Thời nhà Nguyễn vào thế kỷ 19, lãnh thổ Việt Nam hết sức rộng lớn. Đỉnh điểm vào thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay. Vậy lãnh thổ Việt Nam thời nhà Nguyễn gồm những vùng đất nào mà có thể rộng lớn đến vậy?
Sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn được xây dựng rất mạnh mẽ, khiến các nước lân bang ở phía tây là Ai Lao và Campuchia đều phải thần phục, mong nhận được sự bảo hộ từ Việt Nam.
Ai Lao thần phục
Thời kỳ này Việt Nam và Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay) đều đặt ảnh hưởng lên Ai Lao, khiến quốc vương Ai Lao phải xin thần phục cả hai nước. Nhiều xứ ở Ai Lao xin được đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, các vùng ngày nay gọi là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đều xin trở thành nội thuộc. Nhà Nguyễn cho sáp nhập các vùng này vào lãnh thổ, phân thành các châu, phủ thuộc Việt Nam.
Campuchia mong được bảo hộ
Thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 được xem là thời kỳ tăm tối của đất nước Campuchia khi mà sức mạnh của đế quốc Khmer không còn. Vào thế kỷ 15 Xiêm La chiếm được kinh thành Angkor, cuối thế kỷ 16 thì chiếm được kinh thành mới ở Lovek. Đến thế kỷ 17, các đời chúa Nguyễn ở phương Nam trợ giúp người Khmer nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Xiêm La, nhờ đó người Khmer liên tục giành được chiến thắng. Cuối thế kỷ 17 nhà Nguyễn lập ra phủ Gia Định kiểm soát cả vùng Đông Nam Bộ.
Năm 1771, Xiêm La cho quân tiến đánh Campuchia, đường thủy tiến đánh Hà Tiên. Chúa Nguyễn phải cho quân sang cứu Campuchia và đánh quân Xiêm La ở Hà Tiên. Cuộc chiến kết thúc bằng việc Xiêm La và Việt Nam cùng rút khỏi Campuchia. Xiêm La giữ quyền chi phối Campuchia, còn Việt Nam giữ được vùng Hà Tiên.
Sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn được xây dựng rất mạnh mẽ, khiến các nước lân bang ở phía tây là Ai Lao và Campuchia đều phải thần phục, mong nhận được sự bảo hộ từ Việt Nam.
Ai Lao thần phục
Thời kỳ này Việt Nam và Xiêm La (tức Thái Lan ngày nay) đều đặt ảnh hưởng lên Ai Lao, khiến quốc vương Ai Lao phải xin thần phục cả hai nước. Nhiều xứ ở Ai Lao xin được đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, các vùng ngày nay gọi là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đều xin trở thành nội thuộc. Nhà Nguyễn cho sáp nhập các vùng này vào lãnh thổ, phân thành các châu, phủ thuộc Việt Nam.
Campuchia mong được bảo hộ
Thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 được xem là thời kỳ tăm tối của đất nước Campuchia khi mà sức mạnh của đế quốc Khmer không còn. Vào thế kỷ 15 Xiêm La chiếm được kinh thành Angkor, cuối thế kỷ 16 thì chiếm được kinh thành mới ở Lovek. Đến thế kỷ 17, các đời chúa Nguyễn ở phương Nam trợ giúp người Khmer nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Xiêm La, nhờ đó người Khmer liên tục giành được chiến thắng. Cuối thế kỷ 17 nhà Nguyễn lập ra phủ Gia Định kiểm soát cả vùng Đông Nam Bộ.
Năm 1771, Xiêm La cho quân tiến đánh Campuchia, đường thủy tiến đánh Hà Tiên. Chúa Nguyễn phải cho quân sang cứu Campuchia và đánh quân Xiêm La ở Hà Tiên. Cuộc chiến kết thúc bằng việc Xiêm La và Việt Nam cùng rút khỏi Campuchia. Xiêm La giữ quyền chi phối Campuchia, còn Việt Nam giữ được vùng Hà Tiên.
Năm 1833 diễn ra cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở thành Gia Định, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng đến dẹp loạn, Lê Văn Khôi thua chạy đến cầu xin Xiêm La trợ giúp. Quân Xiêm La nhân cơ hội này tiến đánh Việt Nam, thế nhưng bị quân của nhà Nguyễn đánh bại.
Không chỉ thế, nhà Nguyễn còn cho quân sáng đánh Xiêm La ở Campuchia, chiếm giữ và bảo hộ hầu hết đất nước này, loại bỏ ảnh hưởng của Xiêm La, chỉ còn vùng đất nhỏ là Nam Bàn là thuộc về người Khmer. Nhà Nguyễn sáp nhập các vùng đất Campuchia vào lãnh thổ, đặt tên là Trấn Tây Thành, chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.
Năm 1835, diện tích Việt Nam vô cùng rộng lớn, bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Campuchia, diện tích rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với Việt Nam bây giờ (diện tích Việt Nam hiện là 331.698 km2, theo cổng thông tin điện tử chính phủ năm 2009).
Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương Nam. Đây chính là nguyên nhân và ý nghĩa của quốc hiệu này.
Không chỉ thế, nhà Nguyễn còn cho quân sáng đánh Xiêm La ở Campuchia, chiếm giữ và bảo hộ hầu hết đất nước này, loại bỏ ảnh hưởng của Xiêm La, chỉ còn vùng đất nhỏ là Nam Bàn là thuộc về người Khmer. Nhà Nguyễn sáp nhập các vùng đất Campuchia vào lãnh thổ, đặt tên là Trấn Tây Thành, chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.
Năm 1835, diện tích Việt Nam vô cùng rộng lớn, bao gồm vùng đất Ai Lao (tức Lào ngày nay), hầu hết phần đất của Campuchia, diện tích rộng 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với Việt Nam bây giờ (diện tích Việt Nam hiện là 331.698 km2, theo cổng thông tin điện tử chính phủ năm 2009).
Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh phương Nam. Đây chính là nguyên nhân và ý nghĩa của quốc hiệu này.
Trần Hưng TRITHUC VN