Trang

3 tháng 6, 2014

“Không thể bỏ trứng vào chung một giỏ“


  • Mai thanh hà
    10:45 - Ngày 3/6/2014
    - Trứng và giỏ trứng là hai phạm trù khác nhau so với việc Trung quốc đã, đang và sẽ bày trò cướp đất của Việt Nam. Còn quan hệ kinh tế, các giao thương với Trung quốc, trong các giao thương này, Việt Nam được gì, mất gì, chúng ta đã quá rõ, lệ thuộc vào tji5 trường trung quốc, chúng ta mất nhiều hơn được. Quan hệ chính trị, không thể tách rời quan hệ kinh tế, chúng ta đừng để một lần nữa bị các đối tác trung quốc coi như là những chú lừa nhỏ bé. Sau hoàng loạt các vụ trung quốc đóng cửa khẩu, Việt Nam nhập công nghệ lạc hậu từ trung quốc, doanh nhân trung quốc lũng đoạn thị trường Việt Nam bằng cách do thám các khu vực quan sự của Việt Nam như vụ hồ cá ở Cam ranh đến các vụ kích động dân chúng Việt Nam tàn phá hoa màu bằng cách thu mua rễ cây, lá cây... Vậy thì “Không thể bỏ trứng vào chung một giỏ“ Nhưng VCCI hãy là đầu tàu sáng tạo, học tập các nước sáng tạo hơn trong việc tạo ra các nguồn cung cấp mới, hơn là kêu gọi suông như vậy. Luật sư Mai Thanh Hà
Đăng Bởi  - 
Ông Vũ Tiến Lộc
Ông Vũ Tiến Lộc
Tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng nay (2.6.2014), Chủ tịch Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, dưới tác động của vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, ở góc độ kinh tế, Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi mới trong việc duy trì quan hệ ổn định thương mại với nước láng giềng này.
Ông Lộc chỉ rõ những cơ hội thực hiện hiệp định thương mại tự do với các đối tác hàng đầu khác, ngoài Trung Quốc, trên thế giới.
Nhờ đó, Việt Nam sẽ có điều kiện nhập khẩu từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Nga và các nền kinh tế khác về máy móc thiết bị máy móc, dịch vụ, nguyên liệu đầu vào và cả hàng tiêu dùng, với giá cả hợp lý hơn. Từ đó phần nào có thể cạnh tranh được với nguồn cung ứng giá rẻ của Trung Quốc, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu đầu vào của một số lĩnh vực công nghiệp trọng điểm.
Ông Lộc nhấn mạnh: “Các hiệp định thương mại tự do không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn là cơ hội để Việt Nam thoát khỏi tình trạng để tụt cán cân thương mại quá nhiều với Trung Quốc, đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng của nền kinh tế Việt Nam”.
Tuy nhiên, ông đề nghị trong quá trình đàm phán và thực hiện hiệp định thương mại tự do, cần có các phương án đảm bảo đạt cam kết khả thi nhất cho nền kinh tế, trong đó đặc biệt thận trọng và cứng rắn vấn đề ảnh hưởng lớn đến người lao động, nông dân và sản xuất nông nghiệp.
Như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm, văn hóa phẩm, lao động, đồng thời chú trọng bảo lưu những chính sách cần thiết của Chính phủ để có thể hành động, vì lợi ích công cộng hoặc định hướng nền kinh tế, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể hưởng lợi thực chất từ các cam kết. 
Việc tìm đầu ra đa dạng cho nền kinh tế để đảm bảo "không thể bỏ trứng vào chung một giỏ", dễ có rủi ro khi biến động, theo đại biểu Lộc.
Không kỳ thị, nhưng phải lấy thế chủ động
Tuy nhiên, nói qua thì phải nói lại, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, tìm đầu ra đa dạng cho nền kinh tế nhưng cũng không thể nhắm mắt trước một nền kinh tế lớn ở ngay cạnh, một thị trường đông dân nhất thế giới, công xưởng lớn nhất thế giới. 
Trung Quốc chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy không phải là thị trường lớn nhất nhưng Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc đang tiêu thụ lượng gạo không nhỏ và nhiều loại nông sản khác của Việt Nam. Do đó, thị trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của đáng kể nông dân và những người sản xuất nông nghiệp. 
Ông Lộc phân tích, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giá còn rẻ mạt, có mặt hàng giá bán chỉ bằng 1/10 ở thị trường các nước phương Tây và luôn có rủi ro rình rập, nhưng Việt Nam vẫn nên tiếp tục xuất khẩu sang thị trường này. 
Bởi hàng rào thuế quan nhập khẩu ở thị trường Âu, Mỹ rất khắt khe và nhất là, Việt Nam chưa có nền công nghiệp chế biến phát triển, khoảng cách xa xôi bảo quản dài ngày khi vận chuyển, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của những khách hàng giàu có, khó tính. 
"Rất cần tìm đầu ra cho nền kinh tế để tránh lệ thuộc như hiện nay nhưng cũng cần thừa nhận một thực tế là chúng ta đang kinh doanh trong một nền kinh tế thương mại toàn cầu, nơi doanh nghiệp và nền kinh tế đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này đúng cả với Việt Nam và Trung Quốc" - ông Lộc nói. 
Ông cho hay, trong lúc nhiều người lo ngại hành động trả đũa của Trung Quốc đối với Việt Nam khi tranh chấp biển Đông leo thang, không ít ý kiến cho rằng, Trung Quốc không dễ gì làm được điều đó, ít nhất là góc độ chính thức và quy mô lớn.
"Hoạt động giao thương với Việt Nam là nguồn cung chính cho một số tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, Việt Nam cũng là thị trường lớn nhất Đông Nam Á của Trung Quốc. Nhà đầu tư Trung Quốc đang có lợi ích lớn lẫn nhỏ về các dự án đầu tư trực tiếp gián tiếp tại Việt Nam. Tất cả điều này khiến người ta phải suy nghĩ trước khi quyết định bất kỳ biện pháp nào" - ông khẳng định.
Về phía Việt Nam, dù có muốn mở rộng nguồn cung đến đâu, dù có đa dạng hóa thị trường đầu ra đến mức nào, cũng không thể bỏ qua nguồn nguyên liệu phong phú của Trung Quốc. Không thể không mua các sản phẩm hợp lý từ công xưởng lớn nhất thế giới và không bán hàng sang thị trường đông dân nhất thế giới, lại cận kề Việt Nam. 
"Với cách sản xuất hiện đại, theo chuỗi cung ứng toàn cầu, mỗi nước đều phụ thuộc vào các nước khác. Rất nhiều nước trên thế giới tìm cách giao thương với Trung Quốc, chắc chắn Việt Nam không phải ngoại lệ, thậm chí gần Trung Quốc lại là lợi thế để bứt phá, vượt lên, nếu chúng ta có được nền kinh tế đủ sức cạnh tranh" - ông cho hay. 
Ông Lộc nhấn mạnh, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp giảm sự lệ thuộc của nền kinh tế vào Trung Quốc, chuẩn bị phương án chủ động ứng phó bất ổn có thể xảy ra trong quan hệ Việt - Trung, cũng cần khẳng định rằng sự phụ thuộc lẫn nhau là tất yếu.
  • 18:14 - Ngày 2/6/2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét