Trang

5 tháng 12, 2015

NHÂN DÂN và sâu tinh

NHÂN DÂN

Ảnh của Đức Bảo Phạm.
Nguyễn Trọng Tạo 10/2012
Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật 
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!
Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô
Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi
Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời
Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu?…
st

Tàn phá để vơ vét

VN đang quản lý tài nguyên kiểu 'đười ươi giữ ống'

 - Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam chỉ ở mức “hàng xén chợ quê” song lại bị cấp phép, khai thác, xuất khẩu một cách bừa bãi, thiếu minh bạch đang khiến ngân sách bị thất thu và để lại nhiều hậu quả về môi trường.
Đó là ý kiến nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia tại Hội thảo Quản trị ngành công nghiệp khai thác ở Việt Nam: Thách thức và nhu cầu cải cách do Liên minh Khoáng sản tổ chức hôm qua, 3/12.
Quản lý kiểu “đười ươi giữ ống”
TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên Trưởng ban Quản lý khai thác than đồng bằng sông Hồng, Tập đoàn than khoáng sản VN – TKV cho rằng, chúng ta cứ nói Việt Nam rừng vàng biển bạc nhưng thực ra tiềm năng khoáng sản chỉ thuộc loại “hàng xén chợ quê”.
tài nguyên khoáng sản, khai thác, quản lý khai khoáng, Việt Nam, GS Đặng Hùng Võ, bất cập, ô nhiễm môi trường, tai nguyen khoang san, khai thac, quan ly khai khoang, Viet Nam, GS Dang Hung Vo, bat cap, o nhiem moi truong
Khai thác than tại Quảng Ninh.
Tiêu chuẩn tính trữ lượng khoáng sản của Việt Nam hiện nay thấp hơn thế giới tới 10 lần. Nếu tính trữ lượng theo tiêu chuẩn thế giới, khoáng sản của Việt Nam vừa ít về trữ lượng vừa thiếu về chủng loại”, ông Sơn cho hay.
Tiềm năng “vừa yếu, vừa thiếu”, nhưng trong 2 thập kỷ qua, chúng ta đã khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, lãng phí. TS Sơn chỉ ra hàng loạt những hạn chế của ngành khai khoáng như: Không có chính sách và quy hoạch tổng thể, cực kỳ lạc hậu về công nghệ, tổ chức quản lý không phù hợp.
Công nghệ đãi vàng được đánh giá là tiên tiến nhất Việt Nam hiện nay ở Thái Nguyên có mức tổn thất tài nguyên khoảng 70%. Hệ thống thải xỉ “made in China” của nhà máy luyện đồng Tằng Lỏng thì “chẳng khác gì cái lò rèn ở nhà quê”, ông Sơn nói.
Trong khi đó, quản lý khai khoáng ở Việt Nam đang bị chồng chéo, vừa thiếu vừa yếu còn giám sát thì theo kiểu “đười ươi giữ ống”, tổng số tiền phạt không đủ bù tiền xăng xe của đoàn giám sát, theo ông Sơn.
Trong khi đó, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) thì cho rằng, bất cập lớn nhất của ngành khoáng sản là việc thiếu các chính sách tài chính khoáng sản, cơ chế phân cấp quản lý bất cập dẫn tới tình trạng tận thu khoáng sản tại nhiều địa phương.
Kém hiệu quả và xâm hại môi trường
Những hạn chế, bất cập đã khiến ngành khai khoáng không mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế-xã hội, theo TS Sơn.
Ngành khai khoáng mặc dù không có nguyên liệu chính nhưng năng suất lao động và hiệu quả thấp, chưa năm nào đạt hiệu quả trên 20% như lý thuyết đề ra, hiệu quả lớn nhất như tập đoàn than cũng mới chỉ đạt 5%”, ông Sơn cho hay.
Trong khi đó, theo báo cáo giám sát của Quốc hội thì ngành khai khoáng và dầu khí chỉ đóng góp 10-12% GDP. Nghĩa là đầu tư đứng thứ 5 nhưng hiệu quả lại đứng thứ 8/18 ngành”, ông Sơn nói thêm.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế cho rằng, tiền thuế thu được từ ngành khoáng sản đang rất hạn chế. “Nếu so sánh số lượng cấp phép với lượng thuế thu được thì “đau khổ vô cùng”, bà Cúc nói.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt 0,9% - 1,1% tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2013. Ở một số địa phương như Phú Yên, số thu thuế tài nguyên từ khai thác khoáng sản chỉ đạt khoảng 4 – 5 tỷ đồng dù số lượng giấy phép còn hiệu lực lên đến 200 giấy phép. Số thu này không đủ bù đắp các chi phí quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản.
tài nguyên khoáng sản, khai thác, quản lý khai khoáng, Việt Nam, GS Đặng Hùng Võ, bất cập, ô nhiễm môi trường, tai nguyen khoang san, khai thac, quan ly khai khoang, Viet Nam, GS Dang Hung Vo, bat cap, o nhiem moi truong
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, sự vẹo vọ của các nhóm lợi ích là nguyên nhân chính cản trở minh bạch ngành khai khoáng.
Trong khi đó, GS Võ cho rằng, những hạn chế này gây ra những bất ổn về môi trường và khiến người dân phải gánh chịu những tổn thất không đáng có. “Như tỉnh Bắc Kạn, chúng ta thấy tình trạng đào bới khắp nơi, bãi chứa chất thải bừa bãi, rừng bị phá, nguồn nước bị ô nhiễm, nước tưới cho nông nghiệp cũng không đảm bảo”, GS Võ nói.
Nhóm lợi ích cản trở minh bạch khai khoáng
Để khắc phục những hạn chế của ngành khai khoáng Việt Nam, tham gia Sáng kiến minh bạch công nghiệp khai thác (EITI) đang được coi là sáng kiến hiệu quả và đã có 49 quốc gia thực thi.
Nguyên tắc cơ bản của EITI là các chính phủ công khai các khoản thu từ doanh nghiệp khai thác và doanh nghiệp công khai các khoản nộp cho chính phủ.
Việt Nam đã tiếp cận EITI từ năm 2006. Tuy nhiên, sau gần 10 năm xem xét, Bộ Công thương, cơ quan được giao chủ trì xem xét thực thi sáng kiến này vẫn “giữ im lặng”.
Trao đổi với VietNamNet, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, đây là sự yếu kém rất rõ của Bộ Công thương.
Nhiệm vụ của Bộ Công thương sau từng ấy năm khảo sát, đã từng thuê tư vấn, đã từng có báo cáo mà để rơi vào im lặng thì đó không phải kết quả phù hợp với giai đoạn hiện nay”, ông Võ cho hay.
Một việc đặt ra phải kết luận là A, là B nhưng phải kết luận. Có thể đưa ra kết luận ngày là VN không nên tham gia vì lý do 1,2,3,4. Kết luận có thể sai sai, tôi không đánh giá nhưng việc không trả lời là hành vi cực kỳ yếu kém”, ông Võ nói thêm.
Nói về nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc thực thi minh bạch hóa ngành khai khoáng gặp nhiều trở ngại, ông Võ cho rằng, câu chuyện nằm ở nhóm lợi ích của một số DN có lợi thế, những nhóm lợi ích lớn liên kết với các chính quyền tại địa phương.
Chính các nhóm lợi ích làm cho chậm tiến độ (minh bạch hóa khai khoáng). Vì càng thiếu minh bạch thì lợi ích bất thường càng nhiều. Minh bạch càng sớm thì cân đối lợi ích sẽ tốt hơn”, GS Võ nói.
Cần có tính toán rất toàn diện về chiến lược, một cách rất khách quan, một cách đừng có quan tâm đến lợi ích của nhóm nào, đó là lợi ích của toàn dân, lợi ích của đất nước thì mới có một trạng thái cân đối trong xem xét vấn đề khoáng sản”, GS Võ nói thêm.
Lê Văn

ASEAN-Mỹ họp thượng đỉnh đề phòng Trung Quốc hung hăng trên biển Đông


Đăng Bởi  - 
 ASEAN-My hop thuong dinh
Lãnh đạo ASEAN và ông Obama sau khi chụp ảnh lưu niệm ở hội nghị ASEAN tại Malaysia

 Channel News Asia đưa tin hôm 2.12: ASEAN-Mỹ sẽ họp thượng đỉnh năm 2016 tại Mỹ, nhằm đối phó Trung Quốc hung hăng trên biển Đông. 

Việc ASEAN-Mỹ họp thượng đỉnh nhằm đề cao thỏa thuận đối tác chiến lược, mà lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN, 10 thành viên) đạt được với Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 11, vào lúc TQ đang tăng tầm ảnh hưởng và tuyên bố độc chiếm 90% biển Đông.
Ông Obama đã gửi lời mời lãnh đạo ASEAN tham dự cuộc họp cấp cao này, nhân dịp ông dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Malaysia hồi tháng 11. Ở hội nghị này, ASEAN và Mỹ ký một thỏa thuận đối tác chiến lược, trong đó hai bên hứa thực hiện "quyền tự do hàng hải" và giải quyết các tranh chấp chủ quyền dựa theo luật định. 
Theo Channel News Asia, Đại sứ Mỹ tại ASEAN Nina Hachigian nói với các nhà báo:
"Mối quan hệ được nâng cấp của chúng tôi về đối tác chiến lược, cùng lời mời 10 lãnh đạo các nước ASEAN đến Mỹ dự hội nghị của Tổng thống Obama chính là những ví dụ hoàn hảo về việc chúng tôi quyết tâm hướng về châu Á - Thái Bình Dương, lập ra một chuẩn mực mới, một cơ sở nền tảng mới cho những hoạt động gia tăng với châu Á".   
TQ đã tuyên bố chủ quyền trên 90% biển Đông, và từ năm ngoái đã xây dựng các đảo nhân tạo, đường băng cùng các cơ sở hạ tầng trên các đảo này. 
Philippines là nước phản đối mạnh tuyên bố độc chiếm Biển Đông của TQ, kiện TQ ra Tòa án trọng tài thường trực The Hague. Các phiên điều trần của vụ kiện này kết thúc ngày 30.11 qua, dự kiến năm tới tòa sẽ có phán quyết. 
Hồi tháng 10, Mỹ đã đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý quanh một đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.  
Khi dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Philippines, ông Obama đã kêu gọi TQ chấm dứt hoạt động cải tạo đất trên biển  Đông. 
TQ cũng đã có những chương trình hoạt động quốc tế để củng cố tầm ảnh hưởng ở châu Á, nhằm làm đối trọng với Mỹ, như lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Mỹ đã không thể cản các đồng minh chủ lực tham gia tổ chức tài chính này. 
TQ cũng thúc đẩy Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương, trong khi Mỹ đã đạt được Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 
Bảo Vĩnh (theo International Business Times

Bóp nghẹt Putin, Obama và Tập Cận Bình đắc lợi


Nền kinh tế Nga của ông Putin dường như ngày càng bị bóp ngẹt giữa những lệnh cấm vận, sự hao tốn cho các cuộc tranh giành và công kích. Trong khi đó ông Obama và Tập Cận Bình từng bước củng cố vị thế tài chính. Cuộc khủng hoảng kéo dài và chưa dứt tại EU và Nga góp phần giúp đồng USD của Mỹ và NDT Trung Quốc mạnh lên. 
EU Nga bất định
Ngày 3/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định hạ lãi suất đồng euro bớt đi 0,1%, xuống mức âm 0,3% và kéo dài chương trình nới lỏng định lượng (QE) thêm 6 tháng, trị giá 360 tỷ euro. 
ECB cũng mở rộng đối tượng của chương trình mua tài sản bằng cách mua thêm nợ của các địa phương. 
Ông Mario Draghi, chủ tịch ECB khẳng định sẵn sàng tiếp tục hành động nếu cần thiết để duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ kinh tế.
nhân dân tệ, TQ, NDT, phá-giá, IMF, USD, tỷ-giá, USD/NDT, yuan, vàng, giá vàng, giá-vàng, vàng-trong-nước, vàng-quốc-tế, dự-báo, Cục-dự-trữ-liên-bang-Mỹ, Fed, Trung-Quốc, Ấn-Độ, kitco, Trung-Đông, kênh-đầu-tư
EU Nga bất định
Ngay sau quyết định của ECB, tỷ giá giữa đồng euro và USD biến động khá bất ngờ, trái với lý thuyết. Thay vì giảm, euro đã tăng giá mạnh so với USD. Đồng USD đã giảm tới hơn 3% - mức giảm theo ngày mạnh nhất trong 6 năm.
Diễn biến trên là tất yếu. Giới đầu tư thực sự thất vọng với quyết định của ECB. Các nhà đầu tư (NĐT) đã giảm vị thế bán khống euro, trong khi đẩy mạnh vị thế này trên sàn chứng khoán, khiến cổ phiếu châu Âu giảm tới 3%.
Trước đó, giới đầu tư đã đánh cược vào một gói kích thích mạnh tay hơn từ ECB, bao gồm cả kéo dài thời gian và mở rộng quy mô gói mua tài sản và mức hạ lãi suất nhiều hơn so với mức -0,1% vừa thực hiện.
Nền kinh tế khu vực này chỉ tăng 0,3%, thấp hơn 0,4% trong quý trước và điều đáng lưu ý là: khu vực này đang đối mặt với rất nhiều vấn đề. Gánh nặng chi phí của các nước thành viên cho cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, tác động của các biện pháp trừng phạt lẫn nhau với Nga, cuộc khủng hoảng nhập cư, sự đau đớn âm ỷ của khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, vấn đề bảo vệ môi trường…
Trên thực tế, lãi suất cơ bản âm 0,3% đã là mức thấp kỷ lục. Nó cho thấy một nền kinh tế rệu rã và thiếu động lực như thế nào. Sự loay hoay trong chính sách của ECB cũng phản ánh một tương lai bất định của khu vực này.
Hao tốn sức lực trong cuộc chiến như dầu khí, khủng bố, trừng phạt kinh tế…, nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin không thoát khỏi cảnh chìm trong tình trạng ảm đạm và suy thoái.
Trước đó, hồi đầu tháng 8, Nga đã tiếp tục hạ lãi suất để ngăn suy thoái sâu trong khi vẫn phải tìm cách chặn đà giảm của đồng rúp. Giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây, gồm Mỹ và EU, đã tàn phá nền kinh tế Nga, vốn kém đa dạng và phụ thuộc chính vào xuất khẩu dầu khí.
Mỹ tươi sáng, Trung tăng vị thế
Trong khi EU và Nga sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kéo dài chưa có hồi kết, Nhật đang bên bờ vực suy thoái với tình trạng giảm phát nghiêm trọng, thì nền kinh tế Mỹ liên tục hồi phục ấn tượng trong thời gian gần đây.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen hôm 2/12 cho biết bà cảm thấy tự tin về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế và phát đi tín hiệu sẽ tăng lãi suất ngay trong tháng 12 này.
nhân dân tệ, TQ, NDT, phá-giá, IMF, USD, tỷ-giá, USD/NDT, yuan, vàng, giá vàng, giá-vàng, vàng-trong-nước, vàng-quốc-tế, dự-báo, Cục-dự-trữ-liên-bang-Mỹ, Fed, Trung-Quốc, Ấn-Độ, kitco, Trung-Đông, kênh-đầu-tư
Mỹ tươi sáng, Trung tăng vị thế, Nga đang nhiều áp lực
Để tránh cho việc phải đột ngột thắt chặt có thể gây ra rủi ro phá vỡ thị trường tài chính, rất có thể Fed sẽ tăng lãi suất ngay trong cuộc họp vào giữa tháng 12 tới tại Washington. Một nền kinh tế khỏe mạnh, ổn định đang giúp Fed có thể thực hiện điều này. Một chính sách thắt chặt tiền tệ để tránh rủi ro hình thành một bóng bóng trong tương lai và tạo ra một khoảng đệm để Mỹ có thể thực hiện các chính sách thắt chặt trở lại khi cần thiết.
Trái với phần lớn các nền kinh tế lớn trên thế giới, Mỹ đang có những bước đi về chính sách kinh tế khá nhịp nhàng cho dù vẫn đầy thận trọng. Trong khi đó, ở bên kia bán Đại Tây Dương, các nước châu Âu vẫn chìm ngập trong khó khăn. Nước Nga thậm chí còn ở hoàn cảnh bi đát hơn khi mà giá dầu giảm và có thể xuống dưới ngưỡng chịu đựng 40 USD/thùng.
Trong bối cảnh khó khăn ngập đầu, các nhà lãnh đạo EU vẫn có một sự thống nhất khá dễ dàng về việc duy trì lệnh trừng phạt đối với Nga thêm 6 tháng bên lền Hội nghị G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua.
Với nước Mỹ, tiếp tục trừng phạt Nga có lẽ không có gì phải bàn cãi. Mối đe dọa hàng đầu đối với nước Mỹ về nhiều mặt không ai khác chính là nước Nga, nhất là dưới thời ông Putin. Với EU, sức mạnh quân sự của Nga được thể hiện trên chiến trường Syria chống lại tổ chức khủng bố IS chắc chắn khiến cho khối này lo ngại. Sự lo xa, phòng ngừa có lẽ là điều đã được bàn thảo kỹ càng.
Nền kinh tế Nga đang suy yếu và càng suy yếu khi chi phí quân sự gia tăng. Khả năng giá dầu xuống 30 USD không phải quá xa vời và đây là mối đe dọa đối với ông Putin khi mà Quỹ Dự trữ của nước sắp cạn kiệt.
Nga chưa chuẩn bị cho một cú sốc giá dầu thấp hơn nữa. Tuy nhiên, ngay cả Eurozone cũng không có sự phòng bị cho những nhiều cú sốc, bao gồm cuộc khủng hoảng nhập cư, cuộc khủng hoảng tại Syria và ngay cả những cú sốc về tỷ giá của đồng NDT TQ hồi tháng 8 vừa qua.
Nước Mỹ có lẽ không chịu ảnh hưởng nhiều về các cuộc khủng hoảng nói trên. Trong khi đó, TQ cũng ở khá xa so với những bất ổn tại khu vực Trung Đông, châu Âu. Với sức mạnh về tài chính lớn, TQ đang dần ổn định và thậm chí nâng cao được vị thế đồng NDT sau khi được IMF quyết định đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế, cùng vị thế với USD, euro, đồng bảng Anh và yen Nhật.
 Trong khi nước Mỹ giữ vững được vị thế cường quốc, TQ vương lên, thì EU, Nhật và Nga không ngừng suy yếu. Các cuộc chiến vẫn tiếp dẫn, ai được, ai mất chưa thể xác định. Tuy nhiên, sức mạnh đang nghiêng về phía mạnh, người hưởng lợi thường là kẻ ngoài cuộc.
V. Minh

Gian nan làm phim Liên Minh Huyền Thoại

Đoàn phim 'Liên minh huyền thoại' vượt rừng để có cảnh quay

Bộ phim kinh phí gần 10 tỷ của hai đạo diễn Đinh Thái Thụy, Phạm Văn Hải được thực hiện ở địa hình rừng núi hẻo lánh ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng.
"Liên minh huyền thoại" là phim điện ảnh của hai đạo diễn Phạm Văn Hải - Đinh Thái Thụy, lấy tên dựa theo cảm hứng của một game online. Phim kể về chuyến phiêu lưu của năm bạn trẻ trong hành trình đi tìm một cổ vật quý báu ở bản làng xa tại vùng rừng núi.
Để phù hợp với chuyện phim, đoàn quyết định chọn khu vực rừng núi tại Madaguoi (Lâm Đồng), Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu)... thực hiện các cảnh quay.
doan-phim-lien-minh-huyen-thoai-treo-deo-loi-suoi-de-co-canh-quay
Đoàn phim vác thiết bị vào rừng.
"Đường đi đến các địa điểm quay này rất khó khăn, có nơi các phương tiện cơ giới không vào được nên đoàn phim gần 100 người phải đi bộ, mang vác máy móc, thiết bị 2-3 km vào sâu trong rừng. Có nhiều hôm thời tiết thất thường, khi mưa gió, khi nắng nóng, đoàn ai cũng mệt mỏi nhưng khi bước vào cảnh quay thì tươi tỉnh lại ngay. Bốn thành viên trong đoàn đã bị trượt chân, chấn thương nhưng may mắn là không bị nặng", đạo diễn Phạm Văn Hải kể.
Chỉ vì chấn thương của diễn viên Nam Long (một trong ba nam chính, người thực hiện nhiều cảnh hành động trong phim), đoàn phải gián đoạn lịch làm việc khi gần sát ngày đóng máy. Đến khi Nam Long có thể thực hiện cảnh quay thì đến lượt diễn Bá Cường tái phát chấn thương lưng. Một lần nữa, đoàn phải ngừng chờ anh hồi phục. Điều này khiến kéo dài thời gian thực hiện. Khởi quay từ ngày 14/5 đến ngày 3/8 phim mới có thể đóng máy.
doan-phim-lien-minh-huyen-thoai-treo-deo-loi-suoi-de-co-canh-quay-1
Poster phim.
Hiện tại, bộ phim trong giai đoạn làm hậu kỳ, dự kiến ra rạp từ ngày 27/11. Đạo diễn Phạm Văn Hải tâm sự: "So với nhiều phim điện ảnh hiện nay, dự án của chúng tôi không có kinh phí quá lớn. Bản thân tôi vì quá mê điện ảnh nên vừa đầu tư vừa huy động vốn để thực hiện. Chúng tôi trải qua nhiều khó khăn để hoàn thành bộ phim".
Các diễn viên trong phim gồm có: Huỳnh Anh, Hòa Hiệp, hot girl Lilly Luta, Thanh Tú, Nam Long, Bá Cường, Cao Thùy Linh...
doan-phim-lien-minh-huyen-thoai-treo-deo-loi-suoi-de-co-canh-quay-2
Đạo diễn Đinh Thái Thụy (phải) và đạo diễn Phạm Văn Hải trên phim trường.
Đạo diễn Phạm Văn Hải là một cái tên mới trong làng phim chiếu rạp, nhưng trước đó, anh từng thực hiện hai bộ phim truyền hình là Tiếng đàn kìm, Hạnh phúc của người khác. Anh cũng là biên kịch kiêm sản xuất phim truyền hình Hiệp sĩ giữa đời thường.
Sau khi gặt hái được một số vốn kinh nghiệm làm phim, Phạm Văn Hải quyết định dấn thân sang lĩnh vực điện ảnh. "Làm điện ảnh tuy tốn kém, vất vả hơn nhưng lại có nhiều đất để đạo diễn thỏa sức sáng tạo", anh nói. Đạo diễn này mua kịch bản phim Liên minh huyền thoại và dành một thời gian để chỉnh sửa nội dung, xây dựng bố cục phim trước khi tìm nguồn vốn đầu tư. Anh và Đinh Thái Thụy cùng đồng đạo diễn cho dự án này. Đây là phim chiếu rạp thứ hai của đạo diễn Đinh Thái Thụy, sau bộ phim Mỹ nhân sắp ra rạp.
Thất Sơn

Biển và tôi



Chán phố phường tôi về với biển thôi
Sáng cà phê biển tối ra biển rồi
Ngồi bên biển thì thầm bao chuyện lạ
Tôi và biển quá đã để thành đôi.

Phạm Hải

4 tháng 12, 2015

Thơ và điện ảnh

Mê mẩn mãi mới mần thơ
Cày nàng “điện ảnh” bây giờ mới xong
Xuất DCP rùi thấy nhẹ lòng
Đầu xuân ra rạp Phim mong an lành.
Ảnh: Ngoài phim trường "Liên minh huyền thoại"
 Phạm Hải

3 tháng 12, 2015

Nếu đất Việt đau thương không thấy biển?



Nếu Việt Nam mất biển thì BIỂN TRỜI TỰ DO cũng chẳng còn!
Theo VnExpress.

Nếu đất mẹ xót xa không thấy biển?
Biển yêu thương che chở suốt ngàn đời
Hồn dân Việt lắng trong hồn sóng biển
Tiếng dân ca còn mặn muối trùng khơi
Nếu đất Việt rồi đây xa cách biển?
Biển đau thương sẽ dựng sóng ngàn đời
Lời ông cha dặn cháu con muôn thuở
Đem máu xương gắng giữ lấy biển trời
Nếu sông núi ngày mai không gặp biển?
Hồn Vọng phu trên sóng mãi hướng về
Hoàng Sa cát còn trầm vang máu đỏ
Máu Việt mình Trường Sa vẫn lắng nghe
Nếu quê hương nghẹn ngào mồ côi biển?
Đi về đâu những con sóng lạc loài
Đêm mất biển bơ vơ hồn đảo thức
Gọi đất liền cháy bỏng những ban mai
Nếu đất Việt đau thương bị mất biển?
Mây Trường Sơn u uất sẽ thôi bay
Sóng sông Hồng quặn sôi mùa lũ đỏ
Đồng Cửu Long bóng lúa mãi hao gầy
Nếu quê mẹ thân yêu xa vắng biển?
Ta về đâu trên sóng nước quê mình
Khi Tổ quốc như con tàu nhớ biển
Suốt đêm dài thao thức đợi bình minh
Nếu đất nước đau lòng không thấy biển?
Nước trăm sông không còn chảy yên bình
Mẹ Việt Nam ngàn đời không chịu nhục
Con lẽ nào lại từ chối hy sinh
Nếu quê hương yên lành bị mất biển?
Mắt trẻ thơ không thấy sóng dâng trào
Không thấy cát trên ban mai biển biếc
Nắng tự do trên biển ấm khát khao
Nếu sông núi thân thương mồ côi biển?
Tiếng mẹ ru không còn bóng hàng dừa
Không thấy cánh chim chiều về rợp đất
Đêm trăng lên không tiếng gió biển đùa
Nếu đất Việt quặn lòng thương nhớ biển?
Sóng Trường Sa mong đội đá vá trời
Mưa Hoàng Sa bóng thuyền miền lưu lạc
Vẫn ngóng về đất mẹ Việt Nam tôi
Nếu quê mẹ mùa xuân xa vắng biển?
Muối đời cha còn mặn chát sóng lừng
Muối đời mẹ thấm vào từng mất mát
Con lẽ nào sống quay mặt dửng dung
Nếu quê hương mùa hè xa cách biển?
Con cá đau mùa sinh nở tìm về
Con cá giận phận mình sao bèo bọt
Biển ngàn đời không còn chỗ chở che
Nếu đất mẹ mùa thu xa vắng biển?
Mưa Sài Gòn thôi ướt tóc em bay
Thu Hà Nội không thơm màu cốm mới
Phố cô đơn đội một mảnh trăng gầy
Nếu đất nước mùa đông không sóng biển?
Đỉnh Hoàng Liên cô độc giữa sương mù
Hải Vân núi bơ vơ bên đèo tối
Vó ngựa khua thấp thỏm dưới sao mờ
Nếu xứ sở dân ca không thấy biển?
Mái đình quê lưu dáng mũi thuyền cong
Nàng yếm đũi chân trần thèm khỏa sóng
Biển nơi đâu, ta khát biển cháy lòng
Nếu đất Việt ngậm ngùi mồ côi biển?
Núi sông kia không lẽ ngủ quên rồi
Tiếng Nguyễn Trãi bình Ngô trong máu khóc
Gặp Nguyễn Du tiếng Việt chẳng mồ côi
Nếu đất mẹ trắng tay không còn biển?
Triệu ngư dân phải mưu sống cách nào
Khi giặc biển lùa ta vào cõi chết
Ta ngực trần đối mặt với gian lao
Nếu sông núi uất hờn thương nhớ biển?
Đất quê hương đâu phải chốn lưu đày
Mẹ sinh ta trong tên bay, đạn lạc
Đất phù sa nuôi ta lớn mỗi ngày
Nếu Tổ quốc xót xa bị mất biển?
Dân Việt ta quyết giữ lấy biển này
Hồn sông núi ngàn năm mong rửa hận
Tiếng trống đồng mùa chim Lạc còn bay
Nếu đất nước yêu thương mồ côi biển?
Có lẽ nào con cháu chịu khoanh tay
Chín chục triệu trái tim nghe biển gọi
Thề giữ gìn đất mẹ Việt Nam đây
   Nguyễn Việt Chiến

2 tháng 12, 2015

Chủ Facebook hiến tặng 99% tài sản

BTTD: Người tài đức thì lao động- thành công và hiến tặng cho nhân loại. Kẻ vô lương thì tàn phá, bán nước để cầu vinh.

(ĐTCK) Lãnh đạo Facebook Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan nói rằng sẽ cho đi 99% cổ phần của họ trong công ty để làm các công việc thiện nguyện nhân lúc công bố con gái mới chào đời.
Ông Zuckerberg đưa ra tuyên bố trong một bức thư gửi cho Max đăng trên trang Facebook của mình.
Ông cho biết họ hiến tặng tài sản của mình vào Sáng kiến Zuckerberg Chan vì họ muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn để Max trưởng thành trong thế giới đó.
Ông Zuckerberg nói số tiền hiến tặng hiện này vào khoảng 45 tỉ USD.
Max cất tiếng khóc chào đời vào tuần trước, nhưng hai vợ chồng chỉ công bố tin vui của họ vào hôm thứ Ba.
Trong bức thư của mình, ông Zuckerberg cho biết mục tiêu của Sáng kiến Zuckerberg Chan là "thúc đẩy tiềm năng con người và cải thiện sự bình đẳng cho tất cả các trẻ em trong thế hệ tiếp theo".
Các lĩnh vực ban đầu tập trung vào học tập được cá nhân hóa, chữa bệnh, kết nối mọi người và xây dựng cộng đồng vững mạnh.
"Mẹ con và bố vẫn chưa có lời nào để diễn tả niềm hy vọng mà con mang lại cho bố mẹ trong tương lai", ông Zuckerberg nói ở phần đầu của bức thư của mình cho Max.
"Con đã cho bố mẹ một lý do để chiêm nghiệm về thế giới mà bố mẹ hy vọng con sẽ sống," ông nói thêm.
Bức thư nêu bật tầm quan trọng của công nghệ để đạt được mục tiêu của hai vợ chồng trong việc nâng cao tiềm năng con người và sự bình đẳng.
"Nhiều cơ hội lớn nhất cho thế hệ của con sẽ đến từ việc tạo điều kiện để mọi người truy cập vào internet," ông Zuckerberg viết cho con gái mình.
Ông cho biết chi tiết thêm về việc hiến tặng tài sản sẽ được công bố sau kỳ nghỉ của hai vợ chồng để chăm con.
Zuckerberg cho biết ông sẽ vẫn là CEO của Facebook cho "nhiều năm tới", và Facebook cho biết ông dự kiến sẽ là cổ đông nắm kiểm soát của công ty.
BBC

Trailer phim Liên Minh Huyền Thoại - Điên ảnh VN



Phim sắp ra rạp toàn quốc.

1 tháng 12, 2015

Syria thành đấu trường thử nghiệm vũ khí không chiến Nga

Su-30SM và dòng Su-27SM của Nga lần đầu tiên sẽ được triển khai trong môi trường thực chiến ở Syria sau nhiều lần nâng cấp.
syria-thanh-dau-truong-thu-nghiem-vu-khi-khong-chien-nga
Tiêm kích Su-30SM của Nga. Ảnh: Aviationist
Nga đang cân nhắc triển khai hơn 12 chiếc tiêm kích Su-30SM và biến thể nâng cấp Su-27SM3 Flanker tới căn cứ không quân của họ ở Latakia, Syria để hộ tống các máy bay thực hiện nhiệm vụ không kích diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) sau vụ Su-24 của nước này bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, theo Kommersant.
Đây là động thái mới nhằm tăng cường khả năng tự vệ của Nga, sau khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không tối tân S-400 và tuần dương hạm tên lửa Moskva tới khu vực này cuối tuần trước.
Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar của National Interest, đây là động thái được dự đoán trước bởi Nga đã tuyên bố máy bay tiêm kích của họ sẽ hộ tống tất cả các cường kích thực hiện nhiệm vụ trong tương lai ở Syria.
"Tất cả các hoạt động tấn công đường không sẽ được tiến hành chỉ khi nào có sự bảo vệ của chiến đấu cơ", trung tướng Seigei Rudskoy, một chỉ huy cao cấp trong Bộ Tổng tham mưu của Nga cho biết hôm 25/11.
Tuy nhiên Nga hiện không có đủ tiêm kích ở Syria để đảm bảo hộ tống máy bay ném bom, bởi vậy việc triển khai thêm các máy bay chuyên về không chiến là điều dễ hiểu.
Nga cũng vừa tuyên bố trang bị tên lửa không đối không dẫn đường chính xác cho các máy bay tiêm kích Su-34 của mình hoạt động ở Syria, theoSputnikĐại tá Igor Klimov, phát ngôn viên không quân Nga  cho hay các tên lửa này "có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 60 km".
Thử thách thực chiến
Việc Nga triển khai các tiêm kích tiên tiến và các hệ thống phòng không không chỉ giúp bảo vệ máy bay ném bom của họ trước bất cứ mối đe dọa nào, mà còn là cơ hội để quân đội Nga thử nghiệm các vũ khí mới trong môi trường tác chiến thực tế, theo giới phân tích.
Căn cứ vào tuyên bố của đại tá Klimov, ông Majumdar cho rằng tiêm kích bom Su-34 Nga nhiều khả năng mang theo tên lửa không đối không mới Vympel R-73 và các tên lửa sử dụng radar dẫn đường bán chủ động Vympel R-27R1 hoặc R-27ER1.
Chuyên gia này cho biết vì những lý do chưa rõ ràng, các máy bay chiến đấu của Nga, kể cả tiêm kích tối tân Su-30SM, đều đang sử dụng tên lửa tương đối lạc hậu R-27 thay vì R-73 hoặc R-77, phiên bản tên lửa dẫn đường radar chủ động hiệu quả hơn rất nhiều.
Ông Majumdar giải thích rằng có lẽ không quân Nga chỉ tập trung vào mua máy bay tiên tiến mà không để ý tới việc sắm các loại vũ khí phù hợp để trang bị cho các chúng, một hiện tượng khá phổ biến trong các lực lượng không quân trên thế giới. Cuộc chiến ở Syria chính là cơ hội quý báu để Nga thử nghiệm trong môi trường thực tế các loại vũ khí không chiến mới của họ.
Theo nguồn tin tờ Kommersant có được từ Bộ Tổng tham mưu Nga, Moscow ban đầu đã dự kiến triển khai các hệ thống phòng không cũ hơn như S-300PS tới Syria, tuy nhiên sự cố Su-24 bị bắn rơi hôm 24/11 đã mở ra cơ hội triển khai S-400 để "thử nghiệm trong các điều kiện thực tế".
Tương tự, đây là lần đầu tiên tiêm kích Su-27SM3 được triển khai tác chiến sau nhiều lần nâng cấp. Không như các biến thể tối tân Su-27 Flanker khác, phiên bản Su-27SM3 này là bản nâng cấp từ nguyên mẫu ban đầu vốn đã từng phục vụ trong các lực lượng không quân Xô Viết và Nga nhằm đạt các tiêu chuẩn hiện nay.
Dòng Su-27SM được tích hợp bộ khung máy bay chắc chắn, buồng lái bằng kính được nâng cấp, các hệ thống tác chiến điện tử mới và mang theo nhiều loại vũ khí mới. Su-27SM3 cũng được nâng cấp các hệ thống kết nối dữ liệu và một loại radar mới, có thể là phiên bản quét điện tử của radar N001VEP.
Với các nâng cấp này, Su-27SM3 được đánh giá là loại tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4+ có khả năng không chiến hiệu quả gấp đôi phiên bản trước đó là Su-27S, trong khi hiệu quả tấn công các mục tiêu mặt đất cao hơn gấp ba lần.
syria-thanh-dau-truong-thu-nghiem-vu-khi-khong-chien-nga-1
Su-27SM đang đứng trước cơ hội được tham gia thực chiến đầu tiên sau nhiều lần nâng cấp. Ảnh: EnglishRussia
Duy Sơn