Trang

15 tháng 3, 2014

Chỉ cần vài triệu đồng sẽ trở thành ‘hot’ Facebook, ‘hot"...

Chỉ cần vài triệu đồng sẽ trở thành ‘hot’ Facebook, ‘hot’girl

DJ Thái xinh như hot girl khiến dân mạng Việt điên đảo - Ảnh minh họa
 Với công nghệ ngày một phát triển, mạng xã hội có thể khiến một người bình thường dễ dàng trở thành hot girl, “hot” Facebook. Thậm chí những ca sĩ ít tên tuổi, những người thất nghiệp vẫn có thể nổi tiếng với hàng chục ngàn người like qua mỗi câu status hay bài hát.
Tuy nhiên, việc không ít “hot” Facebook thật sự có một lượng người hâm mộ cực lớn như trên mạng hay không vẫn là dấu hỏi.
“Hot” trên Facebook 
Có khá nhiều giải pháp để trở thành người nổi tiếng, theo đó bao gồm từ các hành động khác thường cho đến thuê dịch vụ, thuê người hâm mộ.
Tuy nhiên, hiện nay việc bỏ tiền làm một cách cụ thể, chi tiết, kế hoạch hẳn hoi thì trở thành người nổi tiếng có vẻ như ngày càng dễ dàng.
“Chỉ cần trên chục triệu đồng, “đánh” like liên tục là có thể trở thành “hot” Facebook ngay ấy mà” - chị H. quảng cáo.
“Nhận đặt hàng số lượng lớn, cung cấp cho các đại lý bán like, chiết khấu cao. Nếu 5.000-10.000 like thì 80 đồng/like, trên 10.000 like thì 60 đồng/like. Có ba hình thức để bạn chọn lựa như trao đổi, quảng cáo trên diễn đàn, quảng cáo trên Facebook”, những mẩu giới thiệu như vậy được thấy tràn lan trên mạng.
Mặc dù đã xuất hiện cách đây vài năm, thế nhưng hình thức kinh doanh like trên Facebook vẫn đang có giá. Nguyên nhân là ngày càng có nhiều người muốn nhanh chóng được nổi tiếng trên mạng.
Chị H., một dân kinh doanh like trên Facebook, cho biết chị liên kết cả hai fanpage lớn nên có sẵn sàng số lượng người like cần thiết. Thế nên tùy theo giá cả, một sự kiện nào đó hay muốn trở thành “hot” Facebook chỉ cần đạt được thỏa thuận thì sẽ có được số like cần thiết. Thậm chí số lượt like có thể kéo dài nếu có yêu cầu.
 “Chỉ cần trên chục triệu đồng, “đánh” like liên tục là có thể trở thành “hot” Facebook ngay ấy mà” - chị H. quảng cáo.
 Một trang rao bán like
“Hot” nhất là trở thành "ngôi sao"
Tuy nhiên, theo tư vấn của những người sành sỏi, hiện dịch vụ dành cho ai muốn thành “ngôi sao” đang “hot” hơn hết. Một tư vấn viên của dịch vụ này cho biết bạn có thể mua lượt nghe sản phẩm âm nhạc của mình trên các trang nhạc trực tuyến.
“Đó gọi là chi phí để thành người nổi tiếng, lượt nghe hoàn toàn có thể mua, nếu 1 triệu lượt nghe thì tốn 2 triệu đồng, chúng tôi nhận tối đa làm 3 triệu lượt nghe với giá 7-8 triệu đồng” - tư vấn câu lượt nghe nói.Thậm chí để trấn an khách hàng, tư vấn khẳng định chính trang nhạc trực tuyến cũng không thể biết đâu là người nghe ảo, người thật nên hoàn toàn yên tâm. 
Còn muốn lên hàng Top, sao thì cần đến 6 triệu lượt nghe và phải bỏ ra đến 15-16 triệu đồng, tất nhiên phải kết hợp luôn cả việc câu view fanpage - công ty tư vấn cũng đảm nhiệm luôn việc chăm sóc các trang này như một hình thức cam kết với khách hàng.
“Hàng sao cần thêm tiền “lót tay” để chắc chắn được lên Top” - tư vấn giải thích.
Fan ảo hàng triệu, fan thiệt loe ngoe
Theo một chuyên gia công nghệ, với dân kinh doanh trên Facebook họ xây dựng các câu lạc bộ like thuê, thậm chí là tận dụng các App của Facebook để thu hút lượng người like lớn, sau đó cho người khác thuê lại.

Đủ chiêu trò để nổi tiếng
Trên mạng đầy rẫy những người muốn thành hot girl, hot boy với lượt theo dõi lên đến vài chục ngàn người sau một đêm. Gần đây, mọi người xôn xao về hình ảnh cô gái tung ảnh gợi cảm mời gọi người đi chơi Noel cùng hay chỉ cần một clip không mặc nội y nhảy múa đăng kèm trên trang mạng xã hội, một cô gái thản nhiên được hàng chục trang lá cải chú ý đăng tải và còn có dịp xuất hiện trong các sự kiện của showbiz.
Thế nhưng thực tế loại hình câu like này chưa chắc hiệu quả như quảng cáo. Đơn cử như mua like trên bài hát, nếu bài hát không hay thì chắc chắn nó cũng không thu hút người nghe.
“Thực chất với những hình thức câu like không tương xứng. Nó sẽ chẳng có hiệu quả gì hết mà đôi khi nó còn có hại cho chính những người cố tình câu like” - ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, Giám đốc Công ty Emerald, cho biết.
Cụ thể, ông Thành phân tích sẽ có hai hậu quả tác dụng tiêu cực nhãn tiền là nếu fanpage ảo quá nhiều thì chính Facebook sẽ đóng trang này lại hoặc khóa vĩnh viễn.
Thứ hai là thử tưởng tượng bạn có 1 triệu fan nhưng thực tế số lượng đó chỉ đếm trên đầu ngón tay, điều này cũng đúng khi một nhãn hàng, thương hiệu hay  shop trên Facebook có hàng chục ngàn lượt like nhưng khi bán ngoài đời thật chẳng có mấy ai mua.
Tác dụng ngược của việc câu like sẽ cho người tạo ra nó cảm thấy “hụt hẫng” về lầm tưởng vị thế ngôi sao của mình. 
Trên thực tế chỉ có cách gây ấn tượng vào chính nội dung thật của status, chăm sóc chúng thường xuyên và mua quảng cáo của chính Facebook mới là cách làm mang lại nhiều hiệu quả nhất hiện nay.

Status về hot girl Mie của JVevermind có 11.000 like sau 11 phút -Ảnh chỉ mang tính minh họa
Theo PLO

Hoa hậu VN thích...leo lên...đạp liền...

Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới

Ở vòng chung kết của một cuộc thi hoa hậu quốc tế nọ, ban giám khảo lần lượt đưa ra các câu hỏi để hỏi các thí sinh, câu hỏi như sau
" Các cô hãy sơ lược đôi chút về bản thân và nói lên mong ước của các cô trong tương lai" .
Sau khi nghe xong câu hỏi, các cô gái lần lượt trả lời, đến cuối cùng, đến lượt của miss áo dài đến từ VN, cô bước lên trả lời: 
Miss VN : Dạ kính chào ban giám khảo và toàn thể khán giả, trước hết em xin kể một đôi điều về cuộc đời của em. Cuộc đời của em gặp nhiều gian truân lắm, em đã trải qua 3 đời chồng, mà đến hiện nay, em vẫn còn trinh..... 
BGK: ???, Xin cô giải thích rõ ràng hơn, đã qua 3 đời chồng mà làm sao cô vẫn còn trinh? 
Miss VN: Dạ thì có gì đâu, thằng chồng đầu tiên của em làm ở trong viện bảo tàng, châm ngôn của ổng lúc nào cũng là " Cấm sờ vào hiện vật ". Đến thằng chồng thứ 2, ảnh làm ở phòng điều tra hình sự, lúc nào miệng cũng nói " Giữ nguyên hiện trường". Đến cuối cùng em nản quá, lấy thằng chồng thứ ba, anh chàng này thì làm ở bộ kế hoạch và đầu tư, ông này thì khá hơn 2 thằng chồng trước của em, nhưng cũng suốt ngày chỉ có" Vạch ra... nhưng không làm gì hết", thiệt là tức chết ...
BGK: ...? Rồi sao...?
Miss VN: Cho nên, em có một ước mơ nhỏ nhoi thôi, đó là lấy được một người chồng vừa ý, em không dám đòi hỏi, chỉ cần ảnh đạp xích lô cũng được...
BGK: Sao vậy???? 
Miss VN : Bởi vì có chồng đạp xích lô sướng lắm, cứ " leo lên" là "đạp " liền...hi hi... !!!
Cả BGK và khán giả vỗ tay rầm rầm...và đương nhiên người đẹp VN đăng quang Hoa hậu quý bà thế giới.
St

Bộ tộc ăn thịt người, uống rượu bằng... đầu lâu


( Đất Việt. Bí ẩn khoa học) - Một nhóm người Aghori sống ở bên bờ sông Hằng, miền bắc Ấn Độ có thói quen ăn thịt người chết, uống rượu đựng trong đầu lâu.
Nhiếp ảnh gia Darragh Mason 37 tuổi đến từ Ireland đã dũng cảm sống chung với một nhóm người Aghori để tìm hiểu về tập tục quái dị của họ.
Tất cả họ đều là những người đàn ông độc thân, họ thường nghĩ mình là tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội, do đó họ luôn ăn mặc rách rưới và để tóc rối bù.
Thậm chí, nhóm người này còn lấy tro cốt của người chết được hỏa táng để bôi lên khắp cơ thể.
Họ dùng đầu lâu và xương người được lấy từ nơi hỏa táng để làm các nghi lễ tâm linh. Họ tin rằng sức mạnh thực sự chỉ có ở người đã chết.Những tập tục kỳ dị này khiến cho người Aghori bị người dân địa phương xa lánh.
Mặc dù có những tập tục kỳ quái nhưng những người Aghori đã làm nhiều điều tốt và xây dựng một khu chăm sóc, cứu chữa cho người bị bệnh phong. Cho đến nay, họ đã chữa khỏi cho 99.045 bệnh nhân bị bệnh phong nặng và 147.503 bị bệnh phong.
Văn Chi (tổng hợp)

55% trẻ em lao động sớm, thất học


- BTTD: Thiên đường hay địa ngục của trẻ thơ ?

 - Đây là số liệu nghiên cứu Điều tra quốc gia về lao động trẻ em được công bố tại Hà Nội ngày 14.3. Ước tính 9,6% dân số trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 17 ở Việt Nam đang phải làm việc kiếm sống, tương đương 1,7 triệu trẻ em.



Khoảng 1/3 số lao động trẻ em (khoảng 600.000 em) thường xuyên phải làm việc từ 42 giờ/tuần trở lên và có 1,3 triệu lao động trẻ em có nguy cơ làm trong các nghề thuộc nhóm nghề bị cấm.

Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ em không đi học trong số trẻ em phải làm việc để kiếm sống tăng từ 41% lên gần 55%. Đặc biệt với nhóm lao động trẻ em phải làm việc trên 42 giờ thì tỷ lệ không đi học tăng ở mức cao nhất với 96%. Phần lớn trong số lao động trẻ em này đều sinh sống ở khu vực nông thôn.

Chồng đẹp trai, chung thủy, nhà lầu, xe hơi, vợ vẫn đòi ly dị

- Mười ngày sau, cô gọi điện lại cho tôi. Cô tả lại tối hôm ấy, chồng cô buồn

lắm và tỏ ra ân hận. Cô cũng đã bật khóc khi chồng cô âu yếm gắp cho cô 

miếng lườn gà quay mà hồi yêu nhau cô rất thích.


Người phụ nữ ấy muốn đích thân tôi tư vấn, không chọn các cô trẻ hơn, không muốn đến phòng tư vấn mà muốn đến nhà riêng của tôi với điều kiện chỉ mình tôi với cô ta. Tất nhiên tôi chấp nhận mọi điều kiện vì tôi sống một mình. Cô đến rất đúng hẹn: 8 giờ tối thứ Bảy. Dưới ánh đèn phòng khách cô xuất hiện như một thí sinh hoa hậu quý bà. Bộ váy giản dị đúng mốt, dáng người mảnh mai xinh đẹp, trang điểm nhẹ nhàng, đặc biệt là mùi nước hoa Pháp sang trọng tỏa lan thơm dịu cả gian phòng.
Cô bắt đầu ngay vào vấn đề riêng tư cần tôi tư vấn.
Cô năm nay 37 tuổi (tôi chỉ đoán độ 32, 33). Chồng là thạc sỹ kinh tế, doanh nhân thành đạt ngành kiến trúc. Con trai 12 tuổi, học trường chuyên, mới giành giải thưởng cuộc thi Tiếng Anh và Toán của Thành phố. Tuy gia đình nhà chồng giàu có nhưng vợ chồng cô đã xây biệt thự ven Hồ Tây, ở riêng, có ô tô đưa vợ chồng đi làm, đón con đi học.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chồng ngoại tình chăng? Đầu tôi xuất hiện câu hỏi nhưng chưa kịp nói ra, cô đã hỏi ngược lại tôi
- “Chắc chị ngạc nhiên tại sao sướng như em mà còn cần chị tư vấn? Em xin thưa là em rất sướng: Chồng đẹp trai, chung thủy, yêu quý vợ con, tiền nong giao hết cho em chi tiêu định liệu, chồng chẳng bao giờ hỏi han thắc mắc. Nghề của chồng em đang là hot, kiếm tiền dễ nên chồng em còn có ý định bảo em ở nhà nội trợ, trông con và đẻ thêm đứa nữa cho vui nhà. Vậy thì em còn gì phải phàn nàn khúc mắc nữa?
- Còn em đang làm ở đâu? – Tôi ngắt lời cô.
- Em học đại học ngoại ngữ, ra trường làm cho một tổ chức quốc tế lớn tại Hà Nội. Rắc rối đời em lại sinh ra từ đây.
Cô cho biết, ông sếp của cô người Bắc Âu, 50 tuổi nhưng trẻ hơn tuổi, chơi thể thao, khỏe mạnh, thông minh, hài hước, sống rất mẫu mực, yêu quý chăm sóc nhân viên, đặc biệt là chăm sóc quý trọng nhân viên nữ.
Có lần, ông tâm sự với cô rằng, ông đã đi và làm việc ở nhiều nước nhưng không ở đâu ông thấy phụ nữ đặc biệt như ở Việt Nam: Họ đẹp, thanh mảnh, dịu dàng, làm việc tốt, chu đáo với bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt họ rất chu đáo tận tình với gia đình, cha mẹ, chồng con, với họ hàng thân thích của chồng. Cô hỏi sao ông biết, có phải ông đánh giá quá mức hoàn hảo theo cảm tính không, bởi vì theo cô, họ và cả bản thân cô cũng có rất nhiều điều chưa tốt cần phải chê nhiều hơn.
Ông cãi là ông có thực tế ở ngay cơ quan này. Đó là những bận rộn gia đình, thông qua những lý do xin nghỉ việc của phụ nữ, trong đó có những lý do rất lạ như thăm bố hoặc mẹ chồng ở bệnh viện, đi đám cưới, dự đám tang xây mộ, cúng giỗ người bên nhà chồng ở quê, dẫn em chồng đi hỏi vợ, thay em gái chồng bị ốm chăm cháu mới sinh…. Chỉ cần quan sát chị em ông cũng thấy sự bận rộn của họ như đưa con đi học, đón con về nhà, đi chợ mua thức ăn, tất cả dồn lên chiếc xe máy trước và sau giờ làm việc. Vây mà nhiều chị vẫn mang việc cơ quan về nhà làm bù vào buổi tối, các ngày nghỉ lễ để không lỡ kế hoạch sếp giao cho.
Và ông kết luận, ông ước gì được làm chồng Việt Nam, ông còn tâm sự: Bố mẹ ông chỉ có ông là con trai duy nhất, ông đã lấy vợ năm 30 tuổi nhưng đã ly hôn vì vợ ông không quan tâm đến bố mẹ ông, không chịu đi làm mà chỉ thích ăn chơi nhảy múa, thậm chí có bồ bịch thường trực khi ông vắng nhà. Những cuộc tâm sự rỉ rả của ông lúc đầu chỉ là trút nỗi buồn, lâu dần ông thể hiện mơ ước có tình yêu, có người vợ như cô. Nếu được như thế, ông có đầy đủ tất cả: người yêu, vợ, con trong gia đình ấm cúng với cha mẹ - cũng là những người vô cùng thân yêu của ông.
Một lần ông cử cô đi công tác, tranh thủ đưa cô về nhà thăm bố mẹ ông. Không hiểu ông có báo trước không mà hai cụ đón tiếp như con, còn hỏi con trai cô sao không sang, ảnh nó đâu? Khi chia tay, bà già gục vào vai cô khóc, ước ao được nhận cô làm con, được làm người mẹ Việt Nam sống cùng con cháu quay quần. Biết sếp và gia đình như thế, cô phải giữ ý xa lánh sếp. Thậm chí cô còn có ý định chuyển công tác. Sếp cũng biết ý của cô, nhận mình sai, dám “hái sao trên trời”, phá hoại hạnh phúc của cô. Ông thề sẽ dứt bỏ ý định điên rồ của mình, chỉ xin cô ở lại cho ông được làm người anh kết nghĩa của cô, giữ đúng cương vị ấy, không đi xa hơn. Nhưng cái cách chăm sóc, quan tâm của ông với cô thì như tình cảm của người anh, người em, người chồng và bố mẹ cộng lại. Chăm sóc từ công việc, sức khỏe và các nhu cầu khác của cô em gái yêu quý. Cô kể những chuyện này nhiều lắm, như có lần cô ốm phải vào bệnh viện Việt Pháp, người báo tin nói nhầm là Việt Đức, thế là ông lao vào bệnh viện Việt ĐỨc sục sạo tìm. Sau nhớ ra cô có bảo hiểm y tế ở Việt Pháp, ông lao đến tìm rồi cứ ngồi nhìn cô khóc như mưa, sợ cô chết hay phải mổ sẻ….
Tất cả những chuyện đó bắt đầu làm cô khó xử, khó chịu nhưng dần dần cô xiêu lòng khi nghĩ đến cuộc sống vợ chồng của mình. Tình cảm của ông sếp như tấm gương soi rọi vào những thiếu sót của chồng cô. Anh ấy nghĩ lấy cô làm vợ là xong, sau đó lào vào học hành, thăng tiến, công việc, tiền bạc. Anh ấy luôn tự hào mình là người chồng mẫu mực, bao được vợ con sung sướng, luôn muốn vợ ở nhà hưởng thụ và thay anh chăm sóc bố mẹ, anh hem. Bố mẹ anh cũng luôn tự hào về con trai mình, luôn tìm cách nhắc nhở về may mắn của cô được “chuột sa chĩnh gạo” của nhà chồng.
Cô đã lung lay và bây giờ muốn ngả vào phía ông sếp. Ở ông cô thấy được tình yêu đích thực, cô thấy được giá trị đáng được trân trọng của mình, cô được hưởng quyền của người phụ nữ tự do, bình đẳng…
Tôi – nhà tư vấn – rất thông cảm và đồng tình với cô bởi vì qua hàng ngàn ca tư vấn cho phụ nữ và chiêm nghiệm của bản thân, điều mơ ước nhất của chị em vẫn là được chồng yêu thương, quý trọng, chăm chút, che chở, thông cảm, biết ơn. Tình yêu ấy vượt lên tiền bạc, và vì tình yêu ấy chị em dám xông vào mọi khó khăn để đền đáp lại.
Khi hỏi cô định khi nào thì nói chuyện với chồng, với con? Cô cho biết đã thăm dò ý kiến con, cháu bảo cháu thích ở với mẹ vì bố không quan tâm đến con. Còn chồng, cô định chủ nhật tới sẽ rủ chồng ăn tối ở nhà hàng, sẽ nói hết mọi chuyện.
Mười ngày sau, cô gọi điện lại cho tôi. Cô tả lại tối hôm ấy, chồng cô buồn lắm và tỏ ra ân hận. Cô cũng đã bật khóc khi chồng cô âu yếm gắp cho cô miếng lườn gà quay mà hồi yêu nhau cô rất thích.
Cô lại hỏi:
- Chị ơi, nếu chồng em hối hận thật lòng, từ nay chăm sóc tôn trọng và yêu em nồng thắm như hồi chưa lấy nhau thì em có nên tin tưởng, từ bỏ ý định ly hôn, chuyển công tác ngay, xa lánh ông sếp không?
Tôi trả lời: Nếu chồng em thay đổi thì còn gì bằng. Em cũng có thể chuyển công tác rời xa ông sếp. Nhưng miếng thịt gà quay gắp cho em và lời nói ân hận chưa tạo niềm tin vững chắc. Bởi đây là cả một vấn đề về văn hóa tình yêu, về triết lý sống của con người, về thói gia trưởng coi thường vợ, coi thường phụ nữ thâm căn cố đế lịch sử phong kiến để lại.
Vì vậy, muốn thay đổi phải có thời gian thử thách bằng suy nghĩ, hành động, lời nói…
Hãy chờ sự chuyển biến một thời gian nữa có thể là 1 năm. Em cũng có thể nói tất cả với “anh kết nghĩa” của em kế hoạch của mình. Người văn minh như sếp em sẽ hiểu và tôn trọng cách xử lý vấn đề của em.
Và bây giờ nhà tư vấn vẫn đang chờ kết quả nhưng thẳm sâu suy nghĩ tôi chưa tin anh chồng cô gái này không hiểu được tình yêu đích thực là gì đâu. Vì đây là cả 1 nền văn hóa, trong đó có văn hóa tình yêu.

Theo Phụ nữ thủ đô

Nga bị Liên Hiệp Quốc cô lập

Đại sứ Nga ở UN, ông Vitaly Churkin biểu quyết chống lại bản dự thảo

Nga đã dùng quyền phủ quyết đối với bản dự thảo của Liên Hiệp Quốc (UN) chỉ trích cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vào Chủ Nhật 16/03 – đây là quốc gia duy nhất của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu chống.
Trung Quốc, được coi là đồng minh của Nga trong vụ việc, bỏ phiếu trắng.

Trong khi đó, Kiev cáo buộc lực lượng của Nga đóng chiếm một ngôi làng ở phía Bắc Crimea và yêu cầu rút quân.
Các quốc gia đứng đầu phương Tây chỉ trích việc Nga phủ quyết dự thảo về cuộc trưng cầu dân ý nhằm hỏi người dân Crimea về việc sát nhập trở lại Nga.
Ngoại trưởng Ukraine nói 80 quân lính với sự hỗ trợ của bốn trực thăng mang súng máy và ba xe bọc thép đã xâm chiếm làng Strilkove.
Một quan chức giấu tên người Nga được hãng tin Pravda-Ukraine dẫn lời rằng họ phải hành động để bảo vệ một trạm cung cấp khí đốt khỏi “tấn công khủng bố”.
Nga can thiệp vào bán đảo Crimea sau khi Tổng thống thân Moscow Viktor Yanukovych bị lật đổ hôm 22/02.
Quyết định của ông Yanukovych châm ngòi cho cuộc khủng hoảng Ukraine do lựa chọn gói hỗ trợ của Nga thay vì một thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU).

Toàn vẹn lãnh thổ


Biểu tình ở Moscow hôm 15/03 phản đối can thiệp của Nga ở Ukraine

Vùng Crimea trước năm 1954 vốn thuộc Nga, và phần lớn người dân ở đây có gốc Nga. Căn cứ hạm đội Biển Đen của Nga vẫn đặt ở Crimea.
Nhưng Nga đã ký một thỏa thuận cam kết sẽ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Quốc hội của vùng tự trị Crimea đề ra cuộc trưng cầu dân ý sau khi kết quả bỏ phiếu của các dân biểu đa số ủng hộ Nga.
Nhưng quốc hội ở Kiev phán quyết rằng trưng cầu dân ý Crimea là vi hiến, và hôm thứ Bảy 15/03 đã bỏ phiếu để giải tán quốc hội địa phương.
Ở UN, 13 thành viên của Hội đồng Bảo an thông qua giải pháp kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và lên án cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp.
Các nhà ngoại giao phương Tây đã đoán trước Nga sẽ dùng quyền phủ quyết đối với bản dự thảo và đạt được điều họ mong muốn khi Trung Quốc không biểu quyết.
Bắc Kinh coi vấn đề toàn vẹn lãnh thổ là rất nhạy cảm do lo sợ điều này có thể có ảnh hưởng tới hai vùng tự trị của chính nước này là Tây Tạng và Tân Cương.


Đại sứ Hoa Kỳ ở UN, Samantha Power nói "đó là thời khắc buồn và đáng nhớ" và gọi Nga là quốc gia "cô lập, cô đơn và sai trái".
Bà nói cuộc bỏ phiếu vào Chủ nhật là "bất hợp pháp, vô lý và chia rẽ" và sẽ không có hiệu lực gì lên trạng thái pháp lý của Crimea.
Người tương nhiệm của Nga, ông Churkin thì cho rằng cuộc bỏ phiếu là cần thiết để bù vào "lỗ hổng pháp lý" kể từ khi "đảo chính" diễn ra ở Ukraine.
Trong khi đó ở Moscow, hàng chục ngàn người đổ xuống đường phản đối hành động của Nga ở Ukraine, là cuộc biểu tình lớn nhất trong hai năm qua.
Khoảng 50.000 người tham gia biểu tình, hô khẩu hiệu "tránh ra khỏi Ukraine".
Một người đàn ông nói với BBC rằng ông cảm thấy Nga đang quay lại thời độc tài Xô Viết Joseph Stalin.
Cách đó không xa, ước tính 15.000 người ủng hộ Tổng thống Putin cũng đổ ra đường để bày tỏ đồng tình với cuộc trưng cầu dân ý Crimea.
Rất nhiều người trong số họ mặc quần áo đỏ giống nhau và mang cờ Nga cũng như cờ Xô Viết.
"Chúng tôi ủng hộ tình hữu nghị giữa người Nga và người Ukraine. Chúng tôi muốn khẳng định 'không' với những tên phát xít đang điều khiển Ukraine," một người trong số họ nói.
Theo bbc

Nga rút tiền khỏi Mỹ



- BTTD: Cuộc chiến tài chính bắt đầu?

(NLĐO) – Hơn 100 tỉ USD rút khỏi Mỹ trong tuần qua làm dấy lên suy đoán Nga đang chuẩn bị đối phó với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây.


Tờ Guardian (Anh) ngày 14-3 đưa tin các thị trường tài chính toàn cầu đang đặt trong tình trạng báo động cao, sau khi có tin đồn Kremlin đã rút một lượng lớn cổ phần là trái phiếu chính phủ Mỹ ra khỏi New York và chuyển vốn tới các quỹ an toàn nằm ngoài ảnh hưởng của Mỹ.
Các vụ chuyển tiền lộ ra sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ đưa tin lượng trái phiếu chính phủ mà họ giữ hộ các nhà đầu tư nước ngoài trong tuần lễ kết thúc ngày 12-3 đã giảm 105 tỉ USD, từ 2,96 ngàn tỉ USD xuống còn 2,85 ngàn tỉ USD. Năm ngoái, lượng trái phiếu bị rút ra nhiều nhất trong 1 tuần ở Mỹ là 32 tỉ USD.

Hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine tham gia tập trận gần làng Goncharivske hôm 14-3. Ảnh: Reuters
Hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine tham gia tập trận gần làng Goncharivske hôm 14-3. Ảnh: Reuters
Hơn 100 tỉ USD nói trên đã được chuyển ra khỏi các kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Mỹ tuần trước, giữa lúc chính quyền Tổng thống Barack Obama tăng cường đe dọa trừng phạt Nga do việc đưa quân vào bán đảo tự trị Crimea. 
Guardian cho rằng Ngân hàng Trung ương Nga có thể đứng sau các vụ chuyển tiền này nhưng cũng có khả năng một số nhà tài phiệt Nga hành động trước để tránh bị đóng băng tài khoản tại Ngân hàng Trung ương Mỹ.
Theo tờ Bild (Đức), ông Alexei Miller, chủ tập đoàn năng lượng Gazprom và Igor Sechin, điều hành Công ty dầu Rosneft, có thể nằm trong số 120 - 130 mục tiêu bị trừng phạt mà EU sẽ xem xét trong ngày 16-3.
Tuy nhiên, nhiều nhà ngoại giao bác bỏ thông tin trên. "Lợi ích kinh tế không phải là mục tiêu ưu tiên, thay vào đó là nhằm vào những nhân vật ảnh hưởng đến quyết định can thiệp vào Crimea và làm bất ổn Ukraine" - một nhà ngoại giao nói với Reuters.

Hải Ngọc (Theo Guardian, Reuters)

Kịch bản nào cho Crưm sau ngày 16/3?

(Petrotimes) - Cuộc khủng hoảng tại Ukraina sẽ được đẩy lên đỉnh điểm vào ngày 16/3. Ngày mà người dân Crưm sẽ quyết định có tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga hay không qua cuộc trưng cầu dân ý. Điều gì sẽ diễn ra sau cuộc bỏ phiếu này?

- Đa số người dân sẽ bỏ phiếu theo Nga. Crime sẽ thuộc về Nga. Tuy nhiên tương lai của Crime sẽ còn bất ổn vì sự phản đối của Kiev và Phương Tây, sự chống đối của người Ukraina và người Tatars. BTTD

Những người ủng hộ Nga tại Crưm biểu tình ủng hộ việc Crưm sáp nhập vào Nga
Đến nay, các điểm bỏ phiếu đã cơ bản được hoàn tất. Các trường học cũng đã được trưng dụng làm các điểm bỏ phiếu. Ông Alexander Dromashko, người đứng đầu Ủy ban bầu cử quận Lenin, thành phố Sevastopol cho biết: “Các điểm bỏ phiếu đã sẵn sàng. Ủy ban bầu cử đã sẵn sàng. Giờ chúng tôi chỉ cần sắp xếp phiếu bầu, niêm phòng sau đó tổ chức trưng cầu ý dân. Đây không phải là lần đầu tiên tôi tham gia tổ chức các sự kiện này. Tôi biết rõ người dân nơi đây. Theo tôi khoảng 97% người dân sẽ tham gia bỏ phiếu bởi vì mọi người đều muốn tham gia bỏ phiếu. Đây là quyền lợi của họ”.
Nhà lãnh đạo mới được chỉ định của Cộng hòa tự trị Crưm, ông Sergei Aksyonov ngày 13/3 tuyên bố sẽ đảm bảo cho cuộc trưng cầu ý dân tại Crưm diễn ra minh bạch và công bằng. Crưm cho biết sẽ cho mời các quan sát viên của nhiều nước trên thế giới như: Israel, Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Hungary, Czech… tới để tham gia giám sát bầu cử. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Ủy ban bầu cử Crưm, ông Mikhail Malyshev, Crưm sẽ không mời các quan sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), với lý do tổ chức này từng lên tiếng chỉ trích cuộc trưng cầu ý dân tại Crưm.
Dự kiến sẽ có 1.550.000 lá phiếu được in để sử dụng trong cuộc trưng cầu dân ý lần này. Các lá phiếu sẽ được in bằng 3 thứ tiếng Nga, Ukraina và Tatar.
Theo thiết kế phiếu bầu được đăng tải trên website nghị viện Crưm, cử tri khi đi bỏ phiếu sẽ phải trả lời 2 câu hỏi: “Bạn có ủng hộ việc sát nhập Crưm với Nga như một bộ phận của Liên bang Nga hay không?” và “Bạn có ủng hộ hiến pháp 1992 cũng như ủng hộ quy chế Crưm là một bộ phận của Ukraina hay không?”
Như vậy, sẽ có hai kịch bản diễn ra sau cuộc bỏ phiếu này. Thứ nhất, người dân Crưm đồng ý tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga. Thứ hai là Crưm sẽ vẫn thuộc Ukraina nhưng theo quy định năm 1992, được hưởng quyền tự trị rộng rãi. Ngoài ra còn một kịch bản thứ ba, đó là khả năng Crưm trở thành một nước Cộng hoà độc lập như kiểu Kosovo. Tình hình hiện nay gần giống như vậy.
Poster kêu gọi đi bỏ phiếu ngày 16/3 tại thủ đô Simpheropol của Crưm
Theo các nhà phân tích thì cả ba trường hợp trên diễn ra, Nga cũng đều giữ được ảnh hưởng tại Crưm. Ngay sau ngày 16/3, Tổng thống Nga có hai phương án: một là tuyên bố tức khắc Crưm trở thành lãnh thổ của Liên bang Nga và hai là giữ nguyên trạng như một lá bài để đàm phán với phương Tây hoặc với chính quyền Kiev mà cho đến nay bị Nga xem là phe đảo chính.
Câu hỏi được đặt ra là sau ngày 16/3, phương Tây sẽ phản ứng thế nào, khi họ tố cáo cuộc trưng cầu dân ý trên là vi phạm hiến pháp Ukraina? Trước cuộc bỏ phiếu này, phương Tây đã dùng đủ mọi cách để bảo đảm tính toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraina, từ đe doạ ngoại giao đến trừng phạt kinh tế. Tuy nhiên, tất cả đều không làm thay đổi được quyết tâm của Nga. Và ngay sau ngày Crưm sáp nhập vào Nga, phương Tây cũng sẽ chấp nhận sự thật này. Những gì đã xảy ra ở Gruzia năm 2008 sẽ xảy ra ở Ukraina, nhưng các nước lớn cuối cùng sẽ trở lại với nhau. Crưm là việc đã rồi, khó lấy lại được. Phương Tây có thể bực tức như trước kia Nga đã từng bực tức, nhưng chẳng có gì phải ngậm đắng nuốt cay.
Đây chỉ là một cái cớ để các chính trị gia Mỹ khai thác chuẩn bị cho mùa tranh cử sắp tới.
S.Phương

Hội đồng bảo an họp ra nghị quyết về tình hình Ukraine

Lúc 22g (giờ VN) ngày 15.3, Hội đồng bảo an LHQ tổ chức phiên họp khẩn cấp để bỏ phiếu về một nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý của nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine.
Cuộc họp do phía Washington đề nghị. Các nhà ngoại giao tin rằng Nga chắc chắc sẽ bỏ phiếu phủ quyết nghị quyết này.
Tuy nhiên, một nhà ngoại giao phương Tây cho biết khả năng Trung Quốc cũng bỏ phiếu phủ quyết trong trường hợp này là không chắc chắn (dù Trung Quốc thường có quan điểm ủng hộ Nga tại hội đồng, đặc biệt là những vấn đề về Syria).
“Phía Trung Quốc đang bối rối” - AFP dẫn lời nhà ngoại giao này. Từ lâu Bắc Kinh luôn tuyên bố tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ và không ủng hộ can thiệp tình hình nội bộ của nước khác. Một nhà ngoại giao khác thì nói rằng: “Mục tiêu duy nhất là buộc Trung Quốc bỏ phiếu trắng, như vậy sẽ càng cô lập Nga hơn nữa”.
Theo AFP, nghị quyết sẽ được đem ra bỏ phiếu là do Mỹ soạn thảo, với những điều khoản rất thận trọng và có thể được Bắc Kinh chấp nhận. Nội dung nghị quyết không đề cập cụ thể đến Nga, cũng không công khai kêu gọi Nga rút quân khỏi bán đảo Crimea. Nội dung nghị quyết cũng không đe dọa trừng phạt
Nội dung dự thảo tuyên bố phủ nhận tính pháp lý về cuộc trưng cầu dân ý ở nước Cộng hòa tự trị Crimea, đồng thời kêu gọi các quốc gia không công nhận kết quả trưng cầu. Dự thảo cũng tái khẳng định những cam kết về “chủ quyền, độc lập, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong vùng biên giới được quốc tế công nhận”.
Dự thảo kêu gọi Moscow và Kiev tổ chức đối thoại trực tiếp, kiềm chế, đồng thời lưu ý về tuyên bố của chính quyền lâm thời tại Ukraine là bảo vệ quyền lợi của tất cả người dân Ukraine, gồm cả những nhóm thiểu số.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov đã khẳng định dự thảo trên hoàn toàn không chấp nhận được đối với Nga.
“Chúng tôi không ủng hộ nghị quyết này. Nghị quyết bàn về những chuyện mà Hội đồng bảo an không nên thảo luận, vì hòa bình và an ninh quốc tế không liên quan trong vấn đề này. Điểm cơ bản là dự thảo kêu gọi không công nhận kết quả trưng cầu tại Crimea, đây là điều hoàn toàn không chấp nhận được đối với chúng tôi”.
Minh Anh (Theo AFP, VOR)

Công an hay đao phủ ?

Đa chấn thương, tử vong... sau khi bị công an hỏi cung

(Kienthuc.net.vn) - Hàng loạt vụ công an hành hung, đánh đập người dân dẫn đến chấn thương, tử vong trong phòng hỏi cung thời gian qua đang khiến dư luận phẫn nộ.
Liên tục trong thời gian gần đây nhiều vụ người dân bị sưng mắt, tím bầm, thậm chí chết bất thường sau khi làm việc với công an đã khiến dư luận nghi vấn về cách làm việc lạ ở đồn công an.
Mới đây, ngày 9/3, công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã ra quyết định xử phạt đối với Trưởng công an xã Hạ Trạch, Nguyễn Văn Huân vì đã cố ý đánh người gây thương tích cho ông Lê Chiểu Hạnh (trú tại xóm 9, xã Hạ Trạch). Ông Hạnh được mời về trụ sở công an xã để làm việc sau khi có hành vi tát vào mặt ông Ngọc do mâu thuẫn về việc đàn bò nhà ông Ngọc phá hàng rào nhà ông Hạnh. Tại trụ sở công an xã, bất ngờ vị Trưởng công an xã Hạ Trạch đã khóa trái cửa rồi dùng tay, chân đấm đá liên tục vào người đến khi ông Hạnh ngã quỵ xuống nền nhà.
Trước đó, sáng 12/2, nạn nhân Nguyễn Hồng Khởi (21 tuổi quê Nghệ An) sau khi làm việc với công an phường Linh Xuân (quận Thủ Đức, TPHCM) đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Sau đó, anh Khởi đã tố bị công an đánh đến nhập viện. “Họ dùng dùi cui, dép đánh vào mặt, đầu và lên gối vào mặt em”, anh Khởi kể lại.
 Một người dân bị thương khi làm việc với công an. 
Sắp tới, 5 cựu cảnh sát điều tra Công an TP Tuy Hòa sẽ phải hầu tòa khi bị tố dùng nhục hình hỏi cung khiến nghi can tử vong. Các cựu công an như Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá - Đội phó điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Tuy Hòa) và các cựu cán bộ điều tra Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Thân Thảo Thành, Đỗ Như Huy. Những người này bị cho là đã dùng nhục hình với anh Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, huyện Tây Hòa, Phú Yên) khiến nạn nhân tử vong. 
Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Đoàn luật sư Hà Nội, Chủ tịch hội đồng khen thưởng, nếu người thi hành công vụ dùng nhục hình đối với nghi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 298BLHS về tội dùng nhục hình, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 299 BLHS về tội bức cung. Còn nếu người thi hành công vụ đánh người đẫn đến tử vong thì phạm tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ qui định tại điều 97 BLHS. 
 Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến.
Nói về việc nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế tình trạng người dân bị đánh khi làm việc tại đồn công an thì nên lắp camera ở phòng hỏi cung từ cấp xã trở lên. Luật sư Tiến nhận định, nếu có điều kiện để lắp được camera ở tất cả các phòng hỏi cung từ cấp xã trở lên thì sẽ giúp làm sáng tỏ sự minh bạch trong phòng hỏi cung nhưng ở nước ta với điều kiện như hiện nay thì khó có thể làm được điều này. Hơn nữa, camera chỉ có thể hạn chế phần nào thôi chứ không thể tránh được việc làm sai trái của người thi hành công vụ, bởi camera không thể ghi được suy nghĩ của con người.
“Sai phạm là do con người đang thực thi công vụ gây ra do vậy phải đào tạo bồi dưỡng pháp luật cũng như giáo dục đạo đức nghề nghiệp thường xuyên cho họ. Đây mới là công việc bền vững, cần thiết và cơ bản để trách sai phạm pháp luật của người thi hành công vụ", Luật sư Tiến phân tích.
Hải Ninh

14 tháng 3, 2014

Một sự hiểu lầm tai hại về Putin

- BTTD: Đừng quên Putin từng là sĩ quan tình báo!

 Putin đã có công lớn với nước Nga, nhiều lần được bình chọn là "Nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới", say men chiến thắng ông ta đang trở thành một kẻ độc tài đáng sợ và nguy hiểm. 

Nguyễn Hưng Quốc (Theo Thông luận)  

Chung quanh việc Nga xâm chiếm Crimea của Ukraine, và liên quan đến Vladimir Putin, Tổng thống của Nga, có một số vấn đề khiến giới bình luận chính trị Tây phương thắc mắc và bàn thảo nhiều nhất suốt mấy tuần vừa qua: Một, tại sao tình báo của Mỹ không biết trước được việc Nga xua cả mấy ngàn quân (sau đó là cả mấy chục ngàn) đến chiếm Crimea?


 Hai, tại sao giới lãnh đạo Tây phương, kể cả các tổng thống Mỹ, từ George W. Bush đến Barack Obama, đều có vẻ cả tin Vladimir Putin đến vậy? Đằng sau hai câu hỏi trên là một câu hỏi khác: Tại sao Tây phương, kể cả Mỹ, lại dễ bị Putin lừa đến như vậy?

Kiểm tra lại các bản tin tình báo gửi lên giới lãnh đạo Mỹ, ít nhất là ở Quốc Hội, người ta thấy tuy các tình báo biết rõ sự kiện Nga huy động khoảng 150.000 lính đến biên giới Ukraine nhưng hầu hết đều đánh giá khả năng Nga quyết định tấn công Ukraine rất nhỏ.

Giới chức tình báo Mỹ biện minh: họ vẫn thường xuyên cập nhật các tin tức họ thu lượm được tại Nga và Ukraine và liên tục báo cáo cho chính phủ nhưng việc đánh giá đúng ý đồ của các nhà lãnh đạo nước khác, như Nga, chẳng hạn, rất khó chính xác.

Nói cách khác, thành thực hơn: lần này mọi người từ tình báo đến chính khách đều nhầm. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, phần lớn ngân sách tình báo của Mỹ đều tập trung vào nỗ lực chống khủng bố, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo hoặc ở những nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nga không còn là một ưu tiên để theo dõi như thời Chiến tranh lạnh nữa.

Thứ hai, quan trọng hơn, hầu như mọi người đều không hiểu đúng bản chất con người của Putin.

Nhớ, vào tháng 6 năm 2001, trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người, Tổng thống George W. Bush đã bày tỏ sự tin tưởng sâu đậm đối với Putin, người đồng nhiệm của ông ở Nga. Khi được các phóng viên hỏi tại sao, Bush tự tin đáp: “Tôi nhìn vào mắt ông ấy và thấy được tâm hồn của ông” (I looked in his eyes and saw his soul). Sự tự tin ấy, sau này, bị nhiều người chê là ngây thơ.

Nhưng không phải ai cũng thoát được sự ngây thơ ấy. Trước ngày Nga xua quân tràn vào Crimea, phần lớn các tờ báo có uy tín nhất tại Mỹ đều cho việc Putin điều động binh sĩ đến biên giới Ukraine chỉ là một trò hăm dọa. Các bài viết mang nhan đề kiểu “Tại sao Nga không xâm lược Ukraine” hay “Không, Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine” hoặc “Năm lý do để mọi người đừng lo lắng thái quá về tình hình ở Crimea” xuất hiện đầy trên các mặt báo.

Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn các học giả, các chuyên gia quân sự và chính trị nổi tiếng đều không tin là Nga sẽ tấn công Ukraine như điều họ đã từng làm đối với Georgia vào năm 2008.

Tại sao người ta dám khẳng định một cách chắc chắn như vậy?

Có ba lý do chính:

Thứ nhất, nền kinh tế của Nga hiện nay quá yếu để có thể chịu đựng nổi một cuộc chiến tranh như thế. Putin hẳn thừa biết là nếu lao vào một cuộc xâm lược như vậy, ông sẽ bị Mỹ và Tây phương trừng phạt, ít nhất về phương diện kinh tế. Việc buôn bán sẽ bị ngưng trệ, đồng rúp sẽ bị giảm giá, uy tín của Nga trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra cho Olympic mùa đông tại Sochi vừa rồi như đổ vào biển, cuộc họp thượng đỉnh của khối Bát cường (8 group) được chuẩn bị vào tháng 6 sẽ hóa thành công cốc. Đó là chưa kể các nguy hại lâu dài: Về kinh tế, Nga phải cưu mang hơn 2 triệu người ở Crimea, trong đó 20% là người lớn tuổi; về an ninh, Nga sẽ phải đối diện với nguy cơ đánh du kích hoặc khủng bố của mấy trăm ngàn người Tatar vốn có truyền thống thù ghét Nga.

Thứ hai, nó lại không cần thiết: Ai cũng biết chính quyền Ukraine, sau cuộc cách mạng vừa rồi, đang đối diện với vô số thử thách: Nếu Nga không can thiệp, tự nó sẽ sụp đổ. Kinh tế Ukraine vốn đã gầy guộc, lại thêm nạn tham nhũng tràn lan, càng ngày càng quặt quẹo với lạm phát và nợ nần chồng chất. Mới tuần trước, tân Thủ tướng Ukraine ước chừng khoảng 37 tỉ Mỹ kim bị biến mất dưới thời Viktor Yanukovych. Hiện nay Ukraine cần ít nhất 25 tỉ Mỹ kim để trả nợ và bù đắp các thiếu hụt trong ngân sách. Trong khi đó số ngoại tệ họ dự trữ được chỉ còn có 12 tỉ.

Thứ ba, không những không cần thiết, nó còn có hại. Hai cái hại lớn nhất là: Một, nó làm cho Mỹ và Tây phương phải nhảy vào giúp Ukraine. Bình thường, không có sự uy hiếp của Nga, có lẽ Tây phương sẽ hờ hững với việc giúp đỡ Ukraine sau cuộc cách mạng vừa rồi. Tây phương đang phải đối đầu với các khó khăn của chính họ, nhất là ở các thành viên mới. Họ không đủ sức để cưu mang thêm một gánh nặng khác. Nếu Nga không tấn công Crimea, chắc chắn Mỹ và châu Âu không nhảy vào giúp Ukraine một cách nhiệt tình và tận tình như vậy. Hai, hành động hiếu chiến thô bạo của Nga làm cho dân chúng Ukraine trở thành đoàn kết hơn, yêu nước hơn và sẵn sàng chống trả Nga một cách mãnh liệt hơn. Quan sát dân tình ở Ukraine hiện nay, Chrystia Freeland cho là Nga đã thực sự thua trận.

Tất cả những điều ấy chắc chắn Putin và nhóm cố vấn của ông đều biết rõ. Ngay cả những người bình thường nhất cũng biết rõ. Vậy mà ông vẫn quyết định chiếm Crimea và có vẻ như sẽ đánh chiếm cả Ukraine. Tại sao?

Lý do đầu tiên có lẽ do Putin quá tự tin. Ông nghĩ là Mỹ sẽ không dám phản ứng gì cả. Một phần, vì Mỹ đã quá mệt mỏi với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và ở Afghanistan, hơn nữa, họ phải tập trung đối đầu với Trung Quốc ở châu Á. Phần khác, ông cho là hầu hết các quốc gia Âu châu, những đồng minh thân cận nhất của Mỹ hiện nay, đều lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga, lại có nhiều liên hệ kinh tế với Nga: Tất cả những nước ấy, vì quyền lợi của mình, không thể mạnh tay với Nga được. Khi Châu Âu khoanh tay, một mình Mỹ cũng chẳng làm gì được. Chính sách của Mỹ, ít nhất là dưới thời Obama, thường rất cẩn thận, tránh né mọi rủi ro; khi cần, họ chỉ lãnh đạo từ phía sau. Nếu châu Âu không đóng vai tiên phong, Putin tin là Mỹ cũng sẽ chỉ đánh võ mồm mà thôi. Mà kiểu đánh ấy thì ông chả ngán chút nào cả.

Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là cách suy nghĩ và cách hành xử của Putin hoàn toàn khác với Tây phương. Khác đến độ bà Madeleine Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ, cho là Putin bị hoang tưởng; phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho những lời lẽ của Putin về các âm mưu của Tây phương tại Ukraine là những sự hư cấu đáng giật mình nhất kể từ Dostoyevsky.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho Nga hành xử như những kẻ sống trong thế kỷ 20 hoặc thế kỷ 19! Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Obama mới đây, cũng đồng ý như thế khi cho dường như Putin đang sống ở một thế giới khác

Nhưng khác như thế nào? Khác ở ba điểm chính: Một, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề; hai, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự khủng hoảng của kinh tế và sự cùng khổ của dân chúng để đạt được điều mình muốn. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là sự nghi ngờ và căm thù đối với Mỹ và Tây phương. Putin thường nói là việc để cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, từ đó, làm tan rã khối Liên bang Xô viết trước đây là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ông tự đặt cho mình sứ mạng là phục hồi lại đế quốc Nga bằng cách thu phục lại, và nếu cần, xâm chiếm các quốc gia láng giềng vốn thuộc Liên bang Xô viết trước đây. Trên con đường thực hiện giấc mộng ấy, ông xem cản trở chính là tham vọng bành trướng của Mỹ và châu Âu. Mỗi lần Liên hiệp Âu châu thu nạp một thành viên mới là một lần Putin giật mình căm hận. Ông không nhìn đó như một sự phát triển đáng mừng của lịch sử về hướng dân chủ hóa mà lại xem đó như một sự đe dọa. Trước những đe dọa ấy, ông phản ứng một cách quyết liệt, bất chấp những hậu quả về kinh tế, chính trị hay xã hội.

Tuy nhiên, ông lại quên thời thế đã đổi khác. Sự liều lĩnh của ông chỉ mang lại tai họa cho nước Nga.

Trước mắt, tai họa đầu tiên đến từ một yếu tố có lẽ Putin không nghĩ đến khi quyết định tung quân đánh chiếm Crimea: Khác với cuộc xâm chiếm Hungary vào năm 1956 và Czechoslovakia năm 1968, nước Nga hiện nay có một yếu tố mới có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu sắc đến các quan hệ quốc tế: thị trường chứng khoán. Ngay ngày đầu tiên khi binh lính Nga xuất hiện trên đất Crimea, chỉ số thị trường chứng khoán bị rớt hơn 12%, làm bay mất 60 tỉ Mỹ kim và tỉ giá đồng rúp bị giảm đến mức kỷ lục.

Về lâu về dài, ngay cả khi chiếm được Crimea hoặc ngay cả toàn lãnh thổ Ukraine, nước Nga cũng sẽ phải chịu đựng những gánh nặng kinh tế hầu như vượt ngoài khả năng của họ. Hiện nay, Nga vẫn còn đang phải còng lưng ra tài trợ cho Abkhazia và South Ossetia họ chiếm được từ Georgia, và Transnistria từ Moldova. Ukraine, với những nợ nần và tham nhũng hiện nay, nếu lọt vào tay Nga, cũng sẽ trở thành một gánh nặng khủng khiếp. Đó là chưa kể Nga sẽ phải đối diện với các cuộc chống đối bằng vũ trang, dưới hình thức du kích hoặc khủng bố, của người Ukraine và đặc biệt, người Tatars.

Trong một bài viết mới đăng trên tờ The Washington Post, Henry A. Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ thời Nixon, có nêu lên một vấn đề hay: Một chính sách được kiểm tra không phải ở chỗ nó bắt đầu như thế nào mà ở chỗ nó kết thúc như thế nào.

Nhưng trong khi chờ cuộc xâm lược ấy kết thúc, không ai được quên bài học lần này: Cách suy nghĩ và hành xử của Putin hiện nay không khác gì mấy so với các nhà độc tài cộng sản trước đây. Thay tên đổi họ, ông vẫn không giấu được dòng máu của Stalin trong huyết quản.

Ván bài ngửa và thế trận khó lường của Trầm Bê

Đại gia Trầm Bê sẽ xuất hiện với vị trí, vị thế như thế nào ở ngân hàng mới.

Đại gia Trầm Bê sẽ xuất hiện với vị trí, vị thế như thế nào ở ngân hàng mới?


Ông Trầm Bê và gia đình được cho là có lợi thế trong vụ sáp nhập Southernbank vào Sacombank. Đây dường như là một ván bài ngửa nhưng vị đại gia này hẳn còn nhiều nước đi chưa thể lường hết.

Tiềm ẩn bất ngờ
Vụ sáp nhập giữa Sacombank và Southern Bank đã có những bước đi chính thức đầu tiên. Có vẻ như, vụ việc đã được công khai và sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch bởi những thương vụ lớn trong ngành tài chính thường được công bố khi mọi việc đã "hòm hòm", tất cả chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng trong một cuộc chơi nào cũng luôn có những điều bất ngờ có thể xảy ra.
Xét về chủ trương tái cấu trúc ngân hàng, sáp nhập Sacombank và Southern Bank là bình thường. Đi đúng chủ trương và được đánh giá là có lợi cho cả 2 phía cũng đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý và cổ đông sẽ nhanh chóng thông qua. Việc sáp nhập chỉ còn là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố tiềm ẩn bất ngờ trong thương vụ này, mà phần nhiều liên quan tới quyền lực thực sự của ông Trầm Bê - đại cổ đông chi phối của Southern Bank, cũng là cổ đông lớn của Sacombank và các cuộc đàm phán để cân bằng lợi ích giữa các nhóm cổ đông lớn.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều là tỷ lệ nắm giữ thực sự của ông Trầm Bê và những người liên quan tại Sacombank?. Có phải khoảng 6,7% như công bố trong báo cáo quản trị vừa qua không? Hay đây chỉ là một phần được thể hiện trên danh mục cổ phiếu của ông Trầm Bê và những người liên quan?
Cán cân lực lượng và quyền lực của ông Trầm Bê như thế nào trên bàn đàm phán và sẽ ra sao sau khi sáp nhập?
Dựa theo tỷ lệ cổ phần mà các bên nắm giữ công khai, có thể thấy, quyết định để Sacombank và Southern Bank sáp nhập hay không phụ thuộc phần nhiều vào một số cổ đông lớn tại Sacombank như: Eximbank, Đầu tư Sài Gòn Exim và Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu.
Ông Trầm Bê và người liên quan sẽ không được bỏ phiếu ở cả 2 ngân hàng do là cổ đông hưởng lợi trực tiếp từ một đề xuất. Tỷ lệ chấp thuận cũng phải đạt tối thiểu 65% của các cổ đông có quyền tham gia biểu quyết. Các cổ đông nước ngoài và các cổ đông khác cũng là một bên đối trọng.
Trầm Bê: Đạo diễn sau sân khấu
Quyết định bỏ phiếu có thông qua hay không có lẽ phụ thuộc vào việc Sacombank sẽ được lợi gì từ vụ sáp nhập, các cổ đông lớn và nhỏ theo đó sẽ được lợi gì và đại gia Trầm Bê và những người liên quan sẽ xuất hiện với vị trí, vị thế như thế nào ở ngân hàng mới, và vị trí này có ảnh hưởng như thế nào tới họ - các cổ đông lớn khác?
Cho tới thời điểm này, đề án chi tiết chưa được công bố, cho nên, giới đầu tư chưa thể phân tích được lợi ích của các bên và các cổ đông sẽ ngả theo hướng nào. Giới đầu tư hiện vẫn đang nghe ngóng về kế hoạch chia cổ tức, kế hoạch nới room ngoại, tỷ lệ hoán đổi và kế hoạch chia 100 triệu cổ phiếu quỹ, thặng dư vốn cho cổ đông của Sacombank. Việc nới như thế nào, chia như thế nào, tất cả sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông 2 ngân hàng.
Theo các thông báo mua bán trong hơn 2 năm qua, có thể thấy Eximbank đang là cổ đông lớn nhất với hơn 10%, tiếp theo là khối ngoại với hơn 10%, rồi đến 10% cổ phiếu quỹ, khoảng 6,7% cổ phần của nhà ông Trầm Bê, khoảng 4,5% của Đầu tư Sài Gòn Exim và 2,3% của Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu.
Nhìn vào cơ cấu cổ đông nói trên, loại trừ 10% cổ phiếu quỹ và cổ phần của nhà ông Trầm Bê, thì quyền quyết định đang dồn vào "nhóm Eximbank" với tỷ lệ sở hữu lên tới gần 18%.
Trước đó, trong vụ thâu tóm Sacombank cách đây gần 2 năm, Eximbank đã đứng ra đại diện cho "nhóm cổ đông nắm giữ trên 51%" mà sau này đã cử một loạt đại diện từ Eximbank và Southern Bank vào Hội đồng quản trị của Sacombank như: ông Phạm Hữu Phú (hiện là chủ tịch STB), ông Trầm Bê, con trai Khải Hòa, ông Phan Huy Khang, bà Dương Hoàng Quỳnh Như.
Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu hiện đang nắm giữ 2,3% cổ phần Sacombank cũng là "người liên quan" của ông Phạm Hữu Phú.
Nhìn vào cán cân lực lượng nói trên, có thể thấy, nếu nhóm cổ đông mà Eximbank diện cách đây gần 2 năm vẫn cùng chí hướng và thì vụ sáp nhập Sacombank-Southern Bank có lẽ chỉ là một miếng ghép thêm trong đoạn của cuối của kịch bản thâu tóm Sacombank và hướng tới sáp nhập Sacombank-Eximbank. 
Và nếu vậy thì khả năng đề án sáp nhập sẽ nhanh chóng được đại hội thông qua cho dù ông Trầm Bê không được tham gia bỏ phiếu.
Tuy nhiên, trong một thương vụ, lợi ích không bao giờ công bằng cho tất cả các bên. Chắc chắn sẽ có những người được hưởng lợi nhiều hơn, những người hưởng lợi ít hơn.
Cán cân nghiêng về bên nào phụ thuộc vào thực lực và khả năng đàm phàn giữa các nhóm này. Và có thể thấy, trong một cuộc chơi như vậy, vẫn có rất nhiều tình huống có thể xảy ra và đó có thể là những điều bất ngờ. 
Nhóm cổ đông nước ngoài và các cổ đông nhỏ lẻ khác cũng đang nắm một tỷ lệ khá lớn cổ phần và họ cũng có thể góp phần làm thay đổi cục diện bàn cờ nếu 2 nhóm cổ đông chính không có sự thống nhất cao độ. Đại hội cổ đông có thể không thông qua phương án sáp nhập.
Ngược lại, sự bất ngờ cũng có thể xảy ra với sự thống trị của một nhóm cổ đông lớn nào đó tại ngân hàng mới hoặc tiến tới là một thực thể mới hơn nữa giữa Sacombank-Eximbank.
Quá nhiều sự bất ngờ cũng khiến mọi việc trở nên bình thường nhưng với tất cả những gì đã diễn ra với Sacombank trong thời gian qua thì rõ ràng dù bỏ phiếu hay không, ông Trầm Bê hẳn vẫn là đạo diễn chính cho thương vụ này.
Theo Mạnh Hà
VEF