Trang

24 tháng 5, 2014

TQ là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm của VN


Nhân dân VN biết, bạn biết, tôi biết nhưng vẫn phải nhắc lại để con cháu không được quên.
Lịch sử VN đã chứng minh:
1. Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam chống giặc Trung Quốc xâm lược được cho là vào thời Hùng Vương thứ 6.  Nhà Ân xâm lược nước Nam và đã bị quân dân nước Nam đánh bại. Trong cuộc chiến tranh này đã ra đời truyền thuyết về Thánh Gióng.
2.  Khoảng từ 218-214 trước công nguyên nhà Tần xua quân đánh Âu Lạc và đã bị quân dân Âu Lạc dưới sự lãnh đạo của Thục Phán đánh bại. Thục Phán thay thế vua Hùng thành lập nên nhà nước Âu Lạc năm 207 TCN.
3. Năm 40 công nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại quân Đông Ngô chiếm đóng. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại nên quân Đông Ngô đô hộ nước Nam đến năm 265 CN.
4. Năm 541 – 544 Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương giành độc lập xây dựng nên nhà nước Vạn Xuân. Lý Bí lên ngôi vua tự xưng là Lý Nam Đế.
5.  Năm 602 Vạn Xuân bị mất vào tay nhà Tùy.
6.  Từ 713-722 Mai Thúc Loan đánh đuổi quân Đường giành độc lập cho nước Nam.
- Sau đó quân Đường  phản công chiếm lại nước Nam.
7. Đến năm 874-884  Khúc Thừa Dụ khởi binh chiếm đóng Đại La tự xưng là Tiết Độ Xứ.
8. Năm 938  Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Nước Nam. Thành lập nên nước Đại Cồ Việt.
9. Năm 981 quân Tống xâm lược nước Việt và đã bị Lê Đại Hành đánh bại.
10. Năm 1075-1076 Lý Thường Kiệt đã chủ động lấy  tấn công để phòng thủ, quân Việt tấn công đánh chiếm Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
- Năm 1076-1077 Trung quốc xua 20 vạn quân xâm lược nước Việt, quân dân Đại Việt đã đánh lui quân Tống ra khỏi lảnh thổ nước Việt.
11. Từ năm 1258-1288 quân dân nhà Trần đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên- Mông xâm lược. Đây là trang sử hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
12. Năm 1406 nhà Minh xâm chiếm nước Việt, nhà Hồ bị diệt vong.
- Từ Năm 1418- 1427 Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt.
13. Năm 1789 quân Thanh đưa 20 vạn quân xâm chiếm nước Nam và đã bị quân dân nước Nam dưới sự lãnh đạo của Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại.
14. Năm 1974 quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam  Cộng Hòa (nay là của VN).
15. Năm 1979 Trung Quốc xua quân xâm chiến biên giới phía Bắc Việt Nam.
- Từ năm 1979 đến 1990 là thời kỳ xung đột biên giới giữa 2 nước do sự bành trướng xâm lấn của Trung Quốc.
16- Năm 1988 hải quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma và mấy đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
17- Ngày nay Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam. Họ thành lập tp Tam Sa trên lãnh hải Việt Nam, tuyên bố độc chiếm Biển Đông thông qua bản đồ đường lưỡi bò.
- Ngày 1/5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan 981 cùng hàng trăm tàu thuyền xâm chiến lãnh hải Việt Nam, cướp phá tàu thuyền của ngư dân Việt Nam, tấn công các tàu kiểm ngư và CS biển VN ngay trên lãnh hải VN.
- Việt Nam càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới. Trung Quốc bỉ ổi xuyên tạc, vu cáo, nói xấu Việt Nam là gây rối, xâm lấn lãnh hải TQ.
- TQ xuất khẩu hàng hóa kém chất lượng, độc hại và công nghệ bẩn sang VN, mưu đ xâm chiếm thị trường VN.
- TQ đang thực hiện sách lược Hán hóa, nô dịch VN.

Tóm lại: Lịch sử từ ngàn xưa tới các diễn biến hiện nay đã chứng minh:

- Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm của nhân dân Việt Nam.

Phạm Hải

Việt Nam có siêu tên lửa Israel?


(Quốc phòng Việt Nam) - Hệ thống tên lửa/pháo phản lực EXTRA của Israel đã đạt đến tầm bắn xa 150km.
Tổ hợp pháo phản lực EXTRA đặt trên khung gầm xe tải, có thể đạt tầm bắn tới 150km với sai số chỉ 10m.
Tổ hợp pháo phản lực EXTRA đặt trên khung gầm xe tải, có thể đạt tầm bắn tới 150km với sai số chỉ 10m.
Hệ thống rocket, còn được Việt Nam quen gọi là pháo phản lực EXTRA của Israel có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự li xa 150km, lần đầu tiên được giới thiệu tại một hội nghị an ninh ở thủ đô Tel Aviv hôm 20/5 vừa qua.
Theo tờ Ynet News, hệ thống này đã đạt tới tầm bắn cực đại 150km và có sai số chỉ 10m.
Tên lửa EXTRA được phát triển bởi công ty quốc phòng Israel Military Industries (IMI) và đã được xuất khẩu sang một số quốc gia nước ngoài giấu tên, ngay cả khi Quân đội Israel vẫn chưa đưa vào trang bị hệ thống vũ khí này.
Theo báo chí Israel, cách đây vài tháng, IMI đã thực hiện liên tục 5 lần bắn thử nghiệm với tên lửa EXTRA mới ở phía Nam đất nước, với các tên lửa được đặt trong bệ phóng trên một xe tải và nó đã thể hiện được khả năng chiến đấu suất sắc khi phá hủy hàng chục mục tiêu ở xa hàng km.
Đạn tên lửa EXTRA có đường kính thân 300mm và chiều dài hơn 4m. Tên lửa mang được một đầu đạn đặc biệt 120kg, được thiết kế để tấn công các mục tiêu dưới đất và được dẫn đường bởi hệ thống định vị GPS.
Một quả đạn tên lửa
Một quả đạn tên lửa "không rõ" nhưng rất giống với EXTRA mới được Việt Nam bắn nghiệm thu gần đây.
Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng được cho là đã thể hiện sự quan tâm lớn tới biến thể triển khai trên mặt đất có thể tác chiến chống hạm của tên lửa EXTRA để có thể bổ sung sức mạnh tác chiến cho lực lượng phòng thủ đảo và bờ biển.
Trong đoạn clip mới đây nhất nói về việc Hải quân Việt Nam bắn thử nghiệm vũ khí trên 2 tàu tên lửa cao tốc Molniya tự đóng trong nước, đồng thời bắn nghiệm thu một số loại tên lửa đang có trong trang bị, đã có những tín hiệu cho thấy khả năng cao Việt Nam đã sở hữu tên lửa EXTRA của Israel khi các chuyên gia quân sự của IMI xuất hiện ngay sau đoạn hải quân bắn thử nghiệm một đạn tên lửa không rõ.
Nếu thực sự Việt Nam đã trang bị tên lửa EXTRA thì đây chính là một trong những hệ thống vũ khí mạnh và hiện đại nhất, có thể sử dụng để chống đổ bộ và phòng thủ cho các đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
PVD

Phải kiện Trung Quốc

TT - Diễn đàn chủ nhật tuần này đặt ra câu hỏi: Bước tiếp theo của Việt Nam là nên làm gì để đấu tranh với Trung Quốc về việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển nước ta? Các chuyên gia đều trả lời: phải kiện!

* Trung Quốc phản ứng mạnh hơn, 3 kiểm ngư viên bị thương
TS Trần Công Trục - Ảnh: V.D.
Bước tiếp theo Việt Nam nên làm gì để giải quyết việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép ở vùng biển Việt Nam. Các chuyên gia trong và ngoài nước đều cho rằng phải kiện.
Học từ Philippines để kiện Trung Quốc
TS TRẦN CÔNG TRỤC (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ)
4 cách kiện Trung Quốc
Khi xảy ra tranh chấp, các bên được quyền tự do lựa chọn một hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) theo phụ lục VI, Tòa án công lý quốc tế (ICJ), Hội đồng trọng tài thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS hoặc Hội đồng trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII (điều 287 UNCLOS). Điều này đồng nghĩa với việc có thể vừa kiện Trung Quốc ra ITLOS, vừa kiện ra Hội đồng trọng tài theo phụ lục VII hoặc tiếp tục khởi kiện ra ICJ hoặc Hội đồng trọng tài đặc biệt.
Việc kiện Trung Quốc ra tòa là một trong những phương thức giải quyết hòa bình các tranh chấp trong quan hệ quốc tế. Về nguyên tắc, Việt Nam cũng sẽ vận dụng giải pháp này như từng đề cập trong các nội dung tuyên bố chính thức của mình. Tuy nhiên, vấn đề không dễ dàng vì không phải bất kỳ vụ việc nào cũng có thể đơn phương đệ đơn kiện và đều thuộc thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế. Chúng ta không thể kiện Trung Quốc ra trước Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hay tranh chấp trong việc phân định vùng biển chồng lấn được, vì tòa này đòi hỏi hai bên phải thỏa thuận cùng đưa vụ việc ra tòa và cam kết thi hành án thì tòa mới xét xử.
Trung Quốc không bao giờ cam kết như vậy. Vì thế Philippines phải đưa ra trước Tòa án trọng tài quốc tế về việc Trung Quốc giải thích và áp dụng sai Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Như vậy, Tòa án trọng tài mới có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và sẽ tiến hành xét xử. Tuy nhiên, vấn đề thi hành án sẽ gặp khó khăn vì khi Trung Quốc không chịu thi hành, bên thắng kiện phải nhờ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc can thiệp. Nhưng tại đây Trung Quốc có quyền phủ quyết.
Năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từ năm 1945, năm thành lập Liên Hiệp Quốc, đến năm 2012 đã có tất cả 269 lần phủ quyết, trong đó Nga 128 lần, Hoa Kỳ 89, Anh 32, Pháp 18 và Trung Quốc 9... Đó là một thực tế cần được tính toán kỹ trước khi khởi kiện.
Những điều luật có thể vận dụng
Philippines đã sử dụng các quy định của UNCLOS để khởi động vụ kiện phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực trên biển Đông và các vùng biển mà Trung Quốc không có quyền theo UNCLOS, nhưng đó lại là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
Hướng tới mục tiêu tôn trọng đàm phán và thỏa thuận giữa các quốc gia có tranh chấp, UNCLOS quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, tuân thủ nghĩa vụ tham vấn lẫn nhau và nỗ lực thương lượng để giải quyết tranh chấp (điều 279, điều 283, điều 284 UNCLOS). Cơ chế tài phán được đặt ra chỉ khi những nỗ lực đàm phán không thành (phần XV, mục 2, UNCLOS).
Trong vụ tranh chấp của Philippines, mặc dù bị đơn Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS, nhưng họ tuyên bố viện dẫn các ngoại lệ để loại bỏ thẩm quyền thụ lý vụ án của các cơ quan tài phán trên đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 15, 74 và 83 về phân định ranh giới biển, không liên quan đến vịnh, các hoạt động quân sự và các hoạt động khác của Hội đồng Bảo an (điều 298 UNCLOS).
Trong bối cảnh này, nguyên đơn là Philippines buộc phải chứng minh được vùng biển Đông tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tài phán tại UNCLOS và các viện dẫn của Trung Quốc không phải là ngoại lệ loại trừ thẩm quyền tài phán của các cơ quan này.
Thực tế, Philippines đã tuân thủ chặt chẽ UNCLOS bằng nỗ lực tham vấn với Trung Quốc một cách rộng rãi nhằm giải quyết tranh chấp trên cơ sở thương lượng. Khi nỗ lực không kết quả với một nước lớn áp đặt như hành xử của Trung Quốc, ngày 22-1-2013 Philippines đã chủ động khởi kiện vụ việc yêu cầu Hội đồng trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS phân xử và cũng trong năm 2013, Philippines đồng thời yêu cầu ITLOS giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục luận điểm “tránh quốc tế hóa vụ việc” mà ưu tiên giải quyết các tranh chấp này thông qua đàm phán song phương và tìm cách bác bỏ thẩm quyền tài phán của Hội đồng trọng tài theo phụ lục VII hay bất kỳ cơ quan tài phán nào theo cơ chế UNCLOS.
Đồng thời, Trung Quốc đã viện dẫn Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông cho rằng đơn kiện của Philippines đã vi phạm các nguyên tắc trong tuyên bố và đang làm phức tạp hơn các xung đột trong khu vực. Theo điều 5 của tuyên bố này, các nước thành viên được yêu cầu giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình mà không cần đến các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán của các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan. Đây có lẽ là cách Trung Quốc lẩn tránh ràng buộc pháp lý đối với phán quyết của Hội đồng trọng tài và/hoặc ITLOS có thể gây bất lợi cho mình.
Philippines đã kiện Trung Quốc thế nào?
Động thái đơn phương khởi kiện của Philippines là giải pháp tối ưu hóa và hợp pháp hóa theo chuẩn mực quốc tế sau khi nỗ lực thương lượng hòa bình không thành công. Nội dung đơn kiện của Philippines là các vấn đề thuộc về phân định biển được quy định tại phần XV của UNCLOS. Đây là cơ sở để Philippines tự tin tiếp tục vụ kiện nhằm phủ định lập luận của Trung Quốc cho rằng UNCLOS không thể quyết định về các vấn đề lãnh thổ của quốc gia ven biển. Trong vụ kiện này, một Hội đồng trọng tài được thành lập bao gồm năm thành viên, hiện do trọng tài viên quốc tịch Ghana làm chủ tịch.
Quy trình tố tụng trọng tài quốc tế vẫn tiếp tục khi Philippines đệ trình đầy đủ hồ sơ vụ kiện lên Hội đồng trọng tài mà không bị tác động bởi việc Trung Quốc có tham gia tố tụng hoặc có đệ trình phản tố hay không (điều 9 phụ lục VII UNCLOS). Cụ thể, điều 9 quy định sự vắng mặt hay không thực hiện quyền phản tố của một bên không ảnh hưởng đến thủ tục tố tụng và phán quyết của Hội đồng trọng tài. Về kỹ thuật, Trung Quốc có thể sẽ phản đối về thẩm quyền tài phán của Hội đồng trọng tài bằng việc vận dụng quy định tại điều 298 của UNCLOS như phân tích ở trên một khi phán quyết bất lợi cho họ. Như vậy, một trong các trở ngại pháp lý lớn nhất là khả năng thi hành phán quyết của Hội đồng trọng tài nếu Trung Quốc không tự nguyện thực thi. Cần lưu ý cả Philippines và Trung Quốc đều bị ràng buộc bởi phán quyết của Hội đồng trọng tài khi họ là thành viên công ước này (khoản 5, điều 287 UNCLOS). Thông thường nếu bên có tranh chấp không đưa ra được các căn cứ phản tố vững chắc về mặt nội dung, họ sẽ tập trung vào hình thức tố tụng vụ kiện.
Theo thời hạn ấn định của Hội đồng trọng tài, vào ngày 30-3-2014 nguyên đơn Philippines đã nộp bổ sung luận cứ đầy đủ 4.000 trang cho toàn bộ vụ kiện của mình, bao gồm các yêu cầu tuyên bố chủ quyền, khẳng định thẩm quyền tài phán của trọng tài và các yêu cầu bồi thường khác.
Thời gian để đưa ra một phán quyết mang tính nhạy cảm, phức tạp như trên có thể kéo dài vài năm, nhất là khi một trong các bên tranh chấp tuyên bố không tuân thủ phán quyết của trọng tài liên quan đến thẩm quyền tài phán. Tuy nhiên, phán quyết từ chế định trọng tài như của ITLOS hoặc Hội đồng trọng tài theo phụ lục VII UNCLOS vẫn là các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng có ý nghĩa xác định các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển. Là nước lớn, nếu Trung Quốc bất tuân thủ phán quyết, họ sẽ chịu điểm trừ trầm trọng về hình ảnh quốc gia và bị công luận quốc tế lên án.
Đưa hành vi xâm phạm của Trung Quốc ra tòa là phù hợp
Việt Nam có thể tiến hành vụ kiện Trung Quốc ra ITLOS, Tòa án công lý (ICJ) hoặc Hội đồng trọng tài theo phụ lục VII của công ước để đáp trả các hành động “leo thang” xâm phạm trực tiếp vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Trong khuôn khổ một vụ kiện quốc tế như vậy, chúng ta có thể đồng thời yêu cầu Hội đồng trọng tài, tòa án quốc tế áp dụng các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn các hành vi xâm chiếm, tấn công, phá hoại tài sản hợp pháp của công dân và các cơ quan chấp pháp đang thực thi công vụ trên phần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đối với Việt Nam, đưa hành vi xâm phạm của Trung Quốc ra tòa án công lý, trọng tài quốc tế cũng là một biện pháp phù hợp và nhất quán với chính sách ngoại giao hòa bình của Việt Nam và luật pháp quốc tế... và có lẽ đã đến lúc Việt Nam nên triển khai mặt trận đấu tranh pháp lý mạnh mẽ hơn, thiết thực, cụ thể hơn, bằng cách trước hết phải huy động được đội ngũ luật gia, luật sư Việt Nam có trình độ, có kinh nghiệm ở trong và ngoài nước. Tranh thủ sự giúp đỡ của các luật sư người nước ngoài, để cùng xúc tiến hoàn thiện quá trình kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế theo đúng thủ tục và nội dung mà Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã quy định.
Ông Jay Batongbacal
Ông JAY BATONGBACAL (giám đốc Viện Nghiên cứu Luật biển và đại dương của Philippines):
Ngư dân có thể kiện
Việt Nam có thể sử dụng biện pháp pháp lý (để đối phó với Trung Quốc). Các hành vi của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) rõ ràng vi phạm pháp luật trong nước của Việt Nam khi tiến hành mà không hề xin phép cơ quan chức năng của Việt Nam, trong khi hành động bảo vệ CNOOC của Trung Quốc rõ ràng vi phạm luật quốc tế khi Bắc Kinh bảo vệ hành vi sai trái của một công ty Trung Quốc và cố tình gây nguy hiểm cho các tàu và thủy thủ đoàn của Việt Nam. Hành vi này vi phạm luật quốc tế và thông lệ về di chuyển hàng hải an toàn cho tàu, và có thể được quy là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực, vi phạm hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc
Lúc này Việt Nam có vài giải pháp. Việt Nam có thể nêu vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc vì đây là hành động gây nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh. Có thể nêu ra tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hoặc Hội đồng Bảo an. Đề xuất này chắc chắn sẽ bị Trung Quốc phủ quyết tại Hội đồng Bảo an nhưng chỉ cần vấn đề được nêu là đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có thể đề xuất một nghị quyết mà ít nhất thể hiện sự không ủng hộ của cộng đồng quốc tế với hành vi của Trung Quốc. Một khi các biện pháp tại Liên Hiệp Quốc đã được sử dụng, Việt Nam có thể tiến hành vụ kiện chống CNOOC và/hoặc Trung Quốc. Các vụ kiện này có thể được tiến hành riêng rẽ hoặc cùng lúc.
Ngư dân kiện CNOOC hay vụ kiện quốc tế của nhà nước?
Trung Quốc có thể trả đũa
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trả đũa các vụ kiện bằng các biện pháp kinh tế. Việt Nam nên có các biện pháp bảo vệ mình khi Trung Quốc tìm cách giảm giao thương hay rút các doanh nghiệp khỏi Việt Nam.  
Ngư dân Việt Nam có thể kiện đòi bồi thường tổn thất đối với CNOOC tại tòa Việt Nam vì các ngư dân bị tước mất kế sinh nhai và bị gây tổn thương. Đây là trong trường hợp CNOOC có hoạt động kinh tế tại Việt Nam - chịu luật pháp của Việt Nam và có thể bị kiện tại tòa trong nước. CNOOC cũng có thể bị kiện ra tòa trọng tài thương mại quốc tế nhưng cũng tùy thuộc theo luật này vận dụng thế nào tại Việt Nam. Nếu thắng, Việt Nam có thể thu và bán tài sản của CNOOC ở Việt Nam để chi trả cho phần thiệt hại và đền bù.
Việt Nam có thể cùng lúc (hoặc có lẽ là sau khi vụ kiện trong nước thắng) kiện Trung Quốc vì hành vi chỉ đạo hay cho phép và bảo vệ các hành vi phạm pháp, gây thương vong này. Việt Nam có thể yêu cầu dàn hòa bắt buộc theo phần XV và phụ lục VI của UNCLOS (Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển). Đây là các biện pháp không mang tính ràng buộc nhưng có thể giúp đưa báo cáo, trong đó liệt kê các quyền của các bên ra cộng đồng quốc tế. Trung Quốc không thể tránh các biện pháp hòa giải bắt buộc này.
Sau khi tiến hành biện pháp này mà Trung Quốc vẫn không chịu thay đổi chính sách của mình, Việt Nam có thể kiện Trung Quốc theo mục XV và phụ lục VII vì hành động đơn phương trong vùng biển đang tranh chấp và vì không tuân thủ UNCLOS khi dùng tàu một cách nguy hiểm chống lại tàu Việt Nam. Việt Nam cũng có thể kiện đòi đền bù. Những vụ kiện như thế này hoàn toàn khác biệt và độc lập với vụ kiện của Philippines.
Cục diện biển Đông thay đổi sau vụ kiện
Thay đổi lớn nhất là về chính trị và pháp lý. Nó sẽ quốc tế hóa tranh chấp và các hành vi của Trung Quốc lúc này sẽ bị quốc tế giám sát nhiều hơn dựa trên cơ sở luật pháp và thông lệ quốc tế. Vụ kiện cũng sẽ cho thấy hành vi và chính sách của Trung Quốc không đúng với những thỏa thuận (họ đã ký) và không chấp nhận được đối với cộng đồng quốc tế. Vụ kiện cũng có thể trở thành chuẩn mực về cách các nước hành xử trong các tranh chấp (cả trên bộ và trên biển). Vụ kiện có thể định hình hơn nữa cái gọi là “sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực” trong bối cảnh hiện đại khi các quốc gia không chỉ dùng lực lượng vũ trang mà cả lực lượng dân sự trên biển.
Nếu Việt Nam thắng kiện, Việt Nam có thể dùng chiến thắng này làm con bài trong các chiến lược đối ngoại tương lai với Trung Quốc và các nước khác. Ví dụ, một tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc là bất hợp pháp hay CNOOC phải chịu trách nhiệm dân sự với các ngư dân đang chịu tổn hại có thể dùng trong đàm phán với Trung Quốc trong tương lai. Hoặc Việt Nam có thể dùng để vận động sự ủng hộ từ các nước/các bên liên quan để đối phó với các chiến thuật của Trung Quốc.
THANH TUẤN ghi
Thiếu tướng Lê Văn Cương - Ảnh: V.V.Thành
Thiếu tướng LÊ VĂN CƯƠNG (nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an):
Cần có công hàm của Chủ tịch nước gửi Trung Quốc
Thông thường trên thế giới có bốn phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế: một là thương lượng tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; nếu không được thì nhờ bên thứ ba làm trung gian hòa giải (ví dụ như CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc không ngồi được với nhau nên mới có đàm phán sáu bên); thứ ba là kéo nhau ra các cơ quan tài phán quốc tế; thứ tư mới là đánh nhau.
Tại Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 24 ở Myanmar và trong trả lời phỏng vấn tại Manila (Philippines) vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rõ ràng Việt Nam kiên trì theo phương thức đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế - tức là phương thức thứ nhất, nhưng không từ bỏ phương thức nào cả. Chẳng hạn, năm 1979 khi Trung Quốc tấn công chúng ta thì chúng ta đáp trả.
Tôi nghĩ rằng chúng ta cần chuẩn bị cả bốn phương thức, nhưng lúc này phương thức đàm phán song phương trên cơ sở luật pháp quốc tế để tìm giải pháp hòa bình vẫn còn dư địa, chưa khai thác hết. Với tư cách là người nghiên cứu khoa học, tôi nhận thấy dư địa rất rộng rãi, cần thúc đẩy mở rộng và nâng cao lên nữa.
Chúng ta cần phân biệt rõ: tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại các diễn đàn vừa qua là tuyên bố ở cấp diễn đàn quốc tế nhưng không phải là một công hàm chính thức. Khi họ đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là họ đã dùng cả Bộ Chính trị và Quốc vụ viện để quyết chứ không phải là CNOOC (Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc). Họ xuất tướng mà ta mới dùng xe. Theo tôi, cần có một công hàm chính thức của Nhà nước, đại diện là Chủ tịch nước Việt Nam ký, gửi Chủ tịch nước Trung Quốc. Công hàm này cần nói rõ hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC), ba tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2011 đến nay... Thứ hai là công hàm đó cần nêu lên sự phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thứ ba là đề nghị cần có cuộc gặp cấp cao để thương thảo về vấn đề này. Sau khi gửi công hàm đi, ta có thể dịch ra các thứ tiếng khác nhau để đưa lên mạng.
Về phương án kiện, theo tôi, chúng ta rất nên chuẩn bị hồ sơ nhưng đợi lúc thuận lợi nhất. Nếu làm hết cách rồi mà Trung Quốc vẫn lảng tránh thì chúng ta làm tiếp. Chúng ta phải làm hết biện pháp theo phương thức đầu để không chỉ lãnh đạo Trung Quốc mà cả 1,3 tỉ người dân Trung Quốc và toàn thể thế giới cũng sẽ hiểu rằng Việt Nam đã thiện chí đến mức ấy rồi.
HƯƠNG GIANG ghi 
Hiện nay, Quốc hội nước ta mong muốn nghị viện, nghị sĩ các nước vì công lý, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới ủng hộ lập trường của Việt Nam và phê phán hành động sai trái của Trung Quốc, có tiếng nói yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Ông Phúc cho biết hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang củng cố hồ sơ làm cơ sở khởi kiện các nội dung có liên quan ra tòa án quốc tế.
V.V.THÀNH

“Đại gia” Sài Gòn thác loạn cỡ này đây!

Tại đây, cảnh ăn chơi thác loạn của các “đại gia” khiến không ít người bị choáng với la liệt rượu ngoại, vũ nữ thoát y uốn éo trong tiếng nhạc chát chúa lúc rạng sáng.

Sau quá trình trinh sát, rạng sáng 19.5, Công an quận1 và Đoàn kiểm tra liên ngành 814 của quận đã bất ngờ ập vào nhà hàng Phượng Đỏ trên đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM.
Tại đây, cảnh ăn chơi thác loạn của các “đại gia” khiến không ít người bị choáng với la liệt rượu ngoại, vũ nữ thoát y uốn éo trong tiếng nhạc chát chúa lúc rạng sáng.
“Đặc sản” của nhà hàng Phượng Đỏ
Câu khách bằng món “đặc sản” là những màn nhảy múa thoát y để chiêu đãi những nhóm khách có hóa đơn tính tiền trên 5 triệu đồng, nhà hàng Phượng Đỏ mau chóng lọt vào “danh sách đen” của Công an quận 1 (TPHCM). Qua điều nghiên, thời gian hoạt động của nhà hàng này là từ 10h đến 2h sáng hôm sau. Trong giấy đăng ký kinh doanh là nhà hàng ăn uống, nhưng nhà hàng này thường xuyên cho bán các loại rượu đắt tiền dù không được phép.
Theo quy định, đến 0h là đóng cửa, không hoạt động, tuy nhiên, có một sự lạ là sau khi đóng cửa thì khách lại nườm nượp kéo đến, mà đa phần là những “đại gia” có máu mặt. Để canh phòng, nhà hàng này bố trí hai bảo vệ thường xuyên túc trực trước cửa cùng hệ thống chuông điện để khi “có biến” thì mau chóng báo động, thu xếp hiện trường.
Nhà hàng Phượng Đỏ
Nhà hàng Phượng Đỏ
Sau một thời gian trinh sát, Công an quận và đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội quận (gọi tắt là đoàn 814) đã có đầy đủ chứng cứ để ra quyết định triệt phá tụ điểm tệ nạn xã hội này. Rạng sáng 19.5, đoàn công tác liên ngành và công an đã bất ngờ ập vào nhà hàng này để kiểm tra hành chính.
Thấy có công an, bảo vệ liền chạy đến chỗ có chuông báo động nhưng ngay lập tức đã bị khống chế. Ập vào một phòng hạng “VIP” trên lầu 3, trong tiếng nhạc đinh tai, công an phát hiện một nhóm gồm 4 người đang say sưa cổ vũ cho màn múa thoát y của các 1 vũ nữ và 4 tiếp viên trong trang phục váy ngắn cũn cỡn, không mặc nội y. Trên bàn lúc này là những chai rượu ngoại hiệu Hennessy đắt tiền được bày la liệt.
Lúc này, một mũi trinh sát khác bất ngờ ập vào một khách sạn tên T.D trên đường Trần Đình Xu (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) để kiểm tra hành chính. Tại đây, công an phát hiện có 3 cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua, bán dâm.
Được đưa về cơ quan công an, các “đào” khai là tiếp viên của nhà hàng Phượng Đỏ, đang thực hiện hành vi bán dâm cho khách theo sự môi giới của “má” Châu. Đa phần các cô gái này đều có độ tuổi dưới 20, trẻ đẹp. Sau khi được nhận vào làm việc tại nhà hàng, theo sự chỉ đạo của “má” Châu thì cứ phòng nào khách có hóa đơn thanh toán trên 5 triệu đồng thì sẽ phục vụ múa thoát y, nhảy kích dục để phục vụ.
Khi khách có nhu cầu mua dâm, Châu sẽ đứng ra nhận tiền hoa hồng của khách rồi điều đào đến các khách sạn nhỏ gần đó để phục vụ. Giá của mỗi lần bán dâm là từ 1,5 đến 2 triệu đồng, tiền khách sạn gái chịu.
 Với chiêu khuyến mãi “mát mẻ” và cách phục vụ “tới bến” của Châu và đội ngũ tiếp viên nên nhà hàng Phượng Đỏ mau chóng là điểm hẹn của giới ăn chơi Sài Gòn đến “đốt tiền” trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng.
Má mì trẻ tuổi kiếm tiền trên thân xác tiếp viên
Khi bị cơ quan công an mời về làm việc để làm rõ hành vi “môi giới mại dâm”, “má Châu” khai tên thật là Ngô Thị Châu (còn gọi là Thanh, SN 1985, quê tỉnh Cà Mau, tạm trú quận 1). Là quản lý nhà hàng lâu năm nên Châu biết phải làm gì để câu khách. Ngoài đội ngũ nữ tiếp viên được chọn lựa kỹ càng, đa phần là “U20”, Châu còn nghĩ ra trò múa kích dục để các “thượng đế” phải bỏ ra ít nhất là 5 triệu đồng để hưởng món “quà khuyến mãi” đặc biệt của nhà hàng.
“Má mì” Châu bị bắt về cơ quan công an.
“Má mì” Châu bị bắt về cơ quan công an.
Dẫu biết rằng đăng ký kinh doanh là nhà hàng ăn uống, không được bán rượu ngoại nhưng Châu vẫn cho bán nhiều loại rượu nhập ngoại đắt tiền để phục vụ khách. Ngoài ra, khi khách có nhu cầu “tới bến” với các tiếp viên, Châu điều gái và khách đến các khách sạn quen gần đó để bán dâm, mỗi lần như vậy Châu thu tiền hoa hồng từ cả khách lẫn gái bán dâm.
Qua lời khai của 3 khách mua dâm, khoảng 23h ngày 18.5, các vị khách trên đến nhà hàng Phượng Đỏ để ăn uống. Sau đó những người khách này ngỏ ý với quản lý Châu là muốn mua dâm với các nữ tiếp viên. Để trả công, các vị khách “boa” cho Châu 500 ngàn đồng, sau đó Châu đã điều 3 nữ tiếp viên của nhà hàng bắt taxi đến khách sạn T.D để bán dâm cho 3 người khách trên, với giá 1,5 triệu đồng/người. Theo lời khai của 3 gái bán dâm thì số tiền nhận được từ khách, các cô này phải nộp cho Châu ít nhất là 30% thì Châu mới để yên và các cô mới thường xuyên có khách.
Để tránh công an phát hiện cũng như để chủ nhà hàng không dính dáng đến hành vi môi giới của mình và bán dâm của tiếp viên, mỗi khi điều gái đi, Châu yêu cầu các “đào” phải làm giấy xin nghỉ việc tạm hoặc đi làm ngoài giờ. Sau khi làm rõ hành vi, Châu bị tạm giữ để cơ quan công an củng cố hồ sơ, chuyển lên công an quận 1 tiếp tục điều tra, xử lý hành vi “môi giới mại dâm”.
Về các sai phạm của nhà hàng này, đoàn kiểm tra liên nghành đã lập biên bản về các hành vi như kinh doanh quá giờ quy định, bán rượu ngoại không phép, vi phạm về lĩnh vực văn hóa khi để tiếp viên ăn mặc hở hang, thậm chí có nữ tiếp viên cởi trần, nhảy múa phục vụ khách. Theo một cán bộ trong đoàn kiểm tra, nhà hàng Phượng Đỏ có 6 tầng, mỗi tầng được thiết kế 2 phòng VIP, mở cửa từ trưa đến rạng sáng hôm sau. Ban đêm, các bảo vệ tầng dưới đóng cửa sắt kín mít, tắt đèn nhưng bên trong có rất nhiều khách đang ăn nhậu.
Theo một lãnh đạo Công an quận 1, thời gian gần đây, khu vực trung tâm thành phố xuất hiện rất nhiều nhà hàng ăn uống. Tuy nhiên, qua theo dõi, cơ quan công an phát hiện có nhiều nhà hàng hoạt động không lành mạnh, dùng đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp và các chiêu ăn chơi để câu khách là chủ yếu. Theo vị lãnh đạo này chính vì điều đó nên một số nhà hàng làm ăn chân chính bị ảnh hưởng, trật tự an toàn xã hội bị xâm phạm, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới.

“Sắp tới, cơ quan công an và các đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiếp tục cho kiểm tra một loạt các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú trên địa bàn để chấn chỉnh trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực nhạy cảm này. Các đối tượng, cơ sở vi phạm sẽ được xử lý thích đáng theo quy định pháp luật”, vị này khẳng định.
Theo tìm hiểu của PV, các loại rượu ngoại được bán trong các nhà hàng ăn uống trá hình tụ điểm tệ nạn này được bán với rất cao, có khi gấp đôi hoặc gấp ba so với giá ngoài thị trường. Theo một chủ cơ sở chuyên kinh doanh rượu nhập khẩu trên địa bàn quận 1 thì đa phần các loại rượu được bán trong nhà hàng đều được các đầu nậu tuồng vào với giá khá thấp.
Thậm chí, tại các quán bar trên địa bàn thành phố - nơi được phép bán rượu nhập khẩu – đã xuất hiện tình trạng rượu ngoại bị làm giả, làm nhái có xuất xứ từ Trung Quốc. Một số người đã phát hiện được, báo cho cơ quan chức năng nhưng khi kiểm tra thì lại là rượu thật, có tem nhập khẩu, có đóng thuế. Tuy nhiên, đó chỉ là chiêu đối phó của các ông chủ, khi đoàn kiểm đi khỏi thì họ vô tư bán rượu giả trở lại cho các tay chơi “đốt tiền”.
Từ khoảng vài năm trở lại đây, xuất hiện một số rượu mà dân buôn gọi là “rượu trộn” được pha chế theo tỉ lệ 30, 50 hoặc 70% là rượu thật với hóa chất được bán với các mức giá khác nhau. Đích đến cuối cùng của các loại rượu độc hại này không đâu khác là các nhà hàng, quán bar bán với giá “cắt cổ” cùng với… gái.
Theo Trường Sơn
Lao động

Bữa cơm 3 nghìn đồng của học sinh tiểu học Đăk Rong

(Dân trí) - Ba nghìn đồng chưa đủ mua một bó rau, vậy mà bữa cơm hàng ngày của các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đăk Rong (huyện Kbang, Gia Lai) cũng chỉ có giá 3.000 đồng.

 >>  Nửa đêm đi “kéo” học trò đến lớp
 >>  Vay hàng trăm triệu để xây trường đẹp cho học trò Bahnar
 >>  Cảm động tình thầy, cô bám trường dạy chữ

Sau buổi học trên lớp, 209 em học sinh (HS) người Bahnar Trường Tiểu học Đăk Rong liền ào tới bàn ăn. Bữa ăn trưa hôm đó của các em có 3 món: một chậu cơm, một chậu canh “đại dương” lõm bõm vài lá rau và mì tôm, món cuối cùng là 2 đĩa trứng rán được các thầy, cô chia nhỏ ra sẵn. Phần cơm này dành cho 10 HS/bàn. Sau khi chờ cho bàn mình có mặt đầy đủ, các em lần lượt tự bới cơm vào bát và ăn một cách ngon lành khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Bởi suất cơm của 10 em HS giá chỉ bằng một dĩa cơm bình dân được bán trên phố.
Thầy Phạm Quốc Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo quy định của Nhà nước, những HS dân tộc thiểu số nhà cách trường từ 3km trở lên sẽ được hỗ trợ 460 nghìn đồng/tháng/em theo hình thức bán trú. Nhưng Đăk Rong là xã vùng sâu đường xá đi lại rất khó khăn, nhiều thôn làng cách trường trên 20km (xa nhất 25km), gia đình phần lớn là hộ nghèo, cha mẹ quanh năm bám rẫy nên không có điều kiện đưa đón con đến trường hàng ngày khiến nhiều em có nguy cơ phải bỏ học. Để giúp các em có thể gắn bó với trường lớp, thầy Tuấn quyết định giữ các em ở lại trường để nuôi theo hình thức nội trú. Sáng kiến này của thầy được toàn trường đồng ý, lãnh đạo Phòng Giáo dục cũng tán thành.
Với số tiền 460 nghìn đồng/tháng/em, để nuôi 209 HS theo hình thức nội trú (từ sáng thứ 2 đến chiều thứ 6, mùa mưa thì cả tuần) không phải là điều đơn giản. Do cơ sở vật chất còn nhiều hạn hẹp, tất cả các khâu nấu nướng từ cơm đến đồ ăn đều phải sử dụng bếp củi trong khi nhân lực của trường không có nên trường phải thuê thêm cấp dưỡng phục vụ việc ăn uống hàng ngày cho HS. Trường phải trích 60 nghìn đồng/em/tháng từ số tiền hỗ trợ bán trú để trả cho 5 cấp dưỡng.
Suất cơm của 10 em học sinh tiểu học trường Đăk Rong
Bữa cơm của 10 em học sinh Trường Tiểu học trường Đăk Rong.
 
Số tiền còn lại là 380 nghìn đồng, trong đó tiền dầu gội, bột giặt, kem đánh răng… phục vụ sinh hoạt cho các em mất 3 nghìn đồng/ngày/em. Mỗi em sẽ còn lại 10 nghìn đồng/ngày tiền ăn, bữa sáng 3 nghìn đồng, hai bữa trưa và chiều 7 nghìn đồng. Trong khi giá cả tại địa phương rất đắt đỏ, do các tiểu thương phải vận chuyển hàng hóa từ trung tâm huyện vào với quãng đường trên 50km đường rừng núi nên giá đã được tăng lên khá cao như 1kg thịt heo giá 100 nghìn đồng tăng lên 130 nghìn đồng, các loại thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt cũng tăng giá.
Với số tiền trên, các thầy, cô phải tính toán rất giỏi mới có thể lo cho các em HS được ăn no. Buổi sáng, các em sẽ được ăn bữa sáng 3 nghìn đồng với các món mì tôm hoặc bún, miến. 2 buổi còn lại, các em sẽ được ăn cơm với thịt, hoặc cá, hoặc trứng và một món canh. Nói là cá, thịt cho sang chứ thực chất bữa ăn của các em chủ đạo vẫn là món cơm và canh "đại dương".  
Cơm vơi đi rất nhanh
Các em học sinh ăn cơm sau một buổi học.
Trước thực trạng trên, vì xót học trò, nhà trường đã tìm đủ cách để cải thiện bữa ăn cho các em: “Lúc nào trường biết được trong làng có người bán heo thịt khoảng hơn 2 triệu đồng/con, thì trường sẽ mua về xẻ thịt nấu cho các em ăn. Một con heo có thể chia làm 5 ngày cho các em ăn. Mua như vậy giá rẻ hơn rất nhiều so với mua của tiểu thương bán, nhưng phải rất lâu chúng tôi mới mua được như vậy”, thầy Tuấn cho biết. Ngoài ra, vào mùa thu hoạch nông sản, nhà trường còn vận động phụ huynh góp bầu, bí để nhà trường thêm vào khẩu phần ăn cho con em mình.
Một bữa ăn ngon luôn là ước mơ của cả thầy và trò nơi đây: “Do trường phải nấu cơm bằng bếp củi, lại phải nấu nhiều nên có lúc cơm bị cháy ăn không ngon rất tội cho các em. Tôi rất mong có những nồi cơm điện lớn để nấu cơm cho các em được ăn ngon hơn”, thầy Tuấn bộc bạch.
 
Chia sẻ về một ngày sinh hoạt trên trường của các em học sinh, thầy Phạm Quốc Tuấn cho biết: Buổi sáng các em được thức dậy lúc 5h, sau khi tập thể dục, các em sẽ vệ sinh phòng ở, khu bán trú rồi ra đánh răng, rửa mặt. Khoảng 6h, các em ăn sáng. Sau khi ăn xong, các em chuẩn bị sách vở và thay quần áo để vào lớp học. Sau buổi học, các em được ăn trưa vào lúc 11h, ăn xong các em được về phòng ngủ trưa. Đến 1h chiều, các em sẽ được các thầy, cô dạy bồi dưỡng, đến 16h cùng ngày, các thầy, cô tổ chức cho các em chơi thể thao, trò chơi, tập nghi thức… sau đó tắm rửa. 17h15’ các em vào bàn ăn cơm chiều.
 
Ăn tối xong, các em được xem ti vi đến 19h rồi về phòng học bài. Các thầy, cô giáo sẽ xuống tận phòng của các em để dạy theo định hướng của nhà trường, các em còn yếu môn gì sẽ được các thầy, cô dạy môn đó. Sau khi học khoảng 1 tiếng rưỡi, các em được chơi thêm nửa tiếng, đến 21h toàn bộ các em phải lên giường đi ngủ.
Thiên Thư

Vùi dập Atletico, Real hoàn tất giấc mơ Decima

 - Bàn thắng ở phút 90+3 của Ramos kéo trận đấu sang 2 hiệp phụ để rồi Gareth Bale, Marcelo và Ronaldo lần lượt lên tiếng, vùi dập Atletico 4-1 mang về chức vô địch Champions League lần thứ 10 cho Real Madrid.

