Trang

31 tháng 5, 2014

Rảnh lòng ngẫu hứng đối thơ chơi


                                                                   Vũng Tàu
(Bổ xung mấy vế đối mới)

(Cong Kute và Phạm Hải là bạn học thời ĐH SPNN HN)

- Cong Kute: LẶNG LẼ

Lặng lẽ bên song một mình tôi
Lặng lẽ ưu tư, lặng lẽ ngồi
Mắt buồn tím đẫm bằng lăng nhớ
Tim buồn nhao nhác phượng hồng rơi...

Lặng lẽ một mình, sầu mãi thôi
Bên song xiêu vẹo một dáng người
Mắt trông mòn mỏi về phương ấy
Có biết phương này ngập đơn côi?

Lặng lẽ ngậm ngùi một mình tôi
Ưu tư sầu héo quá mất rồi
Có ai thương đến đâu mà nhớ
Phương này, phương ấy cũng chia phôi...
 30/5/2014

- Hải Phạm gửi Cong Kute!
Lặng lẽ Vũng Tàu một mình thôi
Nhớ cô bạn cũ, đã xưa rồi
Cái thời B 4 vô tư ấy
Biển vắng bây giờ tôi với tôi.

- Cong Kute: Hay quá a Hải Phạm !
Cám ơn anh đã nhớ em
Cô bé học chung hay lèm bèm
Giờ đây xa quá, lâu lâu quá
Mong ngày gặp lại để...em...xem !
Hí hí hi !!!!!!!!

- Hải Phạm:
Ngày ấy trẻ đẹp mới đáng khen
Bây giờ nhăm nhó chẳng ai thèm
Mắt mờ, tóc bạc, chân mòn mỏi
Đâu còn như trước để mà... xem !
He he he !!!!!!!!!
30/5/2014

- Cong Kute
Chẳng biết là ai mới không thèm
Mắt mờ tóc bạc vẫn đáng xem
Đôi chân mòn mỏi vì năm tháng
Em vẫn thích xem, bõ công thèm...
Hehe. Vui anh Hải nhể ?

- Hải Phạm:
Em thèm có dịp sẽ được xem
Vũng Tàu chưa biết...lắm kẻ thèm
Trước, Sau, Lớn, Nhỏ, Hàng Dương... mở
Của Độc dẫu zìa cũng đáng nhem !
Ha ha ha !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tối 30/5/2014

- Cong Kute:
Đúng là em chưa biết Vũng Tàu
Chỉ nghe chúng bạn kể đã lâu
Rằng ở nơi ấy Biển to lắm
Vừa đẹp lại thêm sóng bạc đầu..
.hiii
Đêm 30/5/2014

Phạm Hải: Vậy em phải tới tắm biển thôi !

Vũng Tàu tràn nắng biển xanh xanh
Cặp đôi Lớn Nhỏ Núi song hành
Trước, Sau sóng biển hôn bờ cát
Em khoe dáng ngọc...mát lòng anh!
Ha ha ha !!!

'Phải bình tĩnh, không để chiến tranh' ?

-"Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế". (???)

Quân đội Việt-Trung phải hết sức kiềm chế, không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát - Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên toàn thể Đối thoại Shangri-La ở Singapore sáng 31/5.

Mở đầu bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng VN bày tỏ sự đánh giá cao thông điệp về "chính sách hòa bình tích cực" của Nhật Bản được Thủ tướng Shinzo Abe trình bày tối hôm trước.
Ông nhắc lại, cũng tại Diễn đàn này năm ngoái, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp về “lòng tin chiến lược”.

"Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột, hoặc chiến tranh như chúng ta đang chứng kiến hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng, Phùng Quang Thanh, Shangri-La, chủ quyền, Biển Đông, Hải Dương 981, TQ, giàn khoan
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại phiên họp Đối thoại Shangri-La 13.Ảnh: Thanh niên
Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế giới, phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ đề tôi chia sẻ cùng các bạn", Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Nhận định tình tình thế giới và khu vực hiện vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường, ông cho rằng, để quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết chúng ta cần có một nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cường quốc.
"Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ".

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột. Xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội hết sức quan trọng, quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của từng người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu, từ tàu chiến, máy bay....

Hiện nay, chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á-TBD (CSCAP), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF), cũng như Đối thoại Shangri-La hôm nay, là những khuôn khổ hợp tác quan trọng về xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lý xung đột.

Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. (???)

"Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và TQ; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Trung, giữ hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt-Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với TQ để làm giảm căng thẳng", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cũng nhấn mạnh, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của TQ.
"Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới.

Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, không xảy ra chiến tranh".

Việt Nam rất chủ động, tích cực trong hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN như tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, thiết lập đường dây nóng chia sẻ thông tin giữa các nước ASEAN. Ngày 8/6 tới đây, Việt Nam và Philippines sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực lượng đóng quân trên các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, để tăng cường hữu nghị và xây dựng lòng tin cũng như giảm căng thẳng ở khu vực.

Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới.

Kết thúc bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng chuyển một thông điệp từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam rằng, "với truyền thống hòa hiếu và yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển".
PV

50 tàu TQ bao vây tàu cá của ngư dân VN

- Tuy không có biến động lớn về số lượng song các tàu cá TQ tập trung lực lượng lớn từ 45 - 50 chiếc, liên tục bao vây, đâm va để ngăn cản ngư dân ta đánh bắt cá ở cách giàn khoan trái phép 20 - 25 hải lý.

Theo Cục Kiểm ngư, ngày 31/5, tình hình tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ít có biến động phức tạp. Phương thức của các tàu TQ không thay đổi nhưng các tốp tăng số lượng và có tàu lớn.
ngư dân, kiểm ngư, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, hải cảnh, ngư chính
Tàu cá Đna-90152 bị chìm dưới nước, các nhân viên cứu hộ phải bơi xuống biển buộc dây thừng thật chắc vào tàu bị nạn để tàu kéo KN 72 kéo vào bờẢnh: VOV
Cụ thể, các tàu TQ bao gồm tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải tiếp tục tổ chức bảo vệ nhiều vòng, nhiều lớp ngăn cản tàu chấp pháp của ta vào tuyên truyền.
Các tàu này sẵn sàng sử dụng vòi rồng, còi hú, đâm va, áp sát để đẩy lực lượng của ta khi di chuyển ở khu vực 10 - 12 hải lý.
Đặc biệt, tàu cá TQ tập trung lực lượng lớn 45 - 50 chiếc liên tục quây, ép không cho ngư dân ta tổ chức đánh bắt cá ở khu vực cách giàn khoan 20 - 25 hải lý. Các tàu này cũng bao vây, khóa chặt nhóm tàu cá của ta và có ý đồ cô lập, phân tán lực lượng khi di chuyển.
Ngày 31/5, tàu vỏ gỗ ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị tàu TQ đâm chìm đã được đưa vào bờ và đang tiến hành trục vớt. Cục Kiểm ngư, địa phương và các đơn vị liên quan đã tổ chức đón, gặp mặt, thăm hỏi động viên các ngư dân trên chiếc tàu gặp nạn này.
Bảo Hân
 

TIN NGÔI SAO 30/5: Hoa hậu World Cup xinh như mộng

Tây Ban Nha phải làm áo mới; Wayne Rooney chia sẻ nhạc World Cup; Ro béo khoe nhà riêng tuyệt đẹp; Pep Guardiola kết hôn… là những tin chính trong bản tin ngôi sao hôm nay của Bóng đá số.
Hoa hậu bóng đá thế giới xinh như mộng. Hôm qua, cuộc thi hoa hậu bóng đá thế giới được tổ chức tại Brazil đã kết thúc với chiếc vương miện thuộc về cô nàng 25 tuổi đến từ Colombia, Daniella Ocoro Mejía. Cuộc thi này bao gồm 32 cô nàng xinh đẹp đại diện cho 32 quốc gia tham dự kì World Cup sắp tới, và Daniella đã giành phần thắng áp đảo với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của cô.

Ocoro Daniella

“Chuyện ấy” là cách thư giãn tốt nhất. Trong khi các HLV ĐTQG như Brazil, Mexico... cấm tiệt các tuyển thủ dính dáng đến sex trong thời gian diễn ra VCK World Cup thì huyền thoại của Colombia, Carlos Valderrama lại nghĩ khác. Theo Valderrama, làm "chuyện ấy" tại World Cup sẽ giúp các cầu thủ thư giãn và thi đấu tốt hơn, đặc biệt sau những trận đấu đáng thất vọng.

Valderrama ủng hộ các cầu thủ làm "chuyện ấy"

De Gea tranh thủ lái “máy bay”. Tranh thủ ngày nghỉ trước trận giao hữu giữa tuyển Tây Ban Nha và Bolivia, David De Gea đã có một ngày hẹn hò ra trò với “máy bay bà già” Edurne Garcia Almagro ở Madrid.


Tây Ban Nha phải làm áo mới. Theo lệnh từ FIFA, Tây Ban Nha sẽ phải có bộ trang phục thứ 3 để thi đấu với tuyển Hà Lan tại World Cup. Sở dĩ như vậy vì 2 mẫu áo chính của Tây Ban Nha đều không có đủ độ tương phản với áo đấu của tuyển Hà Lan. Theo tiết lộ từ Adidas, mẫu áo thứ 3 của Tây Ban Nha sẽ có màu chủ đạo là màu trắng.

Wayne Rooney chia sẻ nhạc World Cup. Trên Twitter cá nhân, Wayne Rooney đã chia sẻ “playlist” nhạc anh sẽ nghe tại Brazil mùa Hè này, trong đó nổi bật nhất có các ca khúc như 'Money On My Mind' của Sam Smith, 'Goodbye My Lover' của James Blunt cùng một số tác phẩm nổi tiếng của Bruno Mars và Beyonce.

"Ro béo" khoe nhà riêng tuyệt đẹp. Huyền thoại người Brazil, Ronaldo vừa tung bộ ảnh khoe ngồi nhà riêng tuyệt đẹp của anh ở Brazil. Theo Ronaldo tiết lộ, anh không muốn căn nhà của mình giống một khách sạn và cố gắng trang trí nó đẹp nhất có thể.


Một số hình ảnh trong ngôi nhà của Ro béo

Pep Guardiola kết hôn. Hôm qua, Pep Guardiola đã kết hôn với người tình lâu năm Cristina Serra ở Catalonia, Tây Ban Nha trong trang phục khá giản dị. Hiện tại, Pep và Serra đã có 3 đứa con.

Tầm Hoan

30 tháng 5, 2014

Ăn tổ yến xem như đang tự sát ?


Mở ngoặc: đây là quá trình làm yến ở nước ngoài, không phải Việt Nam (hình như là ở Trung Quốc, Hongkong các bác ạ). Mà có khi làm yến giả cũng nên. 
Quy trình chế biến ở Việt Nam em không rõ có phải như thế này không, mong các chủ sản xuất nếu có đọc được bài này thì ý kiến cho bà con yên tâm nha!

Mặc ai nói tổ yến tốt cỡ nào, nhưng xem xong cách chế biến sau đây, sẽ biết :
Khi lấy tổ yến về, cây cỏ, lông chim rất dơ còn thúi lắm nữa !
Không có ai muốn ăn đâu, hãy xem cách làm sạch sau đây :







Tổ yến lấy về như trên, công nhân phải lựa ra chất dơ : lông, đất, cỏ....





Sau khi lựa ra, cắt thành miếng nhỏ, tiếp tục xử lý...




Tiếp theo là ngâm vào nước, cho chất tạp nổi lên...




Tiếp theo cho ngâm vào thuốc tẩy vài tiếng đồng hồ, cho
đến biến thành màu trắng...




Màu của thuốc tẩy trở thành màu đục...






Sau khi tẩy trắng, dùng nước sôi để rửa, cho đến không còn
mùi thuốc tẩy...






Tiếp theo lựa ra những miếng không tẩy trắng được...











Tiếp đến là bắt đầu gia công, làm thành bánh miếng tổ yến.












Bỏ những miếng vụn tổ yến vào khuôn, đem sấy khô.





Sấy khoảng 1 ngày 1 đêm, ra lò là những bánh tổ yến trắng đẹp...





Mã Lai và Inđô mổi năm sản xuất ít nhất 800 ~ 2000kg tổ yến, trong một tổ, chỉ có rất ít là nước miếng của chim yến, nhưng vừa đen vừa dơ, không ai dám ăn, bởi vậy cần phải gia công tẩy trắng cho hấp dẫn người mua.

Một số nhà máy sử dụng H202 để tẩy mùi của tổ yến, H202 là hóa chất có độc tố rất mạnh, có thể gây ung thư, là loại hóa chất tuyệt đối cấm cho vào thực phẩm, còn có người sử dụng SO2 và SO3 để làm trắng, cũng là loại hóa chất có độc, dùng quá liều sẽ gây ung thư, không quá 2/1,000,000 hàm lượng cho phép.





Trước và sau khi tẩy trắng .
Sau khi xử lý gia công, chất dinh dưỡng của tổ yến không còn bao nhiêu nử , còn không bằng nấm tuyết....Tổ yến dùng khuôn ép thành nhiều dạng, như hình chiếc lá, hình tròn, hình dài.... cũng có người nhuộm thêm màu vàng, màu đỏ... nói là huyết yến, hoặc yến đặc biệt, để bán giá cao hơn.Người bán cũng chưa phân biệt được, cứ mua cứ bán, không ai chịu trách nhiệm hết....



Còn dám ăn không ?


Nguồn: rfviet


Nguồn bài viết: http://thegioitinhoc.vn/an-choi-nhau-cafe/170377-an-to-yen-xem-nhu-dang-tu-sat.html#ixzz33Fx0dchH
Link gốc: http://thegioitinhoc.vn 

Nhật thách ra tòa, Trung Quốc tái mặt


Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Trong bài phát biểu tại Hội nghị đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng những lời lẽ đanh thép nhắm vào phía Trung Quốc. Ngoài việc bóc trần các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, ông Abe còn có một nước cờ khiến Trung Quốc phải tái mặt.
Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng tất cả các quốc gia phải tôn trọng "luật pháp" trong những lời chỉ trích hầu như không che đậy đối với hành vi của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku và các vùng lãnh thổ khác. Nhưng không chỉ kêu gọi chung chung, Thủ tướng Abe đã đưa ra lời  “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc ngay trước đông đảo phóng viên.
Senkaku là một "phần lãnh thổ của Nhật Bản", và có lẽ Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên tòa án nếu họ tin theo cách khác, ông nói. "Trung Quốc là một trong những thách thức hiện trạng", ông Abe nói. "Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả Senkaku".
Khi ông Abe thách Trung Quốc ra tòa, ông Abe đã cho thấy Nhật rất tự tin về phương diện luật pháp trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ Nhật thách Trung Quốc theo đuổi một biện pháp mang tính pháp lý để giải quyết vấn đề trong khu vực.
Ngược lại, Trung Quốc từ xưa đến giờ luôn tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu tùy ngôn, bất chấp luật pháp quốc tế và quyền lợi của láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ dám theo đuổi những biện pháp mang tính tôn trọng pháp lý như đưa ra tòa án quốc tế.
Bối cảnh Thủ tướng Nhật Abe đưa ra lời thách thức pháp lý với Trung Quốc là ngay sau khi Philippines đưa ra những yêu cầu tương tự. Philippines đã đệ đơn ra tòa án quốc tế đòi phân xử về chủ quyền trên bãi Scarborough ngay sát bờ biển Philipppines. Trung Quốc dù nói họ có quyền lịch sử với khu vực này nhưng không dám cùng Philippines ra tòa để đấu pháp lý mà dùng "cơ bắp" để thách thức tại bãi Scarborough.
Vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động phi pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Sau nhiều lần kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc tỏ ý bất hợp tác, Việt Nam đang xem xét khả năng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để làm rõ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. 
Cũng như với Philippines, Trung Quốc tìm những cách để từ chối biện pháp này vì Trung Quốc rất "sợ hãi"  khi không đủ chứng lý.
Nhật và ASEAN đang thắt chặt quan hệ trên nhiều lĩnh vực 
Khi Philippines lên tiếng ra tòa, Trung Quốc không dám đáp ứng thì quốc tế có thể chưa thấy hết được sự đuối lý của Trung Quốc trong tranh chấp với láng giềng. Nhưng nếu Việt Nam và Nhật đồng loạt đòi Trung Quốc giải quyết bất đồng bằng việc ra tòa thì quốc tế sẽ phải đặt nghi ngờ về những tuyên bố vô lý của Trung Quốc và thái độ bất tuân thủ luật pháp quốc tế của nước này.
Trung Quốc từ bỏ phương thức giải quyết bất đồng bằng con đường luật pháp quốc tế, thế giới sẽ càng hiểu vì sao các nước trong khu vực phải liên kết pháp lý với nhau để đối phó với thái độ hung hăng của Bắc Kinh. 
Không phải ngẫu nhiên mà ông Abe tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần tra phục vụ ở biển Đông, cho Indonesia 3 tàu và thúc đẩy việc cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra. Nhật đang bước đầu hình thành “liên minh pháp lý” để chống lại thái độ hung hăng bất chấp luật pháp của Bắc Kinh trên biển.
Trong tương lai gần, nếu Nhật và các nước ASEAN đồng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mà Bắc Kinh vẫn không dám ra tòa thì e rằng họ khó ngẩng mặt trên trường quốc tế.
Anh Tú (theo Stripes)

Nguy cơ hỏng cả thế hệ khán giả tương lai

Trước việc bùng nổ các chương trình truyền hình thực tế (THTT) ca hát hiện nay, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cho rằng, điều đó hoàn toàn không nói lên sự phát triển âm nhạc.

Theo ông, nó còn làm hỏng một thế hệ khán giả tương lai khi trẻ em giờ chỉ thích hát nhạc người lớn, thích nổi tiếng nhanh…

Nhiều người lo ngại vì cuộc thi Giọng hát Việt nhí đã bóp nghẹt tuổi thơ của nhiều trẻ em. Ảnh: TL
Nhiều người lo ngại vì cuộc thi Giọng hát Việt nhí đã bóp nghẹt tuổi thơ của nhiều trẻ em. Ảnh: TL

Đào tạo kiểu “gặt lúa non”

Gameshow THTT là sự phát triển tất yếu của truyền hình và lĩnh vực giải trí, trong đó có âm nhạc. THTT có mặt hay là nó làm cho đời sống nghệ thuật sôi động lên. Người có khả năng ca hát có cơ hội để thực hiện ước mơ làm ca sĩ; các ca sĩ lâu lâu chưa xuất hiện có điều kiện đến gần hơn với khán giả, thử sức mình và tìm một con đường đến với công chúng tốt hơn...

Nói một cách khách quan thì THTT không phải là không có tác dụng. Các trường đào tạo nhiều khi xem cũng phải giật mình vì ở các cuộc thi, thí sinh được học rất nhiều kỹ năng. Như chương trình “Học viện ngôi sao” đang phát trên VTV, thấy cách đào tạo rất hay, nhưng vì mỗi chương trình chỉ diễn ra vài tháng nên không tránh khỏi kiểu đào tạo “gặt lúa non”, “ăn xổi”, “ngắt ngọn”. Nhưng ở khía cạnh khác, chỉ sau một thời gian ngắn, các em được đào tạo rất nhiều thứ mà có khi ở trường phải mất nhiều năm, hoặc thậm chí là không dạy đến nơi đến chốn, như kỹ năng diễn xuất, nhảy, xử lý bài hát theo nhiều màu sắc âm nhạc khác nhau... Đó là điều mà ở các trường đào tạo hiện nay đang rất thiếu. Cho nên nhiều em chọn THTT mà bỏ qua việc học ở trường để đến với công chúng nhanh hơn.

Nhưng bên cạnh sự phát triển cũng có sự hạn chế. Vì có quá nhiều chương trình nên các em bị chểnh mảng học tập, trau dồi để có kiến thức về âm nhạc. Khi đã bỏ qua công đoạn về đào tạo thì thẩm mỹ âm nhạc chắc chắn có vấn đề. Nghệ sĩ không chỉ là thợ hát, không chỉ đáp ứng những gì người nghe thích. Như thế thì dễ dàng quá! Sứ mệnh của người nghệ sĩ là phải làm đẹp cho đời, cho đời sống tinh thần thêm phong phú. Để làm tốt điều đó phải trải qua quá trình khổ luyện. Nhưng hiện nay ở các em chưa có được điều đó, cho nên những người trong nghề, khán giả nhìn vào không tránh khỏi cảm giác bất an.

Nguy hại ở chỗ, trẻ em không thích hát bài của lứa tuổi mình nữa mà chỉ thích hát bài người lớn, thanh niên thì thích hát tiếng Anh, nam thích mặc váy lên sân khấu, còn phụ nữ thì thích mặc theo kiểu con trai… thậm chí không ngần ngại nói tôi là giới tính này giới tính khác. Chúng ta tôn trọng quyền riêng tư và xu hướng giới tính của mọi người, nhưng nếu lấy đó ra để làm sức mạnh truyền thông thì nó không còn “trong sáng” nữa mà là một sự tính toán có chủ định. Đó không phải là cái để truyền thông, để tôn vinh.

Câu khách, giật gân là cách để… “đẹp”

Nhà phê bình Nguyễn Quang Long. Ảnh: Mai Tuyết Hoa
Nhà phê bình Nguyễn Quang Long. Ảnh: Mai Tuyết Hoa

Nhiều người khi bàn đến THTT đã nhìn nhận rằng, không có gì phải lo lắng vì nó cũng giống như thời trang, sẽ có lúc bị thoái trào. Nói như thế thì chúng ta đang tự ru ngủ mình trước một sự bất lực. Mỗi một cuộc thi luôn có những cá tính nổi bật. Chúng ta tôn trọng điều đó nhưng nếu biến nó thành một thế mạnh để truyền thông câu khách thì không nên. Điều này dẫn đến một hệ quả cho chính người tham gia cuộc thi chứ không chỉ khán giả. Bởi vì khi ở trong cuộc thi, các em được đơn vị sản xuất làm truyền thông quá tốt. Một vấn đề được thổi phồng lên hoặc tạo scandal bên lề để hâm nóng cho chương trình chứ chưa chắc đã phải là tạo sức nóng cho thí sinh. Chính vì vậy khi bước ra khỏi cuộc thi các em dễ trong trạng thái bị hẫng, bởi lúc đó không có một bộ máy PR như trước mà phải “tự bơi”.

Hơn nữa, hết cuộc thi này lại đến cuộc thi khác, khán giả bị cuốn vào cuộc thi mới, thành ra người mới chiến thắng không được chú ý nhiều như trước nữa. Mặt khác, do các em chưa có một style ổn định, chưa có bản lĩnh nên khi không còn bệ đỡ nữa các em sẽ chuếnh choáng, vẫn ở trong tâm trạng của một ngôi sao nhưng lại không biết mình sẽ đi như thế nào. Duy có Văn Mai Hương là người đã làm rất tốt hậu cuộc thi. Dù ban đầu không có lợi thế bằng Uyên Linh, nhưng ra khỏi cuộc thi thì con đường đi của em rất đúng, một phần bởi đã chọn cho mình một ê kíp có nghề hỗ trợ. Cộng thêm với việc Văn Mai Hương đã có mặt bằng về kiến thức nên cũng có tư duy tốt hơn.

Rõ ràng đã đến lúc cần phải có sự vào cuộc, sự điều chỉnh của cơ quan quản lý. Nhưng nhìn vào thực tế hoạt động truyền hình hiện nay thấy rất khó để kiểm soát vì bản thân nhà đài cũng không thể kiểm soát được. Các chương trình này đều theo hình thức liên doanh, liên kết nhưng thực chất là bán sóng, nhà đài chi phối vào đó rất ít. Thứ 2 là vì lợi nhuận nên nội dung cũng bị chi phối theo ý đồ của nhà sản xuất. Nếu không có biện pháp quyết liệt thì sẽ dẫn đến thị hiếu lệch lạc trong giới trẻ. Chưa nói về phần âm nhạc mà chỉ nói riêng về thẩm mỹ ăn mặc thôi cũng rất có vấn đề. Xem với tư cách một khán giả thôi cũng thấy cách ăn mặc của thí sinh trên sóng truyền hình nhiều khi thấy “gợn”. Ví dụ như các bạn trai mặc váy hoặc cách tân từ váy chẳng hạn. Thế giới có thể mặc thế nhưng văn hóa của chúng ta khác. Nếu các em đóng một cái khố, cởi trần thì vẫn hở đấy, nhưng nó không phản cảm như với việc mặc váy. Các cơ quan quản lý cứ thả trôi như thế thì sẽ làm hỏng một thế hệ khán giả trong tương lai. Có thể thấy hiện nay, ở góc độ quản lý chưa có sự can thiệp nhiều lắm đến mặt trái của THTT, khiến cho cái đẹp đang bị đánh đồng với cái câu khách, giật gân.
THTT sẽ còn phát triển một thời gian dài nữa song chiêu trò quá nhiều thì một lúc nào đó khán giả sẽ chán và không được chú ý nữa. Thực ra bây giờ nó cũng đang dần có sự chuyển hướng rồi. Rồi đây, yếu tố tạo sức hấp dẫn rất có thể nằm ở chất lượng, ở sự hồn nhiên của người tham gia chứ không phải là của bàn tay nào đó nhúng vào giống như những chương trình lâu nay chúng ta đang dễ dàng nhìn thấy.
Nguyễn Quang Long


Theo Thanh Hà
Gia đình & Xã hội

VN gửi Công hàm phản đối TQ lên Liên hợp quốc

Việt Nam kiên quyết bác bỏ lập luận của phía Trung Quốc và một lần nữa khẳng định rằng “quần đảo Tây Sa” Trung Quốc đề cập đến chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bằng vũ lực năm 1974.

Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), từ ngày 28/5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gửi thư cho Tổng Thư ký LHQ, Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ lập luận của phía Trung Quốc, cho rằng vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 là thuộc vùng biển của cái gọi là “quần đảo Tây Sa”, và một lần nữa khẳng định rằng “quần đảo Tây Sa” mà Trung Quốc đề cập đến chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bằng vũ lực năm 1974. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.
Văn kiện trên đồng thời phản đối đến quan điểm của Trung Quốc, cho rằng Việt Nam đã phân 57 lô dầu khí, trong đó có 7 mỏ cùng 37 giàn khoan đang hoạt động tại vùng biển tranh chấp. Việt Nam khẳng định quan điểm này của Trung Quốc được đưa ra mà không căn cứ vào một cơ sở pháp lý nào, do vậy, Việt Nam kiên quyết bác bỏ quan điểm sai trái này, đồng thời khẳng định rằng mọi hoạt động dầu khí của Việt Nam đều tiến hành trên thềm lục địa của Việt Nam, được xác định phù hợp với quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Công hàm của Việt Nam khẳng định sau khi Trung Quốc rút giàn khoan, hai bên sẽ trao đổi ngay các biện pháp kiểm soát ổn định tình hình và các vấn đề trên biển giữa hai nước.
Phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại LHQ đề nghị Tổng thư ký LHQ cho lưu hành văn bản trên như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng LHQ. Tiếp đó, ngày 29/5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại LHQ đã ra Thông cáo báo chí về vụ việc trên.
Trước đó, hôm 9/5, LHQ cũng đã cho lưu hành một Công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của nước ta.
TTXVN

24h Biển Đông: Lý do TQ quyết khoan dầu

- TQ bất chấp hậu quả vẫn quyết định khoan dầu ở Biển Đông, khoảng cách tàu VN vào giàn khoan rút ngắn, nhận định của các hãng truyền thông nước ngoài về hành động của TQ... Đây là những thông tin nổi bật về Biển Đông 24h qua.

TQ chi bao nhiêu vào thiết bị khoan nước sâu?
Nhật báo Ashahi Shimbun, một trong những tờ báo hàng đầu Nhật Bản đã đăng tải thông tin rằng, các nhà lãnh đạo hàng đầu TQ từ đầu năm nay đã quyết định xúc tiến khoan dầu ở Biển Đông bất chấp hậu quả ngoại giao.
Theo đó, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia TQ (CNOOC) từ lâu đã muốn thực hiện việc khoan dầu khí ở Biển Đông. Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao TQ đã phản đối vì lo ngại rằng, quan hệ giữa nước này với các láng giềng sẽ trở nên tồi tệ vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong vùng biển.
TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, chủ quyền, Biển Đông, kiểm ngư, CNN
Tàu TQ bảo vệ giàn khoan trái phép, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của VN. Ảnh: Vietnam+ 
Trong một thời gian dài, đề xuất không được thực thi vì TQ không có công nghệ khoan nước sâu.

Tuy nhiên, vào năm 2008, CNOOC đã chi khoảng 6 tỉ nhân dân tệ (953 triệu USD) để bắt đầu chế tạo thiết bị khoan nước sâu. Giàn khoan được hoàn tất tháng 5/ 2011.
Đọc tin tại đây
Tàu VN đang tiến gần giàn khoan 
Chiều 30/5, Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho biết, dù bị các tàu TQ áp sát, vây ép, cản trở quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư VN đã tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 ở khoảng cách 2,8 hải lý để thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, các tàu cá của TQ lại tập hợp thành nhóm 35 tàu cá cùng 2 tàu hải cảnh ngăn cản, vây ép tàu cá VN ngay ở cách giàn khoan 30-35 hải lý.
Đọc tin tại đây
Phóng viên CNN cận cảnh 'sức ép bá quyền' của TQ
CNN nằm trong nhóm hãng tin quốc tế vừa đến Hoàng Sa cách đây vài hôm. Ngay từ hôm 28/5, phóng viên CNN Euan McKirdy có bài tường thuật từ thực địa ở Biển Đông.
Phóng viên CNN kể: "Khi chiều buông, một trong những tàu cảnh sát biển lớn của TQ hướng về tàu của chúng tôi, thi thoảng hú còi như thể định gây ra một vụ đụng độ nho nhỏ trên biển. Không ai trên tàu Cảnh sát biển 8003 tỏ ra quá lo lắng, mặc dù đã mặc sẵn áo phao. Các tàu TQ “sủa” về phía chúng tôi một vài lần nữa trước khi bỏ đi".
Đọc tin tại đây
Kẻ bắt nạt 
Tony Walker, biên tập viên các vấn đề quốc tế của The Australian Financial Review, vừa có bài viết đánh giá những căng thẳng gần đây giữa TQ và các nước láng giềng, nhất là những diễn biến gần đây với VN, trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã khác trước.
Theo Tony Walker, hành động khiêu khích của Bắc Kinh khi hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ tại vùng biển của VN, với sự hỗ trợ của tàu chiến và các lực lượng bán quân sự khác, không phải là lối hành xử của một thành viên có trách nhiệm trong một hệ thống quốc tế được điều chỉnh bằng luật pháp, cũng không thể hiện đặc tính của một cường quốc muốn giữ nguyên trạng.

Ông nhấn mạnh đây là hành động của một kẻ bắt nạt cấp khu vực, hoàn toàn câm điếc trước những hậu quả mà hành động của mình có thể gây ra.
Đọc tin tại đây
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời CNN
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn của chương trình Dòng Sự kiện (News Stream), kênh truyền hình CNN (Mỹ).
Trả lời câu hỏi của CNN "VN nhìn nhận như thế nào về tuyên bố chủ quyền của TQ đối với quần đảo Hoàng Sa?", Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nói: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc về VN căn cứ về mặt lịch sử và pháp lý. Vào năm 1974, TQ đã sử dụng vũ lực để chiếm Hoàng Sa. Hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và chúng tôi không thể chấp nhận điều đó".
Đọc tin tại đây
Hồng Nhì tổng hợp

'Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn'

Ông Laurent Gédéon hiện đang nghiên cứu về các vấn đề địa chính trị của Trung Quốc
Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
Ông Laurent Gédéon, chuyên gia về Trung Quốc và Việt Nam, nhấn mạnh trong toàn bộ cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc đã ‘thắng’ vì họ đã làm được những gì họ muốn trên Biển Đông.
“Trong cuộc khủng hoảng bất cân xứng này, các nước trong khu vực cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung Quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” nhà nghiên cứu nói.
Ông Gédéon cũng cho rằng, sự kiện giữa Crimea và Nga có mối liên hệ với sự kiện biển Đông, do ‘tình báo’ và ‘lãnh đạo’ Trung Quốc đã theo dõi ‘rất sát’ nhằm đánh giá khả năng phản ứng và hồi đáp của các quốc gia lớn ở phương Tây, “nhất là Hoa Kỳ, nổi bật là trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”.
BBC Tiếng Việt giới thiệu cuộc phỏng vấn với chuyên gia người Pháp hôm 25/05 tại Lyon, Pháp bên lề cuộc thảo luận về các vấn đề trong cuộc khủng hoảng căng thẳng Trung – Việt.

Trung Quốc đã 'thắng'

BBC: Phải chăng do vị trí địa lý của Việt Nam với Trung Quốc mà vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước sẽ không bao giờ giải quyết được?
Tôi cho rằng mâu thuẫn không phải là không thể tránh được nếu Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận chung về vùng nước trong vịnh Bắc Bộ.
Một thỏa thuận chính trị chung giữa Hà Nội và Bắc Kinh là hoàn toàn có thể và chúng ta có chứng cứ để tin rằng điều này có thể đạt được.
Về vấn đề lãnh hải trên biển Đông, chúng ta thấy có sự chồng lấn trong việc tuyên bố lãnh thổ từ phía Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, các tuyên bố này áp dụng lên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và rộng lớn hơn, là không gian hàng hải.
Như vậy có thể nói đây là một dạng căng thẳng nằm trong căng thẳng chính trị mà không chỉ đơn giản là vấn đề địa lý.
BBC: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với những gì đang diễn ra trên Biển Đông? Việt Nam có lý do để lo lắng không?
Nhiều tấm quảng cáo tuyên truyền về biển đảo đã được dựng lên ở Hà Nội. Ảnh chụp hôm 27/05.
Trung Quốc đã chứng tỏ họ có phương tiện để duy trì sự có mặt của giàn khoan này trong khu vực, bằng cách đưa hơn 80 tàu thuyền xung quanh để bảo vệ giàn khoan.
Chúng ta cũng có giả thuyết rằng giàn khoan có thể sẽ được rút đi. Với cách nhìn của tôi thì đây là chiến thắng về mặt chính trị và chiến thắng về mặt ngoại giao.
Bởi vì nhìn vấn đề một cách khách quan thì từ năm 1974, quần đảo Hoàng Sa đã chịu chủ quản trực tiếp của Trung Quốc. Nên một khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan vào vùng này rồi kể cả có rút ra, chủ quyền của họ đối với vùng này là không thay đổi.
Theo ý kiến của tôi, việc này vén màn chiến lược của Bắc Kinh nhằm trước tiên và đương nhiên là thử phản ứng của các nước láng giềng với Việt Nam, và xa hơn là của Hoa Kỳ. Thế nên giàn khoan này có thể chỉ là một bước thử nghiệm.
Với người dân, người Việt vốn vẫn cực kỳ lo lắng trước Trung Quốc, vì Trung Quốc nhắc họ nhớ tới lịch sử đô hộ, mà nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam chỉ độc lập trước Trung Quốc vào năm 939 bằng vũ lực, và sau này vẫn luôn phải đối mặt với ý đồ muốn chiếm lại Việt Nam từ đế chế Trung Hoa.
Vậy đó là lịch sử cận đại, và ít nhất thì Trung Quốc cũng đã chiếm cứ một số không gian trên biển của Việt Nam.
Nhưng về đe dọa chiến tranh thực sự và mối lo ngại liên quan trực tiếp đối với Việt Nam và Trung Quốc, tôi nghĩ là rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì theo tôi thì từ cả phía Bắc Kinh và Hà Nội đều không có ý định đối đầu nhau.

'Tách rời phương Đông'

Đảng vừa phải đối mặt với áp lực nội bộ, vừa phải giải quyết áp lực từ Trung Quốc
BBC: Dưới áp lực nào thì giới lãnh đạo Việt Nam thấy họ buộc phải đổi mới?
Chúng ta chỉ có thể đưa ra các giả thuyết, tuy nhiên Hà Nội vẫn thường xuyên đánh giá mối đe dọa từ Trung Quốc và khả năng Việt Nam có thể đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.
Cũng có áp lực từ nội bộ, khi mà đảng Cộng sản phải bảo vệ vị trí và vai trò dẫn dắt của mình trong toàn cảnh chính trị Việt Nam. Tôi cho rằng cần có sự cân bằng trong việc đưa ra các quan điểm chính trị từ phía chính phủ và Đảng.
Từ phía đảng Cộng sản cần phải giữ vững quan điểm chính trị quốc gia và các biện pháp chống lại áp lực từ Trung Quốc. Và câu trả lời cũng nằm ở việc họ cân bằng áp lực này như thế nào.
Nếu áp lực của Trung Quốc ngày càng lớn, đây chỉ là một giả thuyết, và Việt Nam vẫn thấy mình đơn độc trong việc đối đầu với Trung Quốc, và thấy cần thiết phải tìm tới các đối tác mạnh mẽ khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ.
Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam.
Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ.
Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.
...Theo cách nhìn khách quan, ta có thể thấy có nhu cầu cần phải tìm được sự cân bằng này. Nếu không, Việt Nam có thể sẽ gặp rắc rối trong chính trị nội bộ.
Sự kiện Crimea và Nga là 'chỉ dấu' cho lãnh đạo Trung Quốc liên quan tới vấn đề biển Đông, theo nhà nghiên cứu người Pháp
BBC: Ông từng nói sự kiện Crimea và Nga cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông?
...Cụ thể trong trường hợp Crimea, tôi nghĩ là Bắc Kinh đã cực kỳ chú ý tới sự kiện này. Đặc biệt là những người đứng đầu Trung Quốc đã đánh giá khả năng phản ứng và đáp trả của các nước lớn ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.
Tôi nghĩ là sự thiếu câu trả lời trực tiếp và hiệu quả đối với Crimea từ Hoa Kỳ - vì Nga đã dùng tới biện pháp chính trị sự đã rồi – và tới thời điểm này, vẫn chưa có các biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, khiến lãnh đạo Bắc Kinh suy nghĩ.
...Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy với sự kiện biển Đông, việc thiếu câu trả lời của Hoa Kỳ trong vụ Crimea có thể chỉ dấu cho Trung Quốc rằng họ có thể dùng tới chút vũ lực, họ có thể dùng kiểu chính trị sự đã rồi vì Mỹ sẽ phản ứng lại một cách hạn chế.
Và chúng tôi tự hỏi, liệu giàn khoan đưa ra nhằm mục đích chắc chắn là thử Việt Nam nhưng có phải cũng là để xem khả năng phản ứng và đáp trả của Hoa Kỳ đối với các sự việc về không gian lãnh thổ theo kiểu này.
Hạnh Ly