Trang

20 tháng 11, 2015

A đây rồi, thiên đường xhcn !

Kiểm tra nội bộ, Hà Nội không thấy ai tham nhũng!

20/11/2015 13:41 GMT+7
TTO - Báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng năm 2015 của UBND TP gửi HĐND TP Hà Nội nêu rõ “qua kiểm tra nội bộ chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng”.
Ngoài ra, theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tình hình tham nhũng trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực như: hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lạm quyền trong khi thi thành công vụ để cấp, bán đất trái thẩm quyền, xác nhận không đúng nguồn gốc đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp thức khống hồ sơ, chứng từ trong thi công công trình để chiếm đoạt tài sản nhà nước; lập khống, làm giả chữ ký hồ sơ tín dụng để chiếm đoạt tiền.
UBND thành phố Hà Nội cũng thừa nhận, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những tồn tại như: việc phát hiện các hành vi tham nhũng qua công tác tự kiểm tra tại các đơn vị còn hạn chế, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp.
Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng được thành phố Hà Nội cho rằng về khách quan phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp.
Chế độ tiền lương, đãi ngộ của cán bộ công chức còn thấp; đối tượng tham nhũng ngày càng liều lĩnh và tinh vi; công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ những sơ hở, thiếu sót.
Về chủ quan, công tác tự kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên; việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp sai phạm đôi khi còn thiếu kiên quyết.
Cũng theo báo cáo, UBND thành phố Hà Nội cho biết năm 2015, thanh tra thành phố và thanh tra các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã triển khai 374 cuộc thanh tra, trong đó có 225 cuộc theo kế hoạch và 149 cuộc đột xuất, đã kết luận 269 cuộc thanh tra.
Kết quả thanh tra đã phát hiện sai phạm 1.173 tỉ đồng, kiến nghị thu hồi 114 tỉ đồng, kiến nghị khác 1.058 tỉ đồng.
UBND thành phố Hà Nội cũng cho biết, qua thanh tra đã kiến nghị xử lý trách nhiệm và rút kinh nghiệm 119 tập thể, 80 cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm. Xử phạt vi phạm hành chính 61,8 tỉ đồng, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 7 vụ.
Về nhiệm vụ năm 2016, báo cáo của UBND thành phố Hà Nội nêu ra các nhóm giải pháp chính như: tập trung rà soát các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, xã hội, tăng cường công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm chỉ thị của Bộ Chính trị với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng.
Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng trong việc phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng. 
XUÂN LONG

16 tháng 11, 2015

Mất "Lịch sử"- nguy cơ mất Nước?

Ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?

17/11/2015 09:46 GMT+7
TT - Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này? 
Tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh tư liệu.
Tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh tư liệu.
Đầu tiên phải nói qua một chút về môn văn trước đã. Vì sao? Vì văn - sử có liên quan mật thiết với nhau, một đằng là tiếng - tiếng Việt, một đằng là sử - sử Việt.
Nói hơi hình tượng, hai môn học ấy giống như đôi chân của một cơ thể, chúng khiến con người vững vàng cất bước với tâm hồn và trái tim yêu thương ở bên trong.
Môn văn đã bị chán từ lâu rồi, từ khi giáo khoa thư bị gò vào một định hướng hẹp và khi học sinh thực hành bằng văn mẫu nữa thì chao ơi, sự phản văn đã rành rành.
Trong khi môn văn bị đối tượng tiếp nhận nó lắc đầu thì môn sử cũng cùng chung số phận. Chúng ta đã đưa cho học sinh thứ sử gì vậy? Vì sao có tình trạng học sinh ngấy sử và không chọn nó làm môn thi bắt buộc?
Nguyên do rất nhiều, nhưng tựu trung sử trong giáo khoa thư cho cấp II và cấp III cũng với nguy cơ phản sử. Sử mà các em phải học đậm nhất từ sau nước Việt Nam đánh đổ phong kiến và giành độc lập, rồi cứ thế là liên hồi chiến công, hết chiến dịch này đến trận đánh khác.
Các em phải thuộc những thắng lợi luôn luôn là vẻ vang ấy và không chỉ có vậy, còn phải thuộc những liệt kê trong đó mà chúng tôi gọi là cách học sử đếm xác và đếm súng.
Tai hại rõ ràng, môn sử bị chính đối tượng tiếp nhận đẩy ra như một thứ bánh đã bị áp đặt vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho những người đang lớn lên. Ai mà không ngấy, và khi đã ngấy rồi thì sẽ chán lẫn sợ.
Nhưng nỗi chán và ngán môn sử của học sinh có đủ là lý do để chúng ta khước từ nó? Chúng ta - cụ thể là các nhà hoạch định, nhà sư phạm, nhà làm sách giáo khoa - đã làm gì với môn sử, với lịch sử của chính dân tộc mình?
Lịch sử là môn xã hội bắt buộc trong giáo dục phổ thông của mọi quốc gia. Địa chính trị của Việt Nam nói riêng, môn lịch sử thiết nghĩ càng phải thấu đáo, khoa học, sâu sắc và dậy hương nữa mới phải.
Nói như một danh nhân của nước Việt: “Học sử để làm gì? Học sử để sống với người đã chết”. Người Việt ta phải thấm sử để mài gươm, để khôn ngoan lên, rốt cùng là để tự tin với máu xương ngàn đời của ông cha đã dựng nên non sông đất nước này.
Vậy mà người ta còn định thủ tiêu môn sử, ngụy biện rằng sử sẽ tan vào an ninh quốc phòng và giáo dục công dân... Mới nghe qua mà ai ai đều thấy rùng mình, thấy sử Việt bị tổn thương, bị xé vụn!
Môn văn và môn sử chừng như đang bị “làm thịt”. Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn, một danh nhân khác nữa đã nói đại ý như vậy đó. Chúng ta đã đi qua biển dâu với hình ảnh “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo”, ấy vậy mà giờ đây có không ít học sinh phổ thông không biết Nguyễn Du là ai, Trần Hưng Đạo oai phong lẫm liệt thế nào.
Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?
Lịch sử là lịch sử, xin thưa, dù nó có thể biến tướng hoặc biến mất trong giáo dục. Nhưng dân tộc này đã chứng minh bằng hàng ngàn năm dựng và giữ nước của mình, rằng lịch sử Việt Nam nằm trong máu thịt và tâm thức của người Việt, niềm kiêu hãnh của dân mình sẽ làm nó sáng lên dù có lúc nó phải sáng lên trong bóng tối.
Và lịch sử cũng là thời gian, thời gian sẽ đặt mọi thứ vào đúng chỗ. Tôi tin môn văn rồi sẽ hấp dẫn như bản thân tiếng Việt và văn học.
Song song đó, môn sử cũng được hồi sinh bằng mùi hương của ký ức và sức sống của một môn học xác thực có khái niệm quốc tế chung là khoa học lịch sử.
DẠ NGÂN (nhà văn )

