Trang

2 tháng 2, 2014

Nói ít thôi, xin hãy làm đi


(Toquoc)-Chưa khi nào những lời hứa hẹn, tuyên bố, nhận trách nhiệm… lại nhiều như giai đoạn này. Không hiếm vị quan chức đã "dũng cảm" nhận trách nhiệm nhưng "nấp" sau những lá chắn tên gọi quy trình, còn dư luận thì phát ngán và bội thực với những tuyên bố trách nhiệm.  
Chưa bao giờ những lời hứa hẹn, tuyên bố, nhận trách nhiệm nhiều như giai đoạn này.  Những lời tuyên bố tràn ngập trên mặt báo, trong các cuộc họp từ cấp Bộ trưởng các ngành, tới từng địa phương.Vì sao lời hứa ngày càng nhiều?Tình hình kinh tế, xã hội vẫn không có tín hiệu nào lạc quan nếu không muốn nói ngày một cực kỳ khó khăn. Trong khi đó, những câu chuyện về nạn tham nhũng thì sau nhiều năm tấn công, dù các cơ quan đã chỉ ra "có một bộ phận không nhỏ" nhưng vẫn không tìm được nhiều bộ - phận - không - nhỏ.Tội phạm thì phát triển, những khó khăn, bức xúc từ đời sống dân sinh cũng không ít… Cộng dồn với những sự kiện động trời chưa bao giờ có đã xảy ra càng làm cho những căng thẳng trở lên đặc quánh.Vụ làm chết người, quăng thi thể xuống sông của thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) được ngành y tế Thủ đô nhận định là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, những lời xin lỗi của người đứng đầu ngành Y tế nước nhà… vẫn không làm dịu đi nỗi đau của xã hội và gia đình nạn nhân sau hàng tháng trời tìm kiếm, thi thể của nạn nhân xấu số vẫn chưa có manh mối. Vậy rồi, những cơ quan, cá nhân người có trách nhiệm quản lý trong vụ việc này cũng chỉ nhận mức kỷ luật nội bộ.Rồi xả lũ thủy điện tại miền Trung làm chết hàng chục người dân sống vùng hạ lưu, cũng được cơ quan chức năng giải thích rằng họ đã làm đúng quy trình và các thủy điện không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy trình xả lũ do Chính phủ phê duyệt không sai nhưng hệ thống cảnh báo đã không còn kịp thời và còn có những lỗ hổng như xả đúng quy trình nhưng đồng loạt các thủy điện xả cùng một thời điểm làm người dân khốn đốn. 

Quy trình xả lũ do Chính phủ phê duyệt không sai nhưng hệ thống 
cảnh báo đã không còn kịp thời...  
 
Hay vụ việc rượu độc sản xuất tại Hà Nội làm chết 5 người tại Quảng Ninh đang gây xôn xao dư luận. Khi đặt vấn đề trách nhiệm với Sở Công Thương, Sở Y tế Hà Nội khi năm nào kiểm tra đơn vị này đều phát hiện ra sai phạm nhưng không thể đóng cửa cơ sở sản xuất chỉ bởi vì: quy định pháp luật chỉ cho phép xử phạt hành chính chứ chưa tới mức tước giấy phép kinh doanh. Sở Y tế thì cấp giấy phép tiêu chuẩn sản phẩm rượu trước cả khi Sở Công Thương cấp giấy phép sản xuất rượu… Những lỗ hổng lớn như vậy nhưng cơ quan chức năng cũng chỉ nhận trách nhiệm một phần sau khi hứa sẽ quản lý chặt chẽ hơn và đưa trách nhiệm chính vẫn thuộc về cơ sở sản xuất.Rồi còn cả 229 kg heroin thoát qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất nhờ cán bộ ngành chức năng làm đúng quy trình…Tất cả mọi vấn đề đều được quy cho việc họ đã làm đúng quy trình, quy định pháp luật là như vậy. Những điều này càng làm dư luận bị tổn thương nhiều hơn và đẩy căng thẳng lên cao.Tình trạng bội thực các tuyên bố diễn ra. Báo chí trích nguồn, đại biểu lên tiếng trên diễn đàn Quốc hội… khiến người ta tưởng như chắc sẽ không còn sự tồi tệ nào xảy ra.Nhưng cuối cùng thì nhân dân trông đợi vào điều gì?Chủ nhân của những lời nhận trách nhiệm, hứa hẹn, tuyên bố có lẽ vẫn luôn ghi nhớ rằng, tất cả những lời dù có tốt đẹp nhất, hoa mỹ nhất đều được thực tế chứng minh, kiểm nghiệm.Nói hay mà không làm được, không làm thật, thì những minh chứng từ thực tế bẽ bàng của cuộc sống sẽ càng khiến họ mất uy tín nghiêm trọng, dân thì chán ngấy và chẳng còn niềm tin vào họ nữa.Chuyện thủy điện xả lũ làm chết dân đã xảy ra từ mấy năm qua. Sau bao lời tuyên bố, mọi việc lại vẫn tiếp diễn. Chuyện thiếu giường bệnh trong các bệnh viện công tuyến trung ương cũng xảy ra từ nhiều năm qua nhưng sau nhiều lời tuyên bố hùng hồn của các quan chức ngành y tế về chống quá tải bệnh viên thì tình trạng còn trầm trọng hơn…Cuộc sống sẽ kiểm nghiệm những "quyết tâm, lời hứa" của quan chức nhưng khi họ không thực hiện được, không thể chối cãi được, bị đẩy vào đường cùng thì lại giơ quy trình ra để đỡ.Tất cả đều đúng quy trình, nhưng một điều làm người ta thấy cần phải vượt lên quy trình.Quy trình cũng chỉ là một cái hình thể, vấn đề vẫn là con người. Dù anh có làm đúng theo quy trình, có chặt chẽ tới đâu thì cũng tạo ra những sản phẩm lỗi.Quy trình còn tạo ra những kẽ hở cho chạy chọt, hối lộ. Người ta cảm thấy phản cảm và muốn quan chức nói ít thôi, hùng hồn ít thôi mà hãy nói thật, làm thật đúng.Cũng không thể dựa vào quy trình, coi đó như một cái khiên, một lá chắn cho quan chức, để cái yếu kém về lương tâm, đạo đức, năng lực, lòng tự trọng của họ bị che khuất mà làm sai vẫn không có ai chịu chấp nhận từ chức. Mà ngay cả việc từ chức, quan chức cũng đổ cho việc chưa có quy trình, quy định để mà từ chức.Trong lúc Bộ Nội vụ vẫn đang lấn cấn trong phải đẩy nhanh việc soạn thảo quy chế bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm của quan chức thì những sự việc gây bức xúc dư luận vẫn diễn ra. Các cơ quan chức năng của tỉnh nghèo Hà Giang đã ra quyết định, không khởi tố hình sự các cán bộ của Sở Lao động, Thương binh, Xã hội tỉnh này ăn chặn hơn 181 triệu đồng hỗ trợ trẻ tàn tật tỉnh này chỉ "vì cái đại cục, cái to lớn". Đây cũng là cách để tỉnh này ổn định chính trị tại địa phương và giao về cho sở tự giải quyết nội bộ.Khi sự liêm sỉ, đạo đức,lương tâm của quan chức, của con người không còn thì có lẽ cũng chả có quy trình, quy định nào có thể can thiệp nổi.Và người dân trông chờ vào điều gì vẫn là một câu hỏi lớn mà quan chức ở ta còn nợ./.  
Thái Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét