Trang

30 tháng 6, 2018

Việt Nam- Thiên đường và địa ngục


Với tiềm năng sẵn có, Việt Nam đã có thể trở thành một trong những đất nước giàu đẹp nhất thế giới.
“Đất nước ta giàu đẹp. Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” là sự thật hiển nhiên của Việt Nam. Đó là những cách rừng bạt ngàn Tây Nguyên, Tây Bắc. Là Biển Đông bao la có bờ biển dài 3.260 km, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên với 50% hàng hóa thế giới phải đi qua. Là những đồng bằng phù sa mầu mỡ Sông Hồng, Sông Cửu Long. Là những di sản thiên nhiên mỹ lệ Vịnh Hạ Long, Tràng An, Động Phong Nha, biển Đà Nẵng. Là nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú với hơn 5000 quặng tụ và 60 loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, sắt, apatit, titan, vàng, nhôm...
Vị trí địa lý Việt Nam rất quan trọng trên bản đồ thế giới. Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương ôm một phần lớn Biển Đông, là khu vực trung tâm của Đông Nam Á với quy mô kinh tế, chính trị, quân sự chiến lược.
Lịch sử Việt Nam đã viết nên những bản anh hùng ca oanh liệt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống giặc ngoại xâm.
- Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời! (Lý Thường Kiệt)
Đối diện với gã láng giềng khổng lồ Trung Quốc tham lam và độc ác, tổ tiên người Việt không hề khiếp sợ mà luôn hiên ngang, bất khuất:
- "Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương". (Nguyễn Trãi)
Với ý chí mở rộng bờ cõi, vươn xa ra Biển Đông đến với Hoàng Sa, Trường Sa và Nam tiến tới Mũi Cà Mau để xây dựng vững chắc nước Việt Nam cong cong, mềm mại hình chữ S:
- "Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long". (Huỳnh Văn Nghệ)
Thời Gia Long (1802- 1820) Việt Nam đã là quốc gia giàu mạnh nhất Đông Nam Á. Theo tài liệu của Ngân Hàng thế giới, qua đánh giá của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh:
- “Năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới”.
Khi Pháp xâm chiếm Việt Nam (1857), nhận thấy những ưu thế vượt trội của Việt Nam, nước Pháp mà cụ thể là Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer nhiệm kỳ 1897-1902 (là Tổng thống Pháp 1930-1931) đã muốn xây dựng Việt Nam thành nước Pháp ở Đông Dương và họ đã xây dựng Sài Gòn thành Hòn Ngọc của Viễn Đông (Tham khảo XỨ ĐÔNG DƯƠNG).
Chính Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã đánh giá rất cao về con người và thiên nhiên Việt Nam:
- “Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam”.
- “Người An Nam ở Bắc Kỳ cần cù chịu khó, còn hơn cả người Nam Kỳ. Họ vạm vỡ hơn, cường kiện hơn... Họ làm việc tích cực không ngừng nghỉ”.
- “Lớp đất trẻ, tương đối nông của Nam Kỳ đặc biệt thuận lợi cho việc trồng cấy. Rất dễ canh tác trên đất đó, và đất đặc biệt phì nhiêu. Thời vụ diễn ra rất đều đặn”.
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nhận xét về Việt Nam:
- “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Tạp chí du lịch nổi tiếng Rough Guide đã bình chọn Việt Nam là một trong số 20 quốc gia đẹp nhất thế giới.
Với tất cả những gì đã có, Việt Nam xứng đáng trở thành một trong những đất nước giàu đẹp nhất thế giới.
Tiếc thay, ngày nay Việt Nam đang là một dân tộc thất bại, tiềm năng đã, đang bị hủy hoại.
Theo danh sách các quốc gia tính trên GDP (danh nghĩa) bình quân đầu người năm 2017, Việt Nam xếp thứ 132.
Tiềm năng, tài nguyên, khoáng sản đang bị khai thác đến kiệt quệ. Về cơ bản Việt Nam đã phá xong rừng. Biển ven bờ đã cạn kiệt nguồn thủy sản. Từ một nước xuất khẩu, Việt Nam đã phải nhập khẩu than đá, gỗ, dầu thô...
Đồng bằng sông Cửu Long- vựa lúa của Việt Nam và thế giới đang có nguy cơ bị khô hạn do cạn dần nguồn nước ngọt vì Trung Quốc làm nhiều đập giữ nước trên thượng nguồn và biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao.
Việt Nam đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khắp nơi xả thải vô tội vạ, ra đường là có rác, 60 nhà máy nhiệt điện than phun khói độc, biển/sông/hồ đang chết. VN lọt top 10 quốc gia có không khí bẩn nhất thế giới. Dân Việt đã, đang, sẽ chết hàng loạt vì bệnh tật.
Việt Nam là nước bị ngoại bang (Trung Quốc) lấn chiếm biển đảo nhiều nhất thế giới. Tàu thuyền Trung Quốc đang hoạt động chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng 30 hải lý.
Tham nhũng ở Việt Nam đang là quốc nạn, mức độ tham nhũng xếp thứ 2 Châu Á.
Thực phẩm bẩn đang đầu độc dân tộc Việt, rau, củ, quả, thịt, cá, nước... đều có nguy cơ nhiễm độc.
Việt Nam xếp gần cuối bảng về tự do ngôn luận, nhân quyền ở Việt Nam vẫn bị vi phạm nghiêm trọng.
Đáng sợ nhất là lòng tham, gian trá và vô cảm đã trở thành "văn hóa" trong xã hội Việt Nam, tiến trình Hán hóa đang diễn ra rất nhanh, nguy cơ Hán hóa Việt Nam đang hiện hữu.
Theo thực trạng hiện nay, Việt Nam đang đóng cửa thiên đường và mở ra cánh cửa địa ngục cho dân tộc Việt.
Đường tới thiên đường không dễ nhưng chẳng khó, Việt Nam hãy học và làm theo Hàn Quốc, Singapor... chỉ cần 10 năm Việt Nam sẽ giàu đẹp, thiên đường của người Việt không chỉ là giấc mơ.
Ảnh: 1- Mù Cang Chải. 2- Hà Nội.
Phạm Văn Hải

29 tháng 6, 2018

Nguyên Chủ tịch Gia Lai bị dân trừng phạt

NÀY CÁC QUAN THAM, ĐỪNG TƯỞNG VỀ HƯU LÀ YÊN THÂN!
Ông cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai và tô phở úp lên đầu!
Ánh Liên (VNTB) Nhà báo Trương Châu Hữu Danh trong một chia sẻ cho biết, ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, khi ông đi ăn phở buổi sáng bên hông Cung Thiếu nhi, 'thằng dân cầm nguyên bát phở chậm rãi đến bên cụ, sau khi xác nhận đúng là cụ thì thằng dân ụp luôn bát phở lên đầu cụ.'
Ông cựu Chủ tịch tỉnh vô liêm sỉ.
Nhà ông Phạm Thế Dũng ở Tăng Bạt Hổ kín như nhà tù và nhiều lần bị dân phá, lại thêm chuyện khi ông cựu Chủ tịch tập thể dục ở công viên thì bị vài 'thằng dân' ném đất và đá vào người kèm theo chửi thề. Hay câu chuyện, 'thằng dân' còn mang máu chó lên mộ mẹ ông Dũng ở nghĩa trang TP Pleiku viết văn tế sống cắm lên mộ.
Thế nên chuyện ông Dũng có nhà ở Gia Lai nhưng ít khi ở, mà ở Sài Gòn nhiều hơn ở quê nhà là vậy.
(Hình Ông Phạm Thế Dũng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai)
'Thằng dân' nói thẳng ra không có quyền gì đánh ông cựu Chủ tịch hết, nhưng bởi khi còn tại chức, ông quan Dũng chỉ lo 'vơ vét' của cải bằng quyền lực chiếc ghế mà bỏ việc chăm lo đời sống nhân dân, nên dân ghét. Và hầu như phố núi Gia Lai,... ai cũng ghét ông cả.
Ông Phạm Thế Dũng từng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật vì vi phạm trong giao đất, cho thuê đất không đấu giá, bổ nhiệm người thân không đủ tiêu chuẩn... Nhiều người coi 'kỷ luật' là vết nhơ trong đường công danh, nhưng đó là khi họ còn phấn đấu, chứ vơ vét xong và làm chuyến hoàng hôn nhiệm kỳ như kiểu ông Phạm Thế Dũng thì kỷ luật chỉ như muỗi đốt đồng. Chính vì vậy, mà ông Dũng đã buông ra câu nói hời hợt và vô liêm sỉ: Tôi về hưu rồi, xử sao thì xử.
Phá là thế, nhưng ông Dũng lại được những hai nhiệm kỳ với 10 năm tròn (2005- 2015). Vào 1 thập niên đủ khiến cho Gia Lai 'ngộp thở' với hàng loạt dự án nghìn tỷ như Tượng đài Bác Hồ và các dân tộc Tây Nguyên (1.000 tỷ đồng), nâng cấp mở rộng sân bay Pleiku (gần 1.000 tỷ đồng). Thậm chí, ngay cả dự án mua sắm sách, vở và đồ dùng học tập cho trẻ em và học sinh dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo cũng được ông nhón tay quyền lực vào để 'thông thầu' cho vợ.
Nhắc đến Gia Lai mà quên nhắc đến rừng là một thiếu sót lớn. Có thể nói, 10 năm trước ai làm Chủ tịch Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông là những người góp công lớn nhất để dọn dẹp sạch sẽ nguồn rừng bạt ngàn của vùng đất đỏ bazan này. Riêng ông Dũng, ông có công lao chuyển đổi rừng quý sang rừng khai thác phổ thông; rừng nghèo thành vùng trồng cao su.
Sự 'ăn tàn phá hoại' qua 2 nhiệm kỳ của ông Dũng đã để lại một di chứng mà báo Tiền Phong ngày 30.09.2017 đã phải đặt dấu hỏi: Ai khắc phục nổi?
Dân 'thế thiên hành đạo'
Khi pháp luật của chính quyền và kỷ luật của đảng không được nghiêm, thì nghiễm nhiên người dân sẽ 'thế thiên hành đạo', bởi 'dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên vì cái tật ngông nghênh cậy thế cậy quyền' như ông cụ khai sinh ra nhà nước CHXHCN Việt nam từng lên tiếng phê phán.
Người ta bảo làm quan ở Việt nam nếu luồn cúi thì cần phải mặt dày, và mặt dày thì cần phải tập chui rúc. Trong thời đại công nghệ phẳng với mạng xã hội Facebook 30 triệu người dùng, những hành vi - phát ngôn 'trái dân, hại nước' đều bị bóc mẽ. Từ những vị ĐBQH song tịch đến những anh quan phụ mẫu đương quyền - cậy chức rao giảng ngày đêm 'đạo đức cách mạng'.
Lòng dân là thứ quan trọng, nhưng có vẻ các vị quan ở Việt nam chưa bao giờ để ý tới, họ chỉ vơ vét và lên chuyến bay sang nước ngoài. Và vì quan chức mặt dầy nằm trong thể chế, nên cả thể chế vì thế trở thành một đối tượng đáng tổng xỉ vả trong mắt dân. Nói nôm na, cả thể chế sẽ có lúc bị dân úp tô phở lên đầu như cách 'thằng dân' úp tô phở lên đầu ông cựu Chủ tịch tỉnh Gia Lai vậy.

26 tháng 6, 2018

Tiểu quốc PHẦN LAN chiến thắng siêu cường LIÊN XÔ

Phạm Văn Hải
Năm 1939, Phần lan chỉ là quốc gia tí hon với 4 triệu dân, còn Liên Xô là siêu cường có lãnh thổ lớn nhất thế giới với 170 triệu dân.
Stalin đề nghị Phần Lan trao đổi một phần lãnh thổ của nước này với Liên Xô, Chính phủ Phần Lan đã từ chối, Stalin liền huy động quân đội tấn công Phần Lan.
Tham gia vào Chiến tranh Mùa Đông 1939- 1940, phía Phần Lan chỉ có khoảng 300.000 quân trong khi đó phía Liên Xô huy động khoảng 1 triệu quân (gấp >3 lần), cùng rất nhiều phương tiện chiến tranh hạng nặng vượt trội Phần Lan như 5000 xe tăng (gấp 100 lần), 3800 máy bay (gấp >30 lần). 
Ngày 30/11/1939, quân Liên Xô tấn công tám điểm dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô Helsingfors. Máy bay Liên Xô tràn ngập bầu trời Phần Lan, tiến hành oanh tạc dữ dội nhiều thành phố, thị trấn. Vào lúc 6h sáng cùng ngày, 23 sư đoàn của 4 tập đoàn quân với 425.000 binh lính, cùng 6 sư đoàn thiết giáp với hơn 3.000 xe tăng, được yểm hộ bởi hơn 3.000 máy bay vượt biên giới Phần Lan. 
Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel. Tuy nhiên xe tăng Liên Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần Lan nên nhiều chiếc bị phá huỷ, còn binh sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng. Quân đội Phần Lan dựa vào địa hình quen thuộc và các công sự vững chắc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ. Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga phải rút lui về điểm xuất kích với tổn thất nặng nề.
Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công ồ ạt trên toàn phòng tuyến Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. 
Từ ngày 7/12/ 1939 đến ngày 8/1/1940, khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi, kết quả là khoảng 13.000 lính Nga bị thương vong và 2.100 bị bắt làm tù binh để đổi lấy 2.000 thương vong về phía quân Phần Lan. Đặc biệt là trong khoảng từ 4/1 đến 7/1/1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng Xô viết khoảng 25.000 quân trên đường Raate, quân Phần Lan có 402 người chết để đổi lấy 7.000-9.000 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn 163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị kẹt trong đầm lầy nên bị chết rét dần dần, trong số 44.000 quân thì đã tử trận, chết cóng, bị thương hoặc bị ốm mất hơn 30.000, bị mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10 xe cơ giới các loại. Tàn quân Liên Xô rút chạy về hậu cứ.
Quân Nga thiệt hại nặng, nhưng Stalin tiếp tục điều thêm 300.000 quân, trong suốt một tháng, các cuộc tấn công tiếp diễn tại hồ Ladoga, tại vịnh Phần Lan. Quân và dân Phần Lan kiên cường chống trả khiến quân Nga thiệt hại nặng nề.
Ngày 12/3/1940, Sau 100 ngày quyết chiến. Hai bên chấp nhận ngừng bắn. 
Thất bại thảm hại của Liên Xô trong Cuộc chiến Mùa đông này không chỉ là do mùa đông quá khắc nghiệt mà còn đến từ sự chủ quan, khinh địch và hậu cần yếu kém của quốc gia lớn nhất châu Âu này. 
Cụ thể, trong khi những người lính Phần Lan có quân phục với quần áo đủ dày để giữ ấm và quan trọng nhất là những tấm áo choàng màu trắng để ngụy trang thì Hồng quân Liên Xô lại sử dụng quân phục màu... nâu. Điều này đồng nghĩa với việc, giữa nền tuyết trắng những người lính Liên Xô sẽ nổi bật hơn bao giờ hết và trở thành bia tập bắn cho lính Phần Lan trên chiến trường. 
Hậu cần cũng là một vấn đề khó khăn mà Liên Xô gặp phải, nhất là khi cuộc chiến diễn ra trong mùa đông khắc nghiệt nhất thế kỷ 20 này. 
Những đoàn hậu cần của Liên Xô bị tắc lại trên đường, kẹt cứng nhiều tuần lễ do bão tuyết khiến các đơn vị ở tiền tuyến phải buộc rút lui do súng đạn dự trữ đã không còn và quan trọng nhất là quần áo ấm không kịp chuyển ra mặt trận đã khiến hàng chục nghìn lính Liên Xô chết rét trước khi kịp tham chiến. 
Thêm vào đó, người Phần Lan đã chiến đấu cực kỳ quả cảm để bảo vệ đất nước mình khiến người Liên Xô dần dần bị sa lầy trong cuộc chiến này dù mới chỉ tham chiến được thời gian ngắn.
Phía Phần Lan cũng nắm được địa hình phức tạp ở vùng biên giới nên chủ yếu sử dụng tuần lộc và xe chó kéo làm nhiệm vụ tiếp vận cho tiền tuyến một cách hiệu quả thay vì việc sử dụng xe tải và không thể di chuyển được của Liên Xô. 
Tổng cộng trong cuộc chiến này, phía Liên Xô đã chịu thương vong khoảng 400.000 lính trong khi đó, phía Phần Lan chỉ chịu thương vong khoảng 70.000 người. Phần Lan đã giành chiến thắng oanh liệt.
Ngày nay Phần Lan là một trong những quốc gia phồn vinh nhất thế giới.
(Biên tập theo Kiến Thức, wikipedia và Internet)

25 tháng 6, 2018

Vận Nước


Dân giàu nước mạnh vinh Tổ quốc.
Quan giàu nước mạt nhục Giang Sơn.

Chống tham nhũng không dễ nhưng chẳng khó

Muốn chống tham nhũng theo tình hình hiện nay ở VN, cần phải tiến hành các biện pháp sau:
- Không đánh trận giả, không sợ vỡ bình, không sợ ta đánh ta.
- Hãy bắt đầu bằng việc làm sạch hệ thống công an và thuế vụ.
- Mọi công dân có quyền được tiếp cận thông tin. Chính quyền công khai mọi hoạt động và các khoản thu, chi.
- Lấy ý kiến của nhân dân để sửa, điều chỉnh luật (VN có hơn 10.000 văn bản luật trái luật).
- Các tổ chức dân cử giám sát quyền lợi quan chức, công khai tài sản và thu nhập quan chức.
- Tuyển công chức công khai dưới sự giám sát của các tổ chức dân bầu.
- Thưởng từ 5-30% tài sản thu được từ tham nhũng cho những người có công chống tham nhũng.
+ Thành lập ỦY BAN CHỐNG THAM NHŨNG ĐỘC LẬP do quốc hội và nhân dân tuyển chọn công khai, có thực quyền tuyệt đối để điều tra, xét xử mọi quan chức tham nhũng (kể cả nguyên thủ quốc gia).
Các biện pháp nêu trên chỉ có tác dụng nhất thời, muốn chống tham nhũng lâu dài, hiệu quả thì phải thiết lập thể chế DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN- TAM QUYỀN PHÂN LẬP.
Với tình trạng VN hiện nay thì chống tham nhũng là KHÔNG THỂ.
Phạm Văn Hải
Sáng nay, 25.6, Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) diễn ra tại Hà Nội với sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo…
BAOMOI.COM