Trang

19 tháng 5, 2014

Có đồng minh Ấn Độ, Nhật sẽ càng cứng rắn với Trung Quốc


Đăng Bởi  - 
Ông Abe và ông Modi đã gặp nhau từ năm 2007
Ông Abe và ông Modi đã gặp nhau từ năm 2007
Sau khi ông Narendra Modi đắc cứ chức thủ tướng Ấn Độ, có lẽ người vui mừng nhất bên ngoài lãnh thổ Ấn Độ là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc. Ông Abe muốn có một đồng minh cùng chí hướng và giờ ông đã có một chiến hữu là ông Modi.
Ông Abe đã “nhìn thấy” tiềm năng của ông Modi từ lâu
Ngay hồi tháng 2, khi Ấn Độ đang bước vào giai đoạn vận động tranh cử, trang Foreign Policy đã nói rằng chính quyền ông Abe mong ngóng từng ngày chiến thắng của ông Modi để Nhật có thêm một đồng minh tin cậy tại khu vực châu Á.
Nhưng thật ra không phải chờ đến năm nay mà ngay từ 7 năm trước, khi ông Abe còn trong nhiệm kỳ đầu làm Thủ tướng Nhật, ông Abe đã nhìn ra được ông Modi sẽ là một đồng minh quan trọng trong tương lai. Chính vì thế, ông Abe đã mời ông Modi sang Nhật bất chấp khi đó ông Modi bị chính quyền Mỹ liệt vào danh sách đen, do bị cáo buộc dính líu vào một vụ thảm sát người theo đạo Hồi ở bang mà ông Modi là thủ hiến. 
Điểm tích cực nhất mà ông Modi chia sẻ chung với ông Abe là tinh thần rất cứng rắn trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc. Ông Modi đã nhiều lần chỉ trích chính quyền Manmohan Singh (người vừa từ chức thủ tướng Ấn Độ) vì quá nhún nhường trước Trung Quốc. 
Cứng rắn với Trung Quốc là xương sống trong chiến dịch vận động tranh cử của ông Modi. Chính vì vậy, trang Business Week ngay hồi tháng 4 đã bình luận rằng: “Nếu ông Modi đắc cử, không cần phải là thiên tài thì bạn cũng có thể đoán ra được Ấn Độ sẽ thành người bạn lớn nhất của Nhật tại châu Á”. Giờ thì mọi thứ đang trở thành hiện thực.
Có Ấn Độ, Nhật không cảm thấy đơn độc
Trong việc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc và trong cả việc tranh chấp vị trí “dẫn dắt” ở Đông Bắc Á, Nhật gần như đơn độc. Mỹ tuy ủng hộ Nhật nhưng lại ở xa và Mỹ trong những năm gần đây phụ thuộc chặt chẽ kinh tế với Trung Quốc. 
Hàn Quốc cũng có tranh chấp lãnh thổ với Nhật ở đảo Takeshima/Dodko. Nga cũng có tranh chấp lãnh thổ với Nhật ở nam quần đảo Curin.
Giờ có thêm Ấn Độ theo đường lối cứng rắn của ông Modi thì Nhật cảm thấy có thêm một người bạn đáng tin cậy tại Nam Á. Thậm chí, trang Diplomat không ngần ngại gọi luôn ông Modi là một Abe của Ấn Độ vì tư tưởng dân tộc cao, không ngại va chạm với Trung Quốc.
 Ông Abe rất cứng rắn với Trung Quốc
 và ông Modi cũng vậy
Tiềm lực quân sự của Ấn Độ rất mạnh. Ấn Độ với hơn 1,2 tỉ dân (trong tương lai sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất), sẽ là một thị trường lớn cho Nhật và giúp Nhật không cần phải phụ thuộc nhiều việc tiêu thụ sản phẩm thương mại tại Trung Quốc.
Theo The Daily Beast, không phải ngẫu nhiên mà tuần trước, Thủ tướng Abe muốn sửa Hiến pháp để đưa quân Nhật tham chiến ở nước ngoài. Ý định này được đưa ra trong bối cảnh ông Modi đắc cử chức Thủ tướng Ấn Độ. Việc Nhật muốn thay đổi hiến pháp sẽ mở đường tạo ra một liên minh quân sự rất bền chặt với Ấn Độ và đây là điều Bắc Kinh rất lo ngại.
Anh Tú tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét