Trang

17 tháng 3, 2014

Dư luận quốc tế về cuộc trưng cầu ở Crimea


Dư luận quốc tế về cuộc trưng cầu ở Crimea
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm cho người đồng cấp mỹ Barack Obama vào sáng 17.3 khẳng định rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Cộng hòa tự trị Crimea tuân thủ với luật pháp quốc tế và hiến chương LHQ.
Trong cuộc trao đổi, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông báo điện Kremlin rằng “người dân bán đảo này được bảo đảm quyền tự do bày tỏ nguyện vọng và tự định đoạt”. Tổng thống Putin khẳng định cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea diễn ra hoàn toàn hợp pháp và tuân thủ hiến chương LHQ.
Cùng lúc, hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Putin lặp lại cáo buộc rằng chính phủ mới ở Kiev không thể bảo vệ những người nói tiếng Nga trong các cuộc bạo lực ở Ukraine.
Theo RIA, hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ đồng ý tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho tình hình khủng hoảng tại Ukraine hiện tại dù còn những bất đồng.
Thông báo của Nhà Trắng cho biết Mỹ đang hợp tác với các đối tác phương Tây để chuẩn bị áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Nga. Thư ký báo chí của Nhà Trắng, ông Jay Carney, khẳng định Mỹ sẽ không công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea. Một số nhà lãnh đạo phương Tây khác cũng lên án cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp và vi hiến.
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz cho biết cuộc trưng cầu dân ý vi phạm luật pháp Ukraine và luật pháp quốc tế, có thể gây rắc rối thêm cho những nỗ lực để hạ nhiệt khủng hoảng.
Liên minh châu Âu đã chuẩn bị danh sách những quan chức (ban đầu khoảng 130 người, sau đó được giới hạn còn “vài chục”) tại Crimea và Nga để chính thức áp đặt các cấm vận như cấm đi lại và đóng băng tài sản. Kết quả chính thức sẽ được quyết định trong cuộc họp ngoại trưởng EU tại Brussels sắp tới. Các ngoại trưởng châu Âu cũng dự kiến hủy cuộc họp thượng đỉnh EU - Nga dự kiến diễn ra tại Sochi vào tháng 6.2014.
Ở châu Á, Nhật Bản nhanh chóng lên tiếng ủng hộ quan điểm của các nước phương Tây khi bác bỏ cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea. Reuters dẫn lời Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga rằng Tokyo đã sẵn sàng hợp tác với các thành viên nhóm nước G7 về các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phủ nhận trực tiếp cuộc bỏ phiếu tại Crimea và không ủng hộ trừng phạt đối với nước Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Li Baodong ngày 17.3 nói rằng “Chúng tôi hi vọng tất cả các bên có thể bình tĩnh và duy trì kiềm chế để ngăn chặn tình hình leo thang và căng thẳng thêm”.
Theo Minh Anh ( Một Thế Giới )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét