Trang

7 tháng 2, 2015

Nạn trục lợi... lì xì đầu độc tâm hồn trẻ thơ

Đăng Bởi  - 

nan truc loi li xi

Tục lì xì ngày càng biến tướng, bị biến thành những trò hối lộ, trục lợi mà trẻ em là những nạn nhân chính.

Lì xì, hay mừng tuổi, là một phong tục đẹp đẽ mang ý nghĩa cầu mong may mắn, hạnh phúc đến trong năm mới. Thế nhưng gần đây tục lệ này đang bị nhuốm màu tiêu cực, trở thành gánh nặng của nhiều người.
Câu chuyện chàng rể Tây bị “thuốc”
K., một chàng trai Mỹ qua Việt Nam lấy vợ và sinh sống tại Sài Gòn. Gần đây, nhân khi trao đổi với tôi về một số đề tài văn hóa, phong tục Việt Nam, anh chàng mới thử dò hỏi về phong tục lì xì. Gần tết rồi nên K. muốn biết thường người ta lì xì những đối tượng nào và lì xì khoảng bao nhiêu thì đúng với... giá thị trường. Khi nghe tôi giải thích, anh chàng ngớ người. Quan trọng nhất là K. nhận ra tết năm ngoái mình bị bên nhà vợ “thuốc” cho một trận cháy túi. Lỗi chính ở đây là do anh không biết tiếng Việt.
K. kể năm ngoái hai vợ chồng anh về quê vợ ở miền Tây để đi chúc tết mới (K. mới cưới vợ ngay trước tết). Lạ một điều là đi đến đâu họ hàng bà con cũng bắt anh lì xì mà phải từ 500.000 đồng đến cả triệu đồng. K. tốn khá nhiều tiền nhưng người ta bảo đó là phong tục nên anh ráng chịu đựng. Mà K. cũng chẳng hiểu sao cô vợ là người dịch cho anh lại mặc kệ để anh chịu trận như vậy!? Có lẽ cô vợ muốn giựt le với họ hàng chăng?
Thế đấy, đáng lẽ tết mới vợ chồng K. được họ hàng lì xì thì anh lại bị “móc túi” ngược. Từ một phong tục tốt đẹp, người ta đã bóp méo để trục lợi, xâu xé. Hình ảnh quê vợ trong mắt chàng trai nước ngoài đã bị hoen ố làm sao lấy lại được. Tôi và K. đã kết thúc câu chuyện trong những cái lắc đầu và thở dài ngán ngẩm!
Đầu độc tâm hồn trẻ thơ
Trẻ em thời nào mà chẳng háo hức mong đến tết để được lì xì. Ngày xưa cuộc sống khó khăn, những món lì xì có khi chỉ là viên kẹo, cái bánh nhưng ý nghĩa của nó không hề nhỏ. Trẻ con chúng tôi khi ấy nhận những viên kẹo từ người lớn với một thái độ rụt rè, trân trọng. Chúng tôi để dành kẹo trong túi chứ đâu dám ăn ngay. Mà khi ăn cũng không dám ăn hoang, chỉ mút mút chứ chẳng mấy khi dám cắn.
Hồi ấy tiền lì xì phổ biến là những đồng xu, đồng hào mệnh giá rất nhỏ. Những ngày tết đường làng ngõ xóm nhộn nhịp hẳn lên vì từng nhóm trẻ em rủ nhau chơi đánh đáo bằng tiền xu vừa được lì xì. Chơi chán thì mới lấy tiền xu mua kẹo dồi, kẹo lạc ăn. Đi đường thi thoảng cứ thò tay vào túi nghịch cho tiền va vào nhau leng keng, nghe thật thích!
Tôi nhớ ông nội tôi có rất nhiều loại tiền xu từ thời Pháp thuộc để lại. Phổ biến là loại xu có lỗ, ông lấy dây xỏ thành từng xâu và cất kỹ trong chiếc tráp. Tết đến ông lấy chúng ra lì xì cho lũ cháu. Loại tiền xu này dù không còn tiêu được nhưng chúng tôi thích phải biết, khoái nhất là dùng để chơi đánh đáo. Thực ra thì ông quá nghèo, không có loại tiền đang lưu hành nên mới phải lấy những đồng tiền hết “đát” đó mà lì xì. Ngày ấy chưa có những nhà sưu tập tiền cổ, cũng chưa có phong trào chơi tiền cổ như hiện nay nên những đồng xu này thực ra là chẳng có một chút giá trị gì. Dù vậy ý nghĩa “mừng tuổi” và cách mừng tuổi của ông nội với tuổi thơ chúng tôi thật quý giá biết bao.
Càng nhớ về những đồng xu lì xì ngày xưa bao nhiêu thì càng buồn cho những bao thư dày cộp ngày nay bấy nhiêu.
Ngày nay người ta lợi dụng tục lì xì để trục lợi nhan nhản. Nếu có việc cần cậy nhờ mà khó đưa hối lộ, cứ biến nó thành bao lì xì đưa cho con của sếp là xong ngay. Có lẽ đây là cách đưa hối lộ “hợp pháp” nhất, người đưa cũng chẳng lo bị gài bẫy mà người nhận cũng chẳng mảy may ngại ngần.
Trong những ngày tết, cảnh thường thấy là khi đến nhà ai chúc tết, một đám trẻ đang chơi ở nhà sau thấy có khách vào là chúng túa lên phòng khách như để vòi tiền. Đến khi nào khách chịu móc ví ra thì chúng mới xuống dưới. Thái độ nhận tiền lì xì của những đứa trẻ cũng thật phản cảm. Khách vừa chìa bao lì xì ra nó đã nhanh tay giựt lấy. Thậm chí chúng còn bóc bao ra xem ngay trước mặt khách.
Thậm tệ hơn, nhiều bậc cha mẹ còn chủ động xúi con mình qua nhà bác Hai, cô Ba “cắm chốt” để ké tiền lì xì vì bác Hai, cô Ba làm lớn, có nhiều khách sộp. Nhiều khi khách đi chúc tết méo mặt vì gặp nhà tụ tập đông trẻ con.
Những đứa trẻ sẽ nghĩ gì khi tự nhiên có người cho nó một cục tiền, rồi lại ngạc nhiên vì sau đó bị cha mẹ chúng tịch thu lại? Những tâm hồn trẻ thơ liệu có trong sáng nổi khi chúng bị người lớn bày cho quá nhiều trò trục lợi? Chính người lớn là thủ phạm đầu độc thế hệ con cháu của mình.
Hoàng Mạnh Hà (Pháp luật TP.HCM)

'Chúng ta đang có nguy cơ tụt hậu trong ASEAN'

(TNO) “Khoảng cách về phát triển giữa chúng ta với ASEAN-6 ngày càng tăng trong khi đó với các nước ASEAN-4 (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) thì ngày càng thu hẹp. Điều này cho thấy chúng ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu”.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời báo chí - Ảnh: Diệp Đức MinhPhó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời báo chí - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đó là nhận định của Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Vụ trưởng, Bộ phận Thường trực APEC 2017, Bộ Ngoại giao tại tọa đàm “Hội nhập quốc tế - Một số vấn đề đặt ra đối với nước ta từ năm 2015” do Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức sáng 6.2.  
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp không nên chỉ nghĩ đến việc phục vụ thị trường 90 triệu dân Việt Nam mà phải thay đổi tư duy về một thị trường 600 triệu dân với kim ngạch thương mại lên đến 3.000 tỉ USD của ASEAN. Mà ASEAN là cộng đồng mở với khu vực và thế giới nên đó là chuỗi là mạng sản xuất mang tính toàn cầu.


Chủ trì tọa đàm, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu: "Hiện nay độ mở của nền kinh tế nước ta là rất lớn, với kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến trên 160% GPD. Tăng trưởng GDP của chúng ta chủ yếu dựa vào thương mại, vậy nên việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, đặc biệt là các FTA (Hiệp định thương mại tự do) thế hệ mới sẽ giúp chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó là việc nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu chất lượng cao với giá rẻ từ đó hạ giá thành sản phẩm tạo thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch hơn để phát triển. Việt Nam hiện là nước đi đầu trong việc triển khai các biện pháp xây dựng cộng đồng ASEAN, đạt tỉ lệ 85% so với tỉ lệ trung bình của ASEAN là hơn 80%".
Các doanh nghiệp VN cần tăng cường tính chủ động trong việc khai thác các cơ hội mới - Ảnh: Diệp Đức MinhCác doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường tính chủ động trong việc khai thác các cơ hội mới - Ảnh: Diệp Đức Minh
Tọa đàm đặt ra vấn đề, Việt Nam đã kết thúc đàm phán 2 trong 6 FTA thế hệ mới với Hàn Quốc và Liên minh Hải quan (Nga - Belarus - Kazakhstan). Điều này có nghĩa Việt Nam đã trở thành một mắc xích trong các liên kết kinh tế quan trọng hàng đầu thế giới. Và Việt Nam cần phải làm gì?

“Nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh đổi mới thể chế, hoàn thiện chính sách, pháp luật để cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ hết sức cấp bách trong năm 2015”, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói.
Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, một trong những điểm trọng yếu là phải gấp rút chuẩn bị nội lực cho việc tham gia một thị trường chung ASEAN là việc giảm thuế quan và thuận lợi hóa tối đa việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư trong khu vực. Trong 2 - 5 năm tới là thị trường rộng lớn gồm 57 đối tác FTA với 64% dân số toàn cầu.

Về phía các doanh nghiệp, Phó thủ tướng cho rằng cần phải chủ động hơn, đây là điểm yếu rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp trong ASEAN. Trong khi các doanh nghiệp ASEAN đã nắm bắt được nhưng cơ hội từ ASEAN mang lại, kể cả đầu tư vào VN và cạnh tranh mạnh ngay trên “sân nhà” của chúng ta trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam thì bỏ quên thị trường khu vực này.
Chí Nhân

Báo TQ hăm dọa Việt Nam


(GDVN) - Bài báo giỏi võ mồm đe dọa, đổ lỗi cho các nước như Việt Nam cứ bức bách và làm cho Trung Quốc khó xử quá thì sẽ nhận lấy hậu quả đáng sợ.
Trung Quốc được cho là đã hoàn thành bồi đắp đá Chữ Thập, biến thành đảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bước tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì và phục vụ mưu đồ gì?
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" - một phiên bản của báo "Nhân Dân" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc Trung Quốc ngày 3 tháng 2 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 2 tháng 2 đăng bài viết với tiêu đề xuyên tạc "Thách thức Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông là sách lược nguy hiểm".
Theo bài viết, vài tháng qua, chính phủ các nước như Philippines, Việt Nam, Mỹ từng mạnh mẽ tấn công các hành vi ở Biển Đông của Trung Quốc, trong đó có hành vi lấn biển, xây đảo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa "có tranh chấp" (do hành động xâm lược trước đây của Trung Quốc gây ra), đã vi phạm Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (cam kết tự kiềm chế, đạt được vào năm 2002); tiến hành các thủ đoạn “đơn phương” như thăm dò dầu khí ở "vùng biển tranh chấp" (thực chất là vùng biển chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS).
Rất nhiều nhà phân tích và truyền thông của các nước liên quan cũng thông qua ủng hộ lập trường của nước họ gia nhập vào cuộc chiến này. Xét tới ảnh hưởng của hiện tượng này tới an ninh khu vực, là lúc tạo sự cân bằng cho những "luận điệu này" - báo Trung Quốc giở luận điệu cùn, chỉ trích trong tâm trạng lo ngại.
Lính, pháo của Quân khu Quảng Châu, TQ
Bài báo nghĩ rằng, những chính phủ và phương tiện truyền thông "theo chủ nghĩa dân tộc" này đã "thổi phồng", đã có "thành kiến" nên họ tìm cách "lên án" và "làm nhục", đồng thời "yêu ma hóa" Trung Quốc là "cường hào ác bá" ngạo mạn, kiêu căng (thực ra các hành động của Trung Quốc đã thể hiện nhất quán thái độ và hành động kiểu này, nhất là vụ giàn khoan 981 năm 2014). Báo Hoàn Cầu quên khuấy đi mất một hiện thực rằng chính cơ quan ngôn luận này mới là tờ báo chủ nghĩa dân tộc.
Bài báo đưa ra một số lập luận xuyên tạc, vô căn cứ: Thứ nhất, cho rằng, Trung Quốc đã chiếm (xâm lược), kiểm soát và quản lý "có hiệu quả" liên tục và "được các bên chủ trương chủ quyền ngầm thừa nhận" (?), so với tiêu chuẩn quốc tế này, bài báo tưởng tượng rằng, chủ trương chủ quyền của tất cả các bên đối với quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) không phải đều đầy đủ (?).
Lưu ý là các hành động xâm lược, chiếm đóng của Trung Quốc là bất hợp pháp và chẳng có nước nào thừa nhận. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, thực tiễn và pháp lý  khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, trong khi Trung Quốc chẳng có tí chứng cứ pháp lý nào, sợ sệt đối mặt với "nước nhỏ" Philippines ở cả tòa án trọng tài, không dám vác mặt tham gia.
Căn cứ hải, không quân tương lai của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được tuyên truyền trên báo Trung Quốc
Thứ hai, bài báo lại nói ra nói vào hoạt động xây dựng sân bay, bến cảng của Việt Nam, Philippines, Malaysia ở Đài Loan để biện hộ một cách lố bịch cho hoạt động lấn biển, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay. Kẻ đi xâm lược thì bất cứ hành động nào đều bất hợp pháp. Quần đảo Trường Sa vốn không có tranh chấp, nhưng chính Trung Quốc là kẻ gây ra tranh chấp hiện nay, cho nên Trung Quốc chẳng có quyền gì mà nói ra nói vào về chủ quyền biển đảo cũng như hoạt động hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Thứ ba, bài báo bày tỏ lo ngại Philippines luôn công khai phê phán chủ trương "lịch sử" (chẳng có chứng cứ nào) của Trung Quốc đối với Biển Đông. Đồng thời, bài báo cho rằng Philippines cũng có chủ trương "lịch sử" và không từ bỏ nó. Nhưng trên thực tế, lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng, đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc, Trung Quốc chẳng có "quyền lợi lịch sử" nào ở Biển Đông.
Thứ tư, bài báo xuyên tạc trắng trợn cho rằng, tất cả các bên chủ trương chủ quyền khác đều có hành động đơn phương ở vùng biển tranh chấp như thăm dò khai thác dầu khí, đánh bắt cá, bắt ngư dân nước ngoài và nghiên cứu khoa học. Bài báo tự nghĩ rằng những hành động này là không "tự kiềm chế" theo quy định của DOC.
Nhưng thực ra, bài báo có vẻ "ngu muội", "ngớ ngẩn" hay sao khi nói như vậy? Các nước khác đang tiến hành các hoạt động trên ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình, Việt Nam cũng như vậy và có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo trên Biển Đông - các hành động của Việt Nam đều phù hợp với luật pháp quốc tế, không vi phạm DOC.
Thứ năm, bài báo có vẻ cũng a dua phát huy “truyền thống vu vạ” của một bộ phận truyền thông Trung Quốc, đổ tội cho Việt Nam và Philippines đã "vi phạm DOC". Rằng, đối với Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã làm cho vấn đề này "quốc tế hóa": Philippines chính thức kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài, hai nước đều công khai mời "các thế lực bên ngoài" hỗ trợ. Rằng, Trung Quốc sẽ không coi đó là những hành vi "hữu nghị".
Như vậy, báo Hồng Kông - Trung Quốc quên rằng, khi đối phó với kẻ xâm lược mạnh hơn mình thì sức mạnh quốc tế cần phải huy động tối đa, đó là điều cần phải làm đối với bất cứ quốc gia nào khi đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ bên ngoài nhằm vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng, không thể bị xâm phạm của mình.
Bài báo nói này nói nọ về việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, "nước lớn không thể ăn hiếp nước nhỏ". Lấy các chứng cứ như Mỹ chưa tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và lịch sử quan hệ của Mỹ với Cuba, Nicaragua và rất nhiều nước nhỏ khác để bác bỏ quan điểm của Mỹ. Thế có nghĩa là, bài báo cho rằng, Trung Quốc cũng thích làm gì thì làm, bất chấp luật pháp quốc tế, thích "ăn hiếp" nước nhỏ thế nào cũng được?
Bài báo tưởng tượng và xuyên tạc rằng, chính sách và hành động của Việt Nam đã gây phản cảm và không tin cậy cho người Trung Quốc (?). Rằng, điều này cũng dẫn đến Trung Quốc hình thành một loại "tư duy chiến lược": Việt Nam có thể trở thành "tay sai" tranh vị thế chủ đạo khu vực này giữa Mỹ-Trung (?).
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng và bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Bài báo dùng “võ mồm” dọa nạt: Nhà lãnh đạo Việt Nam cần hiểu rõ, Trung Quốc luôn và sẽ mãi mãi là "người khổng lồ không thể biết trước" ở biên giới phía bắc và trên biển. Trong khi đó, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này tương đối ngắn ngủi, thay đổi thất thường hoặc sẽ thoáng qua mà thôi - một bình luận "chiêu hàng" Việt Nam đáng sợ có một không hai của miệng lưỡi hiếu chiến, bành trướng trong giới truyền thông Trung Quốc.
Bài báo lên giọng trịch thượng như kẻ bề trên khuyên răn rằng: "Con đường đúng đắn của các nước liên quan là: Đã sống ở trong nhà kính thì không nên ném đá. Trong vấn đề Biển Đông mà cứ thúc ép và công khai làm cho Trung Quốc khó xử đều sẽ gây ra hậu quả đáng sợ cho khu vực này".

5 tháng 2, 2015

Cán bộ nhận quà tết, lỗi tại dân?

(Người Việt) - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng kêu gọi: “Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi”.

a
Người dân phát hiện cán bộ nhận quà tết phải gọi điện báo ngay...(Ảnh minh họa) 
Mấy hôm nay, Tết Ất Mùi đã gần kề, đường sá đông đúc, ở Hà Nội đi đến đâu cũng tắc đường. Có người nói vui: “Các công chức, cán bộ địa phương về đi lễ tết thủ đô khiến tắc cả đường”.
Ấy là nói vui thế thôi. Chứ ai rảnh rỗi tới mức ngồi đếm biển số xe trên đường xem xe nào xe địa phương, xe nào xe trung ương, có mà đếm cả ngày hoa mắt cũng không hết. Về chuyện quà tết biếu xén nhau mỗi dịp tết đến xuân về, năm nay, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng đã đưa ra lời kêu gọi: “Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà Tết trái quy định, hãy gọi điện ngay cho chúng tôi theo số 080.48228”.
Trên mặt báo, ông Cục trưởng khẳng định: “Chúng tôi luôn khuyến khích người dân phát giác việc cán bộ, công chức, viên chức tặng quà hoặc nhận quà Tết trái quy định. Nếu người dân phát hiện cán bộ nhận quà, tặng quà trái quy định thì hãy phản ánh ngay tới cơ quan chúng tôi. Nếu có kèm theo những bằng chứng nữa thì việc xác minh, xử lý của chúng tôi sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”.
Chết nỗi, sao dạo này các bác cán bộ lại gửi trọn niềm tin nơi dân chúng em nhiều thế nhỉ. Còn nhớ năm 2012, chính Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đưa ra đề nghị: “Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận thì chụp ảnh, gửi cho chúng tôi”.
Bây giờ lại đến lượt lãnh đạo Cục Chống tham nhũng cũng tin tưởng và giao cho người dân một trọng trách vô cùng nặng nề: Phát hiện cán bộ, công chức tặng quà hoặc nhận quà trái quy định, gọi điện thoại cấp báo ngay.
Cơ khổ, nói thì dễ thế đấy, đề cao và tin tưởng vai trò quần chúng tố giác tội phạm thật đấy. Nhưng ông Cục trưởng cứ nghĩ mà xem. Việc này khó hơn lên trời. Xưa nay thiên hạ tặng quà biếu xén nhau, cốt là để đền ơn hay nhờ vả kiểu “bánh ít đi bánh quy lại”, người ta phải làm kín đáo, thậm chí là bí mật như hoạt động tình báo. Dân nào được vào chốn ấy mà bắt quả tang hay phát hiện giúp cơ quan chức năng?
Dân nào trèo vào được những cơ quan công quyền đồ sộ hoành tráng có người canh gác? Dân nào trèo vào được mà rình rập những biệt thự bề thế của cán bộ chức trọng quyền cao để biết xem ai tặng gì, giờ nào ngày nào, quà nặng hay nhẹ, quà nhỏ hay to mà báo cáo với Cục Chống tham nhũng.
Dân gian có câu: “Ai biết ma ăn cỗ”. Thành ra các bác nói cứ nói cho vui thế thôi, làm được theo yêu cầu của các bác, dân chúng em cứ gọi là “bó toàn thân toàn tập”.
Lại nữa, ông Cục trưởng bảo phát hiện người nhận hay tặng quà tết trái quy định là  phải báo ngay. Ô hay, thế đúng quy định là như thế nào thì cũng phải công bố rõ ràng công khai cho dân biết. Chẳng hạn cấp nào được nhận hộp mứt tết, cấp nào được nhận hộp chè, chai rượu, con gà, gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh… Cứ y như tem phiếu thực phẩm thời bao cấp hồi xưa, công bố rõ ràng minh bạch hết cả ra để dân còn biết đường theo dõi.
Còn cứ kêu gọi chung chung thế này, e lại giống chuyện cười thời xưa. Chuyện kể ông quan huyện nọ, ngoài mặt thì dặn vợ không được nhận quà, đến khi vợ trót nhận một con chuột bằng vàng (vì ông huyện tuổi Tý) thì bèn gầm lên: “Bà dốt thế, sao không bảo tôi tuổi Sửu?”
Khi tham nhũng đã khó bề chữa trị, đã thành bệnh nặng mà nguy nhất là chính bệnh nhân chẳng hề muốn chữa thật tâm, cứ thích…ủ bệnh, nuôi bệnh thì tất cả những biện pháp hô hào tuyên truyền chung quy cũng chỉ là hình thức.
Sao chuyện quà tết với một bộ phận công chức cán bộ lại nặng nề đến thế, lại phải có quy định, để đến mức hễ ai nhận quà, tặng quà trái quy định, dân phải cấp báo với Cục Chống tham nhũng? Phải chăng vì ai cũng biết, mỗi dịp tết nhất là một dịp để các vị đền ơn biếu xén nhờ vả nhau. Có người nói “mùa xuân cũng là mùa thu” là vậy.  Cái “mùa thu” này cũng nhiều vàng lá chẳng kém “mùa thu lá vàng bay” kia là mấy.
Nghĩ đến lại thương các thầy cô giáo đang bám bản ở vùng cao, mỗi năm nói đến chuyện thưởng tết lại chạnh lòng muốn khóc. Quà tết của thầy cô là chai nước mắm, chai dầu ăn, gói mì chính, có nơi còn chẳng có gì.
Nghĩ lại thương những phận đời công nhân, quà tết là món nợ lương của công ty, lao đao không có cả tiền về quê ăn tết. Những người ấy, bảo họ nếu thấy cán bộ công chức nhận quà trái quy định phải báo cho Cục Chống tham nhũng, thật quá đỗi xót xa.
Thôi thì các bác cứ tuyên bố thế thôi, sức mấy mà dân chúng em làm theo được. Mà đã không làm theo được thì cũng đừng trách cứ ai nữa hết. Cán bộ, công chức nhận quà tặng trái quy định là lỗi tại dân. Ai bảo dân không đi mà thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ?
Bà con nào theo đạo Thiên Chúa hẳn đều biết một nghi thức sám hối, khi giáo dân phải đấm tay vào ngực mà xưng tội: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”.
Cán bộ có hư cũng là lỗi tại dân. Chứ không thể nào khác được.
  • Mi An

Đường phố Hà Nội những ngày 'chỗ nào cũng tắc'

 - Những ngày cuối năm, đường phố Hà Nội chỗ nào cũng tắc. Những con đường chỉ ùn tắc vào giờ cao điểm thì vào những ngày này cũng ùn ứ mọi lúc. Những 'điểm nóng' về giao thông thì tắc dài, kẹt cứng các phương tiện giao thông.

Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Mặt cắt ngang đường Nguyễn Trãi được chia nhỏ, quây tôn để phục vụ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông nên tắc đường kéo dài
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Xuân Thủy – Cầu Giấy cũng đang thi công tuyến đường sắt đô thị nên diện tích mặt đường dành cho các phương tiện tham gia giao thông rất nhỏ hẹp
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Lê Văn Lương và Lê Văn Lương kéo dài mất độ các phương tiện tham gia giao thông rất đông
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Ngã tư Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch vào giờ cao điểm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
 Hầm chui Kim Liên mật độ các phương tiện rất cao vào các khung giờ cao điểm sáng và chiều
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Phạm Văn Đồng, các phương tiện đi lên cả vỉa hè dành cho người đi bộ
 Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Huỳnh Thúc Kháng lúc nào cũng ùn tắc - Ảnh: Anh Dũng
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Bưởi ngày cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Nghi Tàm chung số phận - Ảnh: Anh Dũng
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Xe khách đón trả khách không đúng nơi quy định dẫn đến tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng đoạn trước cổng ĐH Ngoại ngữ
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Hà Nội; tắc đường; cuối năm
Đường Phạm Văn Đồng kẹt cứng các phương tiện tham gia giao thông những ngày cuối năm
P.Hải - A.Dũng

4 tháng 2, 2015

Internet Việt Nam chậm gần nhất khu vực?

Tháng trước, một báo cáo của Akamai về Thực trạng Internet toàn cầu quý III/2014 tuyên bố, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Internet Việt Nam đứng áp chót bảng xếp hạng về mọi tiêu chí, từ tốc độ kết nối trung bình đến kết nối băng rộng tốc độ cao.

Thông tin này ngay lập tức gây xôn xao dư luận trong nước, bởi Việt Nam chỉ xếp trên duy nhất hai nước là Philippines và Ấn Độ về tốc độ kết nối trung bình (2,5 Mbps). Tốc độ kết nối cao nhất của Việt Nam chỉ có 16 Mbps, xếp trên duy nhất Ấn Độ. Đối với kết nối băng rộng tốc độ cao (trên 10 Mbps), với việc cùng có tỉ lệ sử dụng chưa đến 1%, Việt Nam và Philippines chia nhau đứng chót bảng. Ở hạng mục tốc độ kết nối trên di động, Việt Nam một lần nữa đứng cuối bảng với tốc độ trung bình 1,1 Mbps.
chất lượng Internet, Bộ TT&TT, Akamai
Có thật Internet Việt Nam chậm gần nhất khu vực?
Tuy nhiên, một số chuyên gia công nghệ và Internet trong nước tỏ ra hoài nghi về cơ sở để Akamai đưa ra những con số này.
Tại Hội nghị Giao ban QLNN tháng 1/2015 của Bộ TT&TT mới đây, Thứ trưởng Lê Nam Thắng đã chính thức có phản hồi về kết luận của Akamai. Theo Thứ trưởng, có thể các hãng nghiên cứu nước ngoài có cách tiếp cận khác nên dẫn đến sự khác biệt trong kết quả đo kiểm, hơn nữa việc cáp AAG nhiều lần gặp sự cố trong một năm qua cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ.
Chính vì vậy, Thứ trưởng giao Cục Viễn thông phối hợp cùng VNNIC và các đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu, đánh giá lại chất lượng, tốc độ dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet trong nước. Đáng chú ý, sau khi có kết quả, Cục Viễn thông sẽ phải công bố số liệu chính thức để truyền thông, giới công nghệ trong nước có nguồn đối chứng, tham chiếu từ một "đơn vị chính thống".
Bên cạnh đó, thời gian qua, các doanh nghiệp viễn thông trong nước cũng đã có nhiều kế hoạch triển khai cung cấp dịch vụ Internet theo tuyến cáp mới, thay thế tuyến cáp AAG thường xuyên xảy ra sự cố. Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Viễn thông kiểm tra tình hình thực tế, tổng hợp và báo cáo lại Bộ trong thời gian sớm nhất.
T.C

3 tháng 2, 2015

EVN đang 'đốt' tiền vào đâu?

Mối lo EVN...phá sản: 

(Doanh nghiệp) - Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN chỉ rõ EVN đang lãng phí tiền chủ yếu vào đâu và cần làm gì để hạn chế tăng giá điện.

Chi phí đầu tư xây dựng quá lớn!
Theo ông Trần Viết Ngãi, người am hiểu hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ trước tới nay, hoạt động tài chính của EVN chưa tốt, tỷ suất lợi nhuận thấp. Hàng năm, EVN lỗ nhiều hơn lãi, lỗ luỹ kế năm 2014 lên tới 16.800 tỷ đồng.
"Điều đó chứng tỏ EVN không có vốn, trong khi đó gánh nặng đầu tư của EVN quá cao. Bình quân mỗi năm EVN đầu tư trên 130.000 tỷ cho phát triển nhà máy điện, hệ thống lưới điện, điện nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa, nâng cấp, sửa chữa... Lượng tiền đầu tư rất lớn trong khi Chính phủ không thể bỏ ngân sách ra được nên EVN phải đi vay.
Dù vay trong nước hay nước ngoài đều là vay thương mại chứ không có ưu đãi và các tổ chức tín dụng luôn buộc EVN phải có vốn đối ứng. Thông thường, tỷ lệ vốn đối ứng là 30%, trừ một số nước hoặc nhà đầu tư ODA có thể thấp hơn. Bởi vậy, hàng năm EVN phải có trong tay vài chục nghìn tỷ để làm vốn đối ứng, mà đó chưa phải là cho tất cả các dự án".
Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam dẫn chứng, riêng dự án nhiệt điện Vĩnh Tân công suất 1.200 MW, EVN đã phải vay 2 tỷ USD, trong đó vốn đối ứng đã mất khoảng 600 triệu USD.
"Hàng chục dự án như thế đẩy khoản tiền đối ứng lên rất nhiều và EVN chỉ có cách đưa lợi nhuận ra. Trong khi đó, lợi nhuận hàng năm của EVN rất  thấp, không những thế lỗ còn chưa trả hết", ông cho biết.
Người dân đến đóng tiền ở Công ty Điện lực Sài Gòn, Q.1, TP.HCM. Ảnh: Tuổi trẻ
Người dân đến đóng tiền ở Công ty Điện lực Sài Gòn, Q.1, TP.HCM. Ảnh: Tuổi trẻ
Để giảm tốc độ cũng như mức độ tăng giá điện, theo ông Ngãi, mục tiêu số 1 của EVN phải là giảm chi phí, tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chỉ cần EVN giảm được 10% chi phí đầu tư xây dựng tập đoàn này sẽ tiết kiệm được hàng chục nghìn tỷ đồng.
Làm được điều này, ông Trần Viết Ngãi cho rằng, EVN phải căn cơ trong tất cả các khâu, từ khâu khảo sát, thăm dò địa chất, quy hoạch, lập thiết kế cho tới quá trình quản lý đầu tư, đầu tư xây dựng, lập tổng dự toán, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu... 
"Còn cứ vung tay quá trán, mỗi dự án năm, bảy nghìn tỷ thường xuyên như vậy là rất nguy hiểm. Làm tốt được cái này, EVN sẽ giảm gánh nặng cho Nhà nước, giảm mối lo về thiếu vốn đi rất nhiều".
Quá nhiều người
Một điểm khác mà Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng cho rằng EVN đã "đốt" quá nhiều tiền vào đó là chi phí cho bộ máy nhân sự khổng lồ của tập đoàn này.
Ông chỉ rõ: "Hiện nay số người của EVN quá lớn. Hệ thống điện có tổng công suất nguồn 34.000 MW, ấy là đã cộng cả dầu khí, sông Đà, TKV, còn EVN chỉ quản lý hơn 20.000 MW nhưng lượng người của tập đoàn lên tới 110.000 người. Trong đó, riêng khối điện lực (khối 5 tổng công ty điện lực - PV) đã chiếm khoảng 70.000 người".
Ngay cả người đi thu tiền điện, đo đếm công tơ, sửa chữa sự cố, nhất là cấp điện áp  thấp của EVN, theo ông Ngãi, "EVN có nhiều lắm", chưa kể lượng người vận hành trong các nhà máy.
Bởi thế, ông cho rằng, điểm mấu chốt là phải tập trung tinh giản bộ máy, sắp xếp lại nhân sự cho hợp lý hơn.
"EVN phải lắp đặt các công tơ điện tử cung cấp thông tin về trung tâm, chỉ cần ngồi đó cũng biết các chỉ số công tơ của từng hộ gia đình trong hàng tháng, dùng điện tử, bưu điện để cập nhật, thanh toán tiền điện. EVN cứ giật gấu vá vai, tính  toán không hợp lý khiến suốt ngày xảy ra sự cố, kéo theo lượng người đi sửa chữa quá đông.
Tốt nhất là EVN hãy củng cố một lượt cho thật tốt, đảm bảo 5-7 năm cũng không phải sửa chữa, thay thế. Ví dụ, tăng tiết diện dây lên từ 20cm2 lên 30-40cm2 để khi phụ tải tăng cũng không cần thay. Hay aptomat, cầu chì... cũng phải tính toán tuổi thọ sao cho được 5-10 năm, còn như bây giờ cứ chạy sửa suốt. EVN bớt người trong các nhà máy đi, điện tự dùng trong nhà máy cũng hạn chế. Các chi phí cho quảng cáo, báo chí, đối nội, đối ngoại... giảm càng nhiều càng tốt".
Ông Ngãi nhấn mạnh, EVN cần tiết kiệm trong tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, vận hành, quản lý, tiền lương, giảm tổn thất điện năng, sử dụng các thiết bị tiêu hao năng lượng thấp... "Những cái này không nhiều nhưng cần thiết, quan trọng nhất vẫn là việc EVN phải giảm chi phí trong đầu tư xây dựng. Đây mới chính là con voi mà một khi đã làm được thì EVN không cần phải tăng giá điện nhiều nữa, chỉ cần lãi mức độ nào đó để có vốn đối ứng đi vay là được".
Một số giải pháp khác được ông Ngãi đề cập nhằm hạn chế tăng giá điện là trong quá trình tái cơ cấu ngành điện phải cổ phần hoá các tổng công ty phát điện (Genco), Nhà nước chỉ chiếm cổ phần chi phối, còn lại bán ra để thu tiền về đầu tư. Cần có cơ chế đặc biệt, thậm chí là giá đặc biệt đối với những ngành tiêu  thụ nhiều điện năng như xi măng, sắt thép... để giảm tiêu hao năng lượng.
Nhắc lại khoản lỗ "khủng" của EVN, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do biến động của các nhiên liệu đầu vào như giá than, giá khí, giá dầu (riêng thuỷ điện EVN không lỗ) và giá sản xuất của EVN vẫn cao hơn giá bán. 
"Giá dầu giảm mạnh nhưng tỷ lệ các nhà áy điện chạy dầu của EVN không nhiều, chỉ có Ô Môn, Trà Nóc, trong khi tỷ lệ các nhà máy nhiệt điện than, khí vẫn là chủ yếu. Nhưng giá khí không giảm, giá than thì theo giá thị trường. Giá than tại Việt Nam hiện vẫn đang là 1,3-1,4 triệu đồng/tấn, nếu có giảm theo giá thế giới cũng không đáng kể".
Bởi vậy, với gánh nặng đầu tư quá lớn, ông Trần Viết Ngãi quả quyết, chỉ có một con đường duy nhất là tăng giá điện và với nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì chỉ chịu đựng được mức tăng 10% đổ lại. Chỉ khi nào công suất đạt yêu cầu ổn định cao, thừa điện, tốc độ đầu tư giảm thì mới có thể tính chuyện giảm giá điện.
"Với cơ cấu, tổ chức hiện nay thì EVN còn phải tăng giá điện. Còn tăng mức độ nào thì phải cân đối. Bộ Công thương cũng đã yêu cầu EVN phải tính toán, công khai giá thành sản xuất, giá bán", ông nói.
  • Thành Luân

Nở rộ những phát ngôn văng mạng của “quan”...

Đăng Bởi  - 

phat ngon cua can bo
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, sai phạm trong công tác thiết kế bản vẽ thi công làm tăng 1,36 tỷ đồng.


Một ông quan thanh tra của Bộ GTVT, bỗng dưng nổi hứng lên tuyên bố rằng dự án chục tỷ, sai sót, thất thoát một tỷ là… TỐT rồi (Đất Việt, 14:33, 28.1.2015). Một ông là cán bộ tuyên giáo ngay giữa thủ đô – tuyên bố khơi khơi rằng ngày tết, bắn pháo hoa là để giúp cho người nghèo QUÊN đi cái khó, cái nghèo (Đất Việt,19:03, 27.1.2015). Một chị là Biên tập viên của Đài Truyền hình Quốc gia, “tự nhiên’ cho rằng nghệ sĩ Thanh Nga tự sát, “nên” (người nghe chắc chắn sẽ hiểu là tự sát cũng được đặt tên đường) sắp tới sẽ đặt tên đường ở TP HCM…

Một tuần mà có đến 3 dẫn chứng điển hình thì rõ ràng, người dân không choáng, không thất kinh mới là chuyện lạ.
Một trong những thói xấu của người Việt là hay nói to ở chốn đông người. Có thể do không biết kiềm chế, điều tiết âm lượng vừa phải; cũng có thể do cái tôi lớn quá, thích ra vẻ ta đây quá… Không ít bè bạn quốc tế phàn nàn về cái lối vừa thiếu văn hóa, vừa kém tôn trọng người khác của không ít người Việt. Thế nhưng, nếu so với cách phát ngôn văng mạng của quan chức trong mấy ngày gần đây thì nói to (nhưng không sai) ở chỗ đông người, chẳng là cái gì khi so với sự ngoa ngôn, sàm ngôn của các bậc chức sắc… 
Đài truyền hình và cán bộ tuyên giáo chắc chắn thuộc về ‘đẳng cấp’ nói năng chuẩn mực vì nghề của họ là nghề nói mà. Còn Bộ GTVT chắc chắn là cơ quan nắm trong tay rất nhiều tiền của, chẳng hạn, mùa mưa bão, ai biết được bao nhiêu tấn đất cát bị bão lũ cuốn trôi? Vì có nhiều tiền dân, của nước nên đội vốn 300 triệu USD thì coi là ‘mới điều chỉnh một tỷ’, còn sai phạm khoản tiền đủ cho 1.000 sinh viên sống trong một tháng thì cho là chuyện.. tốt đẹp?
Đừng nói là nhầm lẫn hay lỡ lời bởi cha ông có dặn rồi: Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói để… lừa lẫn nhau.
Xin hỏi các quan, nếu như bắn pháo hoa để cho dân quên cơ cực, bần hàn thì cái sự quên ấy kéo dài mấy phút hay mấy chục phút?
Chẳng lẽ cả một cách làm, quan điểm mà chỉ nhằm xoa dịu nỗi đau có mươi lăm phút thôi sao? Tiền tỷ với các ngành nắm trong tay hàng trăm ngàn tỷ dĩ nhiên là chuyện nhỏ nhưng thất thoát, sai phạm mà cứ coi là tốt thì đến bao giờ đất nước mới khá lên?
BTV một đài truyền hình cũng không thể biện minh vì cái lỗi (cứ cho là lỡ ấy) phạm phải là rất nghiêm trọng. Đặt tên đường phố chưa bao giờ là chuyện nhỏ. Nó là văn hóa, là chính trị, là sự tôn vinh, trân trọng những đóng góp to lớn của người đã khuất, nên sẽ chẳng bao giờ có chuyện đã tự sát lại còn vinh danh.
Cái nguyên tắc tối giản của phổ văn hóa (tạm coi là thế), đó là, phải có cái nền cơ bản về văn hóa mới có quyền ‘thay mặt’ đất nước, chính quyền để phát ngôn. Nguyên tắc đó không cho phép bất kỳ một ai nhầm lẫn. Chẳng hề vô cớ khi cha ông xưa đã minh triết bốn cái cần phải học trong cuộc đời là, học ăn, học nói, học gói, học mở. Trong vòng mấy tháng gần đây, VTV sai, lẫn lung tung là điều khó chấp nhận. Chưa thấy quan chức nào bị ảnh hưởng; chẳng lẽ cứ đổ riết cho ‘cậu đánh máy’ hết năm này qua năm khác?
Mùa xuân đang đến, tết nhất đã cận kề, xin các vị quan chức đừng làm người dân buồn phiền thêm nữa bởi vô số kiểu ngoa ngôn, lộng ngôn, sàm ngôn, cay đắng ngôn….
Không có những chuyện ấy cuộc sống cũng phức tạp, vất vả lắm rồi. Xin các vị hãy coi trọng hơn một chút tiền thuế của dân, hiểu đúng hơn một chút cái khó, cái khổ của người nghèo và biết thêm một chút về kiến thức để dễ bề ăn nói cho dân hiểu, dân tin…
Hà Văn Thịnh
Tags : cán bộ, văn hóa, ngoa ngôn, thói xấu, quan chức, dân, học ăn học nói, Hà Văn Thịnh