Trang

14 tháng 4, 2014

Trung Quốc đang làm gì ở Việt Nam?


BTTD: Trung Quốc đang là ông cố nội ở VN rồi? Muốn gì được đó thôi.
(Doanh nghiệp) - Rất nhiều dự án nhà thầu Trung Quốc trúng thầu sau đó họ đã đưa ra nhiều lý do đòi tăng tổng mức đầu tư, đề nghị bù trượt giá.
Là kết quả điều tra của báo Tuổi trẻ đưa ra liên quan đến các dự án nhà thầu Trung Quốc trúng thầu EPC (tức tổng thầu, thực hiện từ việc tư vấn thiết kế, mua sắm thiết bị và xây lắp) dù nguyên tắc hợp đồng EPC là nhà thầu chịu toàn bộ trách nhiệm, chủ đầu tư sẽ được nhận chìa khóa trao tay.
Xin tăng mức đầu tư, bù giá
Cụ thể, như dự án Nhiệt điện Hải Phòng 1 (tại Thủy Nguyên, Hải Phòng), nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn điện khí Đông Phương trúng thầu. Thời điểm cuối năm 2008 đầu năm 2009, Tập đoàn điện khí Đông Phương đã liên tiếp phát văn bản kêu do biến động đồng nhân dân tệ đang từ 8,2 tệ/USD xuống 6,8 tệ/USD nên họ thiệt hại gần 100 triệu USD. Họ đề nghị VN bù giá, nếu không họ sẽ không thi công nữa vì hết tiền.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn khi làm thầu phụ cho nhà thầu Trung Quốc. Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng Trần Hữu Nam nêu tại dự án Nhiệt điện Hải Phòng, nhà thầu Trung Quốc có gọi các nhà thầu phụ Việt Nam đến thương thảo.
Dự án Nhiệt điện Hải Phòng 1 (tại Thủy Nguyên, Hải Phòng) do nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn điện khí Đông Phương trúng thầu
Dự án Nhiệt điện Hải Phòng 1 (tại Thủy Nguyên, Hải Phòng) do nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn điện khí Đông Phương trúng thầu
Nhưng khi các nhà thầu Việt Nam đưa ra giá, phía Trung Quốc đều nói không phù hợp với khả năng tài chính của họ. Một số doanh nghiệp Việt Nam cố chấp nhận giá thấp nhưng sau một thời gian làm việc với nhà thầu Trung Quốc đều phải... bỏ dở giữa chừng. Lý do: “Có doanh nghiêp không thể theo kịp tiến độ được phía Trung Quốc giao, có người bị nhà thầu Trung Quốc nợ tiền nhiều quá, cuối cùng phải ra đi”.
Như vậy chỉ tính riêng hai nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và Quảng Ninh 1 với tổng mức đầu tư trên 2 tỉ USD, doanh nghiệp Việt Nam gần như không nhận được đòn bẩy kinh tế lớn nào.
Ôm gọn từ hàng đến nhân công
Không chỉ đưa ra nhiều lý do đòi tăng tổng mức đầu tư, đề nghị bù trượt giá với những dự án mà đáng ra nhà thầu phải chịu trách nhiệm toàn bộ, ở những dự án quy mô hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỷ USD các nhà thầu Trung Quốc đã sử dụng tối đa hàng Trung Quốc và cả nhân công của họ.
Công nhân Trung Quốc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (Ảnh: TTO)
Công nhân Trung Quốc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh (Ảnh: TTO)
Theo đó, nếu tính riêng các dự án nhà máy nhiệt điện Trung Quốc làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa gần như bằng 0, theo tính toán của TS Nguyễn Chỉ Sáng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí.
Tương tự, với ngành công nghiệp nhiều "tai tiếng" về ô nhiễm môi trường như xi măng, ông Sáng cũng công bố,  với các dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu, tỷ lệ nội địa hóa cũng cơ bản bằng 0.
Còn với các dự án bauxite, Việt Nam đang làm 2 nhà máy ở Tây nguyên thì cả hai nhà máy đều do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu. Và tỉ lệ nội địa hóa ở hai nhà máy này có khá hơn, nhưng cũng chỉ ở mức... 2%. “Trong khi đó, theo Công ty Hatch (của Úc) chuyên về nhôm thì VN có đủ năng lực để thiết kế, chế tạo trong nước tới 50% thiết bị trong ngành này” - ông Sáng dẫn chứng.
Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp hội Cơ khí, cũng dẫn chứng thời ông làm nhiệt điện Phả Lại mở rộng (bắt đầu từ năm 1998), đối tác Nhật là thầu chính đã giao cho doanh nghiệp VN làm hầu hết kết cấu thép cho nhà máy này. Tuy nhiên “khi Trung Quốc sang thì khác, đến cái bulông họ cũng đem vào”.
Hà Anh ( Đất Việt )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét