạm dừng thi công do tai nạn, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) vừa có văn bản chấp thuận triển khai thi công một số hạng mục dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.
>> ẢNH NÓNG VỀ HIỆN TRƯỜNG VỤ SẬP GIÀN GIÁO
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đặt mục tiêu hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 6/2015.
Dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, có chiều dài toàn tuyến 13,5km với 12 ga. Tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng.
Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đường sắt, Bộ Giao thông Vận tải quản lý. Nhà thầu EPC của dự án là Công ty xây dựng Hải ngoại-Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc.
* NHẤN F5 ĐỂ LIÊN TỤC CẬP NHẬT...

Nhị Tiến - Phạm Hải - Vũ Điệp