Trang

31 tháng 10, 2014

Lương cán bộ và 'dư luận viên' chưa xứng?

Đỗ Trọng

  • 30 tháng 10 2014
Họp Quốc hội Việt Nam
Đại biểu Quốc hội bàn về việc tăng mức lương tối thiểu tại VN.
Vài ngày trước, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng mức lương tối thiểu của cán bộ không thể 3 triệu/tháng như bây giờ mà mới ra trường phải 10 triệu/tháng trở lên mới đủ sống. Mới nghe qua thì ai cũng hào hứng, nhưng thực tế có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như tăng làm gì, tăng với mức nào là hợp lý và tăng bằng cách nào bây giờ?

10 triệu là cao hay thấp?

10 triệu là mức lương phải đóng thuế, đó là nấc thang đầu tiên mà một người Việt Nam bình thường nghĩ tới khi nhắc đến khoản thu nhập cao hàng tháng. Ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội - 2 thành phố lớn nhất nước, cũng không nhiều người có được 10 triệu 1 tháng. Phần lớn thu nhập của người lao động kể cả các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chỉ là 5-6 triệu.
Như vậy ta thấy rằng, 10 triệu là mức lương đáng mơ ước và có thể đem khoe của phần lớn người dân Việt Nam, nó không phải thu nhập đại trà. Tăng lương là tốt nhưng lấy mức lương đáng tự hào và là mục tiêu phấn đấu của nhiều người để làm mức thu nhập đại trà liệu có ổn?
Có đại biểu cho rằng tăng lương để chống tham nhũng. Nhưng hỡi ôi, nếu người ta đã giàu mà không tham nhũng nữa thì người Việt Nam sẽ hết sạch các quan tham chỉ sau một ngày.
Mức hối lộ cho quan càng to thì số tiền phải càng lớn, quan chức càng giàu thì càng nguy hiểm cho dân chúng hơn, họ sẽ không thỏa mãn với số tiền đáng lẽ trước đây có thể “chấp nhận” được.
Tăng để thu hút nhân tài? Nói vậy có nghĩa là Doanh nghiệp Nhà nước không hấp dẫn. Vậy tại sao người ta vẫn xếp hàng dài để thi công chức – một kỳ thi vô cùng tốn kém như một vị đại biểu cũng thừa nhận nhiều người vẫn “chạy” hàng trăm triệu vào công chức để rồi lãnh lương khởi điểm chỉ 3 triệu/tháng.
Kỳ thi công chức này cũng mang một màu sắc vô cùng bí hiểm khi mà người thi không thể nào biết trước mình có đậu hay không dù giỏi đến mức nào, kể cả khi đã “đi tiền” cũng chưa chắc vì biết đâu còn có người đóng nhiều tiền, quen biết nhiều hơn mình. Kỳ thi công chức vốn đã “hấp dẫn”, nếu tăng lương lên 10 triệu có lẽ nó sẽ còn nóng bỏng hơn nữa.
Chúng ta sẽ đi tiếp đến vấn đề sau để rõ nhà nước có thật sự cần người tài hay không.

Tăng bằng cách giảm biên chế?

Đồng Việt Nam
10 triệu là mức lương mơ ước của phần lớn người dân Việt Nam.
Giảm ai bây giờ khi Bộ Nội vụ từng triển khai việc tự đánh giá cán bộ nhưng làm xong thì không có đơn vị nào xin giảm mà đều xin tăng! Người ta đã quen với việc chỉ đưa ra nhiệm vụ, kế hoạch, phương hướng… mà chẳng bao giờ nêu ai sẽ chịu trách nhiệm nếu không đạt chỉ tiêu và quan trọng hơn là chịu trách nhiệm như thế nào.
Các “hình phạt” rốt cuộc cũng chỉ là “nghiêm túc nhận khuyết điểm” rồi sẽ “cố gắng”, “phấn đấu”… Cuối cùng thì ai cũng hay cũng cần thiết cả.
Cấp dưới có khuyết điểm cũng có lợi cho sếp, vì có lỗi người ta mới cần phải “nịnh” sếp. Cấp trên nữa của sếp cũng không buồn vì đơn vị cấp dưới có điều không tốt mới phải hay lên trên “thăm hỏi”.
Đó là một chuỗi liên quan đến nhau chặt chẽ, ai cũng có lợi, rốt cuộc chỉ có nhà nước chịu. Nhà nước ở đây là ai, đương nhiên không phải các quan chức nhà nước cao nhất rồi, vì họ là đỉnh của chuỗi liên kết trên.
Nhà nước chính là nhân dân, tiền đóng thuế của nhân dân. Mình làm nhưng người khác phải chịu, vậy tại sao phải loại nhau ra trong cái chuỗi lợi ích đó.
Có nhân viên một doanh nghiệp Nhà nước vô tư nói với người đến làm việc: “Các anh đừng lo bị lừa vì ở đây chúng tôi chỉ làm để lấy thành tích chứ không cần lãi.”
Khi mà doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết phải có lãi, nếu kiếm được tiền có nhất thiết phải nộp vào ngân sách không? Chắc chắn là không rồi, đầu tiên đó sẽ là khoản tiền giám đốc bù vào số vốn đã mất để được ngồi vào vị trí, rồi sau khi “hòa vốn” mới bắt đầu “có lãi”.
Chỉ khi nào có cơ chế tự đào thải như doanh nghiệp tư nhân thì mới có thể loại bỏ được những vị trí không cần thiết.
Doanh nghiệp tư nhân khi làm ăn không có lãi đương nhiên không có tiền hoạt động, tự họ phải cắt giảm nhân sự, tái cơ cấu để duy trì hoạt động, ai là nhân sự không cần thiết thì các nhà quản lý là những người nắm rõ nhất.
Cuối cùng, nếu tinh giản bộ máy thật sự thì lấy đâu ra chỗ cho những Lê Trương Hải Hiếu, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Thanh Nghị, … vào các vị trí lãnh đạo? Nếu làm “quyết liệt”, những người vào cơ quan nhà nước bằng năng lực thực sự sẽ bật bãi đầu tiên nếu không có “ô dù”.
Các đại biểu Quốc hội nói “phải” giảm, nhưng từ “phải” đến làm thực sự thì còn xa lắm. Các đại biểu có thể lập ra trước một danh sách chỉ đích danh những vị trí cần giảm không?
Nếu chỉ “quyết tâm” không thôi thì không được đâu, vì các cơ quan đoàn thể còn “quyết tâm” gấp vạn lần các đại biểu mà chưa có kết quả.

Tăng bằng cách chống lãng phí?

Vinashin
Tập đoàn Vinashin Vinashin do nhà nước quản lý đã thất thoát hàng nghìn tỷ đồng
Nghe thì đơn giản nhưng thực chất chống lãng phí chính là chống tham nhũng. Giảm các công trình, dự án thất thoát ư? Chủ dự án chẳng bao giờ có thể bòn rút một mình. Chiếm một khoản lớn trong món bòn rút đó là tiền “vi thiềng” quan trên mới được cấp phép và an toàn về sau.
Việt Nam muốn chống được tham nhũng thì phải chống cả những quan chức cao cấp nhất. Ai dám làm điều này?
Có thể kết luận, chống tham nhũng và tinh giản bộ máy là việc hiện thời không thể làm được. Thế thì kiếm đâu ra 40.000 tỷ để tăng lương. Và rồi tăng lương lên cao cho rất nhiều người không cần lương cao có phải thêm một lần lãng phí?
Những người cần mức lương tương xứng hãy đến doanh nghiệp tư nhân để được chứng tỏ năng lực thực sự của mình.
Từ trước tới nay đều như vậy cả, “nhà nước” chỉ là nơi cho những người không thực sự giỏi hoặc có tư tưởng an phận, hay đơn giản là gia đình có điều kiện nên chỉ cần công việc ổn định (người có tâm huyết cũng còn nhưng không nhiều).
Việc bỏ 300 triệu để đổi lấy công việc 3 triệu/tháng đã nói lên điều đó.
Ở các doanh nghiệp tư nhân, những vị trí quan trọng đều có mức lương từ 10 triệu trở lên, nhưng đó là tiền mà chính họ kiếm được. Tại đây, lương sẽ tăng tùy theo tình hình tài chính của công ty, không có doanh nghiệp nào làm ăn lỗ mà lại tăng lương cả.
Với tình hình kinh tế đất nước hiện nay, tăng lương quá cao như vậy liệu có thực tế?
Đóng góp thật sự ở “tư nhân” cũng chính là cách đóng góp vào sự phát triển của đất nước một cách thiết thực nhất.
Nhưng tất nhiên ai có dũng khí “ra ngoài làm” phải chấp nhận sức ép lớn hơn nhiều vì ở những nơi này hiệu quả làm việc quan trọng hơn là “Đảng phân công” và “không thoái thác nhiệm vụ được giao”.
Và cũng tất nhiên, kết quả kém thì mất việc là hoàn toàn thực tế chứ không đơn thuần là “nghiêm khắc kiểm điểm” hay “nghiêm túc nhận khuyết điểm”.
Tăng lương tức là phải tăng cho cả các dư luận viên, đừng để ngân sách nhà nước phải gánh thêm một khoản khổng lồ để nuôi những vị trí như vậy – những người được Đảng phân công để làm công việc được nhà nước cho rằng cần thiết.
Cần thiết vì lý do gì, chỉ người có chức có quyền mới hiểu. Thế nên đừng hy vọng bộ máy nhà nước sẽ thu hẹp lại trong ngày một ngày hai.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

Tổng lực đối đầu Mỹ, Trung Quốc tự bắn vào chân?

(Tin tức 24h) - Bôi xấu, dọa nạt và bằng mọi cách đẩy Mỹ khỏi châu Á nhưng Trung Quốc lại đang tự biến mình thành kẻ đáng ghét hơn trong khu vực.

Trong bài viết “Trung Quốc trông chờ vào chiến tranh phi truyền thống để giành địa vị thống trị toàn cầu” đăng trên chuyên trang phân tích World Review, tác giả người Đức Vaughan Winterbottom đã chỉ ra chiến thuật của Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ hiện nay. Tác giả này cũng chỉ ra rằng những “chiêu thức” mà Trung Quốc đang thi triển đang phản lại chính họ.
Hỉnh ảnh sử dụng trong bài viết của Winterbottom với chú thích: Trung Quốc đang tiến hành chiến tranh truyền thông để tạo sự ủng hộ của công chúng.
Hỉnh ảnh sử dụng trong bài viết của Winterbottom với chú thích: Trung Quốc đang tiến hành chiến tranh truyền thông để tạo sự ủng hộ của công chúng.
Mở đầu bài viết, Winterbottom phân tích những hành động mang tính đối đầu của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông kể từ năm 2008 đã khiến nhiều người kết luận rằng chiến lược dài hạn mà Bắc Kinh đang theo đuổi là tìm cách thay đổi cán cân quyền lực khu vực thông qua các biện pháp quân sự.
Tuy nhiên, nhận định này là quá đơn giản. Trung Quốc đang tiến hành nhiều loại hình chiến tranh phi truyền thống nhằm giành lấy quyền bá chủ khu vực mà không cần phải sử dụng tới sức mạnh quân sự. Một trong những mục tiêu sâu xa nhất của Bắc Kinh là chia rẽ Mỹ và các đồng minh trong khu vực, qua đó biến mình thành thế lực tối cao ở châu Á.
Không những vậy, Trung Quốc còn nuôi tham vọng gây ảnh hưởng đáng kể tới các thể chế quy mô quốc tế rồi trở thành người làm luật (rule-maker), chứ không phải là người thi hành luật (rule-taker).
Winterbottom dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi tháng 4/2014, chỉ ra rằng quan điểm truyền thống như trong Binh pháp Tôn Tử về “khuất phục kẻ địch mà không cần đánh” cùng với chiến thuật "du kích" dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền, đã phác họa rõ nét hơn những chiến lược mà Trung Quốc sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dài hạn là đánh bật Mỹ khỏi châu Á. Báo cáo này đã vạch ra ba chiêu thức chiến tranh phi truyền thống, gồm chiến tranh tâm lý, truyền thông và pháp lý, mà Trung Quốc đang sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược.
Theo Lầu Năm Góc, chiến tranh tâm lý của Bắc Kinh là những nỗ lực gây ảnh hưởng hoặc cản trở khả năng ra quyết định của đối phương, tạo sự nghi ngờ và chống đối lãnh đạo, đánh lừa đối thủ và cố gắng làm nhụt ý chí chiến đấu của đối phương.
Về chiến tranh truyền thông, Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng lâu dài đến nhận thức và thái độ của dư luận, tạo ra sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước.
Cuối cùng, báo cáo cho rằng với chiến tranh pháp lý, Trung Quốc tìm cách khai thác và bóp méo các khía cạnh luật pháp trong nước cũng như quốc tế nhằm đạt được những mục đích chính trị hoặc thương mại.
Trung Quốc muốn tự mình tạo ra luật? Ảnh: Lính hải quân Trung Quốc tập trận ở ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 5/2014
Trung Quốc muốn tự mình tạo ra luật? Ảnh: Lính hải quân Trung Quốc tập trận ở ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 5/2014
Trung Quốc thường xuyên sử dụng các chiêu thức chiến tranh tâm lý và pháp lý khi liều lĩnh làm leo thang căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Kể từ năm 2008, Trung Quốc đã liên tục tăng cường các động thái gây hấn trên những vùng lãnh hải tranh chấp (và cả không tranh chấp).
Bắc Kinh còn táo bạo hơn khi đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới, bao gồm cả vùng trời phía trên khu vực đang tranh chấp với Nhật Bản, và thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" nhằm củng cố hơn tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông - bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tác giả người Đức, những chiêu thức của Trung Quốc đang gây ra những tác dụng ngược, mà trước hết là tâm lý chống Trung Quốc ngày càng dâng cao. Dẫn chứng được nêu ra là làn sóng phản đối Trung Quốc tại Nhật Bản cho thấy có tới hơn 90% số người được hỏi có thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc.
Đây chính là thất bại của chiêu thức chiến tranh truyền thông mà Trung Quốc tiến hành. Việc siết chặt kiểm soát truyền thông có thể có tác dụng với dư luận trong nước song có vẻ như hoàn toàn vô nghĩa trong môi trường truyền thông bên ngoài.
Không những thế, những căng thẳng gần đây trong khu vực thậm chí còn khiến các cam kết của Washington đối với châu Á ngày càng được chú ý. Nguy cơ từ Trung Quốc cũng khiến các nước trong khu vực ngày càng nghiêm túc hơn trong việc cân nhắc mối liên minh với Mỹ trước nguy cơ bùng phát chiến tranh.
Về dài hạn, Trung Quốc có thể nhấn mạnh vào việc cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng của Mỹ và tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc như là một dấu hiệu cho thấy sự trỗi dậy “không thể tránh được” của Trung Quốc.
Winterbottom kết luận rằng cuối cùng thì các nước trong khu vực cũng phải đối mặt với lựa chọn là đứng về phía Trung Quốc hay đứng về phía các nền dân chủ lớn trong khu vực là Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, những nước cũng quyết tâm chống lại Trung Quốc bằng cách chia sẻ các trách nhiệm “bảo vệ” với Mỹ.
  • Đông Triều

Thoát Trung: Tại sao muốn dứt mà...không được?

(Chính trị Việt Nam) - Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam không chỉ có yếu kém mà còn có thế mạnh, vậy thì vì sao lại trở nên "lệ thuộc"...?

Tại phiên thảo luận, sáng 31/10, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa là một trong ít đại biểu đã dành trọn thời gian 5 phút nhấn mạnh về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; sự lệ thuộc và cửa thoát.
Đại biểu Nghĩa chỉ ra 3 cái "hao" Việt Nam không khắc phục được. Một là rất hao vốn, hai là rất hao ngoại tệ và ba là rất hao tài nguyên môi trường. Cùng với tình trạng tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công, nợ xấu, đầu tư công dàn trải, lãng phí và thất thoát. Kinh tế nhà nước chiếm giữ nhiều tài sản lớn được ưu tiên phân bổ nguồn lực nhưng hiệu quả kém. Tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông là những nhân tai dai dẳng làm thiệt hại sức người, sức của rất lớn.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa
Ông Nghĩa cho rằng, một trong những nguy cơ nhìn thấy trong 10 năm qua đó là sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, muốn dứt ra mà không dứt được, biết không tốt không hay nhưng vẫn tiếp tục.
"Có những bài học từ nhân dân, từ tiền nhân đó là "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", "khôn thì sống mà mống thì chết".
Nếu chúng ta giao quyền và tài sản cho những người kém về năng lực và đạo đức, lại tham lam, người ta chưa mua đã chủ động chào bán, thậm chí buộc người ta phải hối lộ như là điều kiện để người ta phải làm ăn với mình thì làm sao tránh khỏi lệ thuộc, phụ thuộc?".
Ví dụ như xuất khẩu đứng trong top 10, top 5, thậm chí nhất nhì thế giới, nhưng suốt 2 thập kỷ vẫn gia công với lao động giá rẻ, xuất khẩu tài nguyên, giá trị gia tăng thấp, nhập khẩu đến 70, 80% linh kiện, nguyên liệu, phụ liệu, nhập khẩu hàng tiêu dùng rẻ tiển, thậm chí nông sản, lương thực và nguyên liệu, năng xuất lao động thấp.
Việt Nam là một nước có tiềm năng lương thực lớn mà lại phải nhập khẩu nông sản, nguyên liệu, thực phẩm từ Trung Quốc, kể cả rau, quả và trứng gà!
Chúng ta có toàn quyền tổ chức đấu thầu, chấm thầu tại sao lại lọt những nhà thầu Trung Quốc kém năng lực, có ngành lại chiếm đến 80%, 90% số lượng dự án. Tại sao thương gia Trung Quốc có thể bằng visa du lịch đến tận miền tây Nam Bộ thu mua nông sản, lập kho chứa, lũng đoạn giá, phá thị trường? Tại sao buôn lậu hàng chất lượng kém, thực phẩm ô nhiễm vẫn ồ ạt tràn qua biên giới theo đường tiểu ngạch?
Tại sao nhà máy của Sam Sung làm được và làm rất tốt: xuất khẩu 130 triệu điện thoại di động trị giá 23,9 tỷ USD sử dụng 45.000 lao động mà chỉ sử dụng có 70 người Hàn Quốc. Mà chúng ta lại để 23.000 lao động Trung Quốc, chủ yếu là lao động phổ thông làm việc khắp nơi, từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Trà Vinh?
Dự án Formosa có 4.268 lao động Trung Quốc trên tổng số 5.917 người, tại sao Formosa không được cho xây miếu thờ mà vẫn cứ xây, họ thờ ai và sau này có dẹp được không?
Đại biểu này cho rằng, không nên đổ thừa cho âm mưu thủ đoạn gì ở đây, trước hết là do yếu kém của chúng ta.
"Tôi không muốn nói đến âm mưu thủ đoạn của những người lãnh đạo Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam. Tôi đang nói đến Trung Quốc như một đối tác trong cộng đồng kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp Trung Quốc như là các đối tác Mỹ, Nga, Ấn Độ và các nước ASean.
Có được một nền kinh tế mạnh, núi liền núi, sông liền sông trước hết không phải chỉ là thách thức mà là cơ hội. Chỉ riêng tiết kiệm chi phí vận chuyển đã đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với các nước khác. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam không chỉ có yếu kém mà còn có những thế mạnh, vậy thì vì sao lại trở nên lệ thuộc"?
Đại biểu này cho rằng, đó là do chúng ta chưa thoát khỏi mô hình và phương thức tăng trưởng cũ.
Dẫn lời chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết: "kinh tế Việt Nam không thể bay cao, vì đôi cánh của nó bị đeo quá nhiều gánh nặng. Những gánh nặng này nhiều năm qua không cởi bỏ được, chẳng những nó làm cho chúng ta không bay được cao, nhanh mà còn chệch hướng", ông Nghĩa không tin với cách thức phát triển như hiện nay năm 2015 - 2016, kinh tế Việt Nam sẽ có chuyển biến gì mạnh mẽ.
"Chúng ta vẫn đang chạy trên đường ray cũ về hướng cũ, làm sao nhìn thấy được chân trời mới?", vị đại biểu này nói.
Ông Nghĩa khẳng định: "Việt Nam vẫn có thể tạo ra dư địa để tăng trưởng và phát triển hơn nếu có những chính sách ưu đãi, phát triển phù hợp. Đồng thời, ông khẳng định con người là yếu tố quyết định của mọi giải pháp. Chọn nhân sự lãnh đạo, chú trọng những cán bộ lãnh đạo có đủ các tiêu chí sau đây: Một, có tài; Hai, có đức; Ba, yêu nước; Bốn, có tư duy và có khả năng đổi mới, dân chủ, hội nhập. Những người năng lực kém, đầu óc cũ kỹ quá thì không nên giao chức vụ cao".
  • Lam Lam

Quốc nạn: “thèm ngân sách”, “thích hoành tráng” và “tham nhũng nhà công vụ“

Đăng Bởi  - 

ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị): "Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng công năng, hiệu quả lại rất khiêm tốn".
ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị): "Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng công năng, hiệu quả lại rất khiêm tốn".
Chúng ta lên án và xử lý rất nghiêm khắc một số cán bộ, công chức nhận lót tay vài trăm ngàn, song chưa xử ai tham nhũng nhà công vụ giá nhiều tỷ đồng – đại biểu Lê Như Tiến bức xúc.
“Cách phát triển kinh tế VN có 3 cái hao: “bệnh thích hoành tráng”, “bệnh thèm ngân sách”, “tham nhũng nhà công vụ”, “để vượt chi phải biết xấu hổ”… Những cụm từ đầy ấn tượng này đã được nhiều đại biểu (ĐB) dùng để nói về thực trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát mà theo các ĐB đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tình hình nợ công của đất nước ngày càng trở nên trầm trọng.
Phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội và phân bổ ngân sách ngày 30.10 đã trở nên nóng bỏng với những câu chuyện và con số biết nói về việc sử dụng vốn ngân sách và vốn vay hiện nay.
“VN có ba cái hao”
Mở đầu buổi thảo luận, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nhắc lại câu hỏi tuy không mới nhưng luôn mang tính thời sự, luôn day dứt, nóng bỏng, đó là “phòng, chống tham nhũng như thế nào?”. Theo ĐB Tiến, hiện nay đang xuất hiện nhiều căn bệnh không có trong từ điển y học, đó là căn bệnh “hoành tráng”, căn bệnh “thèm ngân sách”.
“Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng nhưng công năng, hiệu quả lại rất khiêm tốn. Thậm chí, có những công trình do “đẻ non”, “chín ép” nên vừa khai trương đã khai tử bỏ hoang hóa, hư hỏng, xuống cấp, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê làm các dịch vụ phi văn hóa, phi lợi ích công. Chỉ có một số người quyết định đầu tư, chủ quản đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án công trình là được hưởng lợi. Họ thích vẽ ra những dự án hoành tráng vì dự án càng lớn thì phần trăm chảy vào túi cá nhân càng nhiều theo tỷ lệ thuận” – đại biểu Tiến nói.
dai bieu Truong Trong Nghia
ĐB Trương Trọng Nghĩa 
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng cách phát triển kinh tế VN có 3 cái “hao” mà không khắc phục được. Đó là rất hao vốn, rất hao ngoại tệ và rất hao tài nguyên môi trường. Tham nhũng tràn lan ở các cấp độ, nợ công, nợ xấu chồng chất, đầu tư công dàn trải, lãng phí và thất thoát…
Nhắc lại câu chuyện 86.000 tỷ đồng của Vinashin, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cảnh báo về câu chuyện hiệu quả sử dụng vốn lãng phí, thất thoát rất nhiều.
“Trường hợp ký túc xá sinh viên có mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng ở Đà Lạt nhưng chỉ có 1 sinh viên đến ở. Lý do là trường gần nhất cách đó 5km và đường đi vô cùng gập ghềnh khó khăn. Hơn 1.000 tỷ đồng cho 1 sinh viên đến ở là điển hình của sự lãng phí” – ĐB Hùng chỉ rõ.
“Để vượt chi phải biết xấu hổ”
Tiếp tục bày tỏ lo ngại về nợ công, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) nói: “Chúng ta khó khăn nhưng kỷ luật tài khóa chưa nghiêm, hầu hết các ngành đều vượt chi, chỉ có ngành dân số kế hoạch hóa gia đình và chi cho khoa học công nghệ là không vượt. Kỷ luật tài khóa như vậy là kém. Trong tình hình khó khăn, ngân sách như hiện này nơi nào vượt chi thì cần biết xấu hổ và người dễ dãi cho phép vượt chi cũng nên biết xấu hổ” – ĐB Đáng nhấn mạnh.
Cho rằng chưa năm nào báo cáo về nợ công dài và đầy đủ như năm nay, ĐB Nguyễn Anh Sơn (NĐ) cũng tõ ra bất an: “Không thể an tâm khi nghĩa vụ trả nợ hằng năm tăng lên trong khi thu ngân sách hết sức khó khăn, chưa biết khi nào trút hết gánh nặng nợ công. Trong khi ngành nào cũng muốn thêm tiền, địa phương nào cũng muốn thêm tiền, dự án nào cũng muốn thêm tiền, công trình nào cũng muốn thêm tiền thì nợ công chắc chắn còn căng thẳng”. Tuy nhiên, theo ông Sơn, điều đáng lo về nợ công không phải là con số bao nhiêu mà là sử dụng vốn đó như thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm, không để lãng phí, thất thoát. “Đừng để người dân hàng ngày nhìn thấy chúng ta xử lý vốn vay, vốn huy động một cách lãng phí vào túi những người tham nhũng thì dân rất bức xúc” – ĐB Sơn lưu ý.
 dai bieu huynh ngoc dang
ĐB Huỳnh Ngọc Đáng
“Cần có tội tham nhũng nhà công vụ”
Cũng đề cập đến tình trạng tham nhũng, lãng phí nhưng ĐB Lê Như Tiến lại đặt vấn đề thẳng vào câu chuyện quản lý nhà công vụ. ĐB Tiến cho biết, tính đến tháng 9.2014, quỹ nhà công vụ có hơn 1,6 triệu m2. Trong đó có hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn căn hộ chung cư, hàng vạn nhà ở liền kề.
“Không ít cán bộ quản lý khi không còn giữ chức vụ quản lý nữa, tự cho mình được quyền sử dụng vĩnh viễn và quên trả lại nhà công vụ. Thực chất biến nhà công vụ thành nhà tư vụ. Nhiều nhà công vụ không ở nhưng cho con cháu ở hoặc cho thuê để tháng tháng hưởng số tiền lớn hơn cả tiền lương” – ĐB Tiến nêu thực trạng.
Theo ĐB Tiến, hầu hết nhà công vụ thường ở vị trí đắc địa, đất vàng, đất ngọc, mỗi m2 trị giá hàng trăm triệu đồng. Vì vậy nếu chính phủ có giải pháp sử dụng đúng mục đích, bố trí hợp lý quỹ đất thì hàng trăm biệt thự công, hàng chục ngàn nhà công vụ sử dụng sai mục đích đưa vào bán đấu giá hoặc cho thuê sẽ ngày ngày đẻ trứng vàng cho ngân sách nhà nước. Theo ông Tiến, có lẽ đã đến lúc nhận dạng và đưa vào Bộ luật Hình sự một tội danh tham nhũng mới, đó là tham nhũng nhà công vụ.
“Chúng ta lên án và xử lý rất nghiêm khắc một số cán bộ, công chức nhận lót tay vài trăm ngàn, hoặc vài triệu đồng, song chưa xử ai tham nhũng nhà công vụ giá nhiều tỷ đồng” – đại biểu Tiến nói và cho rằng nhà công vụ, biệt thự công cũng là tài sản quốc gia, không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác.
Trong dự toán đã lãng phí
ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cũng cho rằng, nếu giảm được những thất thoát lãng phí trong các công trình, dự án thì sẽ đủ vốn giải quyết tiền lương và nhiều chính sách xã hội.
“Như Bộ GTVT chỉ điều chỉnh một số công trình thôi đã tiết kiệm 35.000 tỷ đồng, như vậy rõ ràng trong dự toán chúng ta đã để lãng phí. Trong khi chúng ta cần 40.000 tỷ đồng giải quyết tiền lương thì lại không có. Thử hỏi nhiều ngành, lĩnh vực khác nếu điều chỉnh tính toán lại, tiết kiệm thì nguồn lực ấy lớn thế nào. Nếu ai cũng làm như Bộ GTVT thì có thể sẽ có rất nhiều tiền” – ĐB Phúc dẫn chứng.
Chạy trên đường ray cũ, làm sao thấy chân trời mới
Tôi không tin 2015-2016 có chuyển biến gì mạnh mẽ vì chúng ta chưa thoát khỏi mô hình và phương thức tăng trưởng cũ. Chúng ta vẫn đang chạy trên đường ray cũ, về hướng cũ, làm sao nhìn thấy được chân trời mới. Chuyên gia kinh tế là ông Bùi Kiến Thành nhận xét: “Kinh tế VN không thể bay cao vì đôi cánh của nó bị đeo quá nhiều gánh nặng, gánh nặng này trong nhiều năm qua không thể cởi bỏ được, chẳng những làm chúng ta không bay được, cao, nhanh mà còn chệch hướng.
(ĐB. Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM).
 

Nhà sập, đường phố ngổn ngang sau vỡ đập

Sau vỡ đập chứa nước ở Đầm Hà (Quảng Ninh), nhiều ngôi nhà, tường rào trường học, bệnh viện bị đổ, nứt, đồ đạc bị cuốn trôi theo bùn đất.
Con đường trên phố Lỷ A Coỏng, thị trấn Đầm Hà Trung sáng nay sau khi dòng nước từ đập tràn qua. Hầu hết các hộ sống trong con phố này đều thiệt hại nặng sau khi vỡ đập lũ tràn về.
 
Bà Phạm Thị Đầm (63 tuổi, khu phố Lỷ A Coỏng, thị trấn Đầm Hà) bần thần kể lại: “Lúc đó nước lũ về quá đột ngột, chỉ trong vòng 30 phút căn nhà của đứa con trai tôi ở đã bị sập hoàn toàn, đồ đạc bị cuốn hết theo dòng lũ”.
 
Lũ lên cao phá hủy nhiều công trình rất kiên cố ở khu phố Lỷ A Coỏng.
 
Nhà chị Tô Thị Hường bị sập hoàn toàn, tất cả đồ dùng và số tiền mặt hơn 118 triệu đồng bị cuốn trôi. “Khổ lắm chú ơi, lũ về đột ngột, tôi đi chợ về thì nhà đã sập, đồ dùng và cả số tiền hơn trăm triệu vợ chồng tôi dành dụm bao năm nay, dự định sang năm làm nhà và lập gia đình cho đứa con trai. Ai ngờ vỡ đập, nước lũ cuốn trôi hết, giờ tôi không biết phải làm sao”, chị Hường kể lại.
 
Mái tôn, cửa sắt vẫn còn ngổn ngang do lũ gây ra. Trung tâm y tế huyện Đầm Hà cũng bị thiệt hại nặng, một số máy móc đã bị hỏng…
 
Đồ dùng sinh hoạt bị dòng nước cuốn trôi được người dân thu gom lại.
 
Trong khi đó, lực lượng chức năng của Quảng Ninh vẫn đang tích cực khắc phục thiệt hại trên thân đập. Chiều qua, mưa vẫn tiếp tục đổ xuống khu vực này gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công.
 
Minh Cương

Chiếc Mercedes S-class và tính ích kỷ của người Việt?

Chiếc S-class đen bóng sang trọng đứng chôn chân không khác gì những chiếc Wave.
6h chiều một ngày cuối tháng 10, đường Cổ Nhuế, cắt ngang trục đường ra sân bay Nội Bài, đông như mắc cửi. Nếu không có việc phải tới Học viện Tài chính nằm sâu phía trong, không ai dại gì mà lao vào một trong những điểm nóng giao thông của Hà Nội vào giờ tan tầm như thế này. Ấy thế nhưng, chỉ 30 phút chôn chân tại đây, mới thấy thế nào là "muốn nhanh thì phải từ từ".
Vượt qua đường ray xe lửa, bề rộng con phố hẹp dần, nhà cửa hai bên san sát. Nơi đây có vài trường đại học, giá thuê nhà rẻ nên không khó hiểu khi mỗi giờ tan tầm, người đổ về như ong vỡ tổ. Xe con, xe khách 16 chỗ, xe máy, xe đạp, người đi bộ, tất cả đổ ra đường như những bộ máy được lập trình sẵn, đến giờ đó không ra ngoài không được. Giống như việc đựng đầy bột trong một cái chai, dốc mạnh chai, yên tâm sẽ không có một hạt nào rơi ra cả, nhưng đổ từ từ, mọi việc sẽ khác. 
Con phố khoảng 3-4 km mà cảm giác như dài cả 300 km, và dường như rất nhiều người nghĩ rằng, tiếng còi có thể bay xa chừng ấy cây số. Họ bấm còi liên tục,dù nhìn phía trước chỉ thấy mũ bảo hiểm và đèn phanh xe đỏ quạch. Không hiểu họ thúc giục người liền trước tìm mọi kẽ hở mà lấp bánh xe vào, hay chỉ để nghe cho vui tai vì đứng chờ buồn quá. Với vài người, điều đó không khác gì cực hình, đã khó chịu vì chờ đợi, ống xả nóng ran chân lại thêm tra tấn lỗ tai, thật sợ hãi.
Đang nhích từng chút một, phía bên làn ngược chiều, chiếc S-class đời mới bóng nhoáng từ từ xuất hiện, theo sau là hàng dài xe máy, ôtô nối đuôi nhau.
Nhưng vào đây rồi, S-class chứ xe đạp thì cũng như nhau.
Tài xế khá trẻ tay đeo đồng hồ, sơ mi cài cúc tay lịch sự đang căng mắt, rướn cổ xoay liên tục nhìn gương hai bên, rướn người nhìn góc xa nhất của xe, như chỉ mong ba-đờ-sốc đừng quệt vào vật gì đó trên đường. Xoay nửa vòng vô-lăng, chiếc sedan hạng sang may mắn tránh được thùng trái cây của một cửa hàng ven đường. Đang từ từ tiến lên thì tài xế bỗng đạp chân phanh dúi dụi, xe khựng lại.
Ngay trước đầu xe, một, hai, ba rồi tới 5-7 chiếc xe máy nhao lên chiếm làn đường. Rồi, xong! S-class đứng im, mà Wave cũng không thể nhúc nhích. Như 2 con dê qua cầu, chẳng lẽ con nào lì, con đó thắng?
Chàng tài xế trẻ tuổi kia khá điềm tĩnh, vẫn kiên nhẫn ngồi chờ. Ngược lại, phía bên ngoài, trong số những chiếc xe máy đang lấn làn ngược chiều, già có, trẻ có. Một người tầm trung niên lầm rầm trong miệng, nhưng ai cũng nghe rõ, những lời lẽ như đường thì tắc, xe thì to chui vào đây làm cái gì? Vài người khác hùa theo, thậm chí còn "cứ đứng đây xem nó đi đường nào?"
Người ta không cần biết đó là làn ngược chiều, chỉ cần biết có chỗ trống là phi vào, như những con thiêu thân không cần biết là ánh sáng đèn dầu le lói hay ánh đèn cao áp, để rồi chết cháy sau đó không lâu. Chỉ cần tìm được chỗ trống, còn có đi được tiếp hay không thì kệ, đằng nào thì mọi người cũng đều kẹt như nhau!
Những lúc đó, chỉ ước giá như chúng ta có cái văn minh đi theo hàng lối như họ nhà kiến. Mỗi khi gặp nhau, chúng đưa râu ra "chào hỏi" rồi tiếp tục di chuyển đúng con đường của mình, không hề phá bỏ hàng lối, dù chỉ một con.
Còn bạn, nếu đang ở Cổ Nhuế vào lúc 6h chiều, bạn có muốn giống kiến?
Nguyên Khoa

Thống kê số lượng khách của sân bay Tân Sơn Nhất

 
  • Võ Tá Luân 16:56 31/10/2014
    Báo cáo về dự án phi trường Long Thành được trình Quốc Hội có vài con số thú vị. Để biện minh cho lí do phải xây dựng phi trường Long Thành, các quan chức Bộ GTVT phải chứng minh rằng phi trường TSN đang sắp bị quá tải. Bản báo cáo trình QH cho biết phi trường TSN có công suất 25 triệu khách/năm, và theo báo cáo thì năm 2016 phi trường sẽ quá tải vì số khách sẽ hơn con số đó.
    Nhưng có 2 con số: con số của Cục Thống Kê (GSO) và con số của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV). Hai con số này rất khác nhau như tôi đã trình bày hôm nọ. Nói chung, số của ACV cao hơn số của GSO đến 80%! Vấn đề là tin vào con số nào.
    Theo số liệu của ACV thì số hành khách TSN tiếp đón hàng năm từ 2007 đến 2013 là như sau:
    2007: 10.3 triệu người
    2008: 11.7 triệu người
    2009: 12.5 triệu người
    2010: 15.0 triệu người
    2011: 16.7 triệu người
    2012: 17.5 triệu người
    2013: 20.0 triệu người
    Tính trung bình đơn giản, mỗi năm tăng khoảng 1.6 triệu khách. Chính xác, phương trình tiên lượng là: ACV = 10006 + 1609*t (trong đó t = 0 là 2007, 1 là 2008, v.v.) Do đó, đến năm 2016 thì phương trình này dự báo sẽ có 26 triệu khách, tức hơn công suất (25 triệu).
    Nhưng theo số liệu của Cục Thống Kê (GSO) thì rất khác, thấp hơn ACV nhiều. Số khách mà GSO báo cáo từ 2007 đến 2012 là như sau:
    2007: 8.3 triệu người
    2008: 8.3 triệu người
    2009: 8.9 triệu người
    2010: 10.7 triệu người
    2011: 9.4 triệu người
    2012: 9.6 triệu người
    Với những số liệu trên, có thể tìm phương trình tuyến tính đơn giản là y = 8381 + 336*t (trong đó t = 0 là 2007, 1 là 2008, v.v.). Nói cách khác, theo GSO, số khách TSN tiếp nhận tăng khoảng 336 ngàn người mỗi năm. Nếu dự báo này đúng thì 30 năm sau, phi trường TSN vẫn chưa quá tải.
    Vấn đề là tin vào con số nào? Theo số liệu của Cục thống kê mỗi chuyến bay có khoảng 123-130 hành khách. Còn theo ACV thì con số là 131-136 khách. Theo GSO năm 2012 TSN tiếp đón 76.838 chuyến bay, còn theo ACV thì con số là 131.710, cao hơn con số của GSO 71%!
    Thật khó tin khi hai con số của hai cơ quan Nhà nước mà lại chênh lệch quá xa như thế. Sự chênh lệch này có ý nghĩa quan trọng, vì nó có thể quyết định vận mệnh của sân bay Long Thành, thậm chí vận mệnh quốc gia. (Nhớ vu vơ ngày xưa khi vương quốc Khmer xây xong đền Angkor là kinh tế kiệt quệ và suy sụp luôn vì tiêu quá nhiều tiền).
    Nếu tin con số của ACV thì việc xây phi trường Long Thành là có lí do. Còn nếu tin vào con số của GSO thì các đại biểu Quốc Hội nên bấm nút "KHÔNG".
    Nói gì thì nói, trong điều kiện nợ công chồng chất hay đang/đã ở mức nguy hiểm như hiện nay thì việc đầu tư 18.7 tỉ USD (chủ yếu là vay nước ngoài) cho phi trường Long Thành thật là khó chấp nhận được.

Kinh tế lệ thuộc TQ khiến đại biểu bức xúc

Trong mối quan hệ kinh tế với nước láng giềng Trung Quốc, dù biết có những mặt không tốt, không hay song Việt Nam vẫn không dứt được, đại biểu Quốc hội đoàn TP HCM bộc bạch.
Bên cạnh chủ đề nợ công, trong một ngày rưỡi thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014-2015, nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao những biện pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, sau khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan 981 vào lãnh hải hồi tháng 5. Tuy nhiên, dù giải quyết được vấn đề này, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra bức xúc khi nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế còn lệ thuộc vào Trung Quốc.
"Lệ thuộc ở đây theo nghĩa muốn dứt ra mà không dứt được, biết không tốt, không hay mà vẫn phải tiếp tục. Điều này diễn ra trên nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu, phụ liệu, khai thác khoáng sản, nhân công, hàng tiêu dùng, đấu thầu…", đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) phát biểu.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bức xúc khi kinh tế Việt Nam vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc
Không chỉ vậy, phụ thuộc vốn - tài chính cũng là mối lo lớn. Ở kỳ họp thứ 7, ông Nghĩa cho biết đã chất vấn Chính phủ về việc liệu Việt Nam có phụ thuộc vào tài chính của Trung Quốc không. Câu trả lời khi đó là không đáng kể. Song, ông cho hay một số cử tri không đồng tình và sự lệ thuộc còn ẩn dấu. Bản thân ông không tiện dẫn ra con số tại hội trường.
Đặc biệt, vị đại biểu này cũng đặt câu hỏi tại Việt Nam có nhiều thế mạnh nhưng kinh tế vẫn phải lệ thuộc bấy lâu nay. "Một nước có tiềm năng nông nghiệp nhưng lại phải nhập khẩu nông sản của Trung Quốc. Chúng ta có toàn quyền tổ chức đấu thầu, chấm thầu nhưng lại để lọt những dự án kém chất lượng? Tại sao thương lái Trung Quốc có thể sang tận Việt Nam thu mua nông sản?", đại biểu Trương Trọng Nghĩa bức xúc.
Ông cũng đưa ra so sánh về việc nhà máy Samsung của Hàn Quốc xuất khẩu 23 tỷ USD mỗi năm, song chỉ sử dụng 70 lao động người nước này. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện có 23.000 lao động Trung Quốc nhưng không rõ giá trị tạo được là bao nhiêu. 
Trước vấn đề này, đại biểu đoàn TP HCM cho rằng Việt Nam cần xem lại mình, có đối sách khôn khéo trong xử lý mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, đồng thời đa dạng hóa, đa phương hóa các đối tác và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do.
Là người cuối cùng phát biểu trong số 68 đại biểu, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định niềm tin của doanh nghiệp đã được cải thiện và sẽ còn tiếp tục trong năm 2015. Tuy nhiên, các khó khăn, thách thức ở trước mắt vẫn còn nhiều nên Việt Nam không thể lơ là nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Chia sẻ quan điểm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng kinh tế 2015 - 2016 chưa thể chuyển biến mạnh mẽ vì Việt Nam chưa thoát được mô hình và phương thức tăng trưởng cũ. "Chúng ta vẫn đang chạy trên đường ray cũ, về hướng cũ. Vậy thì làm sao nhìn thấy chân trời mới", ông nhận định. Do đó, nền kinh tế cần khắc phục căn bệnh đã tồn tại hai thập kỷ qua, đó là hao vốn, hao ngoại tệ và hao tài nguyên môi trường.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết về cơ bản Quốc hội tán thành báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình năm 2014, kế hoạch năm 2015. Bà cũng tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu tổng quát đã đề ra, đó là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 6%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng, lãi suất ngân hàng hợp lý, dự trữ ngoại tệ lên cao, khắc phục dàn trải trong đầu tư công...
Song, vị này cũng chỉ ra một số yếu kém cần khắc phục, đó là kinh tế vĩ mô tăng trưởng chưa vững chắc, năng suất thấp, tái cơ cấu chưa thu được nhiều kết quả, tín dụng tăng chậm, nợ xấu có xu hướng tăng, xử lý chưa nhanh, nợ công ở sát ngưỡng cho phép...
Phương Linh - Quang Dũng

30 tháng 10, 2014

2 ủy viên BCT + 2 vị tướng TQ xài chung một cô bồ

Đăng Bởi  - 

   Từ Tài Hậu chụp chung với Bạc Hy Lai tại Bắc Kinh ngày 11.3.2012. Ảnh: CNS
Từ Tài Hậu chụp chung với Bạc Hy Lai tại Bắc Kinh ngày 11.3.2012. Ảnh: CNS

Nhật báo Hồng Kông Oriental Daily loan tải nguồn tin cho biết nguyên Phó chủ tịch Ủy ban quân ủy TƯ quân giải phóng Trung Quốc Từ Tài Hậu đã từng “share a lover” - xài chung một cô bồ với những nhân vật nặng ký trong Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc vừa bị bắt như Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang.
Thượng tướng Từ Tài Hậu, 71 tuổi, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Quân ủy trung ương từ năm 2004 – 2012. Theo tuyên bố của công tố viên quân sự Trung Quốc, khi bị bắt Từ đã khai rằng ông đã dùng một số tiền “cực kỳ lớn” hối lộ để mua chuộc tình cảm lãnh đạo và chóng được thăng quan tiến chức.
Tháng 6 vừa qua, Từ đã bị lột lon thượng tướng và bị tước đảng tịch.
Trong khi giới chức Trung Quốc đến giờ vẫn chưa kết Từ vào tội nào khác ngoài tội hối lộ thì giờ đây, đã có những thông tin mới được hé lộ cho thấy vị thượng tướng này có một cuộc sống tư rất trụy lạc.
Một tờ báo Đài Loan cho biết một trong những cô bồ nhí của tướng Từ là Tang Can, cô ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh đã biến mất từ năm 2011 sau những tin đồn cho rằng cô liên quan đến nhiều vụ án tham nhũng.
Người ta cho rằng đầu tiên Tang là món quà của thứ trưởng Bộ An ninh Li Dongsheng, giới thiệu cho ông trùm của ngành an ninh và dầu khí là Chu Vĩnh Khang vào những năm cuối thập niên 1990. Khi đó, Chu đang giữ chức bí thư tỉnh Sichuan.
Chu sau đó mai mối Tang cho một đồng minh thân cận là cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người sau này chán chê lại đem gả Tang cho Từ.
Báo chí Trung Quốc loan tin Tang Can liên quan đến nhiều vụ án tham nhũng của quan chức Trung Quốc
Li, 59 tuổi, đã chính thức bị cáo buộc nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực vào tháng 6 vừa qua, trong khi Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, ủy viên thường trực Bộ chính trị về hưu, đã trở thành quan chức Trung Quốc cao nhất bị bắt vì tội tham nhũng kể tử khi tái lập Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương vào năm 1978. Trong khi đó, Bạc Hy Lai hiện đã bị tuyên án chung thân.
Tang sinh năm 1975 tại Lichuan, tỉnh Hubei, tốt nghiệp trường âm nhạc Wuhan năm 1996 và từng trình diễn trong gala mừng năm mới của CCTV vào năm 1998.
Tang gia nhập lực lượng văn nghệ Hải quân của quân giải phóng Trung Quốc vào năm 2010, lúc đó đã 35 tuổi và ngay lập tức được hưởng sự ưu đãi như một ngôi sao theo mệnh lệnh của sếp Phó ban quân ủy TƯ Từ Tài Hậu.
Tháng 12 năm ngoái, cô được Từ mời riêng tháp tùng theo ông trong một chuyến viếng thăm các đơn vị quân đội.
Theo tướng Gu Junshan, được bị tố cáo là đã tặng Tang hơn 10 món tài sản giá trị, cũng bị cáo buộc là có thời gian dan díu tình ái với Tang. Gu, 58 tuổi, vào tháng 4 vừa qua cũng đã bị kết tội tham nhũng.
Các cơ quan thông tin ngoài nước trước đây cũng đã nhiều lần loan tin rằng Từ cũng đã có những cuộc tình lãng mạn với một vũ công kiêm diễn viên điện ảnh khác và cô này sau đó đã sinh cho Từ một bé trai.
Tang trong quân phục quân Giải phóng Trung Quốc
L.H.L (theo WCT)