Trang

18 tháng 7, 2015

Biển buồn


Chiều buông biển vắng một mình anh

Nắng vàng e ấp mặt biển xanh

Sóng nhẹ mơn man bờ cát trắng

Biển buồn bởi vắng bóng em thanh.

ĐCLT

16 tháng 7, 2015

Dân gánh đủ phí, cán bộ trốn việc đi chơi golf

(ĐấtViệt) - Nhiều xã ở Can Lộc (Hà Tĩnh), dân phải góp tiền nuôi cán bộ thôn, xã. Có hộ không chịu nổi, đã phải bỏ ruộng bỏ nhà đi tha phương cầu thực.

Dan ganh du phi, can bo tron viec di choi golf
Bà Lê Thị Hương xóm Văn Minh xã Thường Nga khóc khi kể khổ với nhà báo.Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Nếu như giải báo chí quốc gia có một giải riêng cho “loạt bài điều tra buồn nhất trong năm”, có lẽ tôi xin đề cử ngay loạt bài “Gánh nặng quê nghèo” của các nhà báo Hoàng Anh- Thiện Nhân ở báo Nông nghiệp Việt Nam, vừa khởi đăng những ngày gần đây.

Tất nhiên, không giải báo chí nào có cái giải buồn đó cả, nhưng rõ ràng, đọc loạt bài này, chắc nhiều độc giả giống như tôi, nghẹn ngào, uất ức đến trào nước mắt vì những gánh nặng phi lý mà hệ thống cán bộ xã, thôn ở huyện Can Lộc (Hà Tình) đang trút lên người nông dân.
Ròng rã suốt 10 năm nay, người dân xã Thường Nga không hề được thụ hưởng chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như Nghị quyết của Quốc hội mà trái lại, họ còn phải đóng góp nhiều khoản thu nặng nề do cán bộ xã tự đặt ra.
Cái phí này gọi là “thu theo hạng đất”, các ông cán bộ chia đất ruộng của dân ra thành nhiều hạng, rồi ấn định mỗi loại đất phải nộp số kg thóc tương ứng sau khi thu hoạch. Năm nay, dân xã Thường Nga còn phải nộp Quỹ giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất, có hộ lên tới ngót 1 triệu đồng, xã chỉ thu trong 3 ngày, chậm ngày nào sẽ bị phạt thêm 5%.
Còn ở xã Thanh Lộc thì sao, “Trong phương án thu các loại quỹ năm 2015, xã Thanh Lộc xây dựng một loại quỹ có tên là "Quỹ hành chính phúc lợi". Chủ tịch UBND xã Lê Văn Nhiếu thẳng thắn thừa nhận, mục đích thu loại quỹ này nhằm chi trả chế độ cho những người hoạt động công tác ở xã, ở thôn không nằm trong đội ngũ cán bộ tịnh biên”- bài báo viết.
Theo điều tra của các PV NNVN, chỉ riêng trong tháng 6/2015, xã Kim Lộc đã phải chi trả hơn 62.000.000 đồng cho đội ngũ cán bộ, giúp việc ngoài biên chế. Trong số đó có những chức danh nghe khá lạ tai như “bảo vệ di tích quốc gia”, “bảo vệ di tích cấp tỉnh”...
Thú thật, đọc loạt bài điều tra, tôi hoa cả mắt với những con số đóng góp của các hộ dân, nhức cả đầu với chiêu bài đặt ra các ban bệ ở cấp thôn, xóm để bắt dân đóng tiền nuôi, vì diện “cán bộ” này không nằm trong diện được trả lương bằng ngân sách nhà nước.
Tâm sự với nhà báo, nhiều nông dân đã khóc ròng, bởi họ không biết làm thế nào, bán hết toàn bộ số thóc thu được cũng không đủ 2 khoản thu của xóm và của xã. Không nộp thì bị phạt 5%, cắt hết mọi giao dịch giấy tờ, đọc tên ra rả trên loa phóng thanh.
Trong khi người dân cùng cực như thế, thì đối lập là hình ảnh ông Trần Văn Hữu-  Chủ tịch xã Kim Lộc ngồi trong phòng máy lạnh chạy ro ro nhưng vẫn thở than với nhà báo: “Mới chỉ đạt được khoảng 70% so với chỉ tiêu, cán bộ xã, thôn đang tiếp tục vận động các hộ dân còn lại”.
Nếu quan tâm, bạn đọc có thể tìm đọc loạt bài “Gánh nặng quê nghèo” này để thấy nông dân ở Can Lộc đang khổ sở thế nào. 
Trộm nghĩ, thường những người lành lặn chân tay, đầu óc minh mẫn thì mới được chọn làm cán bộ, vậy thì tại sao những cán bộ này lại vô liêm sỉ tới mức chọn cách sống ký sinh trên hạt thóc nhọc nhằn đẫm mồ hôi nước mắt của người dân như vậy?
Xin đề nghị các cán bộ xã, thôn ở huyện Can Lộc nên học tập ông Thiều Kim Quỳnh- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực miền Bắc. Trên báo Thanh Niên số ra ngày 15/7/2015, có một mẩu tin cho biết, ông Quỳnh bị tố cáo “thường xuyên đi chơi gofl trong giờ hành chính” và có bản sao nhật ký sân golf Vân Trì (Hà Nội) để chứng thực điều này.
Tuy nhiên, trong giải trình, ông Quỳnh chỉ thừa nhận “thỉnh thoảng đi chơi golf trong giờ làm việc” và vẫn được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vào các năm 2013-2014.  
Thay vì bắt dân cõng phí nuôi mình, các cán bộ xã, thôn ở Can Lộc nên học hỏi lấy kinh nghiệm làm sao để vẫn có thể vừa đi chơi golf, vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như bác lãnh đạo EVN kia.
Thế mới là người cán bộ tài giỏi.
  • Mi An

Ba nguyên nhân đổ vỡ của chứng khoán Trung Quốc


Bong bóng chứng khoán Trung Quốc bất ngờ hình thành và vỡ trong vòng 1 năm dù mất đến 7 năm đi ngang và tích lũy. Đâu là những nguyên nhân sâu sa đằng sau sự sụp đổ này?

Ba nguyên nhân đổ vỡ của chứng khoán Trung Quốc
Sự hình thành của bong bóng
Sau một thời kỳ dài gần 7 năm đi ngang và tích lũy, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến một đợt sóng tăng cực kỳ mạnh mẽ bắt đầu từ tháng 6/2014 và kéo dài liên tục đến nửa đầu năm 2015.
Đây là kết quả của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ. Kể từ cuối năm 2014, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) liên tiếp giảm lãi suất và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Lãi suất cho vay chủ chốt giảm 03 lần kể từ 11/2014 xuống còn 5,1%; lãi suất tiền gửi chủ chốt xuống mức 2,25%.
Mục đích của PBOC chủ yếu là để nhằm kích thích nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nhưng lại cũng đồng thời đem lại niềm tin rằng nới lỏng tiền tệ sẽ giúp giá cổ phiếu tăng nhanh.
Trước đó, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất và tiến hành các gói nới lỏng định lượng (QE) đã giúp các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng mạnh từ 2011 đến hiện tại.
Quả thật, chứng khoán nước này đã tăng rất mạnh chỉ trong vòng 1 năm trở lại đây. Cụ thể, các chỉ số Shanghai Composite Index và Shenzhen Composite Index đã tăng tới 190%.
Bên cạnh việc tăng giá, thanh khoản thị trường cũng đã tăng trưởng đột biến. Giá trị giao dịch trong giai đoạn gần đây đạt gần 400 tỷ USD tăng gấp 10 lần so 12 tháng trước đó, đồng thời đã vượt qua thị trường chứng khoán Mỹ.
Và đổ vỡ
Tuy nhiên, đà tăng điểm kéo dài suốt 1 năm qua đã xuất hiện những dấu hiệu đổ vỡ đầu tiên khi TTCK Trung Quốc quay đầu sụt giảm mạnh kể từ ngày 15/06/2015 với tổng mức giảm lên tới trên 30%. Thị trường đã phải trải qua gần 1 tháng giảm giá liên tục trong tâm lý bán tháo của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Riêng 2 tuần đầu, Shanghai Composite Index đã liên tiếp đánh mất 18% số điểm. Mặc dù xen kẽ xuất hiện những phiên phục hồi ngắn sau những biện pháp giải cứu của chính phủ, điều này đã không giúp thị trường thoát ra khỏi xu thế downtrend khi giá cổ phiếu sau đó tiếp tục lao dốc mạnh mất thêm 16% số điểm nữa.
Ba nguyên nhân chính
Đánh giá về sự sụp đổ của thị trường chứn khoán Trung Quốc, bộ phận phân tích của CTCK BIDV (BSC) cho rằng có ba nguyên nhân chính: đó là sự tăng trưởng của TTCK không thực chất, chất lượng nhà đầu tư thấp và cuối cùng là tỷ lệ đòn bẩy quá cao (margin).
Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc đang nằm trong chu kỳ suy giảm kéo dài. Tăng trưởng kinh tế chậm lại với tốc độ tăng trưởng giảm dần từ 2010. Hiện tại tăng trưởng GDP chỉ đạt 7%, bên cạnh đó, chỉ số PMI cũng liên tục giảm về sát mức 50 từ mốc 55 điểm năm 2009.
Giá cổ phiếu tăng không đi kèm với sự cải thiện trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã khiến chỉ số P/E thị trường bị đẩy lên quá cao. Ngay cả sau khi sụt giảm gần đây, chỉ số P/E của Shanghai Composite Index vẫn ở mức 23, trong khi đó Hang Shen Index của thị trường Hồng Kông – nơi mà nhiều trong số các công ty tương tụ của Trung Quốc niêm yết chỉ ở mức 12. Chỉ số Shenzhen Composite Index thậm chí sau khi đi một phần ba điểm số hiện có chỉ số P/E trung bình là 50.
Thứ hai, số lượng tài khoản chứng khoán tăng nhanh tuy nhiên các nhà đầu tư đa số đều là nhà đầu tư cá nhân và trình độ học vấn ở mức thấp. Theo khảo sát, hơn 2/3 (68%) số nhà đầu tư mới chưa học hết phổ thông, 25% học tiểu học và gần 6% mù chữ; tỷ lệ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 12%.
Trong khi đó, các NĐT nước ngoài đã rút dần ra khỏi thị trường Trung Quốc trong quá trình tăng điểm, để lại lớp NĐT cá nhân nhỏ lẻ với trình độ hiểu biết hạn chế, chạy đua theo xu hướng đầu tư phong trào.
Cuối cùng, tỷ lệ vốn margin/ giá trị số cổ phiếu floating thị trường Trung Quốc đạt gần 9%, cao gấp 5 lần so với mức trung bình ở hầu hết các thị trường phát triển. Điều này đồng nghĩa với khi tâm lý đảo chiều, giá cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh do áp lực giải chấp margin rất lớn của thị trường.
Theo Mai Hương
Bizlive

Hà Nội: 17.000 dân, 30 m2 sân chơi (!)


Dân trí Rất nhiều sân chơi dành cho trẻ em, người già ở khu tập thể, khu đô thị Thủ đô đang bị ngang nhiên chiếm dụng vào mục đích khác. Một con số giật mình vừa được nêu ra trong kỳ họp HĐND TP Hà Nội: 17.000 dân ở phường Trung Phụng (quận Đống Đa) chỉ có 30 m2 sân chơi!

Tại các khu tập thể cũ như Kim Liên, Giảng Võ hay khu đô thị Định Công… sân chơi cho trẻ không phải quá thiếu, song lại không thể phát huy công năng tối đa vì bị bao vây tứ phía bởi nhiều lợi ích khác của người lớn. 

Những con số “thảm thương” như ở phường Trung Phụng không biết có làm những người quản lý day dứt?

Hà Nội: 17.000 dân, 30 m2 sân chơi (!)
Cảnh quan ở khu nhà No 14B khu đô thị Định Công quận Hoàng Mai vào lúc 17 giờ với quán bia đông nghịt khách.

Các quán bia này đón khách rồi sắp xếp các bàn nhậu ngay trên sân chơi dành cho trẻ em của khu nhà.
Các quán bia này đón khách rồi sắp xếp các bàn nhậu ngay trên sân chơi dành cho trẻ em của khu nhà.

Những đứa trẻ chơi đùa bên cạnh những bàn nhậu ồn ào.
Những đứa trẻ chơi đùa bên cạnh những bàn nhậu ồn ào.

Những đứa trẻ chơi đùa bên cạnh những bàn nhậu ồn ào.
Còn tại khu tập thể Kim Liên quận Đống Đa, một chiếc đu quay mục nát không biết từ bao giờ nằm trơ bên sân chung của dãy nhà C6 và C9.

Khu sân chơi này bị bao vây bởi khá nhiều hàng quán.
Khu sân chơi này bị bao vây bởi khá nhiều hàng quán.

Khu sân chơi này bị bao vây bởi khá nhiều hàng quán.
Trẻ em liệu có dám vào chơi ở đây không? (Một khu vui chơi của trẻ em ở giữa khu nhà C4 và C5 tập thể Kim Liên).

Sân chơi giữa khu nhà C5 và C6 tập thể Kim Liên.
Sân chơi giữa khu nhà C5 và C6 tập thể Kim Liên.

Sân chơi giữa khu nhà C5 và C6 tập thể Kim Liên.
Chiếc cầu trượt không sử dụng, nơi sân chơi dành cho trẻ em của dãy nhà B2 và B3 tập thể Giảng Võ quận Ba Đình.

Trong không gian thế này thì trẻ có muốn chơi cũng khó.
Trong không gian thế này thì trẻ có muốn chơi cũng khó.

Trong không gian thế này thì trẻ có muốn chơi cũng khó.
Một tấm bảng ghi nội qui về sân chơi chung tại đây còn ghi rõ: Nghiêm cấm chiếm dụng mặt bằng sân chơi phục vụ lợi ích riêng.

Trong không gian thế này thì trẻ có muốn chơi cũng khó.
Còn đây là sân chơi dành cho trẻ em tại khu B20 tập thể Kim Liên quận Đống Đa biến thành bãi tập kết rác.

Trong không gian thế này thì trẻ có muốn chơi cũng khó.
Các xe rác tập trung tại đây, người dân vẫn thản nhiên vứt rác cho dù mùi hôi thối nồng nặc bao quanh khu vui chơi của trẻ.

Trẻ em chơi đùa tại sân chơi của khu nhà B20 tập thể Kim Liên.
Trẻ em chơi đùa tại sân chơi của khu nhà B20 tập thể Kim Liên.

Một khu vui chơi dành cho trẻ em tại dãy nhà H1 ngõ Văn Chương quận Đống Đa trở thành bãi gửi xe.
Một khu vui chơi dành cho trẻ em tại dãy nhà H1 ngõ Văn Chương quận Đống Đa trở thành bãi gửi xe.

Các điểm vui chơi của dãy nhà H1 ngõ Văn Chương thường bị chiếm dụng làm nơi gửi xe và bán quán.
Các điểm vui chơi của dãy nhà H1 ngõ Văn Chương thường bị chiếm dụng làm nơi gửi xe và bán quán.

Hữu Nghị
(huunghi@dantri.com.vn)

Một Trung Quốc đang trên đà sụp đổ


Tín Nguyễn
Liệu chúng ta đã chứng kiến một Trung Quốc đi đến giới hạn của chính nó chưa?
image: http://si.wsj.net/public/resources/images/BN-JI901_edp071_J_20150713112001.jpg
SHAKY FOUNDATIONS China’s rise is built on an increasingly reckless CCP.
Trung Quốc có nguy cơ đối diện thực sự với sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế (Ảnh của Wall Street Journal)
Đợt tăng trưởng dữ dội của Trung Quốc tưởng chừng như là không bao giờ kết thúc. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Thượng Hải cho chúng ta thấy rằng những sự tăng trưởng trong nháy mắt cũng tiềm ẩn những rủi ro của chính nó. Thái độ của thế giới về Trung Quốc đang bắt đầu thay đổi, đó là quan sát Trung Quốc với những nỗi lo sợ, dù là trên phương diện kinh tế hay chính trị, thay vì xem nước này như là đầu tàu kinh tế thế giới hay một cường quốc kinh tế.
Vạch ra một chiến lược để đối phó với một Trung Quốc đang sụp đổ là một việc làm thiết thực trong bối cảnh chưa có một điều gì chắc chắn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mối nguy hiểm trong việc suy nghĩ như thế này nằm ở chỗ cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng có thể đã tính đến trường hợp Trung Quốc sụp đổ mà điều này sẽ lại càng làm cho khu vực châu Á trở nên bất ổn hơn nữa.
Mặc dù thị trường chứng khoán Trung Quốc chiếm chưa đến 1.5% vốn ngân hàng và thấp hơn 15% tài sản của các hộ gia đình nhưng việc 1/3 tổng giá trị của chứng khoán Trung Quốc bị xóa sổ cũng là một đòn chí mạng vào niềm tin của người dân đối với kinh tế Trung Quốc.
Những khoản lãi kiếm được từ việc mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc cũng đã tụt dốc không phanh, giá trị đồng Nhân dân tệ đã giảm và các thị trường chứng khoán khác nằm trong khu vực Châu Á cũng đã rớt giá ngay sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ở Thượng Hải.
Và chất lượng của nền kinh tế Trung Quốc đang bị chất vấn một cách dữ dội. Việc tăng trưởng GDP chậm lại được biểu hiện qua số liệu chính thức từ chính phủ Trung Quốc đã nói lên sự suy giảm trầm trọng của các hoạt động sản xuất và thương mại trong nền kinh tế Trung Quốc. Khoảng nợ công khổng lồ, sự kiểm soát thị trường lao động một cách độc đoán và sự thất bại trong chính sách cải cách của Tập Cận Bình đều đưa nền kinh tế đi xuống một cách không phanh. Việc giúp Trung Quốc tham gia vào kinh tế thế giới mà cả thế giới đã thực hiện trong vòng gần 3 thập kỷ hiện nay lại biểu lộ ra những bất lợi của chính việc này.
Tuy nhiên, kinh tế chỉ là một phần của vấn đề gây nên sự sụp đổ của Trung Quốc. Những năm ròng rã phổ biến ý tưởng về một Trung Quốc như là một quốc gia duy trì trật tự thế giới đã tan thành mây khói khi quyền lợi quốc gia và những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đều đi ngược lại với điều này.
Mặc dù không phải là quốc gia duy nhất đẩy mạnh những tuyên bố chủ quyền thông qua các hoạt động cải tạo đảo trên Biển Đông, mức độ và các tốc độ trong các dự án cải tạo đảo của Bắc Kinh lớn đến mức khó tin. Nhân dân Giải phóng Quân, quân đội chính quy của Trung Quốc, đang xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, nhằm mục tiêu bành trướng sức mạnh và đe dọa các nước láng giềng.
image: http://ichef.bbci.co.uk/news/660/media/images/82385000/jpg/_82385129_spratlys_satellite.jpg

Dự án cải tạo đảo của Trung Quốc đã chính thức đưa Trung Quốc vào thế phải chống đỡ lại các phản ứng từ đa số các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ
Ý đồ trong việc gọi là “bảo vệ” chủ quyền 12 hải lý xung quanh các đảo vừa được cải tạo của Bắc Kinh thực sự đang gây đe dọa trầm trọng đến quyền tự do hàng hải của các nước. Một vị đại sứ người Châu Á tại Washington đã cho biết rằng mục tiêu của Trung Quốc là muốn tạo ra một trật tự châu Á mới ngay trước mắt chính quyền Obama.
Ngay cả tổng thống Obama, từng tham gia vào Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế với giới chức Trung Quốc, cũng đã lên án hành động bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Không những không được nhìn nhận là một nhân tố đóng góp vào sự ổn định của Châu Á mà Trung Quốc, do chính sách bá quyền và thái độ trịch thượng, bị xem như là nguyên nhân chính gây ra sự bất ổn. Và điều tương tự cũng đang diễn ra trên mặt trận kinh tế, nhiều thập kỷ mà cả thế giới đã cố gắng tạo điều kiện để Trung Quốc đóng góp vai trò của mình lại gây ra hệ quả là Bắc Kinh đã có đủ khả năng tạo ra các lợi ích của nước nay nhưng những lợi ích này lại đi ngược lại với những nguyên tắc chính trị tạo ra sự tự do thương mại.
Và về vấn đề an ninh mạng, Bắc Kinh cũng không thể nào đưa ra một lời bào chữa có lý về việc lấy cắp các thông tin thương mại của những đối tác làm ăn. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra thông báo nước này đã phải hứng chịu khoảng 10 tỷ vụ tấn công an ninh mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc vào năm 2014, chiếm 40% tổng số vụ an ninh mạng mà nước này phải chịu.
image: http://cdn.static-economist.com/sites/default/files/images/print-edition/20130223_LDD002_0.jpg

Ảnh minh họa về thói quen ăn cắp thông tin mật của Trung Quốc
Trong khi đó về phần Mỹ, chính quyền Obama đã thông báo rằng ít nhất 21 triệu tài liệu về thông tin cá nhân của nhân viên chính phủ Hoa Kỳ đã bị các hacker Trung Quốc đánh cắp. Nguồn thông tin từ phía Quốc Hội Mỹ thì lại cho rằng con số lên đến 30 triệu vì nó bao gồm toàn bộ những cá nhân được phép tiếp cận những thông tin mật. Việc nhìn nhận Trung Quốc như một cộng sự là điều không thể khi chính nước này đã viết lên một trang sử mới cho hành động đánh phá an ninh mạng.
Tất cả những rủi ro từ phía Trung Quốc đều được khởi xướng từ một nhân tố quan trọng: một Đảng Cộng Sản Trung Quốc không được cải tổ nhưng vẫn nắm độc quyền lãnh đạo đất nước. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không thể ngăn được sự sụp đổ chứng khoán và đối diện với sự chống đối vì những tuyên bố chủ quyền trắng trợn và những điều này đang đặt Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tình thế nguy kịch: bị nhìn nhận như là một thành phần nguy hiểm, nội bộ bị chia rẽ và không còn khả năng giải quyết những vấn đề nội tại.
Lòng căm phẫn đối với chính sách đàn áp đối lập của ông Tập Cận Bình sẽ dẫn đến việc ngày càng có nhiều chỉ trích nhắm vào một chính quyền gây ra nhiều tai hại hơn là giải quyết được vấn đề. Điều này sẽ còn gây ra nhiều cuộc đàn áp ở Trung Quốc hoặc là sẽ thúc giục chính quyền Trung Quốc gây hấn bên ngoài để phân tán sự quan tâm của dân chúng đối với các vấn đề bên trong đất nước.
Thị trường chứng khoán của Trung Quốc có thể được bình ổn hay là xung đột về chủ quyền tại Biển Đông có thể lắng xuống trong một thời gian. Tuy nhiên, năm 2015 sẽ được xem là một năm mà thế giới chứng kiến một Trung Quốc đã đi đến giới hạn của chính mình. Câu hỏi được đặt ra là tương lai của Châu Á sẽ thay đổi ra sao khi Trung Quốc đang trên đà sụp đổ.
Nguồn: Tổng hợp từ Wall Street Journal

Read more at http://vnn360.com/mot-trung-quoc-dang-tren-bo-sup-do/#PZ5w9PJiX2O9XGbZ.99

VN chọn ai: Nga, TQ hay Mỹ ?

"Chơi với ai, hãy để người Việt Nam quyết định"

(GDVN) - Việt Nam không thể đòi hỏi Nga "lựa chọn" mình hay Trung Quốc thì Moscow cũng không thể đặt vấn đề Việt Nam hãy lựa chọn giữa Nga và Hoa Kỳ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tiến sĩ Vladimir Mazyrin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông ngày 14/7 bình luận trên tạp chí Nezavisimaya Gazeta: Việc Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam khiến Moscow nhận ra thách thức nghiêm trọng đối với các nỗ lực của Nga để bảo tồn và phát huy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.
Người Mỹ đang tận dụng lợi thế của thế giới đơn cực và khả năng chi phối hệ thống tài chính quốc tế, cũng như sự suy yếu ảnh hưởng của Nga với Việt Nam để thực hiện "khát vọng giấc mơ Mỹ" của hàng triệu người Việt.
Dù kết quả thăm dò dư luận của Trung tâm Nghiên cứu Pew (đề cập trong phần 1:Học giả Nga: Mỹ đã trở thành một "mô hình" cho Việt Nam) là khách quan, nó cũng không làm sai lệch mong muốn của người dân Việt Nam đối với nền độc lập của mình.
Việc "dựa vào Hoa Kỳ" có đảm bảo cho Việt Nam giữ được nền độc lập hay không, hãy để bản thân mỗi người Việt tự trả lời, Tiến sĩ Vladimir Mazyrin bình luận. Ông lưu ý, một người bạn thật sự là người không quên vấn đề của mình, giúp đỡ bạn bè đối tác bảo vệ lợi ích quốc gia thực sự của họ thay vì áp đặt các quan điểm và hệ giá trị của mình cho đối tác thông qua vũ lực hay gian lận.
Bình luận trên tờ The Diplomat ngày 14/7, Tiến sĩ Anton Tsvetov từ Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga (RIAC) cho rằng, trong khi Trung Quốc không bao giờ bỏ lỡ bất kỳ phân tích nào về quan hệ Mỹ - Việt thì dường như Nga thường bỏ qua điều này dẫn đến sự thất vọng của giới quan sát châu Á tại Nga. Tuy nhiên theo ông điều này không hẳn chính xác, bởi lẽ Việt - Mỹ mới chỉ là quan hệ đối tác "toàn diện" chứ chưa phải "chiến lược", đặc trưng quan trọng gắn với quan hệ Việt - Nga.
"Truyền thống" là một tính từ phổ biến tại Việt Nam khi nói về quan hệ Việt - Nga. Nhưng có ít điều để làm trong chính sách đối thoại thực tế mà Việt Nam đang theo đuổi. Do đó sẽ hữu ích hơn để Moscow suy nghĩ xem những gì có thể làm cho Việt Nam mà Hoa Kỳ không thể. Ông cho rằng, việc đầu tiên Nga có thể làm là việc bán vũ khí cho Việt Nam.
Học giả Anton Tsvetov từ Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga (RIAC). Ảnh: Russia Council.
Mặc dù Hoa Kỳ đã nới lỏng một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và đang cân nhắc khả năng bãi bỏ hoàn toàn, thậm chí "đã bán hoặc cho" Cảnh sát biển Việt Nam một số tàu tuần tra, nhưng người Việt sẽ phải mất cả chục năm để làm quen với các thiết bị mới (?!). Vì vậy Nga có thể sẽ vẫn là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.
Mặt khác ông Anton Tsvetov lập luận: "Nga có một lợi thế rất lớn so với Mỹ trong quan hệ với Việt Nam. Đối với người Việt, hợp tác với Nga không đi kèm theo bất kỳ đòi hỏi 'xuất khấu khẩu hệ tư tưởng thù địch' nào. Không có mối lo Moscow sẽ thúc đẩy thay đổi nội bộ ở Việt Nam và Nga sẽ không đặt bất kỳ điều kiện nào cho hoạt động giao dịch thương mại quân sự, đầu tư hay hợp tác nhân đạo. Trong khi đó nó lại là mối quan tâm chính của các nhà lãnh đạo Việt Nam khi hợp tác với Hoa Kỳ"?!
Có quan điểm trái ngược với Anton Tsvetov về vấn đề này. Giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận trên The Diplomat hôm 13/7 rằng, cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng đã phá vỡ mọi rào cản chính trị trong quan hệ song phương.
Hơn thế nữa, chuyến thăm này còn thiết lập tiền lệ cho các chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ tiếp theo của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu Tổng thống Obama thăm chính thức Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ sẽ càng củng cố sự thật rằng Mỹ tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam.
Theo Giáo sư Carl Thayer, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý phát triển quan hệ thực chất sâu rộng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như hệ thống chính trị của nhau.
Việc mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Phòng Bầu Dục đã cho thấy cam kết của ông Obama tôn trọng hệ thống chính trị Việt Nam, phá tan những lo ngại rằng Hoa Kỳ "âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thông qua diễn biến hòa bình". Bởi vậy cái ông Anton Tsvetov cho là "lợi thế" của Nga chưa chắc đã còn đúng trong giai đoạn hiện nay - PV.
Giáo sư Carl Thayer.
