Trang

22 tháng 11, 2014

Đại bàng và ếch


Con ếch ngồi dưới đáy giếng kêu ộp, ộp: Trời nhỏ bằng cái vung.
Chim đại bàng bay lượn trên không trung: Trời đất bao la quá !
Ở VN có được mấy con đại bàng? Ếch thì có khắp nơi.
Phạm Hải

5 hot boy Việt có lượng fan theo dõi 'khủng'

- Biên kịch/Nhà sản xuất Phạm Hải đang tìm diễn viên nam chính cho phim điện ảnh  

mới TÌNH YÊU VÀ TỘI LỖI. Phải là sao trẻ có sức hút điện ảnh. Sẽ là ai nhỉ?

Cường Seven, Baggio, Bê Trần... là những anh chàng không chỉ điển trai, tài năng mà còn sở hữu lượng fan lên đến hàng trăm nghìn trên Facebook.

Cường 7 có 521.000 fan
hot-boy-1-8017-1390400267.jpg
Cường Seven được nhiều bạn trẻ biết đến là một một dancer từng giành được nhiều thành tích cao. Anh chàng có tên thật là Nguyễn Việt Cường, sinh năm 1989. Ảnh: Quỳnh Trang.
hot-boy-3_1390400324.jpg
Chuyện tình giữa Cường Seven và hot girl Chi Pu năm 2013 gây nhiều ồn ào. Cuộc chia tay giữa cặp đôi này khiến nhiều fan của cả hai không khỏi nuối tiếc. Ảnh: Lee Wake.
hot-boy-4-9355-1390400269.jpg
Hiện tại, anh chàng đang theo đuổi hình ảnh một ca sĩ đa năng, mạnh mẽ, bụi bặm. Cường Seven đang thu hút hơn 521.000 lượt người theo dõi trên trang cá nhân. Ảnh: Lee Wake.
 Bê Trần sở hữu 351.000 fan
425307-4279050913405-109717940-7959-5646
Bê Trần tên thật là Trần Quốc Anh - cháu của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn. Sở hữu vẻ ngoài lịch lãm, điển trai, Bê Trần chiếm được cảm tình nhờ phong cách nói 'không' với scandal. Năm 2013, chàng trai này ghi dấu ấn với những vai diễn trong các phim ngắn.
hot-boy-5_1390400447.jpg
Kết đôi với hot girl Quỳnh Anh Shyn, cặp đôi này được lòng rất nhiều người. Cả hai thường xuyên ôm hôn thể hiện tình cảm khiến không ít fan ghen tỵ.
hot-boy-7-5970-1390400270.jpg
Chàng hot boy của Tớ thích cậu thật đấy đang sở hữu lượng người theo dõi lên đến hơn 351.000 người. Hiện tại, anh chàng đang theo học ngành đạo diễn trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Fan JustaTee ngót nghét 221.000
hot-boy-1-7999-1390400270.png
JustaTee tên thật là Nguyễn Thanh Tuấn (1991) - là một trong những giọng ca RnB đang được yêu thích nhất giới underground Việt. Chàng hot boy này còn được biết đến với khả băng hòa âm phối khí, mix nhạc…
hot-boy-15-6328-1390443967.jpg
Hiện tại, JustaTee và hot girl Trâm Anh được xem là cặp trai tài gái sắc trong làng hot teens. Không ít lần, cặp đôi này đăng tải những hình ảnh thân mật trên trang cá nhân.
hot-boy-8-2853-1390400270.jpg
Justatee đang thu hút hơn 221.000 lượt theo dõi.
Baggio 'hút' 118.000 fan
hot-boy-1-jpeg-5914-1390400270.jpg
Baggio được biết đến là một chàng trai có quốc tịch Pháp tên thật là Saetti Baggio (sinh năm 1990). Anh chàng từng tham gia các bộ phim: Mũi tên cầu vồng, Giải cứu thần chết, Thứ ba học trò...
hot-boy-11-7753-1390443967.jpg
Với chiều cao nổi bật 1m84, anh chàng luôn rạng rỡ trước ống kính.
hot-boy-16-7920-1390443967.jpg
Năm 2013, câu chuyện tình giữa Baggio và Andrea tốn không ít giấy mực của truyền thông. Sau khi chia tay Andrea, Baggio công khai người yêu mới và không ngần ngại tung bộ hình cực tình cảm. Hiện, Baggio đang thu hút hơn 118.000 lượt người theo dõi.
Huỳnh Anh 'khiếm tốn' với 139.000 fan
hot-boy-13-6522-1390400271.jpg
Huỳnh Anh được biết đến là một chàng trai hot boy của nhiều tạp chí dành cho tuổi teen cách đây từ khá lâu.
hot-boy-17-7552-1390443968.jpg
Sở hữu gương mặt đẹp giống tài tử Hàn Quốc, anh chàng này dễ dàng đốn tim các cô gái với nụ cười tỏa nắng. Chàng hot boy này từng vướng có nghi án tình cảm với hot girl Kelly, model Bảo Trân...
hot-boy-14-7777-1390400271.jpg
Thời gian gần đây, Huỳnh Anh không xuất hiện nhiều trong giới giải trí ngoại trừ một số bộ phim chưa tạo được dấu ấn mạnh mẽ. Nhiều người vẫn hy vọng chàng trai hot boy này sẽ đột phá trong năm 2014. Huỳnh Anh đang thu hút hơn 139.000 người hâm mộ trên trang cá nhân.
Tân Tân
Ảnh: FB

Cặp diễn viên nào được yêu thích?

Các bạn thích cặp diễn viên nào, nếu vô rạp coi phim?

- Isaac- Cường Seven ?
- Huy Khánh- Khương Ngọc?

Có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền khác trong vỏ bọc liêm khiết?