Bên phía chiến tuyến, Diego Costa cũng đã bình phục chấn thương đầu gối và lập tức được HLV Diego Simeone điền tên vào danh sách xuất phát. Tuy nhiên, Atletico lại không có sự phục vụ của Ardan Turan khi anh không có đủ 100% sức khỏe.Trung vệ Pepe đã không thể kịp bình phục để góp mặt trong đội hình Real trong trận chung kết và cái tên được xếp đá thay anh là Raphael Varane. Trong khi đó, Sami Khedira sẽ đá thay vị trí của tiền vệ Xabi Alonso (bị treo giò). 
Real, Atletico, Madrid, Lisbon
Diego Costa sớm phải rời sân
Ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài Bjorn Kuipers, tốc độ trận đấu được đẩy lên mức chóng mặt, đúng như sự kỳ vọng của người hâm mộ toàn cầu.
Các học trò của HLV Ancelotti đã nhập cuộc hứng khởi và sớm nắm giữ thế trận. Dù vậy, Real Madrid đã vấp phải sự phòng ngự hết sức chặt chẽ của đối thủ cùng thành phố.
Trong khi đó, trận đấu chỉ mới trôi qua được10 phút, HLV Simeone đã bất ngờ phải rút Diego Costa ra sân để nhường chỗ cho Adrian. Có lẽ tiền đạo gốc Brazil đã bị tái phát chấn thương đầu gối.
Real, Atletico, Madrid, Lisbon
Ronaldo trong vòng vây của các cầu thủ Atletico
Có phần lép vế trong khoảng 10 phút đầu, Atletico dần quân bình thế trận và sẵn sàng chơi một cách sòng phẳng với đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha nhờ sự chặt chẽ ở tuyến phòng ngự, cùng tuyến giữa linh hoạt và cự ly đội hình hết sức hợp lý.
Trận đấu trở nên nóng hơn khi Raul Garcia có pha phạm lỗi từ phía sau đối với Di Maria ngay trước vòng cấm Atletico ở phút 27. Và Garcia đã phải nhận thẻ vàng từ trọng tài Bjorn Kuipers. Ramos cũng phải nhận 1 thẻ vàng vì lỗi phản ứng. Cú sút phạt của Ronaldo ngay sau đó đi xuyên hàng rào nhưng tìm đến vị trí của Courtois.
Phút 32, Gareth Bale có pha đột nhập vòng cấm của Atletico tuy nhiên, cú dứt điểm của tiền vệ Xứ Wales lại đưa bóng đi thiếu chính xác sau pha tác động rất nhanh của Tiago.
Real, Atletico, Madrid, Lisbon
Tình huống Godin đánh đầu mở tỷ số trận đấu
4 phút sau, Atletico bất ngờ có bàn thắng vươn lên dẫn trước với pha đánh đầu của trung vệ Diego Godin. Xuất phát từ pha đánh đầu của đồng đội ở ngoài vòng cấm, Godin bật cao đánh đầu đánh bại Casillas. Trong tình huống này, thủ thành của Real đã có pha ra vào thiếu hợp lý dù anh lao về cản phá nhưng đã quá muộn khi bóng đi qua vạch vôi.
Dù được kỳ vọng rất nhiều trước trận đấu, nhưng Ronaldo lại chơi khá mờ nhạt và không có nhiều cơ hội dứt điểm trong 45 phút đầu tiên. Cũng phải nói rằng, chân sút người Bồ đã bị các hậu vệ Atletico "chăm sóc" rất kỹ nên CR7 không có nhiều đất để diễn.
Qua giờ giải lao, Atletico Madrid chủ động đẩy cao đội hình tấn công dù họ đang dẫn trước đối thủ. Trong khi đó, Real vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trước lối chơi quyết liệt của Atletico.
Real, Atletico, Madrid, Lisbon
Ronaldo tỏ ra vô duyên trong 90 phút chính thức
Phút 55, Real được hưởng quả phạt trực tiếp ngoài vòng cấm, tiếc rằng cú sút của Ronaldo lại tìm đến đúng vị trí mà Courtois đã lựa chọn. Ở pha đánh đầu ngay sau đó của CR7 lại đưa bóng đi chệch cột dọc trong gang tấc.
Trước sự bế tắc của đội nhà, HLV Ancelotti buộc phải thực hiện sự thay đổi về mặt nhân sự. Khedira và Coentrao phải rời sân để nhường chỗ cho Isco và Marcelo.
Phút 64, Ramos có đường căng ngang rất thuận lợi bên cánh trái, tuy nhiên Ronaldo lại đánh đầu hụt bóng trong tình huống băng vào. Ngay sau đó, Benzema cũng lao vào dứt điểm bồi nhưng không thành công. 
Real, Atletico, Madrid, Lisbon
Ramos đánh đầu gỡ hòa 1-1
Cũng kể từ thời điểm này, Real nắm thế chủ động hoàn toàn và không còn cách nào khác là buộc phải tăng cường sức ép về phía cầu môn của Atletico để tìm kiếm bàn gỡ. Dù vậy, "Kền kền trắng" vẫn tỏ ra bế tắc trong việc khoan thủng hàng phòng ngự của đối phương.
Càng về cuối trận, Real càng tạo ra sức ép khủng khiếp lên khung thành của thủ thành Courtois. Những cú dứt điểm cũng xuất hiện nhiều hơn, nhưng hàng phòng ngự của Atletico vẫn chơi tỉnh táo.
Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng Real cũng được đền đáp với bàn thắng gỡ hòa ở phút 90+3 của Ramos sau pha đánh đầu hiểm hóc. Hi vọng Decima đối với đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha lại được thắp lên. Trận đấu vì vậy mà phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ.
Các học trò của HLV Ancelotti nắm thế chủ động trong phần lớn thời gian của hiệp phụ thứ nhất. Tuy nhiên, Ronaldo và các đồng đội đã không thể có được bàn thắng để vươn lên dẫn trước.
Real, Atletico, Madrid, Lisbon
Pha đánh đầu nâng tỷ số lên 2-1 cho Real của Bale
Khi mà Atletico bị đuối so với Real về mặt thể lực thì "Kền kền trắng" chứng tỏ bản lĩnh của đội bóng từng 9 lần đăng quang Champions League. Phút 110, Di Maria đột nhập vòng cấm Atletico, thực hiện pha xử lý hết sức khéo trước khi dứt điểm trúng chân Courtois. Đúng lúc đó, Bale băng vào đánh đầu bồi chính xác đưa Real vượt lên dẫn trước.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi vào sân trong hiệp chính thức thứ 2, Marcelo đã có pha đi bóng rồi tung cú sút từ ngoài vòng cấm hạ gục Courtois.
Real, Atletico, Madrid, Lisbon
Khoảnh khắc này Real đã phải chờ đợi sau 12 năm
Trước khi 120 phút kết thúc, Ronaldo cũng kịp để lại dấu ấn với pha ghi bàn trên chấm 11m ấn định chiến thắng đậm đà 4-1 cho Real. Trước đó, CR7 bị hậu vệ Atletico phạm lỗi trong vòng cấm để rồi chính anh nâng tổng số bàn thắng tại đấu trường Champions League mùa này lên con số 17.
Thắng trận 4-1, Real Madrid lần thứ 10 đăng quang Champions League (xem clip) . Còn với Atletico, dù không thể bước lên bục cao nhất nhưng với những gì đã thể hiện thì thầy trò Simeone vẫn có quyền ngẩng cao đầu về nước.
Bàn thắng: Ramos 90+3, Bale 110, Marcelo 118', Ronaldo 120' (pen) - Godin 36'
Đội hình thi đấu:
Real Madrid: Casillas, Carvajal, Varane, Ramos, Coentrao (Marcelo 59'), Khedira (Isco 59'), Modric, Di Maria, Ronaldo, Benzema (Morata 79'), Bale
Atletico Madrid: Courtois, Juanfran, Godin, Miranda, Filipe Luis (Alderweireld 83'), Gabi, Tiago, Koke, Raul Garcia (Jose Sosa 66'), Villa, Diego Costa (Adrian 9')
Thiên Bình