Loài người đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, trong đó có Thế chiến I (1914-1918), Thế chiến II (1939-1945) và thế giới vẫn đang tồn tại cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, nguy hiểm nhất, lâu dài nhất, mức độ tàn khốc nhất, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhân loại, không có quy ước, không xác định ngày khai chiến và chưa biết ngày kết thúc, cuộc chiến này từng chọn Việt Nam làm chiến trường sinh tử... đó là CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Chủ Nghĩa Tư Bản (CNTB)
Xuất hiện đầu tiên tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17, "là một hình thái kinh tế– xã hội của loài người, có đặc điểm đặc trưng là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, quyền này được Nhà nước Tư Bản Chủ Nghĩa bảo vệ về mặt luật pháp. Trong nền kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể". CNTB liên tục phát triển và hoàn thiện để đáp ứng tính thời đại, nhu cầu tiến bộ, văn minh của xã hội loài người, đã được thiết lập trên phạm vi toàn thế giới.
Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS)
Hình thành khoảng giữa thế kỷ 19, "Là một mô hình kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất, một nền kinh tế CSCN sẽ dựa trên sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất, con người sẽ làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu".
Diễn biến cuộc đối đầu lịch sử quy mô nhất thế giới
Ở cuối thế kỷ 19, CNCS chỉ là bóng ma ám ảnh Châu Âu. CNCS kêu gọi đấu tranh giai cấp, biểu tình, đình công, đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị, đấu tranh giải phóng dân tộc.
Năm 1917, CNCS đã thành hiện thực khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Năm 1921, Mông Cổ tuyên bố độc lập và trở thành quốc gia cộng sản thân Nga. Năm 1922 Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (Liên Xô) được thành lập và mở rộng lên tới 15 nước cộng hòa thành viên.
Từ đây CNCS trở thành đối trọng, đối thủ của CNTB, cuộc chiến tranh không tuyên chiến, không quy ước khốc liệt giữa CNCS và CNTB đã chính thức xảy ra trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế- Chính trị, Quân sự... đã lan rộng sang nhiều nước, nhiều châu lục khác.
Sau thế chiến II (1945), hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh ra đời bao gồm các nước Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Ba Lan, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, Anbani, Mông cổ, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba. Thời kỳ này CNCS thực sự trở thành mối đe dọa sự tồn vong của CNTB, cuộc đối đầu nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại đã phát triển ra phạm vi toàn thế giới.
Năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền từ tay Pháp- Nhật thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đảng cộng sản lãnh đạo, tiếp tục chủ chương kháng Pháp giành độc lập.
Năm 1949 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) thành lập do đảng cộng sản lãnh đạo. Trung Quốc tăng cường viện trợ cho cộng sản Việt Nam chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
Chiến tranh Triều Tiên
Năm 1950- 1953 xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Mỹ, đây cũng được coi là trận chiến trực diện của hai phe TBCN và CSCN trên chiến trường. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25/6/1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Cộng sản) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Tư bản). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, đã biến thành quy mô lớn khi lực lượng của Liên Hiệp Quốc được Mỹ lãnh đạo tham chiến, ủng hộ Nam Hàn và sau đó là quân đội Trung Quốc can thiệp, ủng hộ bắc Triều Tiên với sự tiếp ứng của Liên Xô (cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí). Sau ba năm, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27/7/1953, và không có hiệp định hòa bình trên thực tế. Cuộc chiến này hai phe CSCN và TBCN tạm hòa.
Chiến tranh Việt Nam- cuộc đối đầu sinh tử giữa CNCS và CNTB
Đầu năm 1954, cộng sản Việt Nam với sự trợ giúp của cộng sản Trung Quốc và hậu thuẫn của Liên xô, đã đánh bại thực dân Pháp trong trận Điện Biên Phủ, khẳng định vị trí vững chắc của CNCS ở Đông Dương, trực tiếp đe dọa Đông Nam Á.
Tháng 7/1954, Hiệp định Geneve về Việt Nam được ký kết. Miền Bắc Việt Nam với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc tiến hành xây dựng CNXH. Miền Nam Việt Nam được Mỹ và phe Tư bản trợ giúp xây dựng chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chống cộng sản.
Ra đời Liên minh chống cộng sản ở Châu Á
Tháng 9/1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (Hiệp ước Manila) gồm 8 nước: Thái Lan, Philippines, Anh Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand, Pakistan, Pháp, Úc được thành lập theo "Chủ thuyết Truman" nhằm át chế thế lực "cộng sản chủ nghĩa" tại châu Á, đồng thời phòng ngừa thế lực của Trung Quốc và Miền Bắc Việt Nam, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ một cơ sở pháp lý để tiến hành can thiệp quy mô lớn vào Chiến tranh Việt Nam.
Từ thời điểm này, lịch sử đã chọn Việt Nam làm chiến trường sinh tử để hai ý thức hệ TBCN và CSCN quyết đấu, gây ra CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ trực diện quyết liệt, tàn bạo và nguy hiểm nhất lịch sử loài người. Cả hai phe đều dốc tiền của, phương tiện chiến tranh, vũ khí vào hai miền Nam Bắc Việt Nam, dùng người Việt làm chiến binh xung trận "Trung Quốc sẵn sàng đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng".
Giai đoạn 1954 - 1962
Cả hai Miền Nam- Bắc Việt Nam đều không tiến hành tổng tuyển cử theo Hiệp định Genever, đổ lỗi cho nhau, tập kết lực lượng vũ trang về lãnh thổ của mình, tiến hành đấu tranh chính trị chống phá nhau. Miền Bắc tiến hành xây dựng CNXH. Tình hình Miền Nam diễn biến phức tạp, cộng sản tiến hành hoạt động bí mật củng cố lực lượng, đánh lẻ tiêu diệt các đối tượng chống cộng tích cực. Chính quyền VNCH mở các chiến dịch tìm diệt cộng sản, cao điểm là áp dụng luật "diệt cộng" 10/59. Từ năm 1960 Bắc Việt tiến hành đưa quân Nam tiến kết hợp với "Quân Giải phóng Miền Nam" của "Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam" tiến hành phản công quân đội VNCH, chiến sự gia tăng ác liệt.
Tháng 11/1963 Cuộc đảo chính Quân sự lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện, chứng minh yếu điểm của phe TBCN ở Miền Nam Việt Nam.
Miền Bắc Việt Nam, với sự trợ giúp của hệ thống XHCN, đẩy cao chiến lược Nam tiến, tăng sức ép lên chiến trường Miền Nam, đánh bại quân lực Việt Nam Cộng hòa trong "Chiến tranh đặc biệt".
Tháng 9-1965, 20 vạn quân Mỹ và Liên minh trực tiếp tham chiến ở miền Nam VN cùng với nửa triệu quân Việt Nam cộng hòa, nhưng vẫn không làm chủ được chiến trường. Quân đội Bắc Việt và lực lượng "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam" ngày càng lớn mạnh với sự hỗ trợ toàn diện của Liên Xô, Trung Quốc và cả hệ thống XHCN, liên tiếp đánh bại các chiến lược quân sự của liên quân Mỹ ở Miền Nam và bẻ gẫy các chiến dịch không kích của Mỹ ở Miền Bắc Việt Nam.
Cuộc chiến đã lan rộng sang Lào và Campuchia khiến nội tình hai nước này phân hóa, một phần theo Mỹ, một phần theo cộng sản, một phần trung lập.
Thời kỳ 1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh (chiếm hơn 18% tổng số quân Mỹ lúc đó) cùng với vài ngàn quân đồng minh và khoảng 50 vạn quân Việt Nam Cộng hòa với các loại trang thiết bị quân sự, vũ khí hiện đại nhất (trừ vũ khí hạt nhân). Phe XHCN cũng trang bị tối đa cho quân đội Bắc Việt và huy động các chuyên gia quân sự hàng đầu của Liên Xô, Trung Quốc sang Việt Nam tham chiến. Miền Bắc Việt Nam phải tổng động viên, đưa vào Nam khoảng 1 triệu quân cùng khoảng 35 vạn "Quân giải phóng" và du kích Miền Nam tham chiến với liên quân Mỹ. Cục diện chiến trường vẫn do phe cộng sản chiếm ưu thế. Có chuyên gia quân sự phe Tư bản phải thốt lên: "Không nên đánh nhau với cộng sản vì càng đánh chúng càng mạnh".
Năm 1972 sau nhiều thất bại trên chiến trường trong đó có thất bại "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không" và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ, Mỹ quyết định rút quân khỏi miền Nam Việt Nam bằng việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam v/v lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tuy nhiên cả hai miền Nam- Bắc Việt Nam đều không muốn ngưng chiến nên chiến tranh vẫn tiếp tục trên lãnh thổ miền Nam với ưu thế thuộc về phe cộng sản.
Ngày 30/4/1975 quân đội cộng sản Việt Nam đã đánh bại quân đội Việt Nam cộng Hòa, thống nhất đất nước Việt Nam, ra đời nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam.
Như vậy trên chiến trường, CNCS đã thắng CNTB. Cuộc chiến ở Việt Nam khiến cả hai phe mà chủ yếu là Mỹ và Việt Nam- Liên Xô bị thiệt hại nặng về kinh tế. Nhưng phe TBCN có nền tảng kinh tế phát triển hàng trăm năm nên vẫn đứng vững, phe CSCN với nền kinh tế chưa phát triển, thể chế kinh tế thiếu khoa học nên đã bộ lộ sự suy yếu trầm trọng, gián tiếp đẩy Liên Xô và phe XHCN Đông Âu sụp đổ vào đầu thập niên 90.
Đồng hành cùng chiến tranh quân sự, hai phe còn tiến hành các cuộc chiến khốc liệt trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa. Xung đột ý thức hệ TBCN và CSCN xảy ra trong nội bộ nhiều nước, các phong trào "Giải phóng dân tộc" chống thực dân, đế quốc, chống CNTB lan rộng khắp nơi trên thế giới. Năm 1969 chế độ thân cộng sản Gaddafi ra đời ở Libya. Tháng 12/1979 Liên Xô tấn công, chiếm đóng Afghanistan, thành lập chế độ cộng sản Najibullah ở Afghanistan. Năm 1999 Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất nắm quyền ở Venezuela...
Chiến tranh Lạnh (1946–1991)
Tình trạng xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II giữa CNTB và CNCS mà đứng đầu là Liên Xô và Mỹ, xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, các cuộc chạy đua vũ trang, các cuộc chiến tranh kinh tế, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, chạy đua không gian... Cuộc chiến tranh Lạnh đẩy căng thẳng lên cao trong quan hệ quốc tế như: cuộc Phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin 1961, Chiến tranh Việt Nam (1954–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989), và những cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO vào tháng 11 năm 1983. Thời kỳ này, nếu xảy ra chiến tranh giữa hai khối quân sự VACSAVA (CSCN)- NATO (TBCN) chắc chắn hai bên sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Vì vậy cả Hai phía đã tìm cách làm giảm các căng thẳng chính trị và tránh một cuộc tấn công quân sự trực tiếp.
Mỹ tiến hành chiến tranh li gián Xô- Trung và phe XHCN
Sau thất bại quân sự ở chiến trường Việt Nam, Mỹ đã rút ra bài học: "Không nên sử dụng chiến tranh quân sự với cộng sản, càng đánh chúng càng mạnh, không cần đánh chúng sẽ tự suy yếu và chết". Mỹ đã nhận thấy vai trò thủ lĩnh phe CSCN là Liên Xô, muốn đánh bại CNCS thì phải đánh bại Liên Xô trước. Mỹ nhận biết quan hệ Xô- Trung từ tình đồng chí đã chuyển thành thù địch. Mỹ đã bí mật đi đêm với Trung Quốc. Năm 1971, Mỹ từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, công nhận vị trí của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thay Đài Loan, thừa nhận chính sách “Một Trung Quốc”. Năm 1974 Mỹ làm ngơ để Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 1/1979 Mỹ- Trung bình thường hóa quan hệ. Tháng 2/1979 Trung Quốc tấn công phía Bắc Việt Nam... Vậy là Mỹ đã ly dán thành công, chia rẽ Xô- Trung, làm suy yếu CNCS.
Hệ thống XHCN sụp đổ.
Trong thập niên 1980, Mỹ và Phương Tây tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế chống lại Liên Xô, vốn đang ở tình trạng trì trệ kinh tế. Sau đó, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev theo su hướng Tư bản đưa ra những cuộc cải cách tự do "tái cơ cấu", "xây dựng lại"- 1987 và "mở cửa"- 1985. Mỹ và đồng minh mở "chiến tranh dầu mỏ" hạ giá dầu khiến nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ của Liên Xô khốn đốn. Cùng với cơ chế suy thoái bởi độc quyền, quan liêu, tham nhũng, bị nhân dân chán ghét, Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991. Cả hệ thống CNXH ở Đông Âu sụp đổ theo. Sự sụp đổ nhanh chóng lan sang các vùng khác trên toàn thế giới. Năm 1990 ở Nicaragua và Angola đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo, năm 1991 ở Ethiopia chế độ độc tài Cộng sản sụp đổ. Năm 1990 chế độ thân cộng ở Yemen sụp đổ, sau đó, hợp nhất với Nam Yemen, thành lập nước Cộng hòa Yemen, năm 1992 chế độ Cộng sản Najibullah ở Afghanistan sụp đổ...
Ngày 17/12/2014, Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ, Cuba theo su hướng Tự do- Dân chủ hóa, hiện đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất ở Venezuela đang bên bờ vực thẳm.
Nay CNTB đã giành chiến thắng áp đảo, CNCS đang thất bại và suy tàn, chỉ còn lại tàn dư ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Triều Tiên... Nhưng ở những nước này các đảng cộng sản cũng đang xung đột lợi ích trầm trọng: Trung Quốc đang xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, Triều Tiên đang thoát Trung để bảo vệ quyền độc lập và chính sách hạt nhân. Thực tế bản chất thể chế hiện nay ở TQ, VN, Nga, TT không phải là CNCS, CNXH mà là chế độ TƯ SẢN ĐỎ, TƯ BẢN THÂN HỮU NỬA PHONG KIẾN.
CNCS sẽ sụp đổ trong tương lai không xa.
Kết luận:
- Thất bại lớn nhất của loài người là đã sản sinh ra "Chủ nghĩa cộng sản".
- Chủ Nghĩa Tư Bản luôn phát triển và hoàn thiện, đã xây dựng được nền tảng vững chắc dựa trên ba thành tựu vỹ đại:
1- Thể chế Dân Chủ Đa Nguyên- Tam Quyền Phân Lập
2- Nền Kinh Tế Thị Trường.
3- Xã hội dân sự.
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI TRONG TƯƠNG LAI:
Theo tôi, trong tương lai, theo xu thế TOÀN CẦU HÓA, khi CNTB đã phát triển trên toàn thế giới nhưng CNTB vẫn chưa phải là một hình thái xã hội hoàn thiện, để cân đối, kiềm chế quyền lực và phân chia công bằng tài sản, để loài người tiến đến một nền văn minh cao hơn, loài người sẽ phải khai sáng ra một hình thái xã hội mới, đó là CHỦ NGHĨA TOÀN CẦU, tạo ra một hệ tư tưởng dân chủ hóa toàn cầu.
CHỦ NGHĨA TOÀN CẦU đã được một số chính khách nhắc đến, nước Mỹ đã vận dụng từ những năm 40 của thế kỷ 20 nhưng khá mông lung, sơ lược và chưa được viết thành Học thuyết.
Theo tôi, bản chất của CHỦ NGHĨA TOÀN CẦU sẽ dựa trên nền tảng lý thuyết cơ bản của CNCS và CNTB kết hợp với thành tựu thực tế của CNTB mà trọng tâm là xã hội Mỹ, Bắc Âu và Nhật.
(Có thể tôi sẽ viết Học thuyết CHỦ NGHĨA TOÀN CẦU)
Phạm Văn Hải
(Sưu tầm, biên tập và suy luân khoa học về sự thật lịch sử)