Đăng Bởi  - 

Ông Trần Văn Truyền từng có những phát biểu hùng hồn về chống tham nhũng
Ông Trần Văn Truyền từng có những phát biểu hùng hồn về chống tham nhũng
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về khối tài sản của ông Trần Văn Truyền là rất rõ ràng. Hầu hết là nhà đất được cấp sai nguyên tắc. Cấp sai thì thu hồi lại, đó là việc đương nhiên. Dẫu vậy, vụ việc liên quan đến ông Truyền gây ra quá nhiều tổn hại. Mà tổn hại lớn nhất, chính là lòng tin của người dân. 
Khi một người đầu ngành chống tham nhũng lại vơ vét của cải thì lòng tin của dân về công cuộc chống tham nhũng chắc chắn sẽ bị lung lay và sẽ phát sinh câu hỏi: Có bao nhiêu ông Truyền khác đang khoác vỏ bọc liêm khiết?
khi mọi việc vở lẽ, người ta ngao ngán thực tế rằng những gì ông nói trái ngược hẳn với những gì ông làm
Sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, điều người dân hoang mang không chỉ là những khối tài sản kếch xù thiếu minh bạch mà ông có được. 
Hoang mang là đã có lúc, ông với cương vị người đứng đầu cơ quan thanh tra, đã có những tuyên bố mạnh mẽ, đương đầu với quốc nạn tham nhũng. Người ta vẫn tin ông là một người thanh liêm, có trách nhiệm, dám nói dám làm. 
Thế nhưng, khi mọi việc vở lẽ, người ta ngao ngán thực tế rằng những gì ông nói trái ngược hẳn với những gì ông làm. Thậm chí, nếu quá tức giận, người ta có thể gọi ông là kẻ "tay ăn cắp, miệng la làng" cũng không có gì quá đáng.
Cuối tháng 12/2007, ông phát biểu đầy cảm khái: "Càng công khai, minh bạch, càng kiểm soát được tình hình; nhất là công khai các hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai các việc mà công chức nhà nước phải làm; từ đây công khai, minh bạch luôn cả về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức".
Cùng thời gian đó, con gái ông được làm thủ tục mua lại căn nhà ở đường Nguyễn Trong Tuyển, Q.Phú Nhuận mà trước đây ông thuê lại. 
Giữa năm 2010, một thời gian chưa lâu sau khi ông làm thụ tục xin mua lại căn nhà rộng lớn ở thành phố Bến Tre và được xét duyệt, ông lại đăng đàn phát biểu hùng hồn: "Đấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong". 
Hoang mang lớn nữa của người dân là tại sao ông Trần Văn Truyền "vô tư" lấy nhà đất công một cách dễ dàng, nhanh gọn. Phát biểu của lãnh đạo đầu ngành TP.HCM và Bến Tre rằng cấp nhà do không biết ông Truyền đã có nhà nơi khác là không hợp lý. 
Vì chúng ta có hẳn một hệ thống quản lý tài sản công, thủ tục hóa giá nhà theo nghị định 61 cũng rất nhiêu khê, xác minh rất cặn kẽ. Trong khi ông Truyền không gặp trở ngại nào. 
Không thể có cách lý giải nào khác ngoài việc các cơ quan quản lý tài sản công, vì một lý do nào đó, đã không thi hành chức trách của mình, tạo điều kiện cho ông Truyền và gia đình vơ vét của công. 
Tại TP.HCM, nói không thể xác minh việc ông Truyền có nhà nơi khác lại càng không thể chấp nhận. Bởi vì căn nhà đó được hóa giá cho con gái ông Truyền, một nhân viên bảo hiểm, không nằm trong diện được xét duyệt. Việc bà này sở hữu một căn hộ cao cấp ở quận 5, TP.HCM dân thường còn biết, không thể nói cán bộ quản lý nhà không biết. 
Không thể có cách lý giải nào khác ngoài việc các cơ quan quản lý tài sản công, vì một lý do nào đó, đã không thi hành chức trách của mình, tạo điều kiện cho ông Truyền và gia đình vơ vét của công. 
Cuối cùng, một câu hỏi đặt ra, nếu ông Truyền không xây biệt thự hoành tráng, ai sẽ biết ông lắm tiền nhiều của? Không có báo chí vào cuộc phanh phui, cơ quan chức năng nào sẽ vào cuộc điều tra khối tài sản khổng lồ của ông? 
Thậm chí, nếu báo chí không đặt vấn đề, có lẽ sự việc của ông Truyền có thể đã rơi vào im lặng. Ông tiếp tục sở hữu tài sản kếch xù, tiếp tục vung tay phát ngôn về đạo đức cán bộ, về minh bạch và chống tham nhũng. Như có lần ông hùng hồn tuyên bố: "Chống tham nhũng hiện không chùng xuống, nếu chùng xuống thì chỉ có báo chí chùng, còn các cơ quan chống tham nhũng khác không chùng"
Sẽ có nhiều người "tội nghiệp" ông Truyền vì trót phô trương, trót vương giả nên mới bị soi mói. Thực tế, có người cho rằng rất ít cán bộ dám thoát ra ngoài bộ quần áo giản dị, chiếc xe máy bình thường mặc dù đang sở hữu tài sản lớn. Nhiều người đợi đến khi về hưu vài năm mới dám đầu tư chiếc xe hơi vừa giá để tránh soi mói như một hình thức hạ cánh an toàn và nhẹ nhàng. Cán bộ cả gan như ông Truyền còn lắm.
Khi quyền lực đi với quyền lợi quá lớn và dễ dàng như trường hợp của ông Truyền, sẽ có bao nhiêu người giữ được sự công tâm vô tư? Câu trả lời quá khó. 
Ông Truyền đáng bị chê trách. Nhưng nhờ ông, dư luận có quyền đặt câu hỏi, có bao nhiêu ông Truyền khác đang ẩn mình? Và bằng cách nào bóc được lớp vỏ bọc liêm khiết?
Một người tỏ ra cương trực, thẳng thắn như ông Truyền lại là người không minh bạch. Người ta không nghi ngại về những cán bộ ít ngoại giao, khép mình. Khi quyền lực đi với quyền lợi quá lớn và dễ dàng như trường hợp của ông Truyền, sẽ có bao nhiêu người giữ được sự công tâm vô tư? Câu trả lời quá khó. 
Cũng như quá khó để trả lời câu hỏi: Thu hồi nhà đất của ông Truyền, làm sao "thu hồi" được lòng tin của người dân?
Kiến Giang

Báo chí Việt Nam 'tuyệt vọng câu khách'?