Xoay quanh trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung hay Mỹ - Việt - Nga, ông Carl Thayer nhận định: Một số nhà phân tích và bình luận đã sai lầm khi đặt trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng quá nhiều vào hy vọng có một bước đột phá trong quan hệ quốc phòng.
Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư không phải "điểm tới hạn" trong trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung. Đồng thời chuyện Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam hay việc cho người Mỹ vào cảng Cam Ranh không phải nội dung chủ yếu trong chương trình nghị sự, ông Carl Thayer lưu ý.
Về quan hệ Nga - Việt, học giả Anton Tsvetov thừa nhận bàn tay vô hình của Bắc Kinh là một trong những nhân tố hạn chế quan hệ giữa Moscow và Hà Nội. Ngoài ra, nhân tố khác ảnh hưởng tới mối quan hệ này là sự suy thoái kinh tế ở Nga khiến quốc gia này không thể trở thành thị trường lớn cho hàng hóa Việt giống như Mỹ.
Mặc dù Liên minh Tự do thương mại Á - Âu mà Việt Nam tham gia có hiệu lực vào năm tới, nhưng thị phần xuất khẩu của hàng Việt Nam tại thị trường này nhiều khả năng vẫn dưới 2%. Sức mua của Nga cũng như cấu trúc quan hệ kinh tế Nga - Việt khác quá xa so với Việt - Mỹ.
Học giả này cho rằng: "Việc tái lập quan hệ Việt - Mỹ theo nhìn nhận của tôi chắc chắn không phải một cuộc hôn nhân, nhưng lại nhiều hơn một cuộc tình". Anton Tsvetov cho rằng:
"Đi quá xa trong chuyện này và gây quá nhiều rắc rối cho Trung Quốc có thể kéo theo một thảm họa cho một nước nhỏ như Việt Nam. Đa dạng hóa là chìa khóa để trở thành một sức mạnh trung lập, còn tiềm năng của Nga để trở thành 'lực lượng thứ 3' là vô tận. Nếu chính quyền Mỹ muốn một đất nước Việt Nam thực sự mạnh mẽ, độc lập và ổn định thì họ cần tôn trọng mối quan hệ lâu dài (giữa Việt Nam) với Nga.
Với tất cả những hạn chế của Mỹ về hợp tác quân sự (với Việt Nam), chủ yếu là Nga sẽ làm hầu hết các công việc xây dựng năng lực hàng hải cho Việt Nam và tạo ra đối trọng với Trung Quốc. Sẽ là khôn ngoan khi Nga và Mỹ bắt tay nhau thoát khỏi khủng hoảng ở châu Âu và tràn sang châu Á".
Nga bán máy bay chiến đấu, tàu ngầm cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Ảnh tàu ngầm Trung Quốc: Irrawaddi.org.
Vài lời bình luận - PV
Nói thẳng ra, ông Anton Tsvetov lo ngại sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quan hệ hợp tác Việt - Mỹ được nâng lên một tầm cao mới có thể có tác động tiêu cực đến lợi ích của Nga, cụ thể là thị trường xuất khẩu vũ khí Nga có nguy cơ bị thu hẹp, cạnh tranh trong hợp tác kinh tế - năng lượng ở Biển Đông gia tăng...
Người Việt luôn ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô trước đây cũng như nhân dân Nga ngày nay trong công cuộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh địa chính trị thế giới và khu vực thay đổi liên tục như hiện nay, bất cứ quốc gia nào cũng phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc mình lên trên hết trong mọi mối quan hệ quốc tế. Nga cũng vậy và Việt Nam cũng thế. Người Việt quý trọng quan hệ hợp tác với Nga, nhưng trong làm ăn hay câu chuyện lợi ích, sòng phẳng cùng có lợi là nguyên tắc tối thượng và mới đảm bảo hợp tác được lâu dài.
Lấy câu chuyện mua bán vũ khí mà ông Anton Tsvetov quan tâm, dù mua của Nga, Mỹ hay nước nào đi nữa thì Việt Nam cũng phải trả tiền chứ chẳng ai cho không. Lựa chọn nhà cung cấp nào có sản phẩm tiên tiến phù hợp yêu cầu, giá cả phải chăng và chất lượng dịch vụ tốt là điều Việt Nam phải cân nhắc.
Nga bán vũ khí cho Việt Nam, nhưng cũng bán vũ khí cho Trung Quốc. Chính ông Anton Tsvetov cũng thừa nhận "bàn tay vô hình" của Bắc Kinh đã kìm hãm sự phát triển của quan hệ Nga - Việt. Nói cách khác, Nga không thể lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông vì sợ mất lòng Trung Quốc, từ đó dẫn đến mất các mối quan hệ làm ăn có lợi với Trung Quốc.
Việt Nam cũng vậy thôi, không thể trông chờ, dựa dẫm vào bất kỳ nước nào để bảo vệ chủ quyền và phát triển cường thịnh. Người Việt phải tự lực cánh sinh, kết hợp với đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, khai thác tối đa các xu thế có lợi cho sự nghiệp này.
Việt Nam không thể đòi hỏi Nga "lựa chọn" mình hay Trung Quốc thì Moscow cũng không thể đặt vấn đề Việt Nam hãy lựa chọn giữa Nga và Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh các cường quốc tranh giành ảnh hưởng và lợi ích địa chính trị, địa chiến lược trong khu vực có tác động sâu sắc đến Việt Nam, người Việt sẽ phải tỉnh táo trước mỗi bước đi, mỗi quyết sách để làm sao giữ gìn cho được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền và đấu tranh đòi lại những gì bị kẻ khác xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp.


Hồng Thủy