Hàng trăm tàu cá Trung Quốc bu vào phá lưới ngư dân Việt

Tập Cận Bình vừa tới Hà Nội hô hào hữu nghị...
TPO - Hàng trăm tàu Trung Quốc ngang nhiên uy hiếp, phá nát hơn 40 tấm lưới của tàu cá ĐNa 90370 của ngư dân Đà Nẵng trên vùng biển vịnh Bắc Bộ, gần đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Thuyền trưởng và các ngư dân trên con tàu này vừa trở về và trình bày sự việc với cơ quan chức năng…
Anh Đào Ngọc Đức chỉ những tấm lưới bị phá nát. Ảnh. Nam Cường.Anh Đào Ngọc Đức chỉ những tấm lưới bị phá nát. Ảnh. Nam Cường.
Trưa nay (16/11), thuyền trưởng tàu ĐNa 90370 Đào Ngọc Đức (Thanh Khê Đông – Thanh Khê. Đà Nẵng) đã cập tàu vào vịnh Mân Quang và vào trình báo sự việc tàu anh bị uy hiếp, phá lưới với Trạm kiểm soát Biên phòng Mân Quang (Thọ Quang – Sơn Trà). 
Theo lời kể của anh Đào Ngọc Đức, anh cùng 6 thuyền viên trên tàu ĐNa 90370 (làm nghề lưới xù) ra khơi vào ngày 8/11, thả lưới đánh bắt ở vùng biển xung quanh khu vực có tọa độ 17038/ vĩ Bắc – 107056/ kinh Đông (thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ, cách đảo Cồn Cỏ khoảng 30 hải lý về phía Tây Nam). 
Hàng trăm tàu cá Trung Quốc bu vào phá lưới ngư dân Việt - ảnh 1Những thuyền viên vá lưới còn sót lại. Ảnh. Nam Cường.
Đến khoảng 2h rạng sáng ngày 14/11, bất ngờ xuất hiện vô số tàu cá Trung Quốc loại lớn ồ ạt kéo tới neo đậu, tràn sang đội hình tàu cá Việt đang thả lưới. Hậu quả là trong phạm vi đánh bắt của đội tàu 5 chiếc của Đà Nẵng bị quần nát. 40 tấm lưới đang được thả của tàu anh Đức bị khoảng 30 tàu cá Trung Quốc kéo qua, xé nát tơi tả. 
“Anh em kinh hoàng bật cả dậy, ra sức kéo những tấm lưới còn lại lên tàu. Sự việc kéo dài từ 2h rạng sáng ngày 14/11 đến tận hơn 9h sáng cùng ngày. Cuối cùng, 40 tấm lưới chìm hẳn, chỉ còn khoảng 10 tấm rách nát được anh em cứu”. 
Theo anh Đức, vì sự việc đến tận 9h sáng nên anh cùng nhiều người đếm được trên vùng biển hẹp nhưng có tới hàng trăm tàu cá Trung Quốc cỡ lớn, kẹp hàng đôi đi với nhau, cùng săn tìm những tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt để chạy tới lui với mục đích phá lưới. 
Hàng trăm tàu cá Trung Quốc bu vào phá lưới ngư dân Việt - ảnh 2Anh Đức vào khai báo với Trạm kiểm soát Biên phòng Mân Quang. Ảnh. Nam Cường.
Anh Đào Ngọc Bé, chủ tàu (anh trai thuyền trưởng Đức) kể, cuối năm 2014 tàu anh cũng bị một vụ tương tự ở vùng biển Hoàng Sa, khi đó thậm chí còn thê thảm hơn với 120 tấm lưới bị xé nát, phải sắm lại hết hơn 800 triệu đồng. 
“Giờ thì mới sắm được lưới, nó lại phá nát, tổn hại hơn 300 triệu, tiền thì đang vay ngân hàng. Lấy đâu mà trả nợ”. Anh Đức cho hay, chuyến biển này, tàu anh cùng 4 tàu trong tổ đội trắng tay trở về vì gặp phải đội tàu cá Trung Quốc hùng hậu tới quấy phá.
 “30 năm trên biển, gặp nhiều tàu cá Trung Quốc nhưng chưa bao giờ tôi thấy loại tàu nào lớn và hung hãn như thế” – anh Đức nói.
Hàng trăm tàu cá Trung Quốc bu vào phá lưới ngư dân Việt - ảnh 3Theo Thiếu tá Phạm Văn Tuấn – Trạm trưởng trạm kiểm soát BP Mân Quang, rất có thể sự việc xảy ra trong vùng đánh bắt chung. Ảnh. Nam Cường.
Lực lượng Biên phòng tại trạm BP Mân Quang sau khi ghi lại sự việc và trình bày của anh Đức, cho rằng với tọa độ như thế rất có thể sự việc xảy ra trong vùng đánh cá chung. Vì thế chưa thể khẳng định tàu cá Trung Quốc có xâm phạm chủ quyền biển đảo hay không mà phải kiểm tra kỹ lưỡng. 
Trạm Biên phòng cũng lấy lời khai rất kỹ và cho rằng, chưa thể khẳng định tàu cá phá nát lưới tàu ĐNa 90370 là tàu Trung Quốc hay không mà với những dấu hiệu như thế, chỉ ghi rằng đó là tàu đánh cá nghi là tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, thuyền trưởng Đào Ngọc Đức khẳng định: “Tôi khẳng định đó là tàu cá Trung Quốc với chữ, cờ Trung Quốc treo trên tàu, người nói tiếng Trung Quốc…”. 
Hàng trăm tàu cá Trung Quốc bu vào phá lưới ngư dân Việt - ảnh 4Tàu ĐNa 90370 trở về tại vịnh Mân Quang. Ảnh. Nam Cường.
Anh Đức cũng khai với lực lượng Biên phòng, khi xảy ra sự việc, ngoài đội tàu 5 chiếc của Đà Nẵng còn có mấy chiếc tàu của Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ ngư dân Việt, trong đó có tàu với số hiệu KN 762. 
Tuy nhiên, với lực lượng mỏng, tàu nhỏ nên các tàu cá Trung Quốc ngang nhiên quấy phá, khi bỏ đi cũng chạy từ từ. “Tàu cá họ to lắm, bằng sắt và gấp đôi tàu kiểm ngư mình mà. Làm chi được” – anh Đức cho biết.
Anh Nguyễn Ngọc Bé cho hay, sau khi khai ở Biên phòng, anh sẽ làm đơn kêu cứu tới Hội nghề cá Đà Nẵng, Chi đội Kiểm ngư 3, UBND thành phố và đặc biệt sẽ gửi đơn kêu cứu tới Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.