Nguyễn Anh Minh

  • 22 tháng 11 2014
Báo chí Việt Nam hiện đang không thoát khỏi guồng quay số hóa, điện tử hóa nhưng dường như đang loay hoay giữa ngã ba đường và xu hướng thấy rõ nhất là lá cải hóa.
Chưa có một tờ báo mạng nào được xem là chuyên nghiệp, thông tin chuẩn xác, đáng tin cậy. Nói như một nhà bình luận trong nước, cả làng báo (mạng) là “một vườn cải xum xuê”.

Sụt giảm

Theo Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam, tính đến ngày 26/12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo in với 1.111 ấn phẩm, 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.
Trong số hơn 800 tờ báo, số báo sống được nhờ lượng phát hành chỉ trên dưới 10 tờ, theo một số nhà báo trong nước.
Vài năm trở lại đây, những báo có số phát hành hàng đầu như Tuổi trẻ, Thanh niên, Công an TPHCM, Phụ nữ… cũng sụt giảm lượng phát hành ở mức rất đáng kể.
Phó tổng biên tập của một tờ báo vừa kể tiết lộ, lượng phát hành của tờ báo đã giảm tới 1/3 chỉ trong vòng hai năm, còn khoảng 200 ngàn bản/kỳ.
Số phát hành của tờ báo thường được giữ bí mật và con số công khai thường lớn hơn nhiều so với thực tế, một cách để duy trì quảng cáo.
Tại Việt Nam, cho dù có tới 800 tờ báo in, nhưng số tờ báo bán được (bán trên sạp báo và đặt báo dài hạn) cũng chỉ tính trên con số 10.
Thời gian vừa qua, hầu hết những “phóng viên”, “nhà báo” bị bắt với cáo buộc tống tiền các doanh nghiệp đến từ nhóm báo này. Một cách khác để tồn tại là “đánh thuê” theo đơn đặt hàng dưới cái gọi là “hợp đồng truyền thông”, tức là được trả tiền để viết “đánh” ai đó.
Tuy những tờ báo này ít được xã hội biết đến nhưng cứ có bài được dán mác “chống tiêu cực” là cũng đủ để ai đó gặp rắc rối.
Tuy nhiên, cách tồn tại này ngày càng tỏ ra mong manh, nhất là trước hiện tượng báo mạng, trang tin điện tử trăm hoa đua nở và chuyện “được/bị lên báo” nay trở thành “thường ngày ở huyện”.
Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến.
Tính tới tháng 11/2012, có khoảng 31,3 triệu người dùng Internet ở Việt Nam (chiếm gần hơn 35 % dân số cả nước, theo Trung tâm Internet Việt Nam. Hầu hết người dùng Internet đều ở tuổi từ 20-40.
Có người nói tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội là nguồn tin chính. Thực ra đây cũng chỉ là phỏng đoán. Chưa có nghiên cứu thực sự nào chứng minh điều này.
Nhưng xu hướng lá cải hóa nền báo chí là điều nhiều người thấy rõ.
Sự phát triển của internet, của các thiết bị đọc điện tử dẫn đến việc đọc tin tức trên mạng trở nên phổ biến
Để hiểu thêm về xu hướng của báo chí Việt Nam, cần thiết phải nhìn vào nguồn tài chính để các tòa báo tồn tại.
Trong khi báo in sụt giảm và nhiều tờ báo đang chuyển qua hình thức kỹ thuật số, tại thị trường Việt Nam, quảng cáo trên truyền hình vẫn chiếm đa số.
Theo một thống kê, năm 2012, doanh thu quảng cáo toàn thị trường đạt 20.400 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011.
Trong đó, truyền hình chiếm 18.246 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2011; quảng cáo trên báo in và tạp chí giảm khoảng 8%, đạt 2.151 tỷ đồng và phát thanh giảm gần 20%, với chưa đầy 25 tỷ đồng.
Tính theo tỷ lệ, quảng cáo trên báo in chiếm khoảng 8%, truyền hình 78%, internet 9% và quảng cáo ngoài trời chiếm 4%. Tuy nhiên, năm ngoái doanh thu quảng cáo trên báo đã giảm 1,3% trong khi các phương tiện truyền thông khác giữ con số tốt hơn nhiều.
Điều này khiến nhiều tờ báo phải đấu tranh để tồn tại bởi việc sụt giảm doanh thu.

Cuộc chiến “câu view”

Để tồn tại, các tờ báo điện tử Việt Nam buộc phải bước vào cuộc chiến “câu view” (tăng lượt xem) bằng gần như mọi giá. Các đề tài liên quan đến sex, giật gân, người giàu có, người đẹp, các nhân vật giải trí của giới bình dân (chiếm đa số)… được khai thác triệt để…
Có thể nói, trong cuộc chiến tranh giành miếng bánh nhỏ bé của thị trường quảng cáo online chưa thực sự lớn mạnh, nhiều báo mạng lao vào tranh đua bằng chiêu bài lá cải một cách tuyệt vọng.
Những từ khóa gây sốc, cho dù hầu hết vi phạm những quy tắc của báo chí đứng đắn về tính khách quan, trung dung của người làm báo, được tận dụng tối đa nhằm thu hút lượt đọc.
“Kinh hoàng”, “nghẹn lòng”, “đắng lòng”, “hé lộ”, “bóc mẽ”, “gây sốc”, “bất ngờ”… là những động từ, tính từ chủ quan của tờ báo được tận dụng tối đa trên các hàng tít.
Báo mạng cũng là giới “sáng tạo” ra những khái niệm mới và khiến chúng phổ biến: “giàu như đại gia” (cho dù không biết đại gia này có bao nhiêu tiền, nhà to thế nào), “đẹp như hotgirl” (?).
Nhiều tờ báo, thậm chí sẵn sàng đưa lên những câu chuyện gần như không có tính báo chí, chỉ miễn có người kích chuột vào là được. Một tờ báo mạng hồi đầu năm khai thác chuyện một cô gái không nhịn được đã “ị đùn” trên xe khách đường dài.
Bài báo “bốc mùi” này tuy sau bị phê phán, nhưng đối với những người làm báo, đó có thể xem là “thành công” bởi “câu được view”.
Người ta giờ đây cũng sẵn sàng đưa lên đủ loại tin đồn chưa được kiểm chứng, thậm chí dùng những thứ được tung lên mạng xã hội, không qua thẩm định và tác nghiệp của phóng viên, miễn là thu hút trí tò mò.
Các tờ báo mạng đều na ná giống nhau ở đề tài, ngôn ngữ. Có một điểm chung là họ đều nhắm đến những từ khóa “sốc, sex” mà họ cho là thu hút độc giả để đưa lên tít.
Ngôn ngữ của báo mạng dần giống như truyện kiếm hiệp Kim Dung với “đuổi giết” thành “truy sát”, “cô gái”, “người đàn bà” nay thành “thiếu nữ”, “thiếu phụ”, “góa phụ”, con nhà giàu có giờ trở thành “thiếu gia”, “tiểu thư”, thậm chí nhiều báo còn dùng “nữ tiểu thư” (chắc để phân biệt với “nam tiểu thư”?).
Ngoài “cưỡng dâm”, giờ đây người ta còn viết “cưỡng hôn”, ý nói hôn người khác mà không được cho phép.
Trong cuộc đua câu view, nhiều thứ chuẩn mực đã bị xem nhẹ.
Thậm chí, nhiều việc rất nghiêm túc cũng bị “cuộc chiến câu view” làm cho trở thành nhảm nhí.
Đưa tin về thủ tướng Yingluck Shinawatra, thay vì tập trung nội dung chính trị, một số tờ báo mạng chỉ nhìn vào dung mạo và trang phục của bà kiểu “Ngắm thủ tướng Thái Lan xinh đẹp, quyến rũ”. Nhưng những bài như vậy, lại ăn khách.
Xu hướng này diễn ra trên ấn bản điện tử của cả những tờ báo xưa nay được xem là nghiêm túc, chuyên nghiệp như Tuổi trẻ, Thanh niên hay Pháp luật TPHCM.
Không phải không có những nỗ lực làm báo điện tử nghiêm túc, chuyên nghiệp như VietnamNet từng là một ví dụ.
Tuy nhiên, do vòng quay của xã hội, của thị hiếu bình dân, tờ báo này thay vì nghiêm túc như buổi đầu, nay cũng dùng đủ trò câu khách lá cải để thu hút độc giả trẻ, những người dường như thích tin tức giật gân, thỏa mãn trí tò mò hơn là tìm những thông tin bổ ích, giúp tiến bộ.
Phải chăng xã hội nào thì báo chí đó? Với những gì đang diễn ra trên mặt báo, có thể có những liên tưởng về người đọc Việt Nam ngày nay, họ là ai.
Ở bất cứ quốc gia nào cũng có người thích tin tức lá cải và những tờ báo lá cải. Khác với Việt Nam ở chỗ: ngoài báo lá cải, còn có nhiều tờ báo đàng hoàng, nghiêm túc.
Chắc chắn ở Việt Nam vẫn có một bộ phận độc giả có trình độ cần những thông tin nghiêm túc, có ích, những tờ báo mạng chuyên nghiệp và đây cũng là đòi hỏi của một xã hội tiến bộ.
Nhưng chưa xuất hiện những tờ báo như thế ở quốc gia 90 triệu dân này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Anh Minh từ Sài Gòn, Việt Nam.

Sự cố sân bay Tân Sơn Nhất lên báo quốc tế

BTTD: Có gì đâu mà làm to chuyện. Mất điện đúng quy trình thui.
Sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất hôm 20/11 được báo nước ngoài quan tâm, sau khi một cựu quan chức sân bay cho rằng đây là trường hợp chưa từng xảy ra trên thế giới.
20141120-tansonnhat-wikicommon-3858-4657
Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Việt Nam. Ảnh: Wikipedia Common
Trưa 20/11, nhiều chuyến bay quốc tế và trong nước đến sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, đều không thể hạ cánh vì hệ thống radar mất tín hiệu do sự cố mất điện tại đài kiểm soát không lưu. Ông  Lê Trọng Sành, nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất, đánh giá đây là sự cố mà "trên thế giới chưa từng xảy ra trường hợp nào như thế".
Trong bài viết với tiêu đề "Mất điện ở sân bay Việt Nam, máy bay phải quay đầu", hãng thông tấn AFP đưa thông tin vụ việc và trích dẫn các báo trong nước. "Sự cố mất điện hôm 20/11 tại đài kiểm soát không lưu của sân bay lớn nhất Việt Nam khiến các radar không thu phát được tín hiệu trong hơn một giờ, buộc hàng loạt chuyến bay phải thay đổi hành trình", bài báo viết.
"Dù hồ sơ an toàn bay của Việt Nam là tương đối tốt, nhưng một chuỗi các sự cố xảy ra trong thời gian gần đây khiến du khách không khỏi lo lắng", AFPbình luận.
Trong khi đó, Channel News Asia còn liệt kê lại một số sự cố mà hàng không Việt Nam gặp phải trong năm qua.
Tháng trước, chiếc máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines chuẩn bị cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất thì bị một trực thăng quân sự bay cắt mặt khiến hai phi cơ suýt xảy ra va chạm.
Hồi tháng 6, máy bay của VietJet Air chở theo 200 hành khách, dự kiến đáp xuống sân bay ở Đà Lạt nhưng cuối cùng hạ cánh tại một sân bay khác, cách đó hơn 100 km.
Hãng tin Xinhua của Trung Quốc dẫn nhận xét của ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải, cho rằng, việc sân bay Tân Sơn Nhất bị mất điện là "sự cố kỹ thuật cực kỳ nghiêm trọng, chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử hàng không Việt Nam", trong bài viết được đăng tải hôm qua.
Nhật báo Strait Times của Singapore hay trang báo điện tử Global Post của Mỹ cũng đưa thông tin vụ việc trong mục những câu chuyện nổi bật.
Vũ Hoàng

40% nhân viên không lưu có tay nghề trung bình và yếu

Theo Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, chất lượng kiểm soát viên không lưu hiện nay rất thấp cả về trình độ và tiếng Anh. Đây được coi là những nguyên nhân gây ra sự cố hàng không thời gian qua.
Trao đổi với báo chí sáng 22/11, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhìn nhận vụ việc sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh và tiếp cận Tân Sơn Nhất (ACC HCM) ngày 20/11 là rất nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại kinh tế cho các hãng hàng không mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước. Ông Thăng khẳng định, Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân có liên quan đến sự cố này.
"Không có lý do gì để cả 3 nguồn điện UPS đều bị mất, có nguyên nhân chủ quan hay khách quan, có bị phá hoại hay không sẽ được làm rõ", Bộ trưởng Thăng nói.
khong-luu-5119-1416625687.jpg
Kiểm soát viên không lưu là người dẫn đường cho máy bay. Ảnh: Đ.Loan
Bộ trưởng Thăng đánh giá, đề án nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ bay của Tổng công ty quản lý bay cho thấy nguồn nhân lực của tổng công ty, trình độ kiểm soát viên không lưu rất thấp cả về trình độ và tiếng Anh. Những vụ sự cố trong gần đây không phải trực tiếp do kiểm soát viên không lưu song cho thấy sự yếu kém của cả hệ thống.
Theo báo cáo của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, nhân viên không lưu hiện có tỷ lệ tay nghề trung bình và yếu chiếm khoảng 40%, trình độ tiếng Anh chưa đạt tiêu chuẩn ICAO (mức 4) còn ở mức cao (chiếm 31%). Bên cạnh đó, nhận thức trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận kiểm soát viên không lưu còn hạn chế, chưa thấy hết được tầm quan trọng, sự sống còn của đơn vị trong việc đảm bảo an toàn dẫn đến còn hiện tượng chủ quan, phân tán khi làm nhiệm vụ.
Theo Tổng công ty Quản lý bay, nguyên nhân do chưa có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các cấp dẫn đến không có chiến lược, chính sách hữu hiệu cho đầu tư phát triển nguồn nhân lực; chất lượng tuyển dụng đầu vào thấp, thiếu các chương trình, giáo trình, tài liệu có chất lượng. Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên thiếu cả về số lượng, hạn chế cả về chất lượng.
Mặc dù qua gần 20 năm,  ngành hàng không không có các vụ tai nạn có thiệt hại về người, tuy nhiên việc duy trì, bảo đảm an toàn trong toàn ngành nói chung và trong lĩnh vực điều hành bay nói riêng còn chưa vững chắc, các sự cố uy hiếp an toàn xảy ra ở tất cả các khâu trong đó nguyên nhân chủ quan do yếu tố con người chiếm tỷ trọng lớn.
Kiểm soát viên không lưu là con cháu lãnh đạo

Về thông tin một trong 4 kiểm soát viên điều hành hôm 29/10 xảy ra vụ máy bay Vietnam Airlines vi phạm khoảng cách với máy bay quân sự huấn luyện là con cháu lãnh đạo Công ty quản lý bay miền Nam, ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty quản lý bay VN, cho biết: “Ngành nào cũng có con cháu cả, không riêng gì ngành hàng không. Con cháu của tổng giám đốc hay ai khi vào công ty cũng phải đáp ứng được năng lực và chịu trách nhiệm trước cơ quan. Chúng tôi đối xử bình đẳng với tất cả cán bộ nhân viên trong ngành”.
Đoàn Loan

21 tháng 11, 2014

Một quốc gia nhỏ chỉ ăn rồi chơi


Tạ Duy Anh/ Quê Choa
Có lẽ không quốc gia nào mà cuộc sống của giới công chức chứa nhiều điều nghịch lý như ở Việt Nam: Lương không đủ sống nhưng lại thuộc thành phần khá giả của xã hội; đã vào biên chế là có thể nằm lỳ cho đến hết đời, ngang nhiên đòi hỏi mọi chế độ phúc lợi, ngay cả khi chẳng làm gì; là người làm thuê cho dân nhưng lại hành xử như ông chủ có quyền ban ơn; năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm trước công việc phần lớn ở mức trung bình và thấp, nhưng cực kỳ có khả năng trong việc kinh doanh “quyền lực Nhà nước” để tư lợi ...Nhưng điều nghịch lý nhất là một nền hành chính cồng kềnh, ì ạch, dôi dư cả triệu người như vậy lại vẫn cứ đang tiếp tục ngày một phình to?

Không phải là do tôi bịa ra hiện thực đó. Trong một hội nghị có đưa tin trên truyền hình và sau đó hầu như các báo đều đưa lại, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thẳng ra rằng: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”. Nói cách khác, cái số 30% công chức đó hoàn toàn không cần thiết, y như cái bướu trên cổ. Với 2,8 triệu công chức, chỉ cần làm phép tình nhẩm cũng ra ngay con số thuộc diện có cũng như không kia khoảng trên 800.000 người. Nghĩa là mỗi 100 người dân Việt Nam, phải nuôi không một ông (bà) vô công rồi nghề mang danh công chức! Vậy tại sao một nền dịch vụ công chỉ cần 2 triệu người, mà phải trả lương cho tận những gần ba triệu? Ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Trong khi chưa thể tìm ra câu trả lời, chúng tôi chỉ xin làm thứ công việc đơn giản hơn là giúp mọi người hình dung một phần cái gánh nặng vật chất và tinh thần mà cả xã hội đang phải è lưng chịu đựng, để “cõng” gần một triệu công chức dư thừa đó.

Trước hết, 800 ngàn người lớn đến mức nào? Đó là số dân (hơn kém chút ít) của Cyprus, Bahrain, Bhutan, Qatar, Đông Timor...Hay nó có quy mô gấp đôi dân số Luxemburg, Brunei, Malta, Iceland...

Thứ hai, và đây là vấn đề chính, cần bao nhiêu tiền để nuôi cái đám công chức thừa thãi ấy? Chắc chắn là không ai có thể tính chính xác, vì có những công chức thuộc loại dư thừa, nhưng lại hưởng mức thu nhập nhiều người mơ ước. Hẵng chỉ tính đơn giản thế này: Mỗi người trong số đó, vì họ là công chức, nên thuộc diện thu nhập trung bình khá (so với mức 1000 USD trung bình) sẽ nhận của Nhà nước khoảng 60 triệu đồng (gần 3000 USD) một năm. Nghĩa là cần số tiền lên tới 50.000 tỷ đồng (2,5 tỉ USD) cho việc chi lương để ngày ngày 800.000 người ăn mặc sang trọng chỉ để “sáng vác ô đến cơ quan, tối vác ô về nhà” mà không làm bất cứ việc gì. Tuy nhiên, số tiền phải bỏ ra phục vụ việc ngồi chơi xơi nước của “một quốc gia nhỏ” ấy trên thực tế còn lớn hơn nhiều. Theo thông lệ thì số tiền lương cho công chức chỉ bằng hai phần ba số tiền phải chi ra để họ có thể làm việc, được tính vào khoản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước. Đó là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền điện thoại, tiền khấu hao tài sản, tiền phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí đi lại và cơ man nào những thứ tiền khác được gọi bằng cái tên chung là văn phòng phí. Khiêm tốn tính gộp thì con số 50.000 tỉ đó phải cộng thêm khoảng 20.000 tỉ đồng. Giờ ta thử xem 70.000 tỷ đồng nhiều đến mức nào? Nó nhiều hơn toàn bộ số tiền thu được từ xuất khẩu gạo năm 2012; nó bằng khoảng 10-12 lần số tiền phí bảo trì đường bộ mà Bộ GTVT dự kiến thu được hằng năm từ ô tô, xe máy với giá phải trả là hứng chịu biết bao lời chì chiết của dư luận; nó bằng già nửa số tiền 120.000 tỉ đồng cần để nâng cấp quốc lộ 1A lên thành đường bốn làn xe ô tô; nó giúp cho khoảng 7 triệu dân miền núi đủ gạo ăn trong một năm để không phá rừng. Nếu có ngần ấy số tiền, toàn bộ các xã nghèo miền núi có trường học, có chợ, có đường trải bê tông. Nó có thể mua được số bò giúp cho Chương trình Lục lạc vàng duy trì liên tục 150.000 buổi, với khoảng 900.000 gia đình nông dân thuộc dạng nghèo nhất nước có cơ hội đủ cơm ăn. Nó là con số dài tới mức mà không một nông dân bình thường nào đọc chính xác được.

Nhưng đấy mới chỉ tính về khoản vật chất, cho dù không hề nhỏ nhưng chưa chắc đã là lớn nhất. Tai họa của nạn biên chế tràn lan là nó khiến cho bộ máy hành chính công của chúng ta thuộc loại cồng kềnh, kém hiệu quả và lạc hậu vào loại nhất khu vực. Nhàn cư vi bất thiện. Vì không làm gì nên những ông, bà công chức thừa thãi trên trở thành những “con bệnh” của xã hội. Ta hãy xem họ làm gì mỗi ngày để tiêu hết 8 giờ vàng ngọc? Nếu là đàn ông thì phần lớn lướt web, chơi game oline, xem phim sex, tìm cách môi giới chạy chọt dự án. Thời gian còn lại ngồi nghĩ mưu kế tư lợi hoặc hại người khác. Còn với thành phần nữ giới thì mua sắm tối ngày, ăn uống, khoe của tối ngày, buôn dưa lê tối ngày... Nhiều người coi trụ sở cơ quan chẳng hơn gì cái bếp nhà mình, tranh thủ tận dụng điện nước miễn phí để nấu nướng. Số còn lại, nếu không làm những việc như trên, thì làm chim bói cá, cứ thấy ở đâu có mầu mỡ là đến. Cũng vì thừa dẫn đến lười, ích kỷ, đấu đá chèn ép nhau thay vì thực thi công vụ. Có rất nhiều người cả một đời công chức chỉ chuyên kiện cáo, lao vào đấu đá vì những lợi ích cá nhân. Nhưng lương của họ thì vẫn cứ đến hẹn lại lên. Chức của họ thì cứ thăng tiến theo tuổi tác. Kèm với lương với chức là đủ thứ tiêu chuẩn ưu đãi khác. Những công bộc này, về nguyên tắc là những người giúp việc cho “ông chủ” Nhân dân, nhưng trên thực tế cũng là những người quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tham lam, làm khổ “ông chủ” vào loại nhất thế giới. Làm bất cứ việc gì thuộc phạm vi chức phận cũng đòi lót tay. Trong bất cứ nhiệm vụ nào cũng lồng lợi ích của mình vào. Từ lái xe, nhân viên đóng dấu, nhân viên gác cổng...đến những người có tí chức, tí quyền đều là những kẻ chỉ thạo ăn tiền, vòi vĩnh, hạch sách...biến cửa Công đường thành nơi nhếch nhác, bất tín, đáng sợ hơn cả hang hùm. Nền đạo đức xã hội xuống cấp, có phần đóng góp không nhỏ của những thành phần được gọi là công chức ấy.

Nhưng thiệt hại vẫn chưa dừng lại ở đó. Nạn chạy chức chạy quyền thì ai cũng biết. Nhưng nạn chạy chọt để được thành công chức Nhà nước còn khốc liệt hơn và cũng bi hài hơn rất nhiều. Vì số người tham gia luôn rất đông, diễn ra trên một diện rộng, với sự tham gia của mọi thành phần. Nó làm hư hỏng cả người có quyền nhận và người được nhận. Người có quyền nhận thì một khi đã lấy tiền, đã nhúng chàm, làm sao còn dám yêu cầu cấp dưới phải nêu cao đạo đức, kỷ cương, nhân cách-ngoại trừ đó là một truyện hài! Người được nhận vào làm công chức thì cậy tiền nên không cần học, không cần trau dồi chuyên môn, coi thường kỉ cương, phép tắc. Đó là chưa kể họ phải tìm cách ăn chặn, ăn bẩn, vơ vét bằng mọi cách để bù lại số vốn đã bỏ ra.

Nhưng những bệnh tật trên, dù rất trầm trọng, nếu quyết tâm ngăn ngừa, vẫn còn nhiều hy vọng chữa chạy, dù rất tốn kém. Song có một thứ bệnh do nạn chạy công chức gây ra rất khó chữa, thuộc loại nan y, là bệnh ỷ lại, lười biếng và mất khả năng tự trọng. Căn bệnh thuộc loại lây nhiễm này có thể huỷ hoại nhân cách cả một thế hệ, góp phần làm nghèo đất nước. Người ta cần một cái bằng đại học với bất cứ giá nào đôi khi không phải để sau đó làm việc, cống hiến, mà để có cơ hội gia nhập cái đội quân công chức vốn là thừa thãi kia. Với những người này, cái điều đáng lẽ thành nỗi xấu hổ khi chả làm gì ngoài việc “sáng vác ô đi, tối vác ô về”, thì lại là mục tiêu phấn đấu, là sự nghiệp của đời họ. 

Liệu có khác gì một thứ quốc nạn?

(Rút từ cuốn Làng quê đang biến mất, NXB Hội nhà văn và Công ty Văn hóa truyền thông Nhã Nam ấn hành tháng 5-2014.)

Tác giả gửi Quechoa với sự cho phép của Nhã Nam

Khi Tổng...chống tham nhũng, tham nhũng...

Ông Trần Văn Truyền và những câu nói chống tham nhũng nổi bật

Đăng Bởi  - 
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, với cương vị là người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ, ông Trần Văn Truyền đã có rất nhiều lần phát biểu trước báo giới liên quan đến các vấn đề, trường hợp tham nhũng, chống tham nhũng, chống tiêu cực tại Việt Nam.
Mời bạn đọc cùng Một Thế Giới điểm lại một số câu nói nổi bật nhất của ông Truyền trong thời gian đảm nhiệm các trọng trách quan trọng.
Xử lý tham nhũng cán bộ nghỉ hưu dễ hơn 
Năm 2005, khi còn là Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, ông Truyền từng khẳng định rằng: Hiện nay tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp. Mức độ tổn thất do tham nhũng cũng lớn hơn. 
"Hồi xưa, nghe vài trăm triệu đồng đã kinh hồn, giờ hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ... Nội vấn đề đất đai nó chỉ cần quặt quẹo trên quy hoạch, cấp phép lòng vòng một chút, khi phát hiện ra thì đã mất hàng trăm tỉ đồng rồi", ông nói.
Bên cạnh đó, cách thức tham nhũng cũng rất đa dạng; có thể là vi phạm pháp luật để tham nhũng, cũng có thể bằng những cách rất hợp pháp như mua bán, đầu cơ đất đai. 
"Song hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó".
"Qua những vụ tham nhũng lớn vừa rồi, chúng tôi nhận thấy xử lý cán bộ đã nghỉ hưu dễ hơn nhiều. Còn người gián tiếp mà đang tại chức, họ chạy (chức) rất dữ".
Cũng trong bài báo đó, khi nói về vấn đề cán bộ kê khai tài sản, ông Truyền chắc nịch: "là cần thiết để giám sát, quản lý cán bộ... Trong nền kinh tế 2 mặt của chúng ta thì kê khai tài sản cũng chỉ mang tính tương đối. Có phải cái gì cũng thể hiện bằng nhà, đất. Ngay cả nhà, đất họ có đứng tên đâu; tiền cho con du học thì họ khai là cô dì, chú bác... cho (Pháp Luật TP.HCM, 5.7.2005).

Cái chính là do phẩm chất đạo đức 
"Vị trí trách nhiệm của mình đang được người dân quan tâm, kỳ vọng, tôi ý thức được chuyện đó và sẽ làm hết sức mình, làm đầy đủ trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm.
Đúng là có những việc vượt ngoài khả năng của mình, thậm chí có việc trong khả năng nhưng không thể làm khác nữa được thì cũng phải chấp nhận, vì không thể một mình giải quyết được. Tôi sẽ suy nghĩ và tự thấy khi nào đó không hoàn thành nhiệm vụ hoặc dân hết tín nhiệm thì mình sẽ thôi, sẽ từ chức".
"Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy”. Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc". "Cái chính là do phẩm chất đạo đức, họ không tự giữ mình" - (TTO, 30.3.2007).
Càng công khai, càng minh bạch, càng dễ kiểm soát
Bên lề cuộc đối thoại với các nhà tài trợ về phòng chống tham nhũng, ông Truyền cho biết Chính phủ đang xây dựng chiến lược phòng chống tham nhũng từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. 
Trong đó, theo ông công khai, minh bạch là vấn đề cốt lõi nhất, xương sống nhất. 
"Càng công khai, minh bạch, càng kiểm soát được tình hình; nhất là công khai các hoạt động của bộ máy nhà nước, công khai các việc mà công chức nhà nước phải làm; từ đây công khai, minh bạch luôn cả về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức" - (TTO, 4.12.2007).

Chỉ có báo chí chùng, cơ quan tham nhũng không chùng
Về những vụ án tham nhũng được coi là “đầu voi đuôi chuột”, ông Truyền giải thích: "Có những vụ bản chất không nghiêm trọng nhưng do cách xử lý của các cơ quan chức năng chưa thật rõ ràng, dứt khoát đã dẫn đến hiểu lầm... Việc “chùng” xuống là do cách thông tin".
"Nếu được nói trên diễn đàn Quốc hội, tôi sẽ nói công tác chống tham nhũng hiện không chùng xuống, nếu chùng xuống thì chỉ có báo chí chùng, còn các cơ quan chống tham nhũng khác không chùng".
Đối với vấn đề cán bộ liệt kê - công khai tài sản, ông nói: “Luật không quy định công khai mà chỉ yêu cầu thẩm tra khi bị tố cáo, hay trước khi bổ nhiệm. Nếu thẩm tra thấy không đúng mới công khai. 
Hiến pháp đã quy định người dân có quyền giữ bí mật tài sản của mình. Nên chúng tôi không thể kiến nghị sửa hiến pháp được. Hiến pháp chưa sửa thì chưa thể công khai" - (TTO, 31.10.2008).
Phải theo dõi cả hồ sơ kê khai tài sản của cán bộ nghỉ hưu
Giải thích lý do vì sao đợt kê khai tài sản của các bộ đầu tiên đầu tiên (31.12.2007) Thanh tra Chính phủ chưa đặt ra vấn đề các cán bộ, công chức đã kê khai đầy đủ, trung thực hay chưa, thì ông Truyền cho hay đây là nghĩa vụ và thực hiện theo pháp luật quy định. Nó mang tính pháp lý đối với cán bộ, công chức. 
Ý nghĩa của việc kê khai tài sản lần này chỉ nhằm mục đích xác lập hồ sơ kê khai tài sản ban đầu của cán bộ, công chức. Các cơ quan chức năng sẽ dựa vào bảng kê khai này như một lời cam kết, trình bày của cán bộ với tổ chức. 
Sau này, trong quá trình quản lý, nếu phát hiện cán bộ nào kê khai không trung thực sẽ bị xử lý. Hoặc sau này, tài sản của người đó có khác đi thì phải giải trình cho tổ chức một cách rõ ràng. Giải trình không rõ, có nghĩa là không trung thực với tổ chức và phải bị xử lý kỷ luật về tội không trung thực.
Cũng theo ông, hồ sơ kê khai tài sản được theo dõi, quản lý theo cả một quá trình, ngay cả khi cán bộ đó nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác sang ngành khác, địa phương khác. Trong trường hợp đã về hưu mà phát hiện có tài sản bất minh, không giải trình được, lúc đó cơ quan pháp luật cũng sẽ căn cứ theo luật hiện hành để xử lý - (VnEconomy 10.2.2009).
Đấu tranh chống tham nhũng là phải biết hy sinh
Trao đổi với báo chí tại hành lang Quốc hội trước phiên đối thoại với Tổ chức Minh bạch quốc tế về tham nhũng trong giáo dục (sáng 28.5.2010), Tổng thanh tra Chính phủ khi còn đương chức cho biết tham nhũng trong giáo dục đang phức tạp và khuyên những người đấu tranh phải biết hy sinh. Bản thân ông cũng phải hi sinh nhiều.
"Tiêu cực trong giáo dục vẫn tồn tại nhiều. Nói chung dư luận xã hội có nhiều, nhưng đánh giá vấn đề phải có những bằng chứng cụ thể".
"Đấu tranh chống tham những, tiêu cực rất gian nan, khó khăn nên chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu và chấp nhận để đấu tranh. Nếu đấu tranh mà giải quyết được tình trạng tiêu cực thì đó là có lợi cho cái chung, đất nước đang cần, nhân dân đang mong" - (TTO 28.5.2010).
Khai là phải trung thực
Sáng 14.6.2010 bên hành lang Quốc hội, ông Truyền đã có cuộc trao đổi với báo chí về một số vấn đề liên quan đến việc kê khai tài sản của ông Ðặng Hạnh Thu, người vừa bị cho thôi chức tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vào thời gian đó.
Cụ thể, dư luận và báo chí phản ánh ông Ðặng Hạnh Thu có nhiều lô đất ở Ðồng Nai, nơi ông này từng làm cục trưởng Cục Hải quan (trước khi làm tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, ông Thu là phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).
Ông nói: "Thứ nhất, về đất mua như vậy là đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Thứ hai là có kê khai tài sản, và nói chung trong việc này nếu xét trên nhiều góc độ cũng không có vấn đề gì gọi là sai trái nghiêm trọng. Thế nhưng có việc anh là cán bộ mà mua quá nhiều đất.
"Bây giờ tiền thì thiếu gì nguồn, chứ đâu phải mình hỏi lấy tiền đâu chung chung vậy. Hơn nữa vì gia đình vợ anh Thu làm doanh nghiệp, làm ăn kinh tế, có khả năng thì mua cũng là điều bình thường. Chỉ có chuyện trong thời điểm đó mà mua nhiều nền đất như thế thì người ta không đồng tình thôi. Chứ còn về tiền nong thì không có vấn đề gì khuất tất".
"Kê khai tài sản thì nhiều hay ít là do tài sản, khai phải trung thực chứ không lo khai nhiều thì sẽ có ý kiến này ý kiến khác", ông nói thêm - (TTO, 15.6.2010).
Thi Anh tổng hợp