Trang

30 tháng 4, 2014

"Chạm tay vào quá khứ", cái nhìn mới về cuộc chiến tranh

 - Chiến tranh bắt đầu từ xúc cảm và cũng làm vỡ vụn cảm xúc, làm chia cắt tình yêu....
Với độ dài 45 phút và 5 màn múa, vở múa đương đại "Chạm tay vào quá khứ" thực sự là một tác phẩm hoàn chỉnh với cái nhìn trẻ trung, tươi mới mà không kém phần sâu sắc về cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
'Chạm tay vào quá khứ', cái nhìn mới,ề cuộc chiến tranh
Biên đạo múa Phúc Hùng với tư duy làm nghề: "Múa cho tôi thứ mà người giàu không thể cho được"
Mở đầu buổi diễn tối 29/4 tại Nhà hát thành phố, biên đạo trẻ Phúc Hùng nói, "vở diễn này là cái nhìn của thế hệ sau chiến tranh về cuộc chiến tranh. Chiến tranh không chỉ có bom đạn và máu lửa, góc nhìn của chúng tôi về chiến tranh qua khía cạnh khác, tình yêu đất nước, làng xóm, con người ....."

Và bởi thế, điều mà người xem nhận thấy rõ nhất ở vở múa này chính là tình yêu. 

'Chạm tay vào quá khứ', cái nhìn mới,ề cuộc chiến tranh
Con người trong xã hội hiện đại trước khi nhìn ngược về quá khứ
Chiến tranh bắt đầu từ xúc cảm và cũng làm vỡ vụn cảm xúc, làm chia cắt tình yêu. Hai trường đoạn dài nhất trong vở múa mô tả về một đêm trăng bắt đầu một cuộc tình giữa anh lính trẻ và cô gái miền quê. Dưới ánh trăng, họ đồng cảm và chia sẻ, cùng ngắm nhìn thế giới đang chuyển động với những vì sao đang bay. Rồi họ chia ly. 

Anh chiến đấu đơn độc ở chiến trường, xung quanh là những phiên bản khác của những người lính cũng day dứt vật vã nỗi nhớ quê. Cô ở lại, quay quắt hàng đêm, vật lộn với nỗi nhớ của mình. Xung quanh là những người bạn gái đơn độc khác cũng đau khổ và hướng về nơi chiến tuyến. 

'Chạm tay vào quá khứ', cái nhìn mới,ề cuộc chiến tranh
Cuộc gặp gỡ của tình yêu


'Chạm tay vào quá khứ', cái nhìn mới,ề cuộc chiến tranh
Những người phụ nữ nơi hậu phương mong nhớ người ở chiến trường

Vở diễn đã gây được sự xúc động mạnh mẽ nơi người xem - đa phần là khán giả trẻ. Không ít người đã rơi nước mắt. Thật ngạc nhiên khi có một thế hệ khán giả trẻ đã có thể cảm nhận được dễ dàng tình yêu và nỗi đau được truyền tải qua những động tác hình thể không lời như vậy. Một phần cũng nhờ âm nhạc mà Phúc Hùng và Phúc Hải (hai nhà biên đạo) sử dụng. Chúng rất ấn tượng và phù hợp để làm nền cho sự đa dạng của cảm xúc, chủ yếu là âm nhạc cổ điển thính phòng, đan cài khéo léo với một số tác phẩm được làm đương đại. 

Bối cảnh sân khấu hết sức tiết giản nhưng lại thể hiện được tư duy thẩm mĩ khi sử dụng hình ảnh bầu trời sao kết hợp với hiệu ứng ánh sáng laze, khiến phông nền như thể đang chuyển động. Phần lớp lang sân khấu cũng được làm rất tốt. Bố cục của múa tập thể làm nổi bật được tính đa dạng của biểu đạt nhưng đồng tâm của cảm xúc. Nếu được đầu tư nhiều hơn, khán giả hình dung có lẽ hai biên đạo Phúc Hải Phúc Hùng còn làm được nhiều hơn nữa với một tư duy dựng vở nhiều điểm sáng thông minh như vậy. 

'Chạm tay vào quá khứ', cái nhìn mới,ề cuộc chiến tranh
Vở diễn héo léo sử dụng ngôn ngữ của ánh sáng
  • Hồ Hương Giang
Ảnh: Hoàng